Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

 THẾ NÀO LÀ VÌ DÂN VÌ ĐỒNG BÀO CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN VÀ CS HÀ NỘI KHÁC NHAU RA SAO??


Từ năm 1953 HCM và Trường Chinh đã điên cuồng phát động chiến dịch cải tạo xả hội cho thành phần nông dân bằng quốc sách CCRĐ. Trước khi thật sự bước vào thi hành CCRĐ, ĐCSVN đã cử cán bộ qua Tàu cộng học và tu huấn chánh sách cải tạo nông nghiệp của Mao, để về nước chăm sóc tận tình cho đồng bào sinh sống ở các vùng nông thôn miền bắc.

Công cuộc CCRĐ của HCM, đã là dấu ấn giết đồng bào của mình, một câu chuyện
khó quên trong lịch sử cận đại, mà ĐCSVN cố tình che đậy và bẻ cong sự thật để dối gạt nhân dân miền Bắc, đó là cướp sinh mạng của 172.000 dân vô tội, để cướp đất. Chiến dịch CCRĐ của HCM từ 1953-1956, đã tạo ra làn sóng di cư vỉ đại trong lịch sử VN vào thời điểm đó. Để bào chửa cho việc làm sai trái của hồ và đảng csVN, hồ lên truyền thông, rồi đóng tuồng rơi nườc mắt để mong được đồng bào tha tội giết người.



Đó cũng là lần đầu tiên , người dân miền bắc hiểu được ý nghiã và thấm thía với cụm từ "ĐỒNG BÀO" mà cs Hà Nội đã đối xử với dân mình.

Qua việc CCRĐ đó, nhân dân miền Bắc đã thấy rỏ bộ mặt phi nhân của HCM và ĐCSVN, cái gọi là "vì dân", "vì đồng bào" của đám tộc cối Hà nội, đó cũng chính là nguyên nhân đưa đến việc chạy thụt mạng của hàng triệu người dân miền bắc vào nam để tìm cuộc sống yên bình trong không khí tự do của miền nam VN.

Sau khi cs Hà Nội âm mưu với Pháp ký kết Hiệp định Genève ngà 20/7/1954, gần một triệu người miền bắc đã ào ạt rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún để chạy vào miền nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiếp nhận và lo tươm tất việc định cư cho đồng bào của mình, trong tinh thần lá lành đùm lá rách, việc định cư được sự giúp đỡ của các quốc gia đồng minh. Đây là một nổ lực hết sức nhân văn trong tình tự dân tộc nghĩa đồng bào của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một điểm son cho nền đệ nhất cộng hoà, làm thế giới thán phục.


Ý NGHĨA CỦA ĐỒNG BÀO TRONG ĐẠO VIỆT

Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chia sẻ ngọt bùi trong cả khó khăn, hoạn nạn hay những lúc thanh bình. Cội nguồn sức mạnh ấy đến từ tinh thần truyền thống trong Việt đạo, hết sức gần gũi bằng cụm từ: ĐỒNG BÀO. Có lẽ, hiếm có một dân tộc nào có một huyền thoại về sự hình thành dân tộc của  mình đầy yêu thương và gắn bó về tình mẫu tử, phụ tử trong đạo Việt, có trong Truyền thuyết Lạc Long Quân, cha Rồng (người đến từ miền biển) lấy Âu Cơ, mẹ Tiên (người đến từ vùng rừng núi) sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con không chỉ là câu chuyện về sự hình thành nguồn gốc dân tộc bằng việc kết hợp các yếu tố thiêng liêng. Cụm từ “đồng bào” ấy đã đồng hành cùng lịch sử thăng trầm của dân tộc có hơn 4000 năm. 

Trong kho tàng văn hóa truyền khẩu của dân ta qua ca dao, tục ngữ Việt Nam đã nói lên được tinh thần của hai chữ đồng bào thân thương này như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Lá lành đùm lá rách”; “Máu chảy ruột mềm”... Từ nghĩa đồng bào, được hun đúc qua thời gian, nói lên được sự đoàn kết trong cuộc sống đưa đến sự sinh tồn của Việt tộc trong cộng đồng thế giới từ khởi thuỷ cho đến nay.

