Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

BẢN CHẤT CỦA BÁC VÀ ĐẢNG TRONG
 CCRĐ TẠI MIỀN BẮC 60 NĂM TRƯỚC 
Bà Nguyễn Thị Năm người phụ nữ đã bị HCM lên án tử hình 
trong bài viết trên báo Nhân Dân ngày 21.7.1953

Người ta đã nghe nhiều về cái chết oan khiên, tức tưởi của người phụ nữ vừa đáng thương vừa đáng kính này, nhưng nay đọc lại những chi tiết được kể từ những người trong cuộc là con cháu của bà Cát Hanh Long, và những người có liên quan với vụ án mới thấy hết cái xót xa, sự độc ác,  tính vô luân của vụ án, của những người đã trực tiếp chỉ đạo và gây ra vụ án. Một số người từng là chứng nhân trong chiến dịch CCRĐ loang trời lỡ đất đó đã nhận định như sau:

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, trả lời báo Quê Mẹ khi du lịch sang Pháp sau năm 1975, ông nói:
“ Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”.

Ông Nguyễn mạnh Tường trong thời gian CCRĐ là một luật sư, một khuôn mặt trí thức lớn của Hà Thành, trong một bài tham luận: " Qua sai lầm trong CCRĐ xây dựng quan điểm lãnh đạo"được đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30.10.1956. Bài tham luận của ông có thể tham khảo tại link nầy: 





Nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, kể, "Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc được thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà.” Ông cũng nhớ lại lời dặn dò của của bà cô và cuộc trao đổi thêm giữa hai cô cháu, “Cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy."

Nhà văn Trần Mạnh Hảo, người bị đuổi ra khỏi đảng CSVN năm 1989 và đuổi khỏi biên chế nhà nước viết cuốn“ Ly thân” có bài“ Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý”, đoạn ông viết về CCRĐ:
“ Ông đội( tên gọi cán bộ CCRĐ từ trung ương phái về) từ trên bàn xử án xông tới sát ông Luân bị trói, bị chôn chân tới đầu gối trong chiếc“ hố đấu tố”, đoạn hét:“ mày có hô CCRĐ muôn năm không?” Ông Luân trợn mắt, đôi mắt sưng tấy, lòi cả con ngươi ra…
“ Sau đó, ông đội lên bàn xử án, tuyên bố thay mặt đảng và bác vĩ đại, tuyên án xử tử hình gián điệp Quốc Dân đảng Luân, lệnh du kích xã lên đạn rốp rốp thị uy; đoạn trói nghiến ông Luân vào cọc bắn trên ruộng cạn mùa đông đang rét…
“ Ông Luân bị bắn bằng bốn cây súng trường. Bốn phát đạn cùng lúc đều trúng vào ngực ông Luân phụt máu, khiến ông gục xuống liền, cái giẻ nhét miệng ông bị máu trào ra, rơi bịch xuống như một cục máu đông, hay một mảnh phổi vở tràn ra ngoài”


Bùi Tín, một cựu đại tá QĐND đang tị nạn tại Pháp: Tôi nhớ lại, giữa năm 1955, khi "địa chủ cường hào ác bá kiêm Việt gian" bị bắn la liệt và bừa bãi - suốt từ Thái Nguyên về Hưng Yên, Thái Bình, Kiến An, từ Hà Đông, Ninh Bình vào Nghệ An, Hà Tĩnh, gây xôn xao dữ dội, các tờ thông tin và đặc san về CCRĐ vẫn đưa tin về chỉ thị của Bộ Chính trị là "tỷ lệ 5% dân số là địa chủ là tỷ lệ chính xác (!) trên thực tế", và "mỗi xã phải có ít nhất 2 đến 3 địa chủ ác bá để chịu tội tử hình là đúng đắn’’. Nơi nào không đạt những tỷ lệ ấy là đã bị nhiễm căn bệnh hữu khuynh, phải làm lại; phải luôn nhớ đây là "cuộc cách mạng long trời lở đất’’, phải nắm vững phương châm "phóng tay phát động quần chúng, nghĩa là làm mạnh, dù có tả khuynh đôi chút cũng không sao, còn hơn là hữu khuynh’’; "đừng e ngại các biện pháp mạnh, như đấu tố, dùng đông đảo quần chúng áp đảo địch và kẻ lừng chừng, dùng tòa án và các cuộc xử tử tại chỗ để gây khí thế’’. Chính lãnh đạo ĐCS đã thôi thúc cuộc tàn sát, đến tận giữa năm 1956 khi xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. 


NGƯỜI DÂN MUỐN BIẾT:
Ngày xưa bác và đảng đã làm một cuộc cách mạng long trời lỡ đất như vậy để triệt hạ  giai cấp giàu có ngày xưa nơi các vùng nông thôn,  Vậy hôm nay đảng cộng sản VN có dám làm một "cải cách rộng lớn" trong đảng để triệt hạ giai cấp tư bản đỏ đang làm khổ dân hay không?? 

Đảng có đủ can đãm thực hiện cuộc cải cách nầy không??

Nếu không, xin đảng hãy tự lột cái mặt nạ đạđức xuống để nhân dân còn nói chuyện tha thứ và tìm kiếm một thông lộ cho đảng.
Quý vị đảng viên của đảng buôn dân bán nước csVN và hồn ma của bác "hù" nghĩ sao? Ngày xưa bác hù tài sản chỉ có đôi dép râu, ao cá và vài bịch thuốc rê ( theo sử đảng csVN). Còn nay con cháu là đày tớ, sao lại giàu x vậy? Một giai cấp mới đang thành hình và lớn mạnh, họ là những đảng viên tư bản đỏ, phản động, bán nước ...đang xừng xỏ ngày đêm trong đảng. Bọn chúng gồm những tên như sau:

- Lê Khả Phiêu: cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)
- Trần Đức Lương: Cựu Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu USD, xin mời xem căn nhà của Trần Lượng trong Clip Video nầy:
- Phan Văn Khải: Cựu Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu USD
- Nguyễn Tấn Dũng: Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu USD
- Nguyễn Mạnh Cầm: Cựu Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu USD
- Phạm Thế Duyệt: Cựu Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu USD
- Trương tấn Sang: Chủ tịch nước, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu USD

Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu USD trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.
"Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp Việt Nam gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:
Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;
Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;
Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;
Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
Cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
Cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hơn 1 tỉ USD;
Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương Quốc Đống 500 triệu USD;
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;
Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dâu hơn 1 tỉ USD.

Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách hơn 300 đảng viên. là các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD tại các ngân hàng quốc tế khắp nơi trên thế giới….” Lãnh đạo cao cấp của CHXHCHVN lương không quá 700US$/tháng, thử hỏi tiền xây nhà của chúng từ đâu ra??
Đảng là gì bà con ơi ?
 Là quân ăn cướp cùng ngồi trung ương!
 Đảng là một lũ bất lương
Là quân bòn mót thịt  xương dân lành
Đảng là một lũ lưu manh
Là quân đạo tặc, chuyên  hành dân ta
Đảng là một lũ yêu ma
Cướp làng,  bán  đất, thu  nhà bao năm
Đảng là một lũ gian tham
Bà con ta  phải  băm vằm chúng ra
       Nhà nhà bề thế, lộng lẩy xa hoa của tên bán nước Lê Khả Phiêu


                 


  Nhà thờ họ của Nguyễn tấn Dũng

Ngôi biệt thự  hàng trăm tỷ của Bí Thư tỉnh Hải Dương

Nhà riêng của Nguyễn Minh Triết ở Bình Dương ( xem khúc cuối  của Video)

Còn đây là những những đỉnh cao trí tuệ của đảng đã thấm nhuần " tư tưởng đạo đức của bác trong:"việc biến của công thành của riêng do các đảng viên cao cấp của đảng csVN làm. Việc biến nhà công sản, công vụ thành nhà riêng đã diễn ra từ lâu và rất công khai, khiến dân chúng tưởng rằng quan chức biến nhà công sản thành "tư sản" đã được được pháp luật bảo hộ. Xin mời xem Clip Video dưới đây: 


                                             

BẢN CHẤT KHÁT MÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG CCRĐ
Lời Mẹ Trăn Trối
‘Từ thuở mang gươm đi giúp nước
Ngày đêm thương nhớ đất Thăng long’
Đến lúc trở về tan mộng ước
Một bầy quỉ đỏ chiếm non sông
Máu chảy oán hờn trên ruộng đất
Mẹ già tức tưởi chết oan khiên
Mắt mẹ trợn trừng như muốn nói
“Kẻ cướp, con ơi, đảng bạo quyền!”
“Kẻ cướp, con ơi, đảng bạo quyền!
Vốn là nghiệp chướng của Rồng Tiên
Tham tàn, dốt nát, lòng lang sói
Chỉ biết dâm ô với bạc tiền.”
“Kẻ cướp, con ơi, đảng bạo quyền!
Một bầy hoang tưởng, lũ cuồng điên
Theo đường mac xít quên nòi giống
Bán rẽ quê nhà, nhục tổ tiên.”
“Kẻ cướp, con ơi, đảng bạo quyền!
Mẹ lầm theo đảng mấy mươi niên
Hiến vàng, nộp thóc, nuôi ‘đồng chí’
U uất mang theo xuống cữu tuyền.”
“Hãy nhớ lời ta hỡi các con!
Đảng là một kẻ cướp non sông
Cướp công kháng chiến người yêu nước
Tôi tớ Nga Tàu đại ác ôn.”
(thơ Phan Huy)

Trong khi thi hành CCRĐ đảng Lao Động Việt Nam đã đưa ra một phương châm hành động thật là sắt máu, họ chỉ có biết giết và giết.

 Cái phương châm đó là : 

“ Thà sai hơn bỏ sót”, cộng thêm với việc

“ Thi đua lập thành tích chống phong kiến” đã gây tình trạng“ kích thành phần”,“ nông thành tích”, cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá…để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn…

“ Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để“ tìm ra địa chủ”,“ tìm ra phản động”,“ tìm ra của chìm”, ép buộc con cái“ đấu tố” cha mẹ, con dâu“ đấu tố” bố mẹ chồng, con rể“ đấu tố” bố mẹ vợ, vợ“ đấu tố chồng”, anh em“ đấu tố” lẫn nhau, trò“ đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn“ đấu tố” kẻ ban ơn, láng giềng hàng xóm“ đấu tố” lẫn nhau (cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “ đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái)…

“ Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép“ thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng“ con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con…

“ Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ gìa cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo”. Để cổ vỏ cho phong trào diệt chủng, hai nhà “ đại thi nô” miền Bắc lúc bấy giờ thi nhau làm thơ cổ động chiến dịch một cách hiếu sát như sau:

1- Tố Hữu:

“ Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ

Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin…bất diệt”
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37)

2- Xuân Diệu:


“ Anh em ơi! quyết chung lòng

Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 38)



Ngoài ra đảng còn cho phát hành sách giáo khoa cho học sinh cấp một học, để đầu độc tuổi trẻ và đưa chúng vào vòng đấu tố trong gia đình...; đồng thời đảng còn dùng truyền thông, báo chí của đảng để tuyên truyền và gây căm thù giai cấp trong hàng ngũ nhân dân ngoài bắc. Dưới đây là nhũng chứng tích bằng văn tự của bác và đảng dùng tuyên truyền cổ võ cho chiến dịch CCRĐ và lên án bà Nguyễn thị Năm.

Tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ” ???

HỒ CHÍ MINH DƯỚI BÚT HIỆU "CB"
 BẮN PHÁT SÚNG LỆNH KHAI HỎA CHIẾN DỊCH CCRĐ

 "Dưới đây là một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng để viết trong bài báo là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng."

Viết lại nguyên văn bài báo ký tên C.B. này như sau:

Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.


- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)

C.B.

Đọc hết bài viết nầy trên báo Nhân Dân ( cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao Động VN), chắc chắn tội trạng của bà Năm là tội khó khoan hồng được! vì dù chẻ hết tre rừng viết cũng không hết tội (?). Đây là một bài báo được đăng trên tờ báo chính thống của đảng CSVN (lúc đó còn mang tên là đảng Lao Động). Nếu như đọc qua, chúng ta thấy ngôn từ được sử dụng trong bài báo nầy toát ra chất mạ ly, ngậm máu phun người dùng để vu khống về một tội trạng


Bài viết như là một cáo trạng do tên công tố viên của đảng viết., và tên viết bản cáo trạng nền là tên  ác bá ký tên là "CB", tên nầy cố tình đem tất cã những điều vu khống đổ lên đầu một phụ nữ là bà Cát hanh Long Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ 47 tuổi đời, có 2 con là Trung Đoàn Trưởng QĐND, sư 308 Điện Biên.


 Bà Nguyễn thị Năm là người đàn bà đã từng che dấu những tên như :" Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đảng của Mặt trận Việt Minh từng được bà Năm cho trú ngụ và nuôi ăn ở trong ngôi biệt thự bề thế ở ven hồ Thiền Quang. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, lại cũng những đáng bậc ấy cùng nhiều yếu nhân của Đảng của Chính phủ cũng nhiều dịp tá túc qua lại sinh hoạt ở khu đồn điền Đồng Bẩm vùng Thái Nguyên. Chủ những cơ ngơi những biệt thự cùng khu đồn điền ở Đồng Bẩm ấy là bà Nguyễn Thị Năm thường gọi là Cát Hanh Long, tên một hiệu buôn nổi tiếng ở Hà Thành, Hải Phòng". và "Khó kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho bác và đảng 


Bà Năm đã từng ủng hộ Việt Minh trước CM tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bẩy trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của "Tuần Lễ Vàng" ở Hải Phòng vơi hơn một trăm lạng vàng". Và lời chứng của Võ Nguyên Giáp ngày 10/11/2001: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm".


Như vậy rõ ràng bà Năm là một người yêu nước, một người đóng góp tích cực trong công cuộc chống Pháp dành độc lập và là một ân nhân đối với các lãnh tụ đầu sỏ của đảng CSVN. Vậy sao đảng đã dùng bút danh là CB để kích động lòng căm thù của nhân dân đối với người có công với cách mạng. Sau khi tìm kiếm những bài viết trong báo Nhân Dân thì được biết CB chính là  bút danh của hồ chí minh, tên ăn cháo đá bát với gia đình bà Năm. Họ hồ dã dùng bút danh nầy viết cho báo Nhân Dân khoãng 147 tài liệu  (trong khoãng thời gian từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957).


Qua bài viết  được trích từ báo Nhân Dân phía trên, chúng ta phải nghĩ sao cho đúng với bản chất  của họ "hồ" trong việc phát động chiến dịch CCRĐ??. Với tôi, chỉ thấy được một lòng dạ phản trắc, phi nhân,  vô luân,  ác độc và hèn hạ nơi "tư tưởng hồ chí minh". Một tư tưởng mà ngày nay được đảng ghi vào hiến pháp 1992 và 2013, là tư tưởng dẩn đạo cho đảng và cho toàn dân VN. 


Thật khốn nạn cho dân tôi!! khi bị đảng cưởng bức phải ngốn cái tư tưởng nầy trong  nhiều năm qua. 


CB ( của bác) là bút danh của HCM,  bút danh nầy được đảng từ lâu công bố, quý vị có thể tìm thấy tại link nầy:   http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh


 BẢN CÁO TRẠNG KẾT TỘI NGUYỄN THỊ NĂM

Khi Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu phát động vào năm 1953.bác và đảng thi nhau tố bà Năm và cho là những hành động của bà là nhằm những mục tiêu khác. Những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị đội Cải cách ruộng đất cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại." và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý". Bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".

Cụ thể hơn, bà bị kết án bỏ đói, giam hãm và sát hại gián tiếp 250 người và trực tiếp giết 14 nông dân. Ngoài ra còn có tội tra tấn, dội nước lạnh, trói người và treo trên xà nhà, đổ nước mắm vào mũi, đốt nến cho bỏng da, đóng gióng trâu vào mồm nạn nhân. Nguyễn Thị Năm đã cấu kết với thực dân Pháp, Phát xít Nhật và Việt gian "bắt bớ cán bộ" và "phá hoại kháng chiến". Theo bản tường trình thì Nguyễn Thị Năm không chối tội và đã thú nhận.



Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất"..

CCRĐ DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT LINH MỤC
http://muoisau.wordpress.com/2011/05/13/c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-cai-nhin-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-linh-m%E1%BB%A5c/

Theo nhận định của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng (1917- 2009) , thì không ai khác, chính ông Hồ là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh hoàng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà Trường Chinh Đăng Xuân Khu chỉ là một thứ “con dê tế thần”. Đức cha viết trong Hồi Ký như sau:
“Tuy là Tổng bí thư Đảng, là lý thuyết gia của Đảng, nhưng ít người biết đến tên tuổi ông, đến mặt mũi ông. Ông được trao cho là người thừa hành kế hoạch cải cách ruộng đất, còn ông Hồ Chí Minh ‘giả cách đứng ngoài‘.
Kế hoạch đó cũng đạt mục đích phần nào, vì sau này tai tiếng đều trút trên đầu ông Trường Chinh, mà ‘Bác Hồ’ là ‘nhân từ’ chỉ bị liên hệ chút ít. Nhưng làm sao mà che mắt được dư luận nhân dân. Ông Hồ là lãnh tụ tối cao, mà ông Trường Chinh chỉ là tay chân, làm sao công việc long trời lở đất đó lại qua mắt được lãnh tụ tối cao?…” (Hồi ký,Trang 375-376)
Thật khốn nạn thay cho cả một dân tộc bị dối lừa và tự lừa dối mình .
Qua những trình bày phía trên; Đủ thấy sự gian manh độc ác của họ "hồ" và đảng csVN đã đạt đến đỉnh cao , đủ chứng minh cho chân lý : Bản chất của cộng sản là dối trá , lừa lọc .


Không biết đến bao giờ chúng ta mới biết hết, và có thật đầy đủ bằng chứng về các tội ác mà mà người cộng sản đã gây ra cho dân tộc ta trong vòng gần một thế k qua ?!!! Từ đó có thể đúc kết thành một hồ sơ gởi cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế ( International Criminal Court, tiếng Pháp: Cour Pénale Internationale; thường được gọi là các ICC hoặc ICCt) về tội diệt chủng của họ hồ và đảng csVN, với nguyên cáo là các nạn nhân của các gia đinh bị bách hại trong cuộc CCRĐ.



 Người Dân Muốn Biết


Đất nước tôi bao nhiêu điều bưng bít
Hay vo tròn bóp méo tự xưa nay
Bỡi Hồ manh và cái đảng cướp ngày
Xem dân tộc như một bầy cừu dại.
Đã đến lúc người dân ta vùng dậy
Đòi đảng Hồ khai báo những mưu gian
Giang sơn này là tài sản toàn dân
Của chi đảng mà một mình tác quái.
Dân muốn biết cái gọi là xã ngải
Có ích gì cho tổ quốc non sông?
Mà rước về trên lăng miếu tổ tông
Và bắt cả dân tộc ta thờ phượng.
Dân muốn biết cái đảng loài người vượn
Có quyền gì ngồi xổm giữa quê hương?
Ai bầu ai bán cho lũ bất lương?
Mà vỗ ngực tự xưng là lãnh đạo.
Dân muốn biết lão giặc Hồ gian xão
Là Sinh Côn-thằng thổ phỉ gia nô
Hay Tập Chương-tên Tàu hẹ tội đồ
Ai đạo diễn, ai bày trò thoát xác?
Dân muốn biết cái lão xưng là bác
Chuyên bịp lừa “làm cách mạng quên thân”
Đã hại bao đời gái giống cô Xuân?
Xong thú tính, giao đàn em sát thủ.
Dân muốn biết đảng lòng lang dạ thú
Vì cớ gì gây cuộc chiến tương tranh?
Máu Lạc xương Âu chất núi xây thành
Để đổi lại một quê nhà khổ nhục.
Dân muốn biết đảng đớn hèn nhu nhược
Đã hứa gì trong mật ước Thành đô?
Khi van xin Tàu khựa hiến cơ đồ
Và cầu khẩn muôn năm hàm thái thú.
Dân muốn biết những Nam Quan Bản Giốc
Những biển trời hải đảo của cha ông
Bỡi vì đâu Tàu khựa đến sung công?
Xây thành phố, đưa dân về lập nghiệp.
Dân muốn biết đảng H sao khốn khiếp
Mãi cúi đầu trước một cái giàn khoan
Rồi khóc ròng như một đứa con hoang
Nghe mẹ gọi: “Con ơi về đoàn tụ.”
( thơ Phan Huy)

Mượn câu nói của đức Dalai Lama nhận định về bản chất cộng sản  để kết thúc bài viết tại đây.

Nguyễn Thi Hồng 
18.9.2014

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

26.10 NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Quốc kỳ nước VNCH


 DIỂN TIẾN THÀNH LẬP NƯỚC VNCH

* Ngày 4.10.1955, một Ủy Ban Trưng Cầu Dân Ý được thành lập, đưa kiến nghị đòi truất phế Quốc Trưởng  và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Uỷ Ban gồm 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động. 

*Ngày 6.10.1955 Hội Đồng chính phủ Quốc Gia VN, sẽ cho tổ chức " Trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955"về việc truất phế Q.T Bảo Đại. Tổng Trưởng Nội Vụ đã thông báo việc nầy trước quốc dân về ngày tổ chức nầy.

* Ngày 8.10.1955 Bộ Nội Vu của quốc gia VN thông báo sẽ tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào ngày 23.10.1955.
* Ngày 18.10.1955 QT Bảo Đại chấm dứt nhiệm vụ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
* Ngày 23.10.1955 Bộ Nội Vụ thông báo về kết quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý:

          - 5.838.907 người đi bầu: 
          - 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại, 
          - 63.017 phiếu không truất phế.
          - 131.395 không ý kiến
          - 44.155 phiếu không hợp lệ.

* Ngày 26.10.1955 tuyên bố HIẾN ƯỚC TẠM THỜI tại dinh Độc Lập trước hàng vạn quần chúng tham dự:
   1. Việt Nam là nước Cộng Hoà.
   2. Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống.
   3. Một Ủy Ban được thành lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp.
   4. Một Quốc Dân Đại Hội dân cử sẽ được triệu tập để xét định Hiến Pháp mới.
   5. Các luật lệ hiện hành của Quốc Gia VN vẫn được tiếp tục tạm giữ nguyên.
   6.Nội các cũ sẽ được lưu nhiệm để Xử Lý Thường Vụ ( Sắc Lệnh sô 1 / TTP)   
   7. Ngày 26.10.1955 là ngày Quốc Khánh ( dụ số 2)    

* Ngày 29.10.1955 Thành lập chính phủ nước Việt Nam Cộng Hoà. với  tất cã những người cũ đã được bổ nhiệm từ  10.5.1955, ch đổi danh hiệu Tổng trưởng. Bộ Trưởng  Bộ Công Chánh  Trần Văn Mẹo, kiêm nhiện thêm thành Bộ Trưởng Kinh Tế. Cũng trong ngày nầy    Chính Phủ nước VNCH thông báo với Pháp:" không triển hạn Hiệp Định thương mại sắp    hết 
vào ngày 31.12.1955.
Hối xuất đồng bạc VNCH vào ngày 17.12.1955 được tính theo tỉ giá như sau:
 1 đồng VNCH= 10 quan Pháp
 98 đồng VNCH= 1 bảng Anh
 35 đồng VNCH= 1 Mỹ Kim

Địa lý nước nước Việt Nam Cộng Hoà được tính tphía Bắc,  bắt đầu từ vỉ tuyến 17 kéo   dài tới  tới mủi Cà Mau bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính th dân chủ tự do với nền kinh tế  thị trường và một hệ thống tam quyền phân lập. https://www.youtube.com/watch?v=fb-vPsYgf0M
 



* Ngày 31.7.1956 Quốc Hội họp bàn về Quốc Kỳ và Quốc ca, cuối cùng không chọn được  quốc kỳ và quốc ca, quốc hội tạm hoãn.
*Ngày 1.8.1956 Quốc Hội gia hạn kỳ dự thi vẽ mẩu quốc kỳ và các bản quốc ca dự thi đền  ngày 15.9.1956.
* Ngày 17.10.1956 Quốc Hội tuyên bố không chọn đơợc bản Quốc Ca hay mẩu Quốc Kỳ    dự thi nào trong số 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc dự thi cho Quốc Ca. Giử lại cờ vàng 3 sọc   đỏ và bản Tiếng Gọi Thanh Niên ( sửa lời) của Lưu Hữu Phước, là quốc ca nước VNCH. 
* Ngày 26.10.1956 Quốc Hội tuyên Bố  Hiến Pháp nưóc VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo trong 3 ngày 26,27 và 28.. Miển thuế chợ ngày 26.10.1956. http://hienphap.com/wp-content/uploads/2008/04/hpvnch1956.pdf

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC


LẬP PHÁP

Ngày 4.3.1955, đầu phiếu tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến.

Ngày 15.3.1956 khai mạc phiên họp đầu tiên của nước VNCH với niên trưởng là Dư Phước Thiện, sinh năm 1889. Người ít tuổi nhất là Ông Đinh Thế Sĩ.

Ngày 23.3.1955 Dân Biểu Trần Văn Lắm được tín nhiệm qua cuộc bỏ phiếu và đắc cử Chủ Tịch Quốc Hội. 

Ngày 25.6.1956, toàn bộ quân đội Liên Hiệp Pháp rút khỏi nước VNCH.Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa

Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội 
Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chia  theo từng đơn vị bầu cử.
Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Trương Vĩnh Lễ   được bầu làm Chủ tịch Quốc hội còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.
Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì  khối này chiếm 101 ghế.
Đảng phái và Số ghế:
Phong trào Cách mạng Quốc gia 66
Tập đoàn Công dân Vụ 18
Quốc hội nhóm họp tổng cộng ba khóa gồm đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân    biểu đắc cử niên khóa 1963 chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chánh Tháng Mười    Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi nhóm tướng lãnh.
Đảng Công nhân 10
Phong trào Tranh thủ Tự do 7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2
Đảng Đại Việt (đối lập) 1
Độc lập (không liên kết) 19
Quốc hội có những quyền hạn sau:
Biểu quyết các đạo luật
Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh có Hội đồng Lập pháp cấp tỉnh, thành viên gọi là dân biểu.
HÀNH PHÁP

Tổng thống

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
người sáng lập nước VNCH
Hoạch định chính sách quốc gia
Ban hành các đạo luật
Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng
Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.

Chính quyền Trung ương

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.

Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:
Bộ Ngoại giao
Bộ Quốc phòng
Bộ Nội vụ
Bộ Thông tin
Bộ Chiêu hồi
Bộ Tài chánh
Bộ Kinh tế
Bộ Tư pháp
Bộ Phát triển Nông thôn
Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
Bộ Công chánh
Bộ Giao thông và Bưu điện
Bộ Giáo dục
Bộ Y tế
Bộ Xã hội
Bộ Lao động
Bộ Cựu chiến binh
Bộ Phát triển Sắc tộc
Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Tư pháp

Luật pháp

Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:
Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU
Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU
Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng
Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU
Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp.
Gia Long  Bộ Luật Hoàng Việt
Hoàng Việt luật


Cơ quan Tư pháp Trung ương
Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.Giám sát viện (tiếng Anh): Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế..
Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Cơ quan Tư pháp địa phương

Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt – trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, chính phủ còn dùng đơn vị Trung phần và Nam phần về mặt pháp lý và lập bốn Tòa Đại biểu Chính phủ cho bốn khu vực: 

1) Cao nguyên Trung phần (đặt ở Đà Lạt),
 2) Duyên hải Trung phần (Huế),
 3) Miền Đông Nam phần, 
 4) Miền Tây Nam phần (Cần Thơ).
Các Cơ quan Hành Chính Tỉnh                               
Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành.
Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.
Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).
Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).
Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.
Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).
Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.
Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:
Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên.
Các quân khu
Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn
Khu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam Ranh
Biệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon Tum, Pleiku
Vùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh:
Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An
Khu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình Dương
Khu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Vũng Tàu
Vùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh:
Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa
Khu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang; sau thêm Sa Đéc
Khu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên
Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh. Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.

Ngoại giao

Ngay sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, lực lượng quân sự Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17 với tổng số lên đến 36.000 quân. Tuy đã nhìn nhận nền độc lập của Quốc gia Việt Nam, người Pháp vẫn nắm quyền ngoại giao và quốc phòng. Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền xúc tiến việc bàn giao thu hồi các cơ sở công cộng từ tay Cao ủy Pháp Paul Ely. Tháng Giêng, 1955 chính phủ nhận quyền quản lý thương cảng Sài Gòn. Cũng vào Tháng Giêng thì tướng Agostini trao quyền chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam cho tướng Lê Văn Tỵ. Ngày 28 Tháng Tư năm 1956 Quân Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam.

Rút khỏi Liên hiệp Pháp

Từ tháng 6 năm 1955 Thủ tuớng Ngô Đình Diệm đã yêu cầu giải thể Bộ Liên hiệp vì địa vị của Bộ này bị coi là lỗi thời khi Quốc gia Việt Nam đã giành độc lập. Sau đó chính phủ quyết định không gửi phái đoàn sang tham dự Nghị viện của Liên hiệp Pháp nữa. Đến tháng 1 năm 1956 thì Ngô Đình Diệm đòi Quân đội viễn chinh Pháp (Corps Expéditionaire) phải rút khỏi Việt Nam sau khi khám phá ra người Pháp đã ủng hộ lực lượng Bình Xuyên chống lại chính phủ Quốc gia VN. Ngoại trưởng Pháp Christian Pineau nhượng bộ và lực lượng Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam vào Tháng Tư năm 1956.

Tính đến năm 1960 thì 55 quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hòa.


Kinh tế

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa đề ra ba ưu tiên kinh tế:
Tái thiết hệ thống đường sắt phía nam vĩ tuyến 17,
Phát triển đất canh tác, Cải cách điền địa.

Giao thông

Đường sắt Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được.Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Số liệu năm 1959 cho biết hệ thống đường sắt chuyên chở 2.658.000 lượt khách và 440.000 tấn hàng hóa. Số lượng sau đó giảm nhiều vì tình hình an ninh.
Năm 1960 xây thêm đoạn đường sắt từ Chiêm Sơn đến An Hòa, mở rộng dự án phát triển khu kỹ nghệ hóa chất và điện lực An Hòa ở Quảng Nam.

Về mặt đường bộ thì chính phủ xúc tiến việc khai thông xa lộ Biên Hòa và tái thiết Quốc lộ 19 nối liền duyên hải Miền Trung và Cao nguyên Trung phần.

Mở rộng đất canh tác & nông lâm nghiệp

Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)

Ngoài nỗ lực tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ miền Bắc chính phủ còn đẩy mạnh chính sách mở rộng đất canh tác qua kế hoạch Dinh điền chủ yếu chú trọng đến Cao nguyên Trung phần và khu vực Phước Long với 90 trung tâm phát triển ruộng đất được thành lập nhằm đưa dân từ miền duyên hải lên lập nghiệp.Từ năm 1957 đến 1961, chính phủ báo cáo đã định cư 210.000 người từ miền xuôi lên và khai hoang 89.000 hecta đất rừng. Bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến đứng đầu Phủ Tổng ủy Dinh điền trông coi việc định cư.
Cao su tiếp tục là lâm sản chính, bao phủ 100.000 hecta, đạt sản lượng 77.000 tấn vào năm 1960. Trong khi đó nông sản chính là lúa gạo tăng mạnh từ 2,6 triệu tấn năm 1954 chỉ trong năm năm đạt 5 tấn vào năm 1959. Số lượng gạo xuất cảng năm 1959 là 340.000 tấn nhưng sau đó rút xuống 323.000 tấn (1963) rồi 49.000 tấn (1964) vì tình hình chiến tranh. 
Khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ thì miền Nam Việt Nam cũng bước sang giai đoạn phải nhập cảng gạo bắt đầu từ năm 1964.

Cũng trong phạm vi cải cách nông thôn, chính phủ đưa ra chương trình "Khu Trù mật" bắt đầu từ năm 1959. Sau năm 1960 khi đảng Cộng sản Việt Nam phát động chiến tranh du kích nhằm lật đổ chính phủ và nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á thì chương trình "Ấp chiến lược" được chính thức áp dụng thay thế "Khu trù mật" kể từ 3 Tháng Hai năm 1962 nhằm thích ứng với tình hình chiến tranh và cô lập quân cộng sản. Ấp chiến lược là một thành công trong việc triệt tiêu cơ sở hạ tầng của cộng sản.





Ấp Chiến Lược

Công thương nghiệp

Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phàn lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v. được ban hành vào Tháng Chín năm 1956 mặc dù đã làm xáo trộn kinh tế. Ngoài ra còn có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập Việt tịch. Tính đến năm 1961 thì trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.
Ở Quảng Nam, chính phủ cho khai thác mỏ than Nông Sơn, đạt 57,813 tấn than năm 1960.Trước năm 1955 nhu cầu ở miền Nam cần nhập cảng 26.000 tấn than mỗi năm nên sau khi mỏ Nông Sơn đi vào hoạt động thì lượng than nhập cảng chấm dứt.

Tiền tệ

Ngày 1 Tháng Giêng năm 1955 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chính thức phát hành tiền tệ riêng, một biểu tượng của quốc gia độc lập. Trong thời kỳ 1955-62, có 16 loại tiền, chia làm ba kỳ, mệnh giá tiền giấy từ 1 đồng đến 500 đồng. Cũng trong thời gian đó Việt Nam Cộng hòa xúc tiến rút khỏi cộng đồng tiền tệ phụ thuộc vào đồng franc (zone franc). Giai đoạn này đến năm 1959 thì hoàn tất.Viện Hối đoái giữ vai trò quy định hối xuất giữa đồng bạc Việt Nam và các ngoại tệ.

Giá trị đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sau đó gắn liền với đồng Mỹ kim với tỷ giá chính thức 35:1, tức la một đồng có giá trị USD 0,02857.


Phát hành 1955 :





Tiền cắc

Văn hóa & Xã hội

Ngay trong những năm tháng đầu tiên, chính phủ cho lập Bộ Thông tin và Thanh niên, thay thế Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý để quảng bố đường lối của chính phủ ở trong nước. Về mặt văn hoá, chính phủ chủ trương dùng tiếng Việt trong tất cả các bảng hiệu ngoài đường phố và nhất là trong trường học, bất kể công hay tư lập, thay vì trước kia những trường của cộng đồng người Hoa hoàn toàn không dạy tiếng Việt. Những sinh ngữ khác bị liệt là ngoại ngữ theo giáo trình.
Cũng trong chiều hướng này ngoài phong trào đòi ngoại kiều, nhất là Hoa kiều, nhập Việt tịch, Tháng Tư năm 1957 thì Chính phủ xét rằng tất cả thẻ lý lịch ngoại quốc trở thành vô hiệu, khiến bất cứ ai ngụ cư cũng phải chọn nhập tịch hoặc bỏ quyền lưu trú dài hạn ở Việt Nam.
Để đẩy mạnh tinh thần tự cường, bắt đầu từ năm 1955 ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là một ngày lễ chính thức của quốc gia, thường có diễn hành rước voi từ Công trường Lam Sơn trước Quốc hội đến Dinh Độc Lập.
Ngày 11 Tháng Ba, 1962 thì Chính phủ cho khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh, Sài Gòn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ kiểu và điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế tạc hình để vinh danh Hai Bà.
Những ngày lễ khác là ngày quốc khánh, kỷ niệm ngày ban hành Hiến pháp vào 26 Tháng Mười 1956. Ba ngày 26, 27, 28 tổ chức đốt pháo. Ngoài ra thông tư Phủ Tổng thống cũng cho biết tổng thống sẽ mặc quốc phục gồm áo dài màu lam và khăn xếp màu đen vào những ngày đại lễ.
Năm 1957 thì hoàn tất Thư viện Quốc gia và Trung tâm Văn hóa ở Sài Gòn với dung tích chứa một triệu cuốn sách. Trung tâm văn hóa có ba thính đường: 1000, 500 và 200 chỗ ngồi. Việc xây cất cơ sở này được đề cao mặc dù ngân sách eo hẹp. Cũng năm đó khánh thành Viện Đại học Huế, trường đại học thứ nhì của Việt Nam Cộng hòa.
Chính phủ cũng đẩy mạnh giáo dục ở trình độ đại học. Tổng số sinh viên đại học đạt 11.708 người vào niên khóa 1960-61. Ở Huế thì mở thêm Đại học Y khoa do chính phủ Canada trợ giúp qua Chương trình Colombo. Ở Sài Gòn thì lập phân khoa Dược khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.
Thời Đệ nhất Cộng hòa cũng đề ra một số đạo luật khá đặc biệt, trong đó đáng ghi nhận nhất là Luật Bảo vệ Gia đình và Luật Bảo vệ Luân lý. Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đề xướng được ban hành Tháng Năm, 1958. Theo đó thì vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị hủy bỏ trừ khi chính tổng thống cứu xét và cho phép. Vì vậy, luật này người dân thường gọi là "luật cấm ly dị".

Luật Bảo vệ Luân lý ban hành Tháng Sáu, 1962 cấm một số việc như chọi gà, đánh bạc, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, nghề mại dâm và cả khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là "luật cấm nhảy đầm". Dù vậy màu sắc xã hội thời kỳ này rất đa dạng với nhiều ấn phẩm diễn đạt nhiều luồng tư tưởng văn hóa như các tạp chí Sáng tạo, Văn hóa Ngày Nay, Bách khoa, Hiện đại, Nhân loại và Văn học. Các tờ báo Chính luận, Tự do, Ngôn luận, Sống, và Xây dựng thì chú trọng đến những tin chính trị và thời sự.

Chính sách chính trị đối nội

Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Đảng Cần lao Nhân vị do Ngô Đình Nhu chủ trương chiếm ưu thế trên chính trường.
Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Trần Chánh Thành nguyên là Quốc vụ Khanh được bổ làm Bộ trưởng Thông tin và Thanh niên, kiêm lãnh tụ Phong trào Cách mạng Quốc gia. Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng hay còn gọi là Thanh niên Cộng hòa để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn. Hội đoàn này tính đến năm 1960 đã đào tạo hơn 116.000 thành viên hoạt động ở miền quê. Thủ lãnh là ông Ngô Đình Nhu. Đối với phụ nữ thì có Phong trào Phụ nữ Liên đới cũng thành lập từ năm 1958 để vận động phái nữ. Thủ lãnh là bà Trần Lệ Xuân. 
Bầu cử Quốc hội khóa II năm 1959

Chiếu theo Hiến pháp 1955 thì cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần thứ nhì năm 1959 với 441 ứng cử viên đua nhau 123 ghế. Khối ủng hộ chính phủ chiếm 79% số phiếu và 89 ghế. Những khu vực thiếu an ninh nhất lại là những vùng ủng hộ chính phủ nhiệt thành nhất với 84% số phiếu trong khi Đô thành Sài Gòn tỷ số ủng hộ chính phủ rút xuống còn 42%. Một số sự kiện bất thường phải kể vụ ứng cử viên bác sĩ Phan Quang Đán, lãnh tụ khối Dân chủ và chủ nhiệm báo Thời luận. Ông đắc cử ở khu 2 Sài Gòn với 35.000 phiếu, đánh bại ứng cử viên của đảng Cần lao nhưng bị tòa kết tội hối lộ nên bị loại, không được nhậm chức.

Bầu cử Tổng thống năm 1961

Tháng Tư năm 1961 Việt Nam Cộng hòa mở cuộc bầu cử tổng thống. Ba ứng cử viên chính nhập cuộc là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Quát, và Hồ Nhựt Tân. Kết quả với 75% cử tri đi bầu là liên danh Ngô Đình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ tái đắc cử với 88% số phiếu; liên danh Hồ Nhựt Tân-Nguyễn Thế Truyền 7%; và Nguyễn Đình Quát-Nguyễn Thành Phương 4%.

Bầu cử Quốc hội khóa III năm 1963

Cuộc bầu cử Quôc hội khóa thứ III được tổ chứ vào ngày 27 Tháng Chín năm 1963 trong tình hình sôi động giữa chính phủ và khối Phật giáo. Trước đó ba tháng thượng tọa Thích Quảng Đức đã tự thiêu đế phản đối chính sách bất bình đẳng đối với Phật giáo. Trong số 6.809.078 cử tri toàn quốc thì 6.329.831 người đi bầu, tức là hơn 92%. Kỳ bầu cử đó Trần Lệ Xuân đại diện khu 4 tỉnh Long An tái đắc cử với 47.406 lá phiếu. Ngô Đình Nhu đại diện khu 1 tỉnh Khánh Hòa cũng tái đắc cử với 53.879 lá phiếu. Quốc hội khóa này chưa kịp nhậm chức thì cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra.

Bầu cử Quốc Hội VNCH  năm 1966

Chính sách chống Cộng

Chính phủ cũng phát động chiến dịch Tố cộng và Diệt cộng từ mùa hè năm 1955. Thành phần Việt Minh không tập kết ra Bắc bị đưa ra trước công chúng và bắt tự kiểm điểm để khước từ chủ nghĩa Cộng sản. Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản. Đạo luật 10/59 ban hành Tháng Năm, 1959 tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa Cộng sản và mở thêm một hệ thống Tòa án Quân sự Lưu động để xử bị cáo. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 thì có 48,250 người bị bắt giam vì tội danh "cộng sản".
Cũng trong thời kỳ đó bạo động khủng bố gia tăng với lực lượng Cộng sản sát hại nhiều giới chức địa phương. Năm 1959 có 193 vụ ám sát và đến năm 1960 đã tăng lên hơn 1.400 nạn nhân, biến vùng nông thôn miền Nam thành nơi nguy hiểm khó lường.

Chính sách đối với miền Bắc

Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 6 Tháng Bảy, 1955 trên đài phát thanh không chấp nhận Tổng Tuyển cử vì Quốc gia Việt Nam đã không ký vào Hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi điều lệ trong Hiệp định. Hơn nữa hiệp ước ngày 4 Tháng Sáu năm 1954—hơn một tháng trước Hiệp định Genève — giữa Thủ tướng Pháp Joseph Laniel và Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Bửu Lộc đã công nhận sự độc lập hoàn toàn của chính phủ Việt Nam nên không thể buộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa thi hành những điều mà Quốc gia Việt Nam không ký sau khi đã được toàn quyền ứng xử. Lý do khác nữa mà Việt Nam Cộng hòa không tổ chức Tổng Tuyển cử theo chính phủ Đệ nhất Cộng hòa là cuộc bầu cử sẽ không chính đáng vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tự do chính trị. Chính Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, tức ICC (International Control Commission) cũng tuyên bố không thể bảo đảm bầu cử tự do ở Miền Bắc Việt Nam.
Dầu vậy ngày 20 Tháng Bảy, 1955 Phạm Văn Đồng gửi văn thư kêu gọi hiệp thương và phái Văn Tiến Dũng vào Sài Gòn để đàm phán. Phái đoàn tạm lưu tại Khách sạn Majestic nhưng bị Hội đồng Nhân dân Cách mạng tổ chức biểu tình chống đối phái đoàn dữ dội; khách sạn bị bao vây và phóng hỏa khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (International Control Commission, ICC) phải can thiệp để phái đoàn bay về Bắc an toàn. Việc hiệp thương với miền Bắc từ đó chấm dứt.
Sau năm 1960 khi chiến cuộc bắt đầu giữa chính phủ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam thì quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng thêm khó khăn. Đến năm 1962 thì Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến với hai phái đoàn Ấn Độ và Canada báo cáo rằng xung đột võ trang ở miền Nam do các lực lượng gửi vào từ Miền Bắc đã vi phạm những điều cơ bản trong Hiệp định Genève khiến tình hình khó vãn hồi hòa bình giữa hai phe. Họ kêu gọi cơ quan thẩm quyền quốc tế can thiệp. Riêng phái đoàn Ba Lan bỏ phiếu chống và báo cáo rằng phong trào chống chính phủ là ở miền Nam vì chính sách thanh trừng Cộng sản của Việt Nam Cộng hòa.


VIỆT NAM CỘNG HOÀ với một nền Dân Chủ Tự Do tuy còn son trẻ nhưng hơn rất nhiều quốc gia trong vùng. Vào thời nầy thì miền Bắc dân chúng rất là cơ cực với một chế độ phi Dân Chủ và Độc tài, Đảng trị. Ngoài ra nhân dân miền Bắc còn  khốn khổ vì chiến dịch Cãi Cách Ruộng Đất do Hồ chí Minh rập khuôn từ Tàu Cộng, đã giết chết 720.008 người - đưa đến cuộc di cư vĩ đại sau ngàỳ 20.7.1954.


THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP 

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

  • Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista).
  • Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từng làm Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái. Ông Ngô Đình Diệm là người con thứ ba trong gia đình với hai người anh đầu là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục. Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, còn Ngô Đình Thục một thời làm tổng Giám mục. Ông còn năm người em là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo và Ngô Đình Thị Hiệp - mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
  • Lúc thiếu thời, cha Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả theo Nho học, sau đó ông vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia để làm tu sinh nhưng sau đó ông bỏ và làm quan trong triều Nhà Nguyễn. Năm 1905 ông thăng chức Tổng quan Cấm Thánh.
  • Là người mộ đạo, Ngô Đình Khả dẫn gia đình ông đi lễ mỗi buổi sáng. Năm 1907, thấy chính quyền bảo hộ Pháp phế bỏ và đày vua Thành Thái sang Phi Châu, ông Ngô Đình Khả xin từ quan về quê làm ruộng để tỏ sự bất mãn. 
  • Ông Ngô Đình Diệm lúc còn niên thiếu, thường ra ngoài giúp cha làm ruộng lúc ông đang đi học trường Công giáo Pháp . Từ năm 15 tuổi ông cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng. Vài tháng sau, cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã từ bỏ và xin học vào trường Quốc Học Huế (Pellerin Huế). Từ lúc còn nhỏ, ông được quan đại thần Nguyễn Hữu Bài - bấy giờ là phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ do có mối quan hệ gần gũi, người anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi lập gia đình với con gái của Nguyễn Hữu Bài.
  • Ngô Đình Diệm học rất giỏi, khi còn học trường trung học (lycée) của Pháp tại Huế, thành tích thi cử của ông xuất sắc đến mức ông nhận được học bổng du học tại Paris, nhưng ông đã từ chối và quyết định ra Hà Nội học trường Hậu bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó năm 1921.
  • Năm 1921, Nhận chức tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
  • Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên), rồi Tri phủ Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị).
  • Năm 1926, Nhận chức tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận
  • Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận ngày nay).
  • Năm 1933, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại, là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký ủy ban cải cách và đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không thấy được chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933. Sau đó, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,... tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi bãi nhiệm Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. 
  • Thời kỳ 1934-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và vây bắt Ngô Đình Diệm ở tại phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.
  • Bị Việt Minh bắt
  • Sau khi Bảo Đại thoái vị, Mặt trận Việt Minh giành chính quyền, Ngô Đình Diệm cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà, Phú Yên ngoại trừ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Anh cả Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi cùng cháu trai Ngô Đình Huân trên đường giải ra Hà Nội thì bị lực lượng áp tải thủ tiêu do nghi ngờ ông định chống lại lực lượng Việt Minh.[ Còn Ngô Đình Diệm bị giải ra Hà Nội.
  • Tại Hà Nội, Ngô Đình Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm hỏi Hồ Chí Minh lý do giết anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một sai lầm do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì biết rằng ông là một người có tài lãnh đạo. Ông Ngô Đình Diệm không chấp nhận lời mời hợp tác với Hồ Chí Minh.Sau cuộc gặp với Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quan và sau đó  được vào năm 1946.
  • Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, Ngô Đình Diệm sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong "vấn đề độc lập dân tộc". Sau đó khi Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, Ngô Đình Diệm tỏ ra thất vọng. Ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại với lý do "không tin người Pháp, càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà Pháp vẽ ra"
  • Năm 1950, Việt Minh cố gắng giết Ngô Đình Diệm trên đường ông đi thăm anh là Giám mục Ngô Đình Thục tại Vĩnh Long nhung bất thành.
  • Ông theo anh là Giám mục Ngô Đình Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để đang sống ở đây. Trong thời gian ở Nhật, ông gặp tướng Douglas MacArthur chỉ huy quân Mỹ tại Nhật để thuyết phục Mỹ ủng hộ nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam nhưng tướng Douglas MacArthur không có biểu hiện gì ủng hộ Việt Nam. Sau đó ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập.
  • Tháng 5 năm 1953, Ông Ngô Đình Diệm bay sang Pháp rồi sau đó qua Bỉ trú ngụ tại một tu viện lớn. Năm 1954, Ngô Đình Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, Diệm bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong. 
  • Đầu năm 1954, trong khi Pháp đang gặp khó khăn tại trận Điện Biên Phủ, Quốc Trưởng Bảo Đại liên tục nhờ người chuyển lời với ông Diệm đang ở Hoa Kỳ, yêu cầu ông này trở về nước thành lập chính phủ mới. Ông Diệm tiếp tục từ chối lời mời của Bảo Đại với lý do không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, ngày 4/6/1954, Pháp ký với Quốc gia Việt Nam hiệp ước trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, Quốc trưởng Bảo Đại gặp Ngô Đình Diệm tại Pháp. Ông Diệm đồng ý trở về nước làm Thủ tướng theo lời mời của Bảo Đại với điều kiện Bảo Đại phải đồng ý để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý với yêu cầu này, sau đó ông Diệm về nước và chính thức được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người.
  • Khi hay tin Ông Ngô Đình Diệm nhận lời mời làm Thủ Tướng Quốc Gia VN; Tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.
  • Đây là cơ hội để Ông Ngô Đình Diệm  làm cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững, và loại bỏ được ảnh hưỡng của Pháp. Khi lên làm thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông quyết định bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương (một cơ quan do Pháp thành lập), từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp. Đây là một quyết định rất sáng suốt của một nguyên thủ quốc gia như ông. Nước VN phải được thật sự độc lập và quân đội Pháp nhất quyết phải rút ra khỏi lảnh thổ VN.
  • Xung đột với Quốc trưởng Bảo Đại
  • Thủ tướng Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại khi ông thông qua Dụ số 21 ngày 11 Tháng Ba, 1955 chính thức sát nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại.
  • Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ rút lại mọi ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm và gây sức ép buộc ông này từ chức. Bảo Đại muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các giáo phái lớn tại miền Nam không quyết định hoàn toàn ủng hộ bên nào. Thậm chí, Đại sứ J. Lowton Collins cũng muốn thay thế ông Diệm. Collins quay về Mỹ vài lần, thuyết phục chính phủ Mỹ gây sức ép buộc ông Diệm từ chức.
  • Trở thành Tổng thống

    Hiệu kỳ Tiết trực tâm hư của Tổng thống Ngô Đình        
    Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà HảoCao Đài được Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông, tiếp đó là cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam VN.
    Sau đó Ông Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến và ban hành Hiến Pháp VNCH.  Hai năm sau, 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng hoà.



Ông Ngô Đình Diệm là Tổng Thống đầu tiên của VNCH.

Nhớ lại 9 năm , 9 cái mùa Xuân Thanh Bình Thịnh Trị (1954-1963) của Đồng Bào VIỆT NAM ở Miền Nam , dưới thời Chí Sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM là Vị Tổng Thống Dân cử (Nguyên Thủ Quốc Gia) đầu tiên của Chính phủ VNCH.

Tuy ngắn ngủi , nhưng không bao giờ phai nhòa trong tâm tưởng của gần 20 triệu Đồng bào Miền Nam và hơn 1 triệu Đồng bào Miền Bắc (1954). Đầy ấp nghĩa tình của Ngày Tết , các lễ hội…các tập tục (phong tục tập quán), các lễ lạc , khắp nơi khắp chốn pháo nổ đì đùng cho đến Hạ Nêu mà còn kéo dài hằng mấy tháng trời không thiếu một nghi thức nào. Khắp nơi từ thành thị đến thôn quê nam thanh nữ tú tới lui dập dìu , nhà không đóng cửa , của rơi không ai nhặt, ai lượm…, trên cơm dưới cá , ruộng đồng bát ngát lúa xanh tươi , chim chóc đua nhau hót líu lo… Ôi! tràn đầy hạnh phúc an bình thịnh vượng hoan ca của một thời vàng son thánh đức của người VIỆT và nước VIỆT.

Sau khi TT NGÔ ĐÌNH DIỆM bị đám phản tướng hạ sát. Từ đó mỗi khi Xuân về, đồng bào Miền Nam không còn nghe pháo Tết nữa , mà ngày nào cũng chỉ nghe đạn pháo kích của VC nổ , mìn nổ, lựu đạn nổ, Plastic nổ và cái Tết Mậu Thân nổ lớn đến Thế giới phải kinh hoàng… Mãi đến hôm nay, 38 năm rồi người Dân Miền Nam VIỆT NAM chưa một lần Ăn cái Tết nào trọn vẹn, có ý nghĩa thật sự Thanh Bình An Lạc Âu Ca trên chính Quê Hương mình .


Trước hiện tình chính trị của quốc gia, một cận ảnh chính trị đen tối sẽ chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Nhưng không ai có thể đứng ra cáng đáng công cuộc giữ nước trước sự độc tài của giới đương quyền Việt Nam. Đồng thời, tinh thần đoàn kết quốc gia cũng bị xói mòn và tình tự dân tộc bị lở sập thì lịch sử minh chứng đúng đắn rằng: Tinh thần lãnh đạo quốc gia độc lập của ông Ngô đình Diệm là thượng sách.



Thật khó thay và biết đến bao giờ, Người Việt, Nước Việt kết tinh và hội tụ được một vị lãnh đạo mà nhân thân không bị một chút tỳ xước trong hạnh kiểm, hay trong chủ trương chính sách đã không phụ thuộc ngoại bang. Đồng ý rằng, chính thể Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo chưa hoàn chỉnh về mọi mặt. Nhưng rất đầy đủ nhiều yếu tố để khẳng định rằng, đó là Mô hình, là Kiểu mẫu cho đảng cộng sản Việt Nam thực hiện để mở ra một trang sử mới cho Việt tộc. Hay, nói một cách đích thực hơn là, để quốc gia Việt Nam tránh được nguy cơ mất nước về tay phương Bắc, thì cần phải có một con người đầy đủ uy tín và bản lĩnh chính trị như Ngô Đình Diệm, và một “bộ óc trăm năm” như Ngô Đình Nhu.

MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TẶNG THƯỢNG THƯ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Bài thơ nầy cụ Phan Bội Châu viết khi hay tin ông Diệm từ quan, ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.

Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường. Sau này khi được Hoàng Đế Bảo Đại chấp thuận, ông Diệm về dạy học tại trường Providence Huế.

Trong khi lui về dạy học, ông Diệm âm thầm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cương Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà ái quốc cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập Tự Do cho đất nước. 


Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêt gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đê tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta.



Bài thơ của cụ Phan Bội Châu sáng tác tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933, được đăng lần thứ nhất trên báo Tiếng Dân 27-12-1933 chỉ có 7 câu ( bị kiểm duyệt) và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau:



Ai biết trời Nam hãy có người,

Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.

Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,

Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.

Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,

Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.

Ví chăng kịp lúc làm vai vế,

Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.



Sau khi cụ Phan Bội Châu qua đời, ông Ngô Đình Diệm thay thế Cụ làm lãnh tụ Phong Trào Cường Để. Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ:

“Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?”


Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau ( nguồnhttp://ngodinhdiem.net/ChinhTri/NDD/CuPhanONgoDinh.html)


ÔNG DIỆM ĐÃ LÀM TỔNG THỐNG Mỹ EISENHOWER PHẢI KÍNH PHỤC

Củng cần nhắc lại, vào tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm nhận sự ủy nhiệm toàn quyền về hành chánh và quân sự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Nói là để cứu nước, nhưng ông về với tay không, quốc khố trống rỗng, tình hình an ninh cũng như chính trị rối bời như mớ bòng bong. Vừa ngồi vào ghế thì đất nước bị chia hai. Quân quyền nhốn nháo như buổi chợ chiều. Sáu mươi ngàn quân viễn chinh Pháp còn lại, tìm mọi cách xui giục các phần tử thân Pháp chống phá ...

Nước Mỹ tiếp đón rất nồng hậu Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1957.
nếu là con dân nước VNCH chúng ta cũng thấy hãnh diện
với tư cách của người nguyên thủ của chúng ta.

Trong lúc dân tình hoang mang hốt hoảng, lòng người ly tán thì Chính phủ phải vừa phòng ngự tại vĩ tuyến 17 vừa diệt trừ cộng sản nằm vùng, vừa thống nhất lực lượng quân sự từ các giáo phái võ trang vừa phải lo cuộc sống cho một triệu người di cư từ miền Bắc……

Trước một tình trạng hầu như tuyệt vọng này, các nhà quan sát thời thế uy tín hàng đầu thế giới, lạc quan nhất cũng không ngần ngại quyết đoán: Miền Nam Việt Nam chỉ có thể sống còn được tối đa là sáu tháng.

Nhưng với lòng dũng cảm phi thường, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong thời gian không đầy hai năm đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ, thành ổn định, trật tự với tân chế độ Cộng Hòa có kỷ cương, có pháp luật... Trước kết quả thần kỳ này, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã phải công khai thán phục, gọi ông Diệm là “Người của phép lạ!”. Ông Diệm cũng được tạp chí Time chọn là người của năm.

Tổng Thống Eisenhower đã chính thức mời Tống Thống Ngô Đinh Diệm viếng thăm Mỹ quốc vô cùng trọng thể. Đích thân Tổng Thống Eisenhower ra tận chân thang máy bay nghinh đón ông, là một sự kiện hi hữu.



Tổng Thống Hoa Kỳ mở quốc yến chào mừng ông và Quốc Hội đã mời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tổng Thống Hoa Kỳ có mặt trong buổi nói chuyện này.

Tôi tin rằng qúy vị nghe tới đây hẳn đã liên tưởng tới sự khác biệt về chuyến công du nước Mỹ mới đây của chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, Trương Tấn Sang. Không có sự dàn chào toán nghi lể dành cho thượng khách, không có thảm đỏ, không có Obama ra đón tiếp. 


Xem thái độ tiếp đón lạnh nhạt của Tổng Thống Obama đối với tên
 Chủ Tịch Trương Tn Sang khi tới thăm Mỹ 24.7.2013.  


                  



Tổng Thống VNCH trong ngày thăm viếng nước Mỹ năm 1957



TIẾT TRỰC TÂM HƯ NỀN TẢNG TƯ DUY CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”, có nghĩa là ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Ông  Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách của người quân tử nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức.

Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của ông Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với sự gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu ông Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cụ, âm mưu sát hại cụ để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần . 



Tứ bề thọ địch, một nghịch cảnh đến với nền cộng hoà son trẻ. Vì quyền lợi của Mỹ  Phật giáo Ấn Quang và đám phản tướng VNCH, nên bộ ba nầy đã cấu kết trước sau để giật sập chế độ đệ nhất Cộng Hoà. Và cũng vì tiến thưỡng của Mỹ, mà đám phản tướng ra tay sát hại người chí sĩ suốt đời tận tuỵ với tổ quốc và dân tộc vào ngày 2.11.1963. Thương thay cho số phận của một bậc minh quân trong bối cảnh của phong kiến và cộng hoà với sự ngu dốt đám phản tướng hám danh, không biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân..

Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo sự sụp đổ của chính thể VNCH!! https://www.youtube.com/watch?v=m4-Bw60zbko



NHỚ NGÔ CHÍ SĨ



Chí Sĩ quên mình với núi sông

Vì dân vì nước chẳng hề không

Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt

Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng 

Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc

Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*

Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết

Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong 

(TỐ NGUYÊN)
     




CHÙM ẢNH VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

 President Ngo Dinh Diem's speeches:
(courtesy of Mr. Larry HadzimaNeillsville, Wisconsin)

         
Ngo Dinh Diem, the first elected                  President Eisenhower greeted  Ngo Dinh Diem in Washington,05/08/1957.     President of the Republic of South Vietnam

  
   

          
                                                                                         TT Ngô Đình Diệm trò chuyện cùng Đại                                                                                                       sứ Henry Cabot Lodge  10.1963


TRINH KHÁNH TUẤN
15.9.2014