Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Cách gõ tiếng Việt Nam có dấu trong Windows

BK Hà Sơn Điệp

Trước tiên phải thiết kế Vietnamese keyboard có sẳn trong Win Vista, làm như sau:
  • Click Start >> click Control Panel (chọn Classic View) >> Click Regional And Language Options.
  • Click vào Keyboard And Languages tab
  • Click Change keyboards
  • Click vào General tab
  • Click Add...
  • Click vào ô vuông có dấu ( + ) nơi chữ Vietnamese (Vietnam)
  • Click vào ô vuông có dấu ( + ) nơi Keyboard
  • Click vào ô vuông trước chữ Vietnamese
  • Click OK, OK và OK
Đã xong, sau đó bạn có thể chọn English hay Vietnamese keyboard gần System task như hình dưới:



Nhớ chọn Vietnamese keyboard (VI) khi đánh tiếng Việt Nam.

Bên dưới là bảng bỏ dấu khi đánh tiếng Việt Nam

1 = ă

2 = â

3 = ê

4 = ô

5 = dấu huyền

6 = dấu hỏi

7 = dấu ngã

8 = dấu sắc

9 = dấu nặng

0 = đ

[ = ư

] = ơ


Ghi chú: Bất Khuất nào đả đánh quen với hai dạng telex và vni, khi đổi qua bảng bỏ dấu của ông Cổng lúc đầu hơi bở ngỡ, nhưng khi quen thì đánh nhanh và cũng dể thôi.

Windows XP cũng gần giống như Vista, bây giờ ở nhà đàn em không có XP trong máy, ngày mai vào sở làm đàn em sẻ gởi email cách thiết kế Vietnamese keyboard vào song hành với US keyboard trong win XP cho mấy bạn đọc.Nguồn http://batkhuat.net/kt-cachthuc-gochuviet-win-vista.htm
BK Hà Sơn Điệp

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

VIỆT ĐIỂU ( CHIM VIỆT) CÀNH NAM
Chim Việt (chim cắt) to ngậm quả hay hạt thức ăn này ở Văn Miếu, Hà Nội.

Trong văn hóa cổ chúng ta có hai hình ảnh về loài chim gắn bó với dân tộc là chim Lạc và chim Việt, hai câu thường được nhắc nhở đến nhiều đó là: 

Hồ mã tê bắc phong 
Việt điểu sào nam chi 


dịch nghĩa:

Nghe tiếng ngựa Hồ gió bấc lạnhCó đàn chim Việt đậu cành Nam.

                              

CHIM VIỆT: Theo điển tích, chim Việt sinh ra ở đất Việt (phía Nam nước Tàu), cảm thụ được khí ấm áp nên khi bay đi xứ khác bao giờ cũng đậu cành phía Nam là phía ấm áp hợp với chỗ quê hương. Theo truyền thuyết thì hướng di trú của chim Lạc về tới sông Hồng định cư sinh sống cho nên một loài chim thường hay được nhắc nhở tới là chim Lạc, loài chim nầy có in rõ trên mặt trống Đồng cũng trong các bức phù điêu hoặc như hoa văn trên áo dân tộc.


Chim mỏ cắt hay Chim rìu ( Chim Việt)

NGỰA HỒ:
là ngựa sinh ra ở nước Hồ - một nước khí hậu lạnh ở phía Bắc nước Tàu. Giống ngựa này cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh, thường được dùng làm ngựa chiến. Ngựa Hồ tuy về Tàu, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ. Mỗi khi gió bấc nổi lên, tuyết rơi lả tả nơi đất khách thì ngựa lại cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

Theo đó, người đời sau hay dùng từ "chim Việt, ngựa Hồ" (Việt điểu, Hồ mã trong câu "Hồ mã tê Bắc phong/ Việt điểu sào Nam chi" - Ngựa Hồ ngóng gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam) để chỉ tấm lòng về quê hương cố quốc nơi mình đã được sinh ra. Nghĩa bóng là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người. 




TÌM HIỂU VỀ CHIM VIỆT (Chim Rìu, Chim Việt)
http://www.vietnamvanhien.net/HinhBongChimVietODiaBanBachVietCu.pdf

Chim Việt đậu cành chọn hướng nam.
Ta giống Rồng Tiên dòng Lạc Việt
Phải luôn tỏ mặt với lân bang…
Không nên làm nhục nước Nam ta. 



                                                                                 

Con chim tổ tối cao tối thượng của Đại Tộc Việt phải là con chim Việt, chim Rìu. Người ta đã tìm thấy con chim Việt này và đã viết trong ba bộ sử sách, sử miệng, sử đồng 

Hình bóng chim rìu, chim cắt còn thấy nhiều trong ca dao như qua bài đồng dao Bổ nông là ông bồ cắt nói về sáu con chim tổ của Đại Tộc Việt ứng với Việt Dịch Chim Nông Cắt ....

Bổ nông là ông bồ cắt,
Bồ cắt là bác chim di,
Chim di là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ nông.


CHIM VIỆT TRONG BÀI HÁT CỦA NGƯỜI Ê-Đê

Người Ê-đê có chim mling, mlang thấy qua bài hát

Anh đến từ nơi xa,
Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,
Chim mơ-lang từ buôn.
Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương...
(Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam).


Chim mling, mlang này chính là chim cắt. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với Mã Lai ngữ langling: the Southern pied hornbill (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam). Ta cũng thấy rất rõ Mã ngữ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Như thế chim lang, chim linh chỉ chung loài mãnh cầm, loài chim mang hùng tính biểu tượng cho đực, dương, phái nam, mặt trời. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với hai từ lang và linh trong Việt ngữ. Việt ngữ lang là chàng, con trai. Linh ruột thịt với Ấn ngữ linga (bộ phận sinh dục nam). Linh biến âm với lính (ngày xưa chỉ đàn ông con trai mới phải đi lính), với đinh theo kiểu linh đinh. Đinh là con trai, thanh niên như tráng đinh, lễ thành đinh. Rõ ràng chim mlang, mling là chim langling, chim cắt, chim rìu, loài chim mang biểu tượng cho nam tính, dương, hùng tính, mặt trời tức chim Việt. Địa danh Mê Linh mang tên loài chim Việt này. Dựa vào các nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lịch sử, ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian, Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim... Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất huyện đó, bộ lạc đó, khi xưa mang tên một loài chim Mling với một thị tộc (bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi vua Hùng Vương. Hùng Vương đóng đô ở Phong châu. Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, đã ghi lại rành rành trong Đại Nam quốc sử diễn ca:


Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...


Hai Bà khi lên ngôi đóng đô ở đất Mê Linh. Mê-Linh, Mlang, Mling, Langling là chim lang, chim biểu tượng cho Lang Hùng, là chim chàng (chisel), chim đục, chim rìu, chim Việt, chim đực, chim biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là con chim đực). Hùng Vương thế gian có một khuôn mặt chim biểu là chim cắt (có thể là loài chim cắt đất), chim Việt đội lốt chim cắt chim sừng, chim Khướng, chim Khương Great Hornbill, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế dòng Viêm Việt.
Mặt trống đồng
Những loài chim có trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
                     
Con chim mỏ to như mỏ rìu, có mũ sừng, ngậm hạt trong mỏ này trăm phần trăm là chim cắt, chim rìu, CHIM VIỆT. Ngày nay chúng ta còn có thể tìm thấy con chim Việt (chim cắt) to ngậm quả hay hạt thức ăn này ở Văn Miếu, Hà Nội. 

CHIM VIỆT PHẢI ĐẬU CÀNH NAM

 Là chim Việt chỉ có đậu cành NAM, đừng có bao giờ như bọn man di csVN đi đậu cành Bắc ( bắc phương), làm nhục cả tông chi họ hàng.

Tớ đã bảo rồi, mình là chim Việt chỉ có đậu cành NAM 
                         

Nơi cành Nam,
Sinh chim Việt.
Chẳng bao giờ
Muốn rời xa!
Tổ Hùng Vương 

Ngày ba mươi tháng tư
Năm một chín bảy lăm

Đàn chim Việt
Tung đôi cánh
Rời cành nam
Tìm đất ấm
Để tụ đàn
Tuy đất lành
Nhưng luôn nhớ
Quê lầm than
Vì cộng phỉ
Nước cơ hàn
Dân lầm than
Không Tự Do
Thiếu Hạnh Phúc 

CHIM U HOÀI

Triệu cánh chim Việt khắp bốn phương
Trông về cố quốc ngẫm càng thương
Xa đàn thảng thốt nơi quê mẹ
Vỗ cánh u sầu chốn cố hương
Cố nén buồn đau quặn thắt lòng



Lời kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao!

Việt điểu tha phương ơi, ta cùng giống,
Hãy đoàn kết lại, chung vai chung sức
Vì TỔ QUỐC, vì đất nước tang thương!
Đoàn kết lại để cùng nhau mạnh tiến
Tẩy trừ Cộng sản, cứu lấy non sông!


Vo Thilinh, 25.7.2014

HOA TRINH NỮ HAY HOA MẮC CỠ


Tâm Sự Hoa Mắc Cỡ (sưu tầm)


Ai nói với anh em không biết mắc cỡ
Mổi khi tay người vuốt ve nâng niu
Nhè nhẹ khều làm hồn trầm bay bổng lên cao
Đôi mắt kia rạt rào nhìn chăm vào da thịt
Ôi ! ngất ngây giây phút lâng lâng xao xuyến lạ
Má ững hồng đôi môi e thẹn thùng
Khép nhẹ nhàng từng cánh mõng lim dim
Quân tử lạ kì mình đây đó mới chưa từng quen
Đang đi khi không dừng lại ngắm say mê đắm đuối
Người ta chỉ là một bông hoa tím dại
Một loài hoa không hương kém sắc màu
Sống nơi rừng hoang vắng nắng khô cằn cổi
Quanh năm bốn mùa bậu bạn với trăng sao
Được chàng để ý lòng nao nao như mở hội
Nguyện theo anh vào hồn thơ thi sĩ
Ẽo lã nằm nghiêng trên trang giấy trắng
Nét văn chương diễn tả bút mơ màng
Hoa trinh nữ biết yêu biết mắc cỡ

Quanh năm bốn mùa bậu bạn với trăng sao
Được chàng để ý lòng nao nao như mở hội
Nguyện theo anh vào hồn thơ thi sĩ
Ẽo lã nằm nghiêng trên trang giấy trắng
Nét văn chương diễn tả bút mơ màng
Hoa trinh nữ biết yêu biết mắc cỡ



HOA TRINH NỮ

Hái cây hoa dại lẽ loi bên đường gọi hoa Trinh Nữ
Hoa Trinh Nữ ko mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa

Hoa đâu dám khoe màu cùng nàng cúc vàng tươi
Hoa ko bán hương thơm như nàng dạ lý trong vườn
Nhưng hoa trinh nữ đẹp tựa chuyện tình 2 chúng ta
.......( trích sáng tác của Nhật Trường)


                                 
Có vô số loài hoa, mỗi hoa mỗi vẻ, mỗi hoa mỗi hương, mỗi hoa mỗi sắc. Nhưng có một loài hoa “lạ”, độc đáo nhất, và cũng bình dị nhất: Hoa Mắc Cỡ. Nghe cái tên “chán” thật!

Cây Hoa Mắc Cỡ mọc hoang khắp nơi, tại các khu đất sỏi đá ẩm ướt, đất đỏ pha cát, kể cả vùng đất cằn cỗi. Thân thảo, nhiều chùm rễ thành cành, có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều gai nhỏ vàng mỡ gà, đầy gai nhọn, đâm vào da thịt gây nhức và đôi khi lưu mũi gai dưới da. Nhưng Cây Hoa Mắc Cỡ không “ác ý”, không “dữ tợn”, ai chạm khẽ vào là lá của cây Hoa Mắc Cỡ liền e thẹn xếp lá lại tỏ vẻ mắc cỡ như một trinh nữ.

Cây hoa trinh nữ hay cây hoa xấu hổ, cây hoa mắc cở, cây hoa e thẹn, tiếng hán việt gọi là hàm tu thảo (danh pháp hai phần: Mimosa pudica L.) là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất.

Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Khi gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.

                                   
                      
Hoa Mắc Cỡ màu trắng ngà, chuyển đổi màu tím nhạt và lúc già màu trà khô. Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,

Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.

CÁCH DÙNG:

Liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.

1.Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.

3.Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.

4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày. 
                   


SỰ TÍCH HOA TRINH NỮ

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một bà mẹ tính tình hiền lành như cục đất. Bà luôn chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn nghèo, nhưng sống một thân một mình, bà buồn lắm. Bà vẫn luôn cầu Giàng cho bà một đứa con để tuổi già sớm hôm bớt cô quạnh…

Một hôm, trên đường từ nương rẫy về, bà bị lạc đến một khu rừng lạ. Ðói và khát khô cổ mà bà vẫn chẳng tìm ra thức gì để ăn và uống. Bà lả người đi. Khi tỉnh dậy, bà thấy trước mặt có một lùm cây: lá xanh chi chít, hoa vàng li ti chen lẫn những chùm trái đỏ mọng. Bà cảm thấy thèm, bèn hái trái ăn. Trái ngọt lịm làm bà không còn cảm thấy đói và khát nữa. Ðầu óc bà dường như tỉnh táo hơn. Và rồi bà tìm được lối về nhà. Hôm sau, bà thấy người mình có vẻ khác. Bụng bà cứ ngày một to dần. Ðúng 12 mùa trăng, bà sinh một bé gái. Lũ làng nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ, vì bà không chồng mà có con. Có người độc lưỡi độc miệng nói bà đẻ ra “ma núi”. Bà vẫn cắn răng chịu đựng. Mặc dù nghèo khổ nhưng bà chăm sóc đứa nhỏ rất chu đáo.


Ðứa con gái càng lớn càng đẹp rực rỡ và xinh tươi như đóa Hoa Trang trong rừng. Nhưng tiếc thay, ngày ngày nó cứ mãi vào rừng rong chơi, bắt hoa, đuổi bướm, và lại lười biếng không chịu làm việc giúp mẹ. Bà mẹ ngày càng già yếu, nhưng vì thương con nên bà phải cố sức làm lụng vất vả để có cái ăn cái mặc cho con.

Một hôm, bà mẹ nhiễm bệnh và qua đời. Lũ làng xúm xít lo chôn cất bà mẹ và không tiếc lời quở trách đứa con tệ bạc. Quen thói lười biếng nên khi bà mẹ chết đi, đứa con không còn ai chăm sóc nữa. Hằng ngày nó tha thẩn tấm thân gầy còm đi ăn xin hết nhà này đến nhà khác. Mới đầu, người ta còn thương hại cho ít nhiều để nó sống qua ngày, nhưng nó cứ xin hoài khiến người ta cũng chán. Ðứa con đến đâu xin thì thiên hạ cũng dè bỉu, mỉa mai. Lúc này nó mới biết ăn năn, hối lỗi. Nó cảm thấy thương mẹ vô cùng và xấu hổ với dân làng nhiều quá. Nó chạy ra mộ mẹ, rồi nằm khóc nức nở và luôn gọi: “Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con!”.

Từ đêm đó, không ai còn gặp lại cô bé nữa. Người ta chỉ thấy bên mộ bà mẹ mọc lên một cây lạ, lá nhỏ li ti. Mỗi khi có ai vô tình hay cố ý đụng đến, cây chợt rùng mình, khép nép như cố né tránh mọi người. Người ta gọi đó là cây Hoa Mắc Cỡ.

Câu chuyện thật ý nghĩa, ngụ ý khuyên người ta phải sống đúng bổn phận làm con, luôn hiếu thảo với cha mẹ. Người ta có thể chọn nhiều thứ, nhưng không ai có thể chọn cha mẹ. Vì thế, dù cha mẹ có thế nào thì cũng vẫn là người sinh và dưỡng dục mình, chữ Hiếu vẫn phải giữ sao cho vuông tròn.

                 
 Thuở bé cứ thường chơi trò chạm vào hoa trinh nu để xem nó khép lá thế nào, chơi một mình thấy vui vui lại rủ mấy đứa bạn cùng xóm chơi cùng. Cái tuổi thơ vô tư là thế, cũng như cái loài hoa dại lung linh trong nắng mỗi trưa cùng lũ nhỏ.

Khép nép bên đường một cây trinh nữ
Lá xanh xanh, màu hoa tím rung rinh
Không hương sắc, không dáng vẻ đẹp xinh
Nét giản đơn cô gái quê hiền dịu.

 Thế mà cây hay dỗi hờn, nũng nịu
Cứ  đêm về lại khép lá làm duyên
Rồi sáng mai khi ánh mặt trời lên
Cây bừng tỉnh lá hoa đùa với gió.

 Đừng nghịch nhé cây thẹn thùng lắm đó
Khẽ khàng thôi đã khép nhẹ hàng mi
Một chút rạo rực, một tấm tình si
Nên vội vã nhắm nghiền con mắt lá.

 Một loài cây sức sống tràn trề lạ
Lá vẫn xanh, nở hoa trên sỏi đá
Chẳng đua chen khoe sắc với muôn loài
Thản nhiên vượt qua phong ba bảo tố.

Hồn Trinh nữ của một câu chuyện cổ
Chết vẹn nguyên chưa một chút bụi trần
Ngủ ngàn năm mơ màng trong hồn cỏ
Và thẹn thùng, xấu hổ khép bờ mi…
(Sưu tầm)

Vo thi Linh 25.7.2014

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

 
T XE DU LỊCH "LA DALAT" ĐẾN  MÁY BAY "TIN PHONG" Made in Việt Nam Cộng Hoà

Trước đây gần nửa thế kỷ; Xe LaDalat, được Sài Gòn Xe Hơi Công Ty sản xuất vào năm 1970. Xe nầy chạy khắp đường phố miền Nam VN. Sài Gòn Xe Hơi Công Ty là nơi sản xuất xe hơi du lịch vào thập niên 70. Trong thời điểm nầy tập đoàn xe hơi Huyndai còn đang đi mần ruộng ở Nam Hàn.  Cùng thời nầy, các nước láng giềng chung quanh VNCH, ngoài Nhật, không có một nước nào có công nghệ làm xe hơi như VNCH. Xe La Dalat Made in VNCH đã từng sản xuất qua Âu Châu ( Bỉ).
                              


                                           
Tiền thân của Công Ty Xe Hơi Sài Gòn là Société Automobile d'Extrême-Orient (SAEO), tức chi nhánh tại Việt Nam do công ty xe hơi Citroën thiết lập tại Đông Dương năm 1936.

Trong thập niên 60, tuy xe hơi chạy đầy đường tại Sài Gòn, nhưng các loại xe nhỏ con của Pháp ngày càng thất thế so với các hãng xe Mỹ và Đức, các loại "muscle car" (báo chí ngày nay gọi là "xe cơ bắp") với động cơ V8 khỏe như voi của Mỹ đang lên ngôi, mà giá xăng ở Sài Gòn thời ấy thì rẻ rề nên dân Việt Nam cũng không phải so đo về vấn đề hao xăng.

                 
Trong danh sách các loại xe V8 bán chạy như tôm tươi tại Sài Gòn thì phải nói đến:

Hãng Ford với các dòng Galaxie, Falcon, và Thunderbird.
Hãng Chevrolet với các dòng Bel Air, Impala, và Nova.
Hãng Pontiac với dòng GTO,
Hãng Plymouth với các dòng Belvedere và Barracuda


Nếu lật qua album "Sài Gòn...Hòn Ngọc Viễn Đông" thì ắt sẽ thấy các chiếc xe V8 kể trên đang chạy bon bon trên phố xá Sài Gòn, và nếu như bạn là dân Sài Gòn chính cống thì gần như chắc chắn rằng thân phụ của bạn ngày xưa rước dâu bằng một chiếc xe đỏ chói của Ford hoặc Chevrolet.

Mảng thị trường xe cao cấp và trung cấp xem như nằm gọn trong tay các thương hiệu của Mỹ và Đức, trong khi đó các công ty Nhật cũng ồ ạt đánh chiếm thị phần low-end với các loại xe hơi rẻ mạt. Tuy nhiên, thanh niên Sài Gòn nếu muốn có một chiếc xe chạy bền bỉ với giá phải chăng để chở đào đi chơi thì đều có đặc điểm chung rằng: nếu như mua xe của Nhật, thì thà lái xe motorcycle (như là Honda, Yamaha, Suzuki, hoặc Kawasaki), chứ không dại gì mua xe hơi (của Toyota, Nissan, Daihatsu, Mazda, Mitsubishi) về để...sửa!

                     
Đó đơn giản là vì trong thập niên 60 thì chất lượng của xe hơi Nhật chỉ có thể diễn tả được bằng hai từ: kinh hoàng! Đặc biệt là chiếc Corona khét tiếng thế giới của hãng Toyota, chỉ sau vài cơn mưa là khung xe bị rỉ sét nát bét, trong thị trường quốc tế thời bấy giờ thì các thương hiệu xe hơi của Nhật có giá trị tương đương với lại các thương hiệu của...Trung Quốc ngày nay vậy!
Sài Gòn năm 1974

Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền cho design của chiếc Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié (Hãng này cũng là của người Pháp, nhưng có tổng hành dinh tại Ivory Coast).

Các kỹ sư của chi nhánh Société Automobile d'Extrême-Orient tại Sài Gòn bắt tay vào mục tiêu mới: sản xuất và lắp ráp ngay tại VNCH một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.

Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau, với máy và hệ thống suspension nhập cảng từ Pháp, với toàn bộ body bằng thép ép được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn, tuy dựa phỏng theo design của chiếc Baby Brousse, nhưng được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.


SAEO chuyển thành Công Ty Xe Hơi Sài Gòn, và hàng ngàn chiếc La Dalat được cho ra lò, ráp xong chiếc nào là bán ngay chiếc đó, dân Sài Gòn thời ấy cực kỳ tự hào với các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, cho nên sự thành công của chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất hàng loạt ngay tại Sài Gòn là điều dĩ nhiên.

Một số các xe nầy hiện nay vẩn còn lưu hành ở Sài Gòn.




Đó là thoáng về ngành công nghiệp phát triển trong thời chiến tranh của miền Nam VN ( đệ nhị Cộng hoà)



Đây chính là một bằng chứng để cho các thế hệ trẻ sau nầy tham khảo thêm về kinh tế của VNCH trước 30.4.1975.  Không nên nghe những gì  cộng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS đang làm. Vào thời gian nầy Công nghiệp ở miền Bắc sao có thể làm được một chiếc xe như vầy?? Cho tới nay một chiếc xe như La DaLat, nước  CHXHCNVN vẩn chưa sản xuất được. 



Miền Nam, năm 1970, nằm trong bối cảnh chiến tranh phá hoại từ CS Bắc Việt đã leo thang. Cộng sản gia tăng phá hoại cầu đường, mùa màng..... pháo kích trường học và khắp nơi trên toàn lảnh thổ VNCH, nơi nào củng có sự phá hoại của CS Bắc Việt, núp dưới cái tên là Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng Miền nam; Vậy mà người dân vẩn sung túc ấm no mọi mặt! 


Như bây giờ, nếu còn VNCH, thì Nam Hàn, Singapor phải đứng phía sau VNCH là chuyện đương nhiên. Các Công Ty lớn tại Nam hàn sẽ do người Việt Nam Cộng Hoà điều hành. 

Đó là sự thật!!
                                             


   
Tiền Phong 1
máy bay đầu tiên  mang nhản hiệu Made in VNCH

Sau một thời gian bỏ nhiều công sức, rồi có một ngày, tại phi trường hết sức bận rộn như Tân Sơn Nhất(*), máy bay được mang ra bay thử. Không biết ai là người đầu tiên bay chiếc máy bay độc đáo này, nhưng biết rõ chỉ có ba người đã bay trên Tiền Phong 1. Đó là cố Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, Trung Tá Lê Xuân Lan, và Trung Tá Nguyễn Tú.
Đây là tên của một chiếc phi cơ do Không Quân Việt Nam chế tạo, dựa theo “blueprint” của hãng Pazmany ở California. Đáng lý ra, câu chuyện này phải do những người trong cuộc viết lại, vì họ đều có mặt tại Mỹ bây giờ.

Chiếc phi cơ “blueprint” của hãng Pazmany ở California.
                                                       
                                          
 Chiếc phi cơ TIỀN PHONG, có nghĩa là “ngọn gió đi trước”, dự trù sẽ trang bị cho Trường Phi Hành của Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện của chúng ta, do ngân sách quốc gia Việt Nam đài thọ. Phần thiết kế dự án do Bộ Tư Lệnh Không Quân/Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận phụ trách. Công tác thực hiện được phân phối cho Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận và các Sư Đoàn Không Quân cùng nhau đóng góp công sức của mình.

Chính Không Quân Đại Hàn cũng có ý định này. Lúc đó, Đại Tá BAE, sĩ quan liên lạc Đại Hàn tại Việt nam, cũng là sĩ quan cùng học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu với Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân và Chuẩn Tướng Tham Mưu Phó Tiếp Vận có tới xem phi cơ Tiền Phong của chúng ta, và đã xin chính phủ Đại Hàn cử một phái đoàn do ThiếuTướng Lee, Tham Mưu Phó Tiếp Vận Không Quân Đại Hàn hướng dẫn sang Việt Nam để xem cung cách việc chế tạo. Chính vị này cũng cùng học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu với Trung Tướng TLKQ chúng ta. Dường như sau này, Đại Hàn đã chế tạo được phi cơ này để dùng vào việc huấn luyện.

Sau một thời gian bỏ nhiều công sức, rồi có một ngày, tại phi trường hết sức bận rộn như Tân Sơn Nhất(*), máy bay được mang ra bay thử. Không biết ai là người đầu tiên bay chiếc máy bay độc đáo này, nhưng biết rõ chỉ có ba người đã bay trên Tiền Phong 1. Đó là cố Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, Trung Tá Lê Xuân Lan, và Trung Tá Nguyễn Tú.
                                  

Trước hết xin kể đến KQ Nguyễn Tú. Lúc đó đang phục vụ tại Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận, KQ Nguyễn Tú xuất thân khóa 55 Trường Võ Bị Không Quân Pháp, theo ngành kỹ sư cơ khí. Vào những năm 1964-65, anh sang Mỹ lấy bằng Master về Mechanical Engineering. Nói cách khác, anh Tú là người có khả năng vẻ ra một “blue print” để “design” một máy bay loại đồ chơi này chứ không cần phải mua “blue print” của người khác.

Chiếc Tiền Phong 1 là máy bay nhỏ, cánh thấp, trang bị bánh mũi, hai chỗ ngồi cạnh nhau như trên T-37, hai đầu cánh có gắn hai bình xăng (**). Về khả năng bay, cũng gần như chiếc T-34 của các quân trường Mỹ một thời gian, nhưng sau được thay bằng T-37 nên không còn sản xuất T-34 nữa. Tuy chưa được bay T-34, nhưng khi nghe các bạn kể lại, chúng tôi rất lấy làm thích , nếu KQVN chúng ta có được một máy bay như vậy để huấn luyện. Một chiếc không khó lắm thì không mấy tốt, vì sau khi tốt nghiệp, khóa sinh sẽ khớp khi lên một chiếc ở đơn vị chiến đấu khó bay hơn máy bay của trường. Nhưng chiếc T-34 có nhiều khả năng, như bay phi cụ, bay nhào lộn không thua gì chiếc T-6 nhưng dễ lái hơn nhờ bánh mũi. Tóm lại, ai bay T-34 rồi thì có thể mường tượng chiếc Tiền Phong 1 cũng có những khả năng tương tự. Phòng lái có mui plastic một mãnh úp lên trông rất xinh đẹp và có vẻ “phản lực” lắm.

Như trên đã kể, Nguyễn Tú có phải là một người lái bay thử không? Không! Nhưng Nguyễn Tú có mặt trên nhiều lần bay thử khi các hoa tiêu bay thử có điều không hiểu. Những khuyết điểm ghi nhận trong lúc bay thử đều đươc ghi chép cẩn thận để về sau sửa chữa kỹ càng. Nghĩa là Nguyễn Tú là kỹ sư trưởng dự án và là người theo dõi dự án từ đầu đến cuối, từ A đến Z, từ tổ chức lớn nhất như Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo thuộc Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận Không Quân đến các Không Đoàn Bảo Trì và Tiếp Liệu thuộc các Sư Đoàn Không Quân. Sở dĩ anh Tú phải bay, hay là được bay trong chuyến bay thử đầu tiên, tuy không hưởng lương phi hành, vì anh nắm vững kỹ thuật về máy bay này, vì anh nhận lãnh trách nhiệm hoàn thành phần chế tạo đúng chuẩn những gì thay đổi trong “blue print”, vì anh là tinh thần của dự án.

Hoa tiêu bay thử chính là cố Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, lúc đó là Tư Lệnh Phó Không Quân chúng ta. Ông xuất thân Trường Võ Bị Thủ Đức, theo học khóa 2 hoa tiêu tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, cùng khóa với các ông Vũ Thượng Văn, Trần Đình Hòe và Nguyễn Khắc Ngọc. Dường như ông cũng đã tốt nghiệp khóa B-25 tại Hoa Kỳ. Về nước,ông phục vụ tại TTHLKQ Nha Trang, chỉ huy phó TTHLKQ dưới quyền ông Từ Bộ Cam. Vào đầu năm 1964, ông chỉ huy Phi Đoàn 514 tại Biên Hòa, và Không Đoàn 23 khi thành lập Không Đoàn này, sau đó về Tân Sơn Nhất làm Tư Lệnh Phó Không Quân cho đến ngày cuối cùng.

Ông đã bay trên nhiều loại máy bay của Không Quân Việt Nam, từ máy bay “Bà Già” MS-500, cho đến L-19, T-6, A-1H, T-37, F-5…Thích nghiệp bay, khiêm tốn, anh dũng, hòa mình với mọi người trong nghề hay chỉ là thợ đá banh, anh quân cảnh thục bi-da, uống bia Quân Tiếp Vụ, hút thuốc lá Ruby Queen Quân Tiếp Vụ…Ông là người đơn giản, không thích gái vì ông đã có gia đình mà ông dấu rất kỹ đến độ nhiều người cứ tưởng là ông vẫn sống độc thân, mãi cho đến khi đã sang Mỹ rồi, người ta mới biết ông có một gia đình hoàn chỉnh. Ông làm nhiều, nói ít. Mỗi khi dẫn một phái đoàn thăm viếng đơn vị, đơn vị trưởng đơn vị được, hay bị thăm viếng, đều biết đây không phải là phái đoàn ăn chơi, nên ráo riết chuẩn bị để trả lời những vụ việc đúng theo nhiệm vụ ấn định cho tổ chức liên hệ. Ông giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn, và mười lần như một, báo cáo cặn kẽ cho Tư Lệnh Không Quân, đầy đủ, về tình như về lý.

Ông là người mà trên dưới Không Quân ai cũng thương mến và cảm phục. Trái lại, ngoài Không Quân, những người biết ông nhiều có lẽ là các đội bóng tròn của sinh viên, các hội bóng lão tướng quanh vùng Saigon, Cho Lon, các đội bóng ở những tỉnh lẻ khi tổ chức giao hữu khi ông còn là Tư Lệnh Không Đoàn 23 ở Biên Hòa. Ông thành thật với người và với chính mình. Khi không rõ điều gì thì ông hỏi cho hiểu rõ, không ngại người ta chê mình thiếu sót về năng khiếu hay kiến thức. Nhờ vậy mà ông học nhanh, tiến bộ vững chắc trong ngành nghề của ông.

Cũng như nhiều người, ông bay giỏi, nhưng khác hơn người là ông dùng tài năng của ông để phục vụ. Ông xông pha mọi chiến trường với vai một hoa tiêu không cần cấp bậc trên áo bay. Nhưng mọi người đều biết là ông khi ông lên tiếng trên máy vô tuyến trong những trường hợp cấp bách nhất. Nói về bay thử, đây là vụ đầu tiên, chứ không như Bob Hoover của hãng Northrop. Do đó, có nhiều điều chưa hiểu, ông thương lượng với anh hoa tiêu bay thử thứ hai là anh Lê Xuân Lan.

Lê Xuân Lan tốt nghiệp hạng nhì khóa 58A lấy tên Trần Duy Kỷ. Vì điểm tổng kết thua anh Chế Văn Nghĩa, nhưng điểm phi huấn của anh là số một. Anh được bổ nhiệm về Phi Đoàn 514 để được huấn luyện tiếp tục trên T-6G và A-1H. Từ đó anh là hoa tiêu khu trục chuyên nghiệp dưới cái lò đào tạo khó khăn này. Sau này, anh có dịp theo học A-37 và đã được chọn theo khóa huấn luyện viên A-37. Anh lưu lại Hoa kỳ rất lâu để làm sĩ quan liên lạc Không Quân, giải quyết những vấn đề loại hay không loại khóa sinh trên A-37 tại các quân trường dạy lái. Về nước, anh được bổ nhiệm về Văn Phòng Tham Mưu Phó Huấn Luyện của Bộ Tư Lệnh Không Quân. Sau đó, anh đã bay trên F-5 và một thời gian ngắn được bổ nhiệm về Văn Phòng Phụ Tá Phòng Không tại BTLKQ. Khi thành lập Trung Tâm Phòng Không Bắc, anh được cử làm Giám Đốc Trung Tâm Phòng Không Bắc cho đến cuối cùng.

Cũng là một hoa tiêu can trường, đã từng lập nhiều chiến công trên mặt trận, mà lại có tài bay như một thiên phú. Nói ít, hiểu nhiều. Tự tin nhưng không khoe khoang. Có ngày anh hỏi tôi về những điều anh thắc mắc về chiếc máy bay Tiền Phong 1 . Anh bảo dưỡng như máy bay không chịu đáp khi kéo là, mà cứ trôi mãi trên không. Nếu gặp gió ngang thì bị bê ra ngoài phi đạo dễ dàng. Chỉ vì mặt cánh nâng quá to, khi sát mặt đất tạo ra một gối khí động (air cushion) làm chân đáp quá ngắn không chạm được đất. Anh còn nói khi “roll” thì không ngọt vì như có sức cưỡng lại. Chỉ vì độ nhị diện quá to để làm cho phi cơ vững vàng khi bị gió động sẽ tự sửa chữa về thế bay trước. Muốn giải quyết hai khuyết điểm đó, có lẽ điều dễ thực hiện nhất là chặt bỏ bớt hai đầu cánh. Nhưng làm thế thì rất tốn công, nhất là hai đầu cánh có gắn hai bình xăng, một mặt tăng thêm trữ lượng xăng, mặt khác giảm được sức cản do luồng gió xoáy (**) tạo ra ở hai đầu cánh. Có lẽ anh Lan đã thảo luận với kỹ sư Tú, nhưng kết quả vẫn giữ nguyên như cũ.
Cjiếc Tiền Phong 1 đang bay thử
Phòng lái Tiền Phong 1

Và sau nhiều lần bay thử, chiếc máy bay Tiền Phong 1 được lưu giữ trong hangar của Sư Đoàn 5 Không Quân cho đến ngày tàn. Đó là những gì tôi biết được về chiếc Tiền Phong 1.
             
Làm máy bay cho Không Quân Việt Nam ta là một hãnh diện, là một mơ ước cho nhiều kỹ sư chưa tốt nghiệp. Do đó, có một hôm, Quân Cảnh phối hợp với Cảnh Sát mang về Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Tân Sơn Nhất một chiếc máy bay (không biết có nên đặt tên là Tiền Phong 2 hay không?!). Chiếc này giống như chiếc O-1A, có cánh cao và dài, trang bị một động cơ của chiếc mô-tô Honda 50cc. Trong phòng lái ta thấy một chiếc ghế ngồi thường ở các phòng trà bỏ túi. Cũng có tay lái, cũng có đồng hồ. Chất lợp cánh và thân máy bay làm bằng loại kim khí hợp chất nhôm lấy từ các vĩ kiện hàng (palette) để các kiện hàng có thể thả từ máy bay vận tải có cửa phía sau như C-130, C-123, C-119. Hợp kim này rất chắc chắn nhưng rất nặng. Cánh quạt lấy từ một máy bay O-1A.

Người chế tạo là một Trung Sĩ thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân. Anh đã tốn nhiều công sức ráp lên chiếc Tiền Phong 2 trong một nhà chứa xe của anh, và ngày tốt đẹp đã đến, anh mang chiếc máy bay này ra xa lộ Đại Hàn (***)khoảng từ lộ Saigon-Tây Ninh nối liền với Quốc Lộ 4 từ Phú Lâm về Tân An. Vì cản trở lưu thông trên xa lộ Đại Hàn, nên Cảnh Sát kết hợp với Quân Cảnh mang tác giả và chiếc Thần Phong 2 về Bộ Tư Lệnh Không Quân. Chiếc này được lưu giữ ở ngay trước văn phòng của kỹ sư Tú ít nhất một tuần lễ. Thật là một thách đố cho các kỹ sư hàng không của chúng ta. Anh em tại BTLKQ thách nhau ai dám bay chiếc Tiền Phong 2, và mọi người đều hướng về vị Tư Lệnh của chúng ta mà… cười vỡ bụng.


Gman Chú thích:

(*)Phi trường Tân Sơn Nhất vào thời điểm này có hai phi đạo song song, cứ mỗi 30 giây đều có một cất cánh hay hạ cánh. So với phi trường Kennedy ở New York cũng cùng một mức độ bận rộn, nhưng ở New York, chỉ có những phi cơ hàng không dân sự, có đi và đến với tốc độ ngang nhau, rất dễ điều hành hơn nhiều. Trong khi đó, tại Tân Sơn Nhất, nào là máy bay nhỏ như O-1A, có trực thăng UH-1 của Không Binh Hoa Kỳ đồn trú, có hàng không quốc tế lui tới, có A-1H của Biệt Đoàn 83, thật là linh tinh, nhất là khi vào tần số, cùng nghe một loạt ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, trên ba hệ thống vô tuyến FM, VHF và UHF, thật là có một không hai.

(**)Hai bình xăng ở hai đầu cánh làm giảm đi các luồng gió xoáy thường được gọi là tourbillons de Karmann(do nhà bác học Von Karmann người Đức tìm ra), vì áp suất dưới cánh to hơn áp suất khí quyển ở trên cánh, nên ở đầu cánh, không khí di chuyển từ dưới lên trên. Chiếc MD-11 có một vách chận nhỏ cũng có tác dụng chận luồng khí quyển này. Trên Tiền Phong 1 có sáng kiến để bình xăng ở đầu cánh cũng làm giảm sức cản do các luồng gió xoáy Karmann. (***) Xa lộ Đại Hàn là do Công Binh Đại Hàn giúp đỡ xây cất. Đó là một vòng đai ven đô (belt) để ta có thể từ miền Nam đi về hướng miền Đông hay miền Trung thì khỏi cần chạy qua Đô Thị náo nhiệt Saigon-Cholon, mà đi thẳng đến đường đi Tây Ninh hoặc đi Biên Hòa(xa lộ Biên Hòa). Lúc đó, xa lộ này tương đối ít xe chạy, ngoài xe nhà binh và xe Lambretta-500cc chở khách địa phương. (Tác giả : Gman  – Nguồn : saigonecho).
                                                                                       
Ngoài các việc chế tạo phi cơ và xe du lịch, miền nam với hãng Caric còn đóng hàng trăm chiếc phà ( bắc) để đưa hành khách và xe cộ qua sông. Tuỳ theo lượng hành khách qua sông, các phà 30tấn, 50 tấn..hay lớn hơn từ 100 tấn đến 200 tấn đã trang bị hữu hiệu cho việc di chuyễn trong vùng đồng bằng sông Cữu Long và các tỉnh miền Trung.
Phà Hậu Giang
Phà Thủ Thiêm Sài Gòn
             
Hảng Caric nhìn từ phía Sài Gòn sang bên kia sông
Phà Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn

Và hầu hết các xe đò chạy miền Đông, Tây hay miền Trung đều được các hảng xe tư nhân đóng tại miền nam và các tỉnh, có thể tham khảo tại link nầy:  https://www.youtube.com/watch?v=H-0vKPTqtY0. Đó là hình ảnh thật sự về một nền kinh tế phồn thịnh và tiến bộ vượt bực của miền nam trước 1975, những ngày mà miền bắc VNDCCH còn đang mơ màng về  truyền thuyết của cậu bé Lê văn Tám, anh hùng không quân VNDCCH với những chiếc Mig 17 của Liên Xô chế tạo, bay lên cao chín từng mây, rồi tắt máy, núp trong mây chờ máy bay Mỹ B.52 bay ngay, để hạ từng chiếc....!!!

                         
               
Nguyễn Thị Hồng (sưu tầm)
24.7.2014

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

 NÚI T BA VÌ
Bài nghiên cứu về vùng trọng địa của Việt Nam


ĐẠI CƯƠNG VỀ NÚI BA VÌ
( nơi tiềm  tàng Long mạch nước Việt)

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Đây là nơi ngự trị muôn đời của thần Tản Viên (tức Sơn Tinh), một trong "tứ bất tử" theo tín ngưỡng của người Việt. Ba Vì là một dãy núi lớn bao gồm nhiều ngọn, chiếm diện tích trên 5.000 ha, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ngọn núi này cách nội thành Hà Nội hơn 60 km về phía tây với đường giao thông thuận lợi, đường ôtô lên tận đỉnh.

 Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản . Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng (tọa độ: 21°3′30″B 105°21′59″Đ) là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản).

Nằm trong dãy Ba Vì còn có các núi Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi... Ba Vì có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở độ cao 400 m và 600 m là hai nơi nghỉ mát có tiếng từ thời Pháp thuộc. Từ núi Ba Vì, leo lên các đỉnh núi như đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa. Rồi từ đây có thể quan sát cả một vùng đồng bằng rộng lớn với đồng ruộng, thành phố, làng mạc, sông hồ. Sông Đà uốn lượn quanh chân núi ở phía Tây, hồ Suối Hai mênh mông trải rộng ở phía Đông, nhờ vậy mà tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.Núi Ba Vì, nằm trong vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò.


Địa chất ở Ba Vì rất bền vững, được hình thành từ những cuộc chuyển động kiến tạo xảy ra vào cuối Triat muộn (khoảng 210 triệu năm về trước) trong khu vực Đông Dương và Trung Quốc, hình thành từ những cuộc vận động tạo sơn Idosinias. Ở cao độ hơn 1000 mét, khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ góp phần tạo nên tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành "Thế tay ngai" trong luật phong thủy do triều đại Vua Hùng tạo lập. Trên thượng nguồn thì ba con sông lớn: Sông Đà, sông Thao, và sông Lô đều đổ về đây. Ngã ba Bạch Hạc là nơi hợp thành của ba dòng sông ấy để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái (sông Hồng) tạo dựng thành vùng châu thổ trù phú của đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Ở chân núi phía Tây của dãy Ba Vì có dòng sông Đà, phía Đông có hồ nhân tạo Suối Hai dài 7km, rộng 4 km với 14 đảo lớn nhỏ thực chất là những ngọn đồi nhô lên mặt nước.

Theo các tài liệu nghiện cứu về khảo cổ học thì vùng đất xứ Đoài, nơi có núi Ba Vì còn rất nhiều các hiện vật bằng đá như rìu, bàn mài, chì lưới, mũi nhọn, bàn dập, hòn kè, giáo, đục, mũi tên, đồ trang sức và nhiều các hiện vật là đồ đồng, đồ gốm có niên đại từ thời văn hóa Sơn Vi, tồn tại qua bốn giai đoạn văn hóa kế tiếp nhau từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, đến Đông Sơn cách ngày nay hang nghìn năm. 


     

NÚI BA VÌ TRONG TÂM THỨC VIỆT

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều sách vở, công trình nghiên cứu đã có một số kết luận về nền văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì.

Ca dao có câu:

Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng cách nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.

Trên núi có ngôi đền cổ thờ vị thần núi với đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn


Có nghĩa là:

Dáng hình sừng sững ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn
.


                   


Cả trong chính sử như sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng dành nhiều chú ý đến Ba Vì và cho rằng "Núi ấy là núi tổ của nước ta đó".

Theo sách Bắc Thành Địa dư chí của Lê Đại Cương chép: "Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp".

Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua truyền đúc Cửu Đỉnh làm biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của triều đình. Hình núi Tản Viên được khắc vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và sông Thạch Hãn. Triều Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) thì núi Tản Viên được liệt vào hàng những núi non hung vĩ của đất nước. Hàng năm triều đình làm lễ cúng tế.

https://www.youtube.com/watch?v=kZnxWSM1piU                              


NÚI BA VÌ TRONG VĂN THƠ

1.TẢN ĐÀ

Bài kinh

Ào ào gió thổi
Liệng liệng cò bay
Hay hỡi là hay!
Lạ ơi là lạ!
Giữa rừng rụng tử rơi hồng
Cám thương con chim nhạn vợ chồng bắc nam
Mịt mờ khói toả động Lam
Triết vương khuất mặt, cổ am lạnh lùng
Tơ lý hồng, tơ lý hồng, hồng tơ, hồng tơ lý hồng
Phương này có sông, sông Nhị Hà, sông Nhị Hà, sóng kêu dồn dã
Phương này có núi, núi Ba Vì, núi Ba Vì, khuất ngả lầu tây

Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ
Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ
Mảnh chung tình phấn trở đôi nơi
Đôi nơi chung dưới một giời
Lúc sầu, lúc oán, lúc giận, cười, ới hỡi lại tươi..


                                                
2.QUANG DŨNG
https://www.youtube.com/watch?v=irshcMmDFZk


Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
(1949)

Nhạc " Đôi mắt người Sơn Tây do Thái Thanh ca
                                                                                                                                                                  3.HOÀNG CẦM


Đi xa



Nắng gấm Ba Vì phủ khắp Lục Đầu giang

Mồ hôi đá Tam Thanh gói lụa sông Hồng

Mắt sư nữ chùa Thầy

thoắt mang màu xanh xứ Lạng


Tay búp măng người yểu điệu Thăng Long
nâng một dãy Cai Kinh chạy tắp đến Cao Bằng

Vạt áo chàm vòng bạc
sương muối đầu năm

Nùng Văn Vân gọi trâu Tây Hồ thức giấc
đi gõ mõ Hưng Yên
rủ Chử Đồng lên Đồng Đăng ngả gỗ

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa"...

Hỡi ơi Tô Thị
bế con về quê xưa
Rồi vào xuân mọi ngả
Núi xuân nghiêng đầu
Sông xuân vừa chợp mắt
đã gọi đò Tú Xương
canh tư canh năm
sang bên này tát nước ruộng Xuân Hương


4.TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

                      ĐIẠ MẠCH cũa Á CHÂU

(và vùng long mạch của Đại Việt)
Rồng địa mạch  Á Châu, đầu  gát lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, 
đuôi hướng về vùng đồng bằng Bắc Bộ 
                            
Theo cách nhìn của Phong Thuỷ ( Phong=gió; Thủy=nước), những nghiên cứu nầy mang thực chất là khảo sát nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người. Nếu trên bình diện quốc gia, thì nó đem mọi sự phát tirển tốt lành về mặt hạnh phúc, phúc lợi về cho đất nước.

Cách đây gần vài  năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).

Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.


Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền (821 - 24 tháng 9 năm 887), đã từng làm Thiên Bình Tiết Độ Sứ ở nước ta,  đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.

                                             
                                          Clip Video nầy do truyền thông trong nước thục hiện
                         
Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả. Cái chính là “thiên hạ” thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?

Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu…

Thế nhưng các dãy núi chỉ “chầu” nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã “tụ” lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã “mọc” lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km.

Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của VN.

Trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288.

HUYỆT ĐẠO NƯỚC VIỆT NẰM TRONG KHU VỰC NÚI BA VÌ

Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3’ 28’’ từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo nước Việt Nam chúng ta.

Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng.

Toàn bộ Khu vực và Vườn Quốc gia Ba Vì hiện nay là khu đất linh thiêng quan trọng nhất của đất nước, nơi còn có tên là TRẤN SƠN – hòn núi đứng gác non sông. Nơi ấy là địa điểm quan trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước, nên quy hoạch và xây dựng Ba Vì phải được nghiên cứu thận trọng và phải được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu.

Khu "Vườn quốc gia Ba Vì" nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, thủ đô Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích 11.372 ha. Các loại thực vật có trên 1.000 loài, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Các loài động vật có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v.
         
             
Khu vườn quốc gia Ba Vì

Chưa hết, từ Ba Vì ra đến cảng Vân Đồn thì đuôi rồng lặn xuống nước, nên nơi đó có tên là vịnh Hạ Long, rồi đường gân đi xa mãi, xa mãi đến vịnh Mindanao ở Philipin sâu gần 11.000m. Ta cũng biết rằng nhiều ngàn năm qua người Hán từ Tây Bắc Trung Hoa tràn xuống xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang, nhưng đến đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc núi chầu sông tụ và có trấn Sơn Ba Vì thì họ chận lại không tiến được nửa. Một ngàn năm Bắc thuộc mà họ không đồng hóa nổi chúng ta cũng vì đặc điểm cấu trúc phong thủy này.


THÁNH VẬT SÔNG TÔ LỊCH
( Vật trấn yễm nước Đại Việt của Cao Biền)

Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.
Vào tháng 9 năm 2001, một đội thi công xây dựng, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội - nơi đây xưa thuộc thôn Đoài Môn (nghĩa là "cửa phía Tây", một số người cho là Cửa Tây thành Đại La).

Trong quá trình thi công, đội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.


   
Miếu thờ tại vị trí xảy ra sự kiện "thánh vật"

Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9. Các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Theo truyền thuyết, mục đích Cao Biền trấn yểm chặn long mạch là để làm cho đất cứng hơn cho thành xây lên không bị đổ, và cũng để ngăn chặn người tài sinh ra tại đất Việt.

KẾT LUẬN:

Nếu ta coi Trái đất là một cơ thể sống hoàn chỉnh, thì “đường gân” từ đỉnh Everest nóc nhà thế giới đến đáy vịnh Mindanao là bộ xương sống giữ cho hình dạng trái đất không bị biến dạng, không bị bóp méo và bởi vậy, con người mới có cuộc sống yên ổn, không phải nơm nớp lo sợ động đất, sóng thần, lở núi…cùng nhiều tai họa khác.

Cũng trên nguyên lý đó, nếu ta coi vùng núi cổ sinh Ba Vì là hòn núi đứng gác non sông có trên 250 triệu năm với lịch sử giữ nước của dân tộc ta cũng như thảm thực vật đa dạng và quý hiếm của nơi đây, thì ta ý thức được đồng bằng Bắc Bộ “non trẻ” có thể tồn tại được, có thể duy trì cuộc sống cho con người mãi mãi cũng nhờ vùng đá cổ sinh này.

Khu vực Rừng Quốc gia Ba Vì là khu vực bảo tồn cấp quốc gia, không chấp nhận cho bất cứ một nhóm tư nhân nào chiếm làm của riêng. Phải ngừng ngay và cấm hẳn việc cho xe ủi đất đào bới trong khu vực Rừng Quốc Gia đồng thời. Rất tiếc nơi thánh địa nầy, bọn cộng sản đã cho đặt tượng thờ tên quốc tặc hồ chí minh, cũng như nơi đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, làm ô uế các chốn linh thiêng nầy. Đất nước VN hậu cộng sản, nên triệt bỏ ngay tàn tích dơ bẩn nầy, cùng với lăng hồ.

Bởi vậy, đào núi Ba Vì lên để tìm vàng, hay các tài nguyên khác, hay làm bất cứ chuyện gì nơi chốn linh thiêng nầy, đều động chạm thô bạo đến “cái lõi” giữ cho đất nước ổn định, là phá hoại đến HỒN THIÊNG SÔNG NÚI, TỤ MẠCH CHÍNH CỦA VIỆT NAM. Đây là trọng điểm của tổ quốc VN, cần phải được bảo vệ cẩn thận, là nơi bất khả xâm phạm một cách tuyệt đối.

Hình ảnh dùng trong bài là từ sự sưu tầm của nhiều nguồn khác nhau, Người viết xin chân thành cám ơn tất cả chủ nhân của các tấm ảnh trong bài viết nầy! Hình ảnh chỉ dùng trong việc làm rỏ vị trí nơi trọng điểm của nước Việt, ngoài ra không dùng trong bất cứ các việc nào khác. ( Tổng hợp trên Internet)

Lê Kim Anh 20.7.2014