Như thế Chính quyền VNCH trong quá khứ đã rất trân trọng đến nghiã tình đồng bào, nên nhận được sự đồng tình của thế giới, cùng nhau giang tay ra để giúp người dân miền bắc mau chóng ổn định được việc định cư. 

Ngược lại, cs Hà Nội đã coi đồng bào mình chính là kẻ thù giai cấp sẳn sàng triệt hạ và tận diệt đồng bào mình trên khắp 3 miền đất nước, một cách hết sức man rợ trong suốt thời gian có đảng hiện diện trên quê hương VN, theo lnh của quan thầy Nga Tàu. "Chiến dịch CCRĐ" ở miền bắc từ 1953 đến 1956 và " đánh tư sản" ở miền nam VN những ngày tháng sau 20 tháng tư 1975 đã nói lên bản chất súc vật của đảng csVN đã coi đồng bào của mình là kẻ thù.  

CHƯƠNG TRÌNH GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO DI CƯ CỦA CHÍNG QUYỀN VNCH:

Ngày 9.8.1954 Phủ" Tổng Uỷ phụ trách đồng bào tị nạn" với nhiệm vụ điều khiển việc định cư, đón tiếp và gây dựng cơ sở mới cho đồng bào di cư (Nghị định 111.TTP/VP), được thành lập.

Ngày 02/02/1955, Hoa Kỳ đã hoàn tất chương trình viện trợ để ổn định 500.000 người di cư... Ngày 28/02/1955, Hoa Kỳ tháo khoán 18 triệu Mỹ Kim giao trực tiếp cho QG Việt Nam mà không qua tay Pháp...



Bắt đầu từ 11/3/1955 thì ngay khi tầu cập bến được cấp 800 đồng mỗi người, cấp một lần một và sau đó được đưa tới các trại định cư. Khi tới trại định cư được cấp 3.000 đồng để tự túc dựng lấy một căn nhà, chia làm ba kỳ để mua vật liệu cất nhà như tre, nứa. Chưa kể được cấp phát giường chiếu, chăn mùng, cấp phát dụng cụ làm ruộng, hạt giống, phân hóa học để mưu sinh. (Tài liệu Phủ Tổng Ủy di cư, trích lại trong Bình Giả, quê Hai, tác giả Đình Quang).

Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan từ thiện như CARE cung cấp 25 ngàn thùng quần áo, giầy dép.

Ngày 1/7/1955, ngân khoản mà Hoa Kỳ đã trợ cấp cho người di cư là 1 tỉ 58 triệu. Trong đó có 480 triệu để trợ cấp định cư, 300 triệu để trợ cấp cho người định cư làm nhà.

Ngày 1/7/1955, đại sứ Mỹ Rheinarat trao cho Thủ tướng Ngô Định Diệm ngân phiếu 11 triệu Mỹ Kim của dân chúng Hoa Kỳ tặng cho người di cư. Không quên là trước đó tháng 12/1954, tướng Lawton Collins đã trao một chi phiếu 28.571.428 triệu Mỹ Kim. (Trích Bình Giả, quê Hai, Đình Quang). 


Cũng cần ghi nhận là những số tiền lớn như thế đã được trao cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm, sau đó được phân phối cho các trại tị nạn về phân phối lại...Khi tới trại tạm cư, mỗi người được trợ cấp 12 đồng/ngày cho người lớn và 6 đồng/ ngày cho trẻ em. ..

Tính đến ngày 30/10/1955 có tất cả là 887.890 người đã được di cư vào miền Nam. Trong đó cần định cư 596.031 người. Còn lại 140.000 sống rải rác khắp nơi và 125.393 là gia đình các quân nhân. Để định cư con số hơn nửa triệu người thì chính quyền đã cho thiết lập được 156 trại ở Nam Phần, 65 trại ở Trung Phần và 34 trại ở vùng Cao Nguyên...


Hơn nửa triệu người  dân miền bắc đã được tái định cư, có nơi ăn chốn ở, có công ăn việc làm tự túc, có trường học cho trẻ em, có trạm y tế cho người ốm đau và nhất là nơi thờ phượng tôn giáo. Ở chỗ nào có dân di cư thì ở đấy có chùa chiền, nhà thờ....Với tình nghĩa đồng bào, miền nam đã chia cơm nhường áo cho người miền bắc trong cơn hoạn nạn vì sự tàn bạo của người cộng sản.

Từ và nghiã của cụm từ đồng bào, đã được chính quyền Sài Gòn làm trong sáng tinh thần đoàn kết: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”.  Đó là tiếng nói từ trái tim của những nguời thương yêu đất nước và đồng bào thân thương của mình,  đồng thời để nhắc nhở con cháu rồng tiên từ thế hệ nà qua thế hệ khác phải biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau để Việt tộc được sinh tồn.

CS HÀ NỘI ĐÀY ĐỌA "ĐỒNG BÀO" TRONG CÁC VÙNG KINH TẾ MỚI.

Ngược với chính quyền VNCH, cs Bắc Việt, sau tháng tư 1974 khi đã cướp được miền nam, cs Hà Nội đã đối xử với đồng bào miền nam như đối xử với tội phạm phản động, mặc dù đó là những thường dân vô tộitất cả những ai giàu có  Sài Gòn đều bị Cộng Sản Hà Nội tịch thu nhà , tài sản và tống đi về vùng gọi là "KINH TẾ MỚI" (KTM), là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, không điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua một đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý. Đây là bản chất súc vật của một đảng cướp với đồng bào của mình. Bọn cs Hà Nội nhìn người miền nam như những kẻ thù, sẳn sàng bị truy bức vô tội vạ.


Thi sĩ Phan Huy đã ghi lại những sự tàn khốc này sau tháng tư 1975 mà cs Hà Nội đối xử thật thô bạo với "đồng bào" miền nam, người viết xin trích một đoạn trong bài thơ  " Nổi buồn tháng tư" của ông như sau:

Oan khốc một ngày cuối tháng tư
Gió máu mưa tanh cuốn mịt mù
Cộng gieo tang tóc đầy sông núi
Nước, nhà tan nát hận nghìn thu

Bây giờ nhìn lại trên quê tôi
Còn tìm đâu nữa nét xinh tươi
Còn tìm đâu nữa màu xanh thắm
Của một miền Nam đúng nghĩa người

Chỉ thấy thê lương màu đỏ máu
Và bầy quái thú nuốt nhai xương
Xương của đồng bào xương tổ quốc
Hán thù Vẹm phỉ cướp quê hương
Phan Huy

Đồng bào miền nam , những người bị chúng cướp nhà cườp của liền bị tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới, và chỉ tiêu được đề ra là: phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng "KINH TẾ MỚI" và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho bọn súc vật csHà Nội tuỳ tiện xử dụng. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ - ĐÁNH TƯ SẢN như sau:
THỜI KỲ
CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
GHI CHÚ
1976- 1979
4 triệu người
1,5 triệu người
95% là từ Sài Gòn
1979-1984
1 triệu người
1,3 triệu người
50% là từ Sài Gòn
SỰ BÓC LỘT CỦA CS HÀ NỘI TRÊN VÙNG KTM
Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các đồng bào nạn nhân của chế độ súc vật xhcn được phân chia như sau:
– 30% trả thuế
– 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
– 15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
– 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới.
Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những người dân bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản. Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.
Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển khu vực Sài Gòn. Đối với đảng súc vật Hà Nội mà người miền nam gọi là Bắc cộng đã xem "đồng bào" miền nam trong những ngày sau tháng 4/1975 như là kẻ thù giai cấp, sẳn sàng chụp cho cái mũ phản động, phản cách mạnh...để lên án, kết tội và đưa đi lưa đày trên các vùng kinh tế mới, khỉ ho cò gáy.
Nhân mùa giỗ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người lính VNCH xin được ghi vội vài hàng để tưởng nhớ công lao dựng nước trước muôn vàn khó khăn của thời cuộc chính trị vào những năm đầu khai sinh nước Việt Nam Cộng Hoà, nhất là để vinh danh tinh thần vì nước, vì đồng bào ruột thịt miền bắc của ông trong việc giúp đở cũng như kêu gọi thế giới giúp định cư cho gần một triệu người miền bắc và năm 1954 được an toàn sinh sống trong những miền nắng ấm đầy tình nghĩa đồng bào miền nam VN dưới chánh thể  tự do của nền đệ nhất cộng hoà.
Một nén tâm nhang dâng lên hương hồn Jean-Baptiste Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu trong muà giỗ thứ 60 của hai ông.
Vũ Thái An, người lính VNCH 5 October 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét