Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

BẠN SẼ THY NHỤC VỚI BÈ BẠN THẾ GIỚI 
KHI CẦM HỘ CHIẾU CHXHCNVN ĐI RA NƯỚC NGOÀI

Nhà nước CHXHCNVN với bản chất côn đồ, không tuân thủ các luật pháp quốc tế về an ninh lãnh thổ như việc cho điệp viên sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa điệp viên xâm nhập vào cộng đồng người Việt tụ do hải ngoại để hoạt động bất hợp pháp qua các chiêu bài trình diển văn nghệ, cho các công an dưới lớp áo tu sĩ tôn giáo xuất ngoại - để hoạt động gián điệp nơi các quốc gia tự do nhiều nhất là Mỹ. Kế đến là những phi vụ xuất cảng con cháu bác "hù" nhập cảnh lậu và đi tìm kinh tế trên các nước tự do.  Hoặc xuất cảng người đi trồng cần sa trên các nước văn minh tiến bộ như Anh, Mỹ và các nước khác. Gần đây là thãm cảnh 39 người chết trong Container ở Anh đã làm rúng động lương tâm thế giới, nên rào cản các nước Âu châu ngày càng khép lại và xiết chặc người VN nhập cảnh vào nước họ kể cả đi du lịch cũng như các du học sinh, đây là thành phần sau khi học xong trốn ở lại các nước sở tại không chịu về nước. Tóm lại con cháu các quan chức cộng sản tham nhũng đi tới đâu làm thối đất nước người đến đó, vì thế người dân hiền lương cũng bị ảnh hưởng vì sự khinh khi của thế giới bên ngoài khi người dân VN cầm các hộ chiếu nước CHXHCNVN đến nước họ. Sự khó khăn để cứu  xét  và cấp các Visa do cũng gặp nhiều rào cản các nước bên ngoài VN. 

Hộ chiếu VN (Passeport - tiếng Đức: Reisepass) ngày càng mất giá trị của nó trên hạng thứ thế giới. Một điều cần biết là Hộ chiếu khác với Visa. Hộ chiếu là do quốc gia nơi mình sinh và sống cấp cho để đi lại với các nước bên ngoài VN, còn Visa là từ các nước ngoài VN, nơi mà mình muốn đến cấp với thời gian cư trú ngắn hạn.

Các nước thế giới bên ngoài VN rất dè dặt trước các hộ chiếu của CHXHCNVN cấp, ngay cả các quan chức cao cấp của csVN. Bà Chủ Tịch Quốc Hội, một trong 3 người quyền lực nhất của CHXHCNVN từng xuất cảng lậu 9 người sang Nam Hàn cuối năm 2018, trên chuyến chuyên cơ chở bà Nguyễn Thị Kim Ngân viếng Nam Hàn - vụ việc đã bị chính phủ nước này phát giác và công bố trên truyền thông của nước này. Đại tướng Tô lâm, Bộ Trưởng Bộ CA cũng đã từng lên truyền hình nước Tiệp Khắc về vụ thiếu 17.065, 51 Euro - tiền thuê máy bay trong điệp vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.  Các viên chức ngoại giao VN ở nước ngoài là những chuyên viên buôn lậu vi cá mập, sừng tê giác, ngà voi và các thú vật quí hiếm được liệt vào danh sách bảo tồn của thế giới.

Thế nên hộ chiếu CHXHCNVN ngày càng bị giới hạn và mất đi giá trị trên thế giới, thứ hạng bị tuột xuống. Hiện chỉ còn đứng chung, ngang hàng với nhóm các nước thổ phỉ có quân khủng bố chuyên đe doạ nền an ninh thế giới.

Hộ chiếu Việt Nam hiện đứng hàng thứ 90 trong số 107 bậc của bảng xếp hạng mới nhất vào cuối năm 2019 vừa được Hãng tư vấn đầu tư và định cư Henley & Partners có trụ sở ở London công bố ngày 1/10/2019,  chỉ còn được tự do đi đến 51 quốc gia. Tính trong khu vực, quyền lực hộ chiếu Việt Nam xếp sau cả Campuchia (hạng 88, được miễn thị thực tới 53 nước) và hơn Lào (hạng 92, 49 nước). So với năm 2018, thứ hạng vào cuối năm 2019 hộ chiếu Việt Nam bị tụt 15 bậc, tiến gần hơn về nhóm 10 quốc gia bị xếp vào loại “hộ chiếu yếu nhất” nếu không nói là những nước  nguy hiểm cho tình hình an ninh thế giới như: Bắc Hàn, Trung Cộng, Somalia, Syria, Iraq, Afghanistan…

Chuyện xin visa đi du lịch, kinh doanh, du học, lao động của người Việt Nam xưa nay vốn đã khó, và tương lai càng khó khăn hơn. Tháng 8-2019 vừa qua, Đài Loan điều chỉnh hệ thống xét duyệt visa đối với Việt Nam. Tiếp đó, Nhật Bản dù không thông báo chính thức nhưng tỉ lệ người Việt bị bác rất nhiều khi xin visa vào nước này, ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngành du lịch bị đình chỉ tư cách đại diện xin visa theo đoàn vì có số hành khách bỏ trốn quá nhiều. Nam Hàn cũng thay đổi điều kiện tiếp nhận visa 5 năm sau một thời gian ngắn chấp nhận chính sách visa ưu đãi...

Liên tiếp các vụ việc kể trên đã khiến cho hộ chiếu Việt Nam ngày càng khó đi khắp thế giới. Nhiều công ty du lịch cho biết muốn phát triển thị trường mới phải tháo nút thắt đầu tiên là visa. Nhưng vừa mở được thị trường nào một thời gian lại xảy ra có người bỏ trốn, nước bạn siết visa, rồi lại đổi qui chế cấp visa cho người VN.

Gần đây, một số các nươc thân thiện với VN, cũng tăng cường kiểm soát đối với ưu đãi xét cấp visa cho người Việt Nam, dù trước đó không lâu chính những thị trường này sẵn sàng dành nhiều ưu đãi cho người Việt mang hộ chiếu CHXHCNVN.

VISA CHXHCNVN GẶP KHÓ KHĂN VỚI KHỐI SCHENGEN

Người mang Pass Việt Nam từ nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm đơn xin visa Schengen ở 4 nước sau:

Đức:  thời gian lưu trú bị giới hạn nhiều qua vụ Trịnh Xuân Thanh bị Tô Lâm bắt cóc. Xem nguồn: http://lybichthuy.blogspot.com/2019/11/thieu-tiep-khac-17.html
Anh:  thủ tục xin visa khá phức tạp qua vụ 39 người chết trong Container.
Tiệp Khắc:  Thủ tục rất khó khăn sau vụ Bộ Trưởng CA Tô Lâm, thiếu 17.065,56 Euro tiền mướn máy bay để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà không trả. Và nhiều gián điệp VN hoạt động trên nước này bị các cơ quan mật vụ Âu Châu trong khối EU phát giác.
Ba Lan: chính sách xét duyệt gắt gao vì có rất nhiều trường hợp người Việt trốn lại sau khi hết thời hạn visa được cấp và các gián điệp VN hoạt động sâu trong nước họ.
Từ ngày 18/11/2019 khi là công dân trong số quốc gia sau đây: Việt Nam, Afghanistan, Algeria, Syria, Iran, Irac, Liên bang Nga, Pakistan, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên, khi xin Visa Schengen tại bất cứ ở Lãnh Sự Quán nước nào thì hồ sơ sẽ được đưa đi thẩm định qua tất cả 27 nước trong khối Schengen.

Càng ngày càng tối mò mò
Vi sa giờ lại thêm trò khó khăn
Dân thường chịu ít khó khăn
Quan to quan bé khóc lăn than trời !
Nhục cho dân tộc tôi ơi
Từ ngày phỏng giái người đời thêm khinh
Đau cho thân phận nước mình
Chỉ vì bọn quỷ dân tình đau thương
(Xuan Ngoc Nguyen)




DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA KHỐI SCHENGEN:

Tổng cộng có 26 quốc gia tạo thành một phần của khu vực Schengen;

*22 quốc gia là EU Schengen: Belgien, Dänemark, Deutschland, Estland, Finnland, Frankreich, Griechenland, Island, Italien, Lettland, Liechtenstein, Litauen,Luxemburg, Malta, Niederlande, Norwegen, Österreich, Polen,Portugal, Schweden, Schweiz, Slowakei, Slowenien, Spanien,Tschechien,  Ungarn.

*Bốn nước không thuộc EU Schengen làIceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy Sỹ

Ngoài 26 quốc gia này, còn có sáu quốc gia khác là một phần của châu Âu EU nhưng không phải là một phần của khối Schengen.

Lưu ý: Người thuộc những quốc gia này cần có Visa Schengen khi đến khu vực Schengen trong tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.

KHỐI EU là gì?

Như đã đề cập ở trên, có 28 quốc gia tạo thành Liên minh Châu Âu (EU). EU là Liên minh châu Âu là một liên minh về chính trị và kinh tế dựa trên các quy tắc và quy định chung, viết tắt của chử: Die Europäische Union ( Đức), gồm 28 nước ban đầu. Mọi quốc gia thành viên phải tuân theo các luật lệ ràng buộc và thúc đẩy hòa bình, tự do, công lý và an ninh. EU cũng tổ chức thương mại tự do xuyên biên giới để tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên giúp tăng trưởng kinh tế và là nơi mà tất cả các quốc gia sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng euro. Khi là quốc gia thành viên của EU, bạn cũng có thể đi lại tự do đến Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Các quốc gia trong khối EU xài một đồng tiền duy nhất là đồng Euro.

Cũng có một số quốc gia thành viên của EU đã từ chối Hiệp ước Schengen, đó là Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland.

Do đó, khối Schengen trên căn bản là 26 quốc gia châu Âu đã cùng nhau bãi bỏ hộ chiếu và kiểm soát biên giới.

Đối với các du khách đến EU, điều đó có nghĩa là Khối Schengen hoạt động như một quốc gia đơn lẻ, tức là một khi bạn vào một quốc gia thuộc khối Schengen thì bạn cũng có thể vào các quốc gia còn lại.



LỊCH SỬ HIỆP ƯỚC SCHENGEN

Luxembourg năm 19885 đã góp phần vào việc xây dựng một văn kiện quan trọng: đây là nơi ký kết hiệp ước Schengen, một hiệp ước đa phương đảm bảo quyền tự do đi lại xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên trong  Âu Châu.

Ngày 14 tháng 6 năm 1985, trên du thuyền mang tên Công chúa Marie-Astrid thả neo tại khúc sông Mosel ở ngã 3 biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, cạnh thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg, 5 nước trong cộng đồng châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ 5 nước gọi là Vùng Schengen.

Ngày 19 tháng 6 năm 1990 các nước này lại ký thêm một thỏa thuận về việc áp dụng và thay thế hiệp ước ký trước, gọi là "Công ước về việc áp dụng hiệp ước Schengen giữa các chính phủ các nước trong Liên minh kinh tế Benelux, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Pháp, liên quan tới việc bãi bỏ từng bước các việc kiểm soát các biên giới chung" (Convention d'application de l'accord de Schengen entre les gouvernements des états de l'Union économique du Benelux, la Répuplique fédérale d'Allemagne, et la République française, relatif à la suppression graduelle des contrôles aux frontières communes) gọi tắt là Công ước Schengen.

Đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một visa đồng nhất gọi là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen. Loại visa này thường chỉ có thời hạn lưu trú tối đa là 3 tháng và có giá trị trong vòng 12 tháng.

Các lợi ích từ Visa Schengen

Bạn đã có thể bắt đầu tưởng tượng, việc hình thành một phần của khối Schengen mang lại hàng loạt các lợi ích.

Những lợi ích từ Visa Schengen có thể mang lại đơn giản như việc đi từ Đức đến Luxembourg mà không phải qua khâu kiểm soát hộ chiếu mỗi khi bạn qua biên giới. Hoặc phức tạp hơn như di chuyển hàng hóa và giao dịch qua biên giới.

Khối Schengen cũng khiến thời gian di chuyển hàng hóa trên khắp châu Âu được giảm xuống.

Trước đây, có thể mất nhiều giờ để xe tải có thể đi qua biên giới nào đó, bây giờ họ có thể vượt qua biên giới hoàn toàn không bị chú ý. Điều này làm cho việc di chuyển hàng hóa đi khắp châu Âu trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Đó cũng có thể là một bước xa hơn khi đi du lịch khắp châu Âu, qua đó bạn sẽ được vào một số quốc gia mà không phải nhận bất kỳ câu hỏi nào.

Do đó, một trong những ưu điểm chính của Schengen Visa là nó giúp bạn tiết kiệm thời gian. Rất nhiều thời gian. Ví dụ; nếu bạn đang có người thân sống tại một quốc gia thuộc Schengen và bạn dự định đến thăm họ vài tháng một lần, đây sẽ là một vấn đề lớn nếu bạn không cư trú ở một quốc gia nào đó thuộc Schengen hoặc có visa hợp lệ. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn nếu bạn tiến hành kinh doanh quốc tế và cần đi du lịch thường xuyên.

Một lợi ích khác của Visa Schengen là bạn sẽ không cần phải đến gõ cửa đại sứ quán hoặc lãnh sự quán mỗi khi bạn dự định rời khỏi đất nước.

Điều này có thể đặc biệt căng thẳng đối với những người đến từ một quốc gia có thể không được xem là một cách thuận lợi. 

Một trong những quốc gia đã gặt hái được những lợi ích từ Visa Schengen châu Âu là Malta.  Malta là một phần của Schengen . Vào ngày 21 tháng 12 năm 2007, Quốc đảo Malta đã tham gia với tư cách là chính phủ không thường trực và hoàn toàn miễn Visa của Schengen

Tại thời điểm ký kết thỏa thuận Schengen của Malta, đã có 9 quốc gia tiếp theo tham gia để cùng củng cố khối Schengen. 


Khối EU là một khối không liên quan tới khối Schengen – khối về quyết định đi lại chung. Có nhiều thành viên khối EU thuộc khối Schengen nhưng không phải tất cả như Ireland,  Và có những nước không thuộc EU nhưng chấp nhận cho hộ chiếu của CHXHCNVN đi được bằng visa Schengen như Thuỵ Sĩ, Iceland, Na Uy.

Tám quốc gia khác đã tham gia cùng với Malta là:

Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc), Lithuania, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Latvia,  Slovenia.

Một công nhân Malta đã có thể đi du lịch từ Malta đến Paris hoặc thậm chí Rome, từ Barcelona đến Brussels và từ Amsterdam đến Athens mà không cần phải kiểm tra biên giới.

Khi một người nào vào Malta, họ có quyền tự do di chuyển trong các quốc gia thuộc EU, mà các quốc gia này lại là một phần của Schengen, đây là một trong những lợi ích thiết yếu của thỏa thuận Schengen.

LỢI ÍCH VISA SCHENGEN:

Nếu sở hữu visa Schengen:
– Bạn có thể đi đến 26 nước thuộc khối Schengen, chứ không có nghĩa bạn có thể tới bất cứ nơi nào ở Châu Âu. 
– Ngoài ra bạn còn có thể nhập cảnh vào các vùng lãnh thổ như Vatican, San Marino (Ý), Monaco (Pháp), Andorra (giữa Pháp và Tây Ban Nha)
– Công dân Châu Âu không cần xin visa vì họ có thể đi lại tự do trong khối Schengen. 
– Công dân của 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được miễn thị thực khi nhập cảnh dưới 90 ngày vào khu vực Schengen (điển hình như công dân các nước Mỹ, Úc, Canada, Croatia, New Zealand và Nhật Bản…)
Ngoài ra, tất cả công dân từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác đều phải xin cấp visa Schengen nếu muốn nhập cảnh vào các nước trong khu vực Schengen. Thị thực ngắn hạn Schengen cho phép đương đơn lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong thời gian 180 ngày.

Tuy nhiên, đối với công dân Việt Nam, chỉ có 4 quốc gia: Pháp, Italia, Hoà Lan, Tây Ban Nha chấp nhận visa Schengen cho người Việt mà không người bảo lãnh.

Hy vọng với bài viết này các bạn VN đã nhận được một số thông tin hữu ích khi cầm hộ chiếu do nhà nước CHXHCNVN cấp để đến châu Âu.

THAM KHẢO:

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 30.11.2019

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

 HỒNG KÔNG - DÂN CHỦ CHỈ MỚI NỞ HOA Ở CẤP QUẬN HẠT 
Sau nhiều năm miệt mài đấu tranh cho dân chủ, lần đầu tiên phe Dân Chủ thắng lớn ở cấp địa phương (thuộc 18 quận) của Hồng Kông, trong ngày chúa nhật 24/11/2019. Nền tảng dân chủ tự do ở cấp địa phương bước đầu đã xây dựng được bệ phóng cho những nổ lực kế tiếp. Dân chủ theo định hướng Bắc Kinh ở Hồng Kông rồi đây sẽ bị đẩy lùi, để HK hoàn toàn Độc Lập Dân Chủ Tự Do, nếu như người trẻ HK và dân chúng tiếp tục kiên trì đi tới thì ngày thành công cho một HK thật sự có Dân Chủ Tự Do sẽ tới trước khi hết hạn "tự tri từng phần" vào năm 2047(?). Điều này còn ở trươc mắt, cuộc bầu cử ngày 24/11/2019 chỉ mới đem lại niềm phấn khởi trong tiến trình dân chủ hoá hoàn toàn cho HK, nó chưa có tác dụng làm cho HK trở thành một quốc gia dân chủ trong lòng Bắc Kinh, cũng như chưa thay đổi được thể thức chọn người vào Uỷ Ban Bầu Cử Đặc Khu Trưởng và Hội Đồng Lập Pháp ( Quốc Hội) do Bắc Kinh chủ động.

Thắng lợi ngày 24/11 chỉ là một thắng lợi bước đầu ở cấp quận của phe dân chủ tự do, nhưng vẩn chưa thay đổi được việc bầu chọn Đặc Khu Trưởng theo qui định của Bắc Kinh có từ trước. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử vừa qua đã nói lên được ý thức cao về tính Dân Chủ Tự Do cho một HK tương lai. Sự hy sinh của các sinh viên, học sinh và người dân HK đã không uổng phí, họ đã nằm xuống để tạo một môi trường tốt cho dân chủ HK nở hoa. Phong trào "cách mạng dù vàng" của dân HK đã khẳn định được: "Dân Chủ Tự Do" phải qua một đấu tranh mới có, chớ không từ trên trời rớt xuông - Freedom Is Not Free. Người dân HK còn phải qua một chặng đường dài với nhiều khó khăn nửa mới đạt được kết quả mong muốn về Dân Chủ Tự Do cho Hong Kong. Quyền lực người dân vẩn còn b hạn chế trong việc tuyển chọn người đại diện cho mình, Bắc Kinh vẩn thao túng  được chính trường Hồng Kông ở cấp trung ương.

KHÁI QUÁT VỀ HỒNG KÔNG

Hồng Kông nằm trong khuôn khổ một quốc gia hai chế độ: Trung Quốc với  thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa còn Hồng Kông Dân chủ nửa vời (theo định hướng XHCN/TQ). Đứng đầu là một đặc khu trưởng đóng vai trò như người đứng đầu chính phủ và Vùng tự trị đặc biệt Hồng Kông với một hệ thống chính trị đa đảng trong Quốc Hội HK (Hội đồng Lập pháp)Ngày 1 tháng 7 năm 1997, chủ quyền của Hồng Kông được chuyển sang Trung Quốc (PRC), kết thúc một thế kỷ rưỡi dưới quyền cai trị của Anh Quốc và từ đó  Hồng Kông trở thành một Đặc khu hành chính đặc biệt, tên tiếng Anh là Hong Kong Special Administrative Region (HKSAR), People Republic of China thuộc Trung Quốc với mức độ độc lập cao trong tất cả các vấn đề, ngoại trừ lãnh vực ngoại giao và quốc phòng, đến năm 2047 Trung Quốc sẽ xem xét lại chính sách này.


Tiếng Trung Quốc phổ thông là Quan Thoại. Dựa trên phương ngữ Bắc Kinh, tiếng Quan Thoại trở thành quốc ngữ vào năm 1955, và được sử dụng trong toàn bộ trường học ở đại lục. Trong khi đó, ngôn ngữ chính thức của Hong Kong còn có tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Cùng một bảng chữ cái nhưng những người nói tiếng Quảng Đông và những người nói tiếng phổ thông không hiểu được nhau. Người dân xứ Hồng Kông xài đồng đôla Hong Kong (HKD) - có giá trị cao trên thế giới (đứng thứ 13), trong khi TQ dùng nhân dân tệ (CNY) là thứ tiền tệ chính thức lưu hành tại Trung Quốc đại lục. HKD lấy tỷ giá theo đôla Mỹ (USD). Dân số 7.374.900 người ( 2016) - Hồng Kông liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển con người và là một trong những lãnh thổ có tuổi thọ cao nhất trên thế giớ. Bình quân đầu người là 58.322 USD. Vè các xếp hạng quốc tế của Hồng Kông, phần lớn đều ở hạng Top ten, trừ chỉ số xếp hạng báo chí tự do  là 59/168.

Theo Tuyên bố chung của hai quốc gia Trung-Anh (1984) và Luật cơ bản, Hồng Kông sẽ duy trì các hệ thống chính trị, kinh tế và tư pháp và nếp sinh hoạt tách biệt với TQ để có thể tham gia vào các hiệp định và tổ chức quốc tế như một lãnh thổ phụ thuộc ít nhất 50 năm, sau  đó sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống chính trị của Trung Quốc. Một thí dụ điển hình là Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC, tiếng Anh: International Olympic Committee) sẽ để các phái đoàn Hồng Kông tham gia thi đấu dưới cái tên "Hồng Kông, Trung Quốc" độc lập với phái đoàn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo Luật Cơ bản, "hiến pháp-mini" của Hồng kông, nhiệm kỳ thứ ba hiện tại của Hội đồng Lập pháp có 25 ghế được bầu cử theo đơn vị bầu cử địa phương (geographical constituencies) và 30 ghế từ công năng giới biệt. Các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 1998, 2000 và 2004 đã diễn ra tự do, mở và tranh luận rộng rãi dù có một số bất mãn của một số nhà chính trị chủ yếu là 'ủng hộ dân chủ', những người tranh luận rằng các cuộc bầu cử công năng giới biệt năm 1998 và 2000 là không dân chủ vì họ cho rằng khu vực cử tri cho những ghế này là quá hẹp.

THỂ THỨC BẦU ĐẶC KHU TRƯỞNG

Hiện tại, đặc khu trưởng Hong Kong được một Ủy ban Bầu cử với 1.200 thành viên bầu ra. Ở một khía cạnh nào đó, có thể liên tưởng Ủy ban Bầu cử này với chế định đại cử tri tại Hoa Kỳ: các nhóm cử tri, các vùng bầu cử đặc trưng sẽ bầu ra những người đại diện của họ, và những người này sẽ chính thức bỏ phiếu bầu chọn đặc khu trưởng. 

Tuy nhiên, việc bầu chọn Đặc Khu Trưởng ở HK khác với mô hình đại cử tri vốn phụ thuộc vào cử tri đại chúng và việc hình thành số lượng đại cử tri có cân nhắc cả về dân số và sự công bình cho các vùng bầu cử khác biệt, Ủy ban Bầu cử Hong Kong bị Bắc Kinh thao túng cả về số lượng lẫn chất lượng. Thoạt nhìn thì giống Đại Cử Tri nhưng không phải là Đại Cử Tri như Hoa Kỳ.

Để cho dễ hiểu, quý vị có thể thấy ngành nông nghiệp và ngư nghiệp tại Hong Kong chỉ chiếm 0,1% dân số của cả thành phố. Điều này khá dễ hiểu vì Hong Kong là một trung tâm tài chính – thương mại của thế giới. Tuy nhiên, các hội nhóm của những ngành này lại được Bắc Kinh ưu ái trao cho đến 60 ghế trong Ủy ban. Việc lệ thuộc vào các khoản trợ giá, chiết khấu từ nông sản Trung Quốc để kiếm lời khiến cho hội ngành này kiếm được rất nhiều tiền từ mối quan hệ của họ với Bắc Kinh, và vì vậy không khó để biết họ sẽ ủng hộ ứng cử viên của ai trong một cuộc bầu cử Đặc Khu Trưởng.

Trong khi đó, lĩnh vực tài chính và bảo hiểm tại Hong Kong, con gà đẻ trứng vàng của toàn thành phố, một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất và cũng là nhóm cấp tiến nhất – ít lệ thuộc Bắc Kinh nhất (do khách hàng chủ yếu là các cá nhân, tổ chức nước ngoài), chỉ được trao cho 47 ghế. 

Song thậm chí các công ty nước ngoài đều có khả năng bầu chọn đại diện trong Ủy ban Bầu cử Hong Kong, như các nhóm tinh hoa của công ty hàng không nước ngoài được bầu chọn ứng cử viên trong ngành du lịch. Hay Phòng Thương mại Pháp và Australia cũng có chân trong nhóm cử tri thuộc lĩnh vực công nghiệp của thành phố. 

Các công dân bình thường của thành phố không có tiếng nói trong việc bầu chọn ra Ủy ban Bầu cử. Điều này khiến cho Ủy ban Bầu cử không còn gì giống với chế định đại cử tri Hoa Kỳ. Bắc kinh làm hàng rào chắn trong việc bầu chọn Đặc Khu Trưởng bằng Uỷ Ban Bầu Cử.


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HỒNG KÔNG

Đặc Khu Trưởng HK, là người đứng đầu cơ quan hành pháp còn gọi là Thủ trưởng Đặc khu Hồng Kông, là thủ trưởng chính phủ, người đứng đầu chính phủ. Chức vụ này thay thế chức Thống đốc Hồng Kông, tức phó vương Vương quốc Anh vào thời HK là thuộc địa của Anh.

Hội đồng lập pháp Đặc khu hành chính Hồng Kông (tiếng Trung: 香港特別行政區立法會) hay LegCo là cơ quan lập pháp đơn viện (Quốc Hội) của Đặc Khu Hành Chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quyền hạn chính của Hội đồng lập pháp là ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ luật; kiểm tra và phê duyệt ngân sách, thuế và chi tiêu công; và đặt câu hỏi về công việc của chính phủ. Ngoài ra, Hội đồng cũng được trao quyền chứng thực việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các thẩm phán của Tòa phúc thẩm cuối cùng và Chánh án Tòa án Tối cao, cũng như quyền kết tội Đặc khu trưởng Hồng Kông. Kể từ năm 2000, nhiệm kỳ của Hội đồng lập pháp là bốn năm. Số nghị viên của Hội Đồng Lập Pháp là 70 ghế. Chủ tịch là ông Lương Quân Ngạn từ 12 tháng 10 năm 2016 đến nay.

Hội đồng lập pháp Đặc khu hành chính Hồng Kông được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1998 theo Luật cơ bản. Kể từ khi Luật cơ bản có hiệu lực, năm cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp đã được tổ chức, với cuộc bầu cử gần đây nhất được tổ chức vào ngày 4 tháng 9 năm 2016. Phân nửa số nghị viên trong Hội Đồng Lập Pháp sẽ được Bắc Kinh chỉ định không do dân trực tiếp bầu.

Hội đồng lập pháp Hồng Kông là một cơ quan bao gồm 70 thành viên, trong đó 35 người được bầu trực tiếp thông qua năm khu vực địa lý (GC) theo hệ thống đại diện theo tỷ lệ với phương thức còn lại lớn nhất và hạn ngạch Hare, trong khi 35 người còn lại được bầu gián tiếp thông qua đơn vị bầu cử chức năng (FC) với các cử tri hạn chế. Theo cải cách bầu cử được thông qua năm 2010, có năm khu vực bầu cử chức năng mới của Hội đồng quận được đề cử bởi các Ủy viên Hội đồng quận và được bầu bởi các đại cử tri toàn lãnh thổ. 

Chức vụ Đặc khu trưởng được bầu bởi một ủy ban gồm 1.200 người, chứ không phải bởi dân chúng, nhiều người nhất là trong phe Dân chủ đã từng chỉ trích chức vụ này là không dân chủ, chỉ trích quá trình bầu cử nói chung là một cuộc bầu cử của một nhóm nhỏ. Hơn nữa, ứng cử viên cho chức vụ này ít nhất phải được 150 phiếu đề cử của ủy ban bầu cử. Phần lớn những người trong ủy ban bầu cử HK đều là cánh tay nối dài của Bắc Kinh về chính trị hay về kinh tế. Một hình thức để loại ra những ứng cử viên nào không được sự ủng hộ bởi chính phủ TQ. 

Trưởng quan Hành chính đương nhiệm là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ( Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), nhậm chức từ ngày 1 tháng 7 năm 2017 sau khi thắng cử ngày 26 tháng 3 năm 2017 và đã được Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường bổ nhiệm. Tháng 3 năm 2017, Lâm, với tư cách là ứng cử viên thân Bắc Kinh, chiến thắng trong cuộc bầu cử ba bên với 777 phiếu từ 1.194 thành viên của Ủy ban tuyển cử Hồng Kông, thắng Ty trưởng Ty Tài chính Tăng Tuấn Hoa và thẩm phán hồi hưu Hồ Quốc Hưng. 

HỒNG KÔNG ĐI BẦU QUẬN HẠT

Theo bản tin của tờ Wall Street Journal hôm Thứ Sáu, 22. 11.2019  hơn bốn triệu cử tri đã ghi danh có thể sẽ tham dự cuộc đầu phiếu cho 18 quận của HK và lần đầu tiên tất cả 452 ghế hội đồng quận hạt ở thành phố này sẽ được bầu lại. Đây là cuộc bầu cử mà người dân Hồng Kông hoàn toàn có tự do để chọn người đại diện cho họ, dù chỉ ở cấp quận hạt địa phươngNhiều ứng cử viên lần này là những người trẻ, lần đầu tiên tham gia chính trường, chống lại các ứng cử viên xưa nay luôn đứng về phía chính quyền Hồng Kông và chế độ Bắc Kinh. Các thành viên hội đồng quận trên thực tế không có nhiều quyền lực. Bầu cử hội đồng quận là cuộc bầu cử duy nhất hoàn toàn do người dân quyết định. 

Riêng Đặc Khu Trưởng và một nửa Hội đồng Lập pháp là do Bắc Kinh chỉ định. Dù vậy, cuộc bầu cử ngày 24.11.2019 mang một tính chất đặc biệt quan trọng vì được xem như một thông điệp gửi đến Bắc Kinh và phản ánh mức độ ủng hộ của người dân với các lãnh đạo hiện tại của đặc khu.

Nghị viên hội đồng quận hạt chỉ được đại diện cho cử tri trong những vấn đề có tính cách đặc thù cộng đồng như vệ sinh, hốt rác hay quyền nuôi thú vật, cuộc bầu cử này sẽ được coi như cuộc trưng cầu dân ý trước cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông trong nhiều năm qua và cao điểm là cuộc trấn áp bằng bạo lực nhắm vào các sinh viên đại học tham gia biểu tình tại các trường Đại Học.
Tờ Hong Kong Free Press cho biết, 610 điểm bỏ biếu mở cửa từ 7h30′ sáng đến 10h30′ tối (theo giờ địa phương), ngày 24.11.2019, khoảng 4,13 triệu cử tri Hồng Kông đã đăng ký bầu cử để lựa chọn 452 ghế ủy viên Hội đồng lập pháp của 18 quận trên toàn Đặc khu hành chính.
Các cuộc thăm dò dư luận nói rằng đa số dân chúng Hồng Kông đổ lỗi cho chính quyền về tình trạng bất ổn khiến đưa nơi này vào hoàn cảnh suy thoái kinh tế, cuộc bỏ phiếu hy vọng sẽ cho thấy rõ hơn sự suy nghĩ của dân chúng.
Các nghị viên hội đồng quận hạt hiện chiếm khoảng gần 10% trong số 1,200 thành viên của ủy ban tuyển chọn lãnh đạo Hồng Kông. Các nghị viên quận cũng có sáu ghế trong hội đồng thành phố gồm 70 ghế
Căn cứ vào các tin tức về cuộc bỏ phiếu tại HK số cử tri đi bầu đã tăng vọt hơn nhiều năm qua. Kết quả tính đến thời điểm này cho thấy, trong số 452 ghế hội đồng quận hạt, phe ủng hộ dân chủ tạm chiếm 201 ghế (44,5%), phe ủng hộ Bắc Kinh được 28 ghế (6,2%), phe trung lập 12 ghế (2,7%)...

Ủy ban bầu cử của Đặc khu hành chính Hong Kong cho biết số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng quận ngày 24/11 là kỷ lục kể từ khi thành phố được trả về cho Trung Quốc năm 1997. Cụ thể, có 71,2% trong số 4,1 triệu cử tri đăng kí năm nay đi bầu trong khi kỳ bầu cử năm 2015 chỉ có 47% cử tri đi bầu.

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Từng là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây. Xếp thứ hai sau HKU về thời gian thành lập là Đại học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống viện đặc trưng của Anh. Đại học Bách khoa Hồng Kông có từ năm 1937 và được đổi tên thành Đại học Bách khoa Hồng Kông vào năm 1994. Đây là một trong những trường đại học công lập theo luật định do Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) tài trợ. Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được thành lập theo mô hình giáo dục bậc đại học của Mỹ. Có 9 trường đại học công lập ở Hồng Kông và một số các cơ sở giáo dục bậc đại học tư thục. Đại học Lĩnh Nam ở Đồn Môn là một ví dụ tốt, đây là trường đại học duy nhất ở Hồng Kông có đào tạo kiểu giáo dục cơ bản (liberal arts education).



CUỘC CÁCH MẠNG Ô DÙ

Từ Qquyết định của chính quyền Bắc Kinh thực hiện sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt của các nhóm sinh viên Hồng Kông vào năm 2014, được gọi là "Cuộc cách mạng ô dù". Tuy nhiên sau một thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội.

Ngày 1 tháng 7 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ.

Vào tháng 6/2019, các cuộc biểu tình lớn nổ ra để phản đối sửa đổi dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ những kẻ chạy trốn sang Trung Quốc đại lục. Trước sức ép của người dân Hồng Kông qua các cuộc biểu tình rầm rộ với qui mô lớn, rốt cuộc đã buộc chính quyền phải lùi bước. Trong cuộc họp báo bất thường vào trưa nay 15/06/2019, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã loan báo đình chỉ việc thông qua dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc. Phát biểu trước các nhà báo, trưởng đặc khu Hồng Kông cho biết là chính quyền đã quyết định đình chỉ thủ tục thông qua dự luật gây tranh cãi, cho đến khi « hoàn tất tiến trình giải thích và lắng nghe các ý kiến » của người dân. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga còn cho biết thêm là chính quyền Hồng Kông « không có ý định ấn định một thời hạn nào cho tiến trình đó ». Tuy nhiên người biểu tình vẩn không dừng lại, sinh viên học sinh và người dân HK  tiếp tục biểu tình tuần hành đòi bà Carrie Lam từ chức, các cuộc biểu tình kéo dài tới ngày hôm nay với cường độ bạo lực ngày càng gia tăng giửa hai phía dân và hắc cảnh. Một số hình ảnh được ghi nhận về các cuộc biểu tình bạo động trong tháng 10 và 11/2019.





Các cuộc biểu tình diễn ra vào tháng 9, trở thành phong trào phản kháng quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, với một số cuộc tuần hành trên đường phố được biết là đã thu hút gần 2 triệu người dân Hồng Kông. Trước ngày bầu cử 24/11/2019 các cuộc đụng độ bằng bạo lực giửa hắc cảnh và sinh viên các trường Đại Học đã diển ra ác liệt . Con số thiệt hại nhân mạng về phía người biểu tình là 11, số người bị thương là 2100+ (tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2019), bị bắt gữ là 4,491+ (tính đến ngày 18 tháng 11 năm 2019).

CHIẾN THUẬT CỦA NGƯỜI BIỂU TÌNH 

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2019 phần lớn được mô tả là "không có lãnh đạo". Không có nhóm hoặc đảng chính trị nào tuyên bố lãnh đạo phong trào. Họ chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, chẳng hạn như nộp đơn xin Thư không phản đối từ cảnh sát hoặc hòa giải xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Người biểu tình thường sử dụng LIHKG, một diễn đàn trực tuyến tương tự Reddit, Telegram, một dạng thức nhắn tin mã hóa đầu cuối tùy chọn tương tự như Whatsapp, để truyền đạt và lên ý tưởng cho các cuộc biểu tình và đưa ra quyết định tập thể. Không giống như các cuộc biểu tình trước đây, các cuộc biểu tình năm 2019 đã được đa dạng hóa đến hơn 20 khu phố khác nhau trên khắp đảo Hồng Kông, Cửu Long và Tân Giới. Một ứng dụng di động đã được phát triển để giúp những người biểu tình báo cho nhau vị trí của cảnh sát.

Công sức người biểu tình và những người đã hy sinh đã không uổng phí, họ đã đi gần đến đích trong cuộc cách mạng dù khởi đi từ mùa hè 2014 đến nay. Thắng lợi ban đầu mà họ đạt được, để thúc đẩy bánh xe lịch sử đi tới và nghiền nát chế độ độc tài toàn trị của Bắc Kinh, rồi đây HK sẽ không còn bị ám ảnh về một chế độ XHCN được Bắc Kinh thiết lập trên đất HK sau năm 2047.

Biên khảo chính trị, hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 25.11.2019

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

THIẾU  CỘNG HÒA SÉC 17.065, 51 EURO - 
TÔ LÂM  BỊ ĐƯA LÊN  TRUYỀN HÌNH 



Tin từ Thời báo.De  ngày 23/11/2019VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH: Tô Lâm không chịu thanh toán tiền thuê chuyên cơ của chính phủ Slovakia ( một nước thuộc LB Tiệp Khắc cũ).  Nguồn: https://thoibao.de/vu%cc%a3-bat-coc-tri%cc%a3nh-xuan-thanh-to-lam-khong-chiu-thanh-toan-tien-thue-chuyen-co-cua-chinh-phu-slovakia

Mặc dù đã được chính phủ Slovakia gửi hóa đơn đòi chi phí chuyến chuyên cơ chở Trịnh Xuân Thanh ra khỏi lãnh thổ Schengen sang Moscow, nhưng cho tới nay bộ Công An của tướng Tô Lâm vẫn tảng lờ không chịu thanh toán.

Bộ Nội vụ Slovakia đã lập hóa đơn yêu cầu phía Việt Nam thanh toán, cụ thể chi phí nhiên liệu 6 nghìn euro, 10 nghìn euro lệ phí sân bay cùng chi phi bảo vệ và phục vụ ăn uống. Tổng cộng là 17 065,51 euro.


Theo trang tin điện tử Týždeň.sk, hóa đơn của bộ Nội vụ Slovakia đã được chuyển cho bộ Công An của Việt Nam yêu cầu thanh toán chi phí cho chuyến chuyên cơ chính phủ cho mượn hồi tháng Bẩy 2017.

Mà theo khẳng định của chính quyền Đức thì chắc chắn cựu đảng viên cao cấp Trịnh Xuân Thanh người đã xin được quyền tị nạn ở Đức đã phải hồi hương bất đắc dĩ trên chuyến bay đầy tai tiếng này.

SLOVAKIA CỰC LỰC BÁC BỎ DÍNH LÍU VÀO VỤ BẮT CÓC

Nay bà bộ trưởng Nội vụ Slovakia Denisa Saková thú nhận, là cơ quan của mình đã lập hóa đơn yêu cầu Việt Nam thanh toán kinh phí cho mượn chuyên cơ. Nhưng phái đoàn cán bộ công an cao cấp Việt Nam đã một đi không trở lại vì tiền chưa thấy đâu.

Chính phủ Slovakia cũng như cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák chưa bao giờ thú nhận có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Điều tra đã kết thúc với kết luận bác bỏ tố cáo tội phạm. Nhưng Slovakia công nhận, rằng đã xảy ra sự việc lòng hiếu khách và niềm tin của Slovakia bị phía Việt Nam lợi dụng.

Thế nhưng lập luận bào chửa của Slovakia có quá nhiều sạn. Bởi mặc dù bộ Nội vụ dưới thời Robert Kaliňák đã lập hóa đơn yêu cầu phía Việt Nam thanh toán chi phí mượn chuyên cơ, nhưng không bao giờ có động thái tích cực nào đòi Việt Nam phải thực hiện và cuối cùng thì…xí xóa. “Nếu thực sự lòng tin của chúng ta đã bị họ lợi dụng, thì chính quyền của ta lại càng phải cố gắng nhiều hơn đòi phía Việt Nam trang trải thiệt hại đã gây ra cho Slovakia. Còn như hiện nay, thì mỗi công dân đóng thế ở Slovakia đang phải đóng góp tài chính cho cú bắt cóc này,” Týždeň bình luận.

“RÚT DÂY ĐỘNG RỪNG” CẢ Ở SÉC

Mùa hè năm ngoái vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh chính quyền Đức đã tống ngục một công dân Việt Nam định cư ở Séc ba năm mười tháng, vì người này đã mướn của văn phòng dịch vụ Hiếu Bùi ở chợ Sapa hai chiếc xe để phục vụ cho mục đích theo dõi và bắt cóc.

Báo cáo thường niên của Hội đồng Chính phủ CH Séc về các sắc tộc thiểu số về tình hình năm qua cũng nhắc đến vụ việc này. Theo báo cáo, thì người bị phạt tù ở Đức nằm trong mạng lưới mật vụ có tổ chức do tình báo Việt Nam xây dựng và chỉ đạo. Báo cáo cũng nói đến tâm trạng bất an của một số người Việt Nam đang định cư ở Séc. Nghĩa là trên lãnh thổ CH Séc các cơ quan mật vụ Việt Nam đã có mạng lưới nhân viên của mình được tuyển mộ trong những người đang sinh sống hợp pháp, nhưng sau vụ Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu lọt vào vòng ngắm cảnh giác của các cơ quan an ninh Séc.

Hóa đơn yêu cầu phía Việt Nam thanh toán chi phí cho chuyến chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

David Nguyen- seznamzpravy.cz

 Nguồn: Thời Báo.DE

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

CHIẾC ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG CỦA VN 
MỘT NÉT VĂN HOÁ CỦA VIỆT TỘC ĐANG BỊ TÀU (TQ) CHÔM CHỈA
Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội đã nổi sóng vì môt ngưới tạo mẩu - Tàu chệt (Lục địa) đã chạm tới sở hữu trí tuệ của tổ tiên VN. Theo Tuổi trẻ Online ngày 21/11/2019 - Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc khi ra mắt bộ sưu tập họ gọi là “sự sáng tạo mới” năm 2018 nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam. Nhiều người Việt phẫn nộ.

Ne·Tiger là một thương hiệu thời trang nội của Trung Quốc. Nhà sáng lập công ty này, theo trang Harbin Fashion Week là ông Zhang Zhifeng. Ông này thành lập công ty năm 1982 và đăng ký thương hiệu Ne·Tiger từ năm 1992.
Những ngày qua, chưa rõ vì lẽ gì, những hình ảnh liên quan tới bộ sưu tập được gọi là “cách tân” những kiểu áo dài của thương hiệu thời trang Ne·Tiger từng công bố năm ngoái trở lại thành một đề tài gây tranh cãi rất nhiều trên dư luận mạng ở Việt Nam.

Theo đó, trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 tại Bắc Kinh khai mạc ngày 25-10-2018, Ne·Tiger đã công bố nhiều bộ sưu tập thời trang của họ, trong đó có những mẫu thiết kế gây bức xúc với người Việt vì nó cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng lại được giới thiệu là "sự sáng tạo" của nhà thiết kế (?). Sự ăn cắp sở hữu trí tuệ về chiếc áo dài truyền thống của VN đã gây một sự xúc động sâu xa đến người Việt trong và ngoài nước.

Cái thô bỉ của thương hiệu do ông Zhang Zhifeng thành lập này năm 1982 và đăng ký công ty Ne·Tiger năm 1992. Thời gian xuất hiện cty ông này tới nay chưa đầy 30 năm, nhưng lại tự mạo nhận những chiếc áo dài VN là do y sáng tạo (?). Đây là nét văn hoá truyền thống của VN có từ lâu đời, nó hiện diện ở VN từ trước khi thằng Tàu chệt này ra đời hàng ngàn năm. Công ty Ne. Tiger do tên Zhang Zhifeng sáng lập năm 1982 chỉ là một ổ thổ phỉ với những sản phẫm sao chép của các nước khác.

Người ta không lạ gì bản chất của Đại hán là ưa sao chép, ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác đem về rồi cho đó là văn hoá của mình - Hành động rất côn đồ và thô bỉ. Đây chính là bản chất của người Hán từ ngàn năm nay, mà VN là nạn nhân nhiều nhất của đám thổ phỉ này. Chúng ta không quên trong Hậu Hán Thư từng cho rằng :" Nhâm Diên và Tích Quang là những Thái Thú ở VN từ thế kỷ thứ 1 , đã dạy cho dân Việt cày ruộng và trồng lúa" đây là một sự xuyên tạc trắng trợn và thô bỉ. Rất tiếc sử gia Trần Trọng Kim của chúng ta vì thiếu sử liệu nên đã chép từ sử Đại hán, cũng lập lại việc Nhâm Diên quan thái thú Giao Chỉ vào thời Đông Hán đã dạy cho Việt tộc chúng ta làm ruộng (?) cày bừa... Từ đó dân chúng nơi hắn cai quản đã đũ thóc gạo (?). Nguồn: trang 38, quyễn 1 "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim. Đây là một sự lầm lẩn đáng tiếc của sử gia Trần Trọng Kim.

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước của người Việt cổ - là dân bản địa sinh sống nơi xuất hiện nền văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn. bằng chứng thứ hai là câu chuyện: " Sự tích bánh chưng bánh dầy" của vua Hùng Vương thứ 7 tức Hùng Chiêu Vương, là người đã dùng nếp để làm ra chiếc bánh chưng bánh dầy đầy ý nghĩa dâng lên vua cha, rồi được truyền ngôi. Đây là thời đại trước thời Nhâm Diên gần 2000 năm, người Việt chúng ta chẳng những đã biết trồng lúa thành thạo để làm lương thực mà còn trồng được nếp, một cây lương thực mà cách trồng hoàn toàn giống như cây lúa (gạo). 

Trong suốt chiều dài lịch sử từng đánh cắp rất nhiều sở hữu trí tuệ của VN. Một câu chuyện khác là Tử Cấm Thành Bắc Kinh được một người Việt, quan thái giám Nguyễn An đứng ra thiết lập đồ án và làm trưởng công trình xây cất. Việc này bị Đại Hán im lặng nên thế giới cứ lầm tưởng là một công trình vĩ đại nhất vào thười đó đã do người Hán làm ra!! Xin mời xem nguồn bằng tiếng Đức có phụ đề tiếng Việt : https://www.youtube.com/watch?v=CW2WpE64bZA


Câu chuyện về Đại hán ăn cắp sở hữu trí tuệ VN còn rất nhiều nhưng người viết không thể kể hết ra đây. Ngày nay, các doanh nhân Tàu chệt lục địa đã từng ăn cắp nhản hiệu nước mắm Phú Quốc của VN, đàn bầu...rồi cho đó là những tác phẫm do Tàu chệt TQ) sáng tác...Nay còn chôm tới chiếc áo dài và nón lá, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều đất biển đảo của VN....Hành động gian manh và côn đồ qua việc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Đại hán đã bị Tổng Thống Mỹ, ông Donald Trump lên án gắt gao. Đây cũng là lý do bùng nổ cuộc thương chiến với TQ do ông Trump lãnh đạo, một cuộc chiến đem lại sự công bằng cho " sở hữu trí tuệ" đang còn tiếp diển.

LỊCH SỬ CHIẾC ÁO DÀI VN

Trở lại chiếc áo dài, người viết xin được trình bày về một nghiên cứu lịch sử của chiếc áo dài VN, để trả lời cho thương hiệu Ne. Tiger của tên thổ phỉ Zhang Zhifeng biết về chiếc áo dài của Việt tộc mà Cty này đã sao chép rồi tự nhận là của mình.
Chiếc áo dài với phần trên ôm sát tấm thân thon thả của phụ nữ để hai tà bay lửng lơ cuốn quít theo làn gió trông thật thơ mộng, thật trữ tình đã là nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn nghệ sĩ, phong phú hóa kho tàng thơ, văn, nhạc, họa, nhiếp ảnh, nhà tạo mẫu áo..trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam như cố thi sĩ Nguyên Sa đã ngất ngây gửi hồn trong hai tà áo người tình:

Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Nguyên Sa
('Tương Tư')


hay áo lụa Hà đông


Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát 
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng ...
.......
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn 
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc trên mặt Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khắc trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Có thể khẳn định Áo dài là một sản phẫm thuần Việt, không lai bất cứ thứ y phục nào khác trên thế giới kể cả những y phục của Hán tộc.

Hình người trong hoa văn trên mặt trống đồng: với hình thể của người Việt cổ mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi kèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim. 

Theo nhà sử học Đào Duy Anh từ thời Văn Lang, trên trống đồng Ngọc Lũ của tổ tiên ta đã khắc trên mặt trống hình người phụ nữ trong trang phục áo có 2 tà áo dài. Qua các thời kỳ lịch sử, đến thế kỷ 18 áo xẻ tà của người phụ nữ là kiểu áo tứ thân, sau được chúa Nguyễn Vũ Vương chiếu dụ cách tân cho ra đời chiếc áo dài có 2 tà cho cả đàn bà và đàn ông để thuận tiện hơn trong lao động, trong lễ phục.

Những hoa văn trên mặt trống đồng đã có thể chứng minh được người Việt chúng ta đã có những cái váy dài, tức chiếc áo dài đơn sơ của người Việt cổ, cách đây trên dưới 2500 năm. Nếu căn cứ vào các hình ảnh ghi lại trên mặt trống đồng VN, thì giả thuyết về hai bà Trưng mặc áo dài vào năm 40-43 sau CN là có luận cứ thuyết phục. Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. 
Và thường khi nói đến tà áo trắng học sinh rất nhiều người liền liên tưởng ngay đến mái trường thân yêu, đến phấn bảng học trò, đến tiếng ve gọi hè sang, đến hàng phượng vĩ với những bông hoa trĩu nặng thắm đỏ sân trường - màu đồng phục cho nhiều trường trung học nữ ở miền nam VN trước 1975, thường là màu trắng. Nhưng cũng có một số ít trường chọn màu xanh., áo màu tím, như trường Gia Long đã một thời có tên là 'Trường Nữ Sinh Áo Tím' từ ngày thành lập vào năm 1915 cho đến 1952. Đến năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo.
Áo dài Việt Nam được tìm thấy trong từ điển tiếng Anh  là “aodai”. Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.  Ngày nay trong Wikipedia Đức  cũng đã xác nhận đó là áo dài truyền thống của phụ nữ VN:" Das Áo dài gilt als das traditionelle weibliche Kleidungsstück Vietnams"Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_d%C3%A0i

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong môi trường giao lưu văn hoá quốc tế. VN có áo dài cho nam lẩn nữ giới.

Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài.  Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của sườn xám của phụ nữ Trung Hoa,đó là một quan niệm sai lầm, vì chiếc sườn xám xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1920), còn tà áo dài Việt đã có từ rất lâu, trước khi chiếc sườn xám có mặt ở Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam, chỉ người Việt mới có loại y phục này.

ÁO DÀI THẾ KỶ XVII, XVIII

Trong sách sử xưa nhất tìm được về y phục thường dân là từ thế kỷ XVII, XVIII:

* Áo mớ ba, mớ bảy: Người Việt từng nghe nhắc đến áo mớ ba, Đó là những chiếc áo dài mặc lồng vào nhau, áo ngoài thường màu sẫm như nâu, đen, có thể là hàng trơn hay dệt hoa bóng trên nền mờ hoặc ngược lại, những chiếc áo mặc trong toàn màu tươi vui như hồ thủy, hồng phấn, hoàng yến… Phong tục muốn dân chúng phải tỏ ra khiêm tốn trong cách ăn mặc, áo ngoài phải dùng những màu nhã nhặn, không được khoe khoang, lộ liễu, áo màu lòe loẹt thì phải giấu bên trong.

Ngày nay, ta còn thấy vết tích kiểu áo này ở những bộ áo tế của nam giới, áo ngoài bằng sa mỏng màu lam hay đen trông suốt qua thấy rõ chiếc áo lót bằng vải trắng bên trong, và chiếc áo kép (đã có từ trước năm 1776, theo Lê Quý Đôn), mặt ngoài vẫn màu đen hay nâu…, áo trong biến thành cái lót (doublure) vẫn dùng những màu sặc sỡ.

* Lê Triều chiếu lịnh thiện chính chép là năm 1665 có sắc lệnh: “Áo đàn ông thì có thắt lưng và quần có ống chân, áo đàn bà con gái thì không có thắt lưng, quần không có hai ống, từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế. Bọn hát xướng ở hý trường thì không theo cấm lệnh này. Ai trái lệnh (…) bắt được quả tang sẽ phạt năm quan cổ tiền, nộp vào công khố”.

* Tavernier trong Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tonquin (1681) tả y phục phụ nữ miền Bắc là “trang trọng và nhã nhặn. Nam nữ mặc tựa như nhau. Áo dài chấm gót, giữa có buộc thắt lưng bằng lụa, xen lẫn kim tuyến và ngân tuyến, mặt trái mặt phải đều đẹp như nhau (…). Họ sản xuất rất nhiều tơ tằm, dân chúng giàu cũng như nghèo đều mặc tơ lụa”. Ông còn vẽ cả tranh minh họa. Tavernier đã đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa đặt chân đến Bắc Kỳ, những chi tiết viết trong sách dựa vào sự hiểu biết của người em ông đã nhiều phen đến Đàng Ngoài, và những lần ông nói chuyện với người Bắc mà ông gặp ở Batavia.

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

Tìm trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

ÁO DÀI VÀO THẾ KỶ XIX VÀ XX

Năm 1828 vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt phụ nữ bỏ váy mặc quần, đã làm đề tài cho ra đời bốn câu thơ giễu cợt ai cũng biết:

Tháng tám có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang?

Rành rành “chiếu vua” như thế mà cũng còn có người dạy học trò là lệnh này do thực dân Pháp ban hành!

* Michel Đức Chaigneau là con lai, mẹ người Việt, cha là một trong hai người Pháp làm quan với nhà Nguyễn thời Gia Long, Minh Mệnh. Sinh trưởng ở Phú Xuân, Chaigneau Đức viết trong Souvenirs de Huê khá tỉ mỉ về y phục phụ nữ: “Vợ những người buôn bán hay công chức nhỏ thì mặc một áo vải ngắn, màu đen hay màu sô cô la, quần lụa đen hay vải trắng. Dân chúng, thợ thuyền giới hạ lưu, đàn ông như đàn bà, ăn mặc rất tồi tệ. Đàn ông chỉ đánh một cái quần vải trắng hay màu cháo lòng, dài tới đầu gối, buộc ngang lưng bằng một cái dải rút dài, buông thõng hai đầu ở trước bụng… Có người mặc áo vải ngắn màu trắng hay nâu, thường là rách rưới, vá víu, dài chưa tới đầu gối, để lộ ống chân rám nắng. Phụ nữ ăn mặc cũng tựa như thế, chỉ khác áo dài hơn, ống tay áo rộng, quần và nón rộng hơn. Tầng lớp trưởng giả sang trọng thì mặc áo mớ đôi bằng tơ lụa trông suốt qua được, quần lụa đến bụng chân”.

* Thái Đình Lan (1801-1859), người Đài Loan, năm 1835 đi thi Hương rồi về bằng đường thủy, gặp bão tố, trôi dạt tới Quảng Ngãi, năm sau mới theo đường bộ trở về. Đi từ mùa thu năm trước đến mùa hè năm sau mới về đến Phúc Kiến, qua 14 tỉnh nước An Nam như Phú Xuân, Nghệ An, Thanh Hóa, Thường Tín, Lạng Sơn, Thái Bình… qua Trung Hoa rồi mới về được quê nhà.

Ông viết quyển Hải Nam tạp trứ (trang 243) , ghi chép những điều mắt thấy tai nghe ở nước Nam. Về y phục ông cho biết: “Có hai quan chức đến áp mạn thuyền chúng tôi (để kiểm tra). Họ đều chít khăn lụa đen, mặc áo tay hẹp, quần lụa điều, đi chân trần (các quan Việt Nam đi đâu đều đi chân đất), áo mặc không phân biệt nóng lạnh, ngay giữa mùa đông cũng mặc áo quần lụa mỏng. Người quyền quý phần nhiều dùng hai màu xanh lam và đen; khăn chít đầu cũng thế, quần thì đều mặc quần lụa điều” (trang 171); “Đàn bà ra ngoài buôn bán, để búi tó, chân đất, dùng vải đũi vấn quanh đầu, đội nón bằng đấu, mặc áo lụa đỏ thẫm, ống tay áo hẹp, áo dài chấm đất; không mặc váy, không thoa son phấn, tay đeo chuỗi ngọc, hạt mã não hoặc vòng đồng”.

* Áo giao lĩnh - Không rõ sự xuất hiện của nó có từ bao giờ, được coi là “xưa nhất”, đã ra đời trước áo tứ thân, tuy không ai đưa ra bằng chứng cụ thể. Áo giao lĩnh giống áo tứ thân, chỉ khác hai vạt đằng trước buông thõng, giao nhau chứ không buộc vào nhau ở trước bụng. Có lẽ người ta thấy áo giao lĩnh “lụng thụng”, bất tiện cho người làm việc lao động nên sau đó mới chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ hơn.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Đến năm 1884, văn hóa Tây phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam và đem lại nhiều biến đổi với tà áo dài. Từ đây áo dài bước qua một trang sử khác và hé lộ nhiều dáng dấp của áo dài ngày nay
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những hình ảnh thật của Vua Khải Định (1916 - 1925),
 để thấy áo dài nam của VN

Những cải cách đầu tiên về áo dài

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943. http://www.voatiengviet.com/content/tai-tao-ao-dai-lemur-07-20-2011-125907038/917292.html
Khoảng thập niên 1930, chiếc áo dài có một số thay đổi, mà nổi tiếng nhất phải kể đến kiểu áo Lemur của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, một thành viên của Tư. Lực Văn Đoàn. (Chữ Lemur viết trại theo danh từ Pháp 'le mur' có nghĩa là 'cái tường', tương tự như tên 'Cát Tường'). Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa để truyền bá tư tưởng cải cách văn hóa, xã hội của nhóm. Cũng trong tờ Phong-Hóa họa sĩ Cát Tường đã cổ võ cho sự thay đổi về quan niệm trong cách ăn mặc: "Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi gió mưa, nắng lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì. Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ, ta cũng đủ hiểu". Kiểu áo Lemur cho thấy ảnh hưởng của Âu châu, mặc dù áo vẫn giữ nguyên phần áo dài với cổ cao, không có eo. Những thay đổi gồm cổ áo khoét hình trái tim, cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai bồng; tay nối ở vai, tay măng-sét; gấu áo cắt kiểu sóng lượn nối vải khác màu hay đính ren diêm dúa; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vì những đặc tính táo bạo như vậy cho nên có giới nghệ sĩ hay giới ăn chơi thời đó mới dám mặc. Và cũng vì lý do đó chiếc áo Lemur đã sớm đi vào quên lãng vào khoảng năm 1934. Một điểm khác biệt nữa so với áo dài thời trước đó là vạt áo không còn phải nối sống nữa vì hàng vải nhập cảng có khổ rộng hơn hàng nội hóa thời đó.

Khi kiểu Lemur lan đến thủ đô Huế, rất nhiều các cô tân thời đã chuộng kiểu áo dài này, nên trong dân gian đã có truyền tụng một bài vè sau đây:

Vè vẻ vè ve
Nghe vè 'mốt' áo
Bận áo lơ-muya
Đi giày cao gót
Xách bóp-tờ-phơi
Che dù cánh dơi
Đi chơi Cụ Ngáo
Ăn cháo không tiền
Cởi liền lơ-muya

TỪ ÁO LEMUR ĐẾN ÁO DÀI HÔM NAY

Thập niên 60s-70s, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng "thắt đáy lưng ong"


Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa văn, chất liệu.

* Áo dài có thắt lưng -  bà Anh Trần (sau này làm điêu khắc), ở Paris người sáng tác ra kiểu áo dài có thắt lưng mới sau khi học một lớp dạy cắt quần áo Tây phương. Kiểu áo này không thấy còn tồn tại.

* Áo dài kiểu bà Nhu tức bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu. Năm 1958, bà Nhu xuất hiện trước công chúng với chiếc áo dài cổ hình thuyền và tay ngắn. Đấy cũng là một cải cách quan trọng đáng kể vì trời nóng bức mặc áo cổ đứng rất khó chịu.

Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở (hay còn gọi là cổ thuyền) do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu).
* Áo tay giác lăng (raglan) - Khoảng thập niên 60, hiệu may Dung Dakao ở Sài Gòn tung ra kiểu áo dài tay giác lăng, ráp tay xéo vai khiến cho chỗ nách không còn những đường nhăn nhúm như trước… vải may thân áo dày nhưng tay với ngực lại bằng vải mỏng hoặc thân áo và hai tay là hai màu, nút cài từ cổ xéo xuống ôm sát thân hình người mặc từ nách đến eo. Sau đó còn kiểu mini và maxi raglan nữa.
* Áo ba tà - Một số nhà may ở Sài Gòn tung ra vào thập niên 70 kiểu áo ba tà gồm một vạt sau và hai vạt trước với nút gài từ cổ xuống eo mặc với quần ống voi.
* Áo dài hiện nay - Việt Nam hiện nay cũng có những nhà thiết kế vẽ các kiểu áo dài “mới” như áo không cổ hoặc thân áo một thứ hàng, hai tay dùng hàng mỏng trông suốt qua được. Phần nhiều mặc áo trơn hay thêu chứ không dùng áo vẽ, và thêu gần kín ngực không còn chỗ để đeo nữ trang. Cũng có kiểu áo dài chui đầu, không khuy… Quần đồng màu với áo hay màu khác hẳn như đỏ, vàng, xanh…
KẾT LUẬN:


Áo dài là một sáng tạo của Việt tộc qua nhiều lần thoát xác để trở thanh những chiếc áo dài đẹp thẩm mỹ đầy sáng tạo của người VN. Có thể nói áo dài VN đã xuất hiện lâu đời, nếu căn cứ vào các hoa văn trên mặt trống đồng, thì áo dài đơn sơ của Việt tộc đã có trên 2000 năm, còn nếu căn cứ từ những tài liêu do các nhà truyền giáo Tây phương ghi lại vào thế kỷ XVII, XVIII thì áo dài của Việt tộc đã có những nét gần giống như những chiếc áo dài ngày nay. Thế nên các doanh nghiệp về quần áo thời trang nước ngoài như Công Ty Ne. Tiger, có sao chép thì đừng nên nói đó là sáng tạo của mình, để cã thế giới khinh bỉ thêm về bản chất của những tên Designer như Zhang Zhifeng, một thứ thổ phỉ, côn đồ trưởng thành trong môi trường văn hoá đỏ.

Hợp biên, Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh và Lý Bích Thuỷ 23.11.2019