Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

 NHỤC NHƯ CÁ NỤC ĐẢNG ƠI!!


Vùng biển VN, nhưng không thấy tàu chiến của HQVN đi lại để tuần và bảo vệ ngư dân không bị tàu lạ đâm chìm trên vùng biển chủ quyền gần HS và TS. Cho tới nay, các nước trên thế giới, chỉ thấy tàu chiến Mỹ thường xuyên tới lui, nắn gân bọn hải tặc TQ - một thứ đàn anh khốn kiếp nhất của đảng csVN, thường được ca ngợi là một thứ bạn vàng 4 tốt, nào là: "môi hở răng lạnh", "núi liền núi sông liền sông"...!!
Vào ngày, 29-11-2022, Đại tá không quân của TQ Tian Junli cho biết, một tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường của Hoa Kỳ, có tên là USS “Chancelosville” tuy không được chính phủ Trung Quốc chấp thuận, nhưng đã xâm nhập trái phép vùng biển tiếp giáp với quần đảo Nam Sa và bãi đá ngầm của Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của quân Trung Quốc đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân để theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi. Nguồn: https://theatlasnews.co/.../uss-chancellorsville.../
Nói về sự nghịch lý của các lãnh đạo chóp bu VN về chủ quyền thuộc VN trên biển đông, đám Pắc Pó thường hay tuyên bố trước quốc dân VN và thế giới trong việc tranh chấp trên biển đông, là quyết: “không chọn phe”, chỉ chọn cái đúng, cái chính nghĩa.
Như vậy, đâu là cái đúng và chính nghĩa của đảng csVN?? Nếu đảng Pắc Pó xem đường chủ quyền " lưỡi bò" của đàn anh là đúng, thì VN đang đứng về đám Hải Tặc Tập Cận Bình, đồng nghĩa với việc chọn TQ là phe của mình...!! nói một cách khác là chọn cái bất lương của đàn anh TQ làm chính nghĩa và bám theo, hoàn toàn bất lực trước sự gặm nhấm chủ quyền của VN.
Tóm lại, cho tới nay VN không bị mất nước vào tay Mỹ , mà mất đất, mất biển đảo.... vào tay người anh em gọi là cật ruột của bác và đảng - Ngộ quá bác và đảng Pắc Pó ơi!!
Chệt phen này quyết hoàn thành nghiệp bá
Nuốt gọn vùng đất cát tận Cà Mâu
Liếm trọn vùng biển đảo đến Úc Châu
Chiếm sạch hết đường giao thông hàng hải.
Chệt đã xây trường thành trên Đông hải
Chệt đã gài đảng vẹm ở phương nam
Chệt đã hoàn toàn thuần hoá người dân
Chệt chỉ sợ Hồn Thiêng sông núi Việt.
( Trích từ bài thơ "Bốn con thú giữ nhà" của thi sĩ Phan Huy)

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức
Anh Kim Le, 30-11-2022

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

NHỜ SỰ CHĂM SÓC CỦA CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ - HỒ TỆ LUÔN BỊ LẠM PHÁT VÀ ĐƯỢC XẾP TRONG 3 ĐỒNG TIỀN THẤP NHẤT THẾ GIỚI.

 

VN là nước nông nