Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

 VĂN HOÁ ĂN UỐNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI NAM KỲ LỤC TỈNH

Từ chuyện miếng giá ở quán Ảnh Khánh Cà Mau, xin nói chút xíu về văn hoá và luật chơi kiểu Miền Nam chúng ta

Tuần qua xôn xao clip chửi lộn giữa chủ quán bún bò phở Ảnh Khánh ở Cà Mau và khách, lý do chỉ vì một vài cọng giá mà khách nói là không có trong dĩa.
Trong clip nghe được chủ quán chửi khách tham ăn, chủ quán nói có 30.000 đồng ăn nhiều …quá(??). Giá không có mắc, bỏ sỉ có 6.000 đồng một ký thôi hà!
Nghe hơi dội, nhưng chủ quán “mày cứ dúi dúi cái điện thoại” thì biết người ở đâu rồi. Keo kiệt và khốn nạn tới cục súc là cái có thể kết luận.
Chủ quán không thuộc miền văn hoá Nam Kỳ Lục Tỉnh. Các bạn trẻ trên mạng đã phân loại và kết luận rõ ràng.
Nam Kỳ vô phước vô phần, đụng ngay "đồng bào". Nghe "đồng bào" phải khiếp vía.
“L.. Cổ Am, cam Đồng Dụ, V...Đồ Sơn
Cơm nhà, cháo chợ, l.. vợ, nước sông”.
Luật bất thành văn trong văn hoá Miền Nam chúng ta thì khách luôn là khách quý, khách luôn đúng, khách có quyền xin thêm rau.
Hàng quán Miền Nam chuyên rau rác là minh mông, thèm gì cứ nói, chủ quán cho ăn lòi họng. Khi dọn ra khách nói thiếu một thứ rau thì chủ quán vui vẻ bù rau, thậm chí còn xin lỗi.
Tôi đi ăn nhỏ lớn, chuyện rau rác không thành vấn đề, nhớ có lần ở quán mì Quảng bên chung cư Nguyễn Thiện Thuật thấy tui thồn nguyên dĩa rau vô tô ăn ngon quá xá ngon thì bà chủ chỉ tay vô rổ rau lớn kế bên “Em ăn thêm nè! Cứ lấy thoải mái nghen!”.
Nhiều quán hủ tíu thấy khách ăn mà nước lèo bị dựt xuống, bà chủ múc nước lèo vô chén bưng ra châm thêm cho khách.
Nói về nghệ thuật bán đồ ăn thì dân Miền Nam là số một. làm vừa lòng để tạo cảm tình và khách hàng sẽ là khách ruột lâu dài của quán, và họ sẽ dẫn con cháu dòng họ lại ăn, kể cho bạn bè như quảng cáo về quán.
Người Miền Nam có máu người Tàu nên bán buôn rất giỏi, đặc biệt không bao giờ tranh cãi và tạo sự khó chịu cho khách hàng, thậm chí chủ quán chịu thiệt một chút cũng vui lòng làm hết.
Người Miền Nam bán đồ ăn không có chửi lộn, cáu gắt, khó chịu um sùm kiểu bún chửi cháo quát ngoài Hà Nội. Thành ra bà Huyền bún nước là một thứ quái thai của văn hoá Miền Nam, và ai đi ăn quán đó cũng là thứ quái dị hết.
Rồi bà Nữ bánh canh cua chửi trong phim Nhà Bà Nữ cũng là lệch lạc văn hoá Miền Nam mình. Người Sài Gòn bán đồ ăn ai chửi liên tục vậy bao giờ?
Bán buôn mà mặt mày như chúa ôn chúa ngục thì ai ăn. Bỏ tiền ra ăn hay đi ăn xin bà chủ quán mà quạo đeo,sẵn sàng bùng nổ vào mọi lúc như kho bom Thị Nghè kiểu bà Nữ Lê Giang.
Chửi là khỏi bán. Văn hóa Sài Gòn không chấp nhận. Người Sài Gòn sẽ loại bỏ thẳng thừng những bà chủ bán đồ ăn mà có máu "du côn" và "miệng dơ" như Bà Nữ. Từ bao giờ Sài Gòn có bánh canh chửi vậy?
Đây không phải là kiểu rổn rảng hề hà bình dân đối xử nhau hàng ngày kiểu Miền Nam, kiểu Sài Gòn.
Người Miền Bắc có câu thành ngữ: “Mồm chó, vó ngựa", ngẫm ra đúng với bà Nữ Lê Giang.
Còn đâu cái lịch sự,tế nhị, văn hóa tối thiểu khi bán đồ ăn, khi ăn uống của người Sài Gòn.
Thành ra người Miền Nam coi thường Trấn Thành và Lê Giang với Nhà Bà Nữ.
Còn bà chủ quán bún bò phở Ảnh Khánh ở Cà Mau thì không chấp, vì họ thuộc cái bên rìa văn hoá Miền Nam chúng ta. Nếu họ không tuân theo luật chơi Miền Nam thì dân Miền Nam, dân Cà Mau sẽ loại họ ra khỏi đời sống xã hội này!
Thiết nghĩ văn minh là một danh từ đẹp đẽ không phải do sự hào nhoáng, màu mỡ mà làm nên. Lịch sự tế nhị cho thấy cách rõ nét về trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
Lịch sự, tế nhị trong bán buôn, trong ăn uống, tư thế của người Miền Nam, người Sài Gòn.
Tế nhị là khéo léo, nhã nhặn trong cách ứng xử, biết chú ý đến cả những điểm rất nhỏ.
Lịch sự bán buôn là luôn coi khách nào cũng quý, không phân biệt khách. Đương nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng là thượng đế, nhưng phải giữ sự nhã nhặn trong mọi hoàn cảnh.
Lịch sự trong cách ăn uống. Khi đi ăn tiệc, món nào ngon là ngồi gắp lia lịa đó là mất lịch sự. Ngồi ăn mà gõ ché , đập đũa, rung đùi cũng không lịch sự. Ăn mà húp tột tột cũng là không ý tứ.
Bán buôn mà, thuận mua vừa bán, không ai ép ai, cũng không ai cho ai.
Người bán nói năng tử tế, không được dằn mâm xáng chén. Đang bán không được chửi rủa, quát nạt dù là người làm,người nhà của mình. Người bán không có kiểu nói nắng trỏng không, không đầu không đuôi với khách .
Người bán luôn nhẹ nhàng với người mua, không quát tháo, không để khách phải đợi lâu.
Chủ quán Sài Gòn khi thấy khách chờ hơi lố vài phút sẽ nhắc ghế cho khách và nói "Anh,chị thông cảm nay hơi đông,ngồi chơi uống trà chút xíu, em làm cho anh chị liền!"
Sài Gòn kỵ nhứt là bán buôn mà bắt khách đứng một cục hoặc sắp hàng. Chủ quán tìm mọi cách giải quyết đám đông nhanh gọn liền.
Đừng để khách nghĩ rằng miếng ăn là miếng tồi tàn.
Bỏ tiền ra là phải được phục vụ chứ không phải hầu hạ, chầu chực, xin xỏ, van nài lại người bán,
Đừng ăn mà bị nhận xét thằng này, con này ...chết đói, ham ăn…
“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”
Chúng ta tự hào và nguyện cố giữ những tinh túy của một nền văn hóa đầy tính dân tộc, nơân bản, khai phóng của Miền Nam chúng ta.
Di sản của Miền Nam mình thì mình ráng giữ, văn hiến của mình thì mình chăm chút, khoe khoang.
Nguồn : Nguyễn Gia Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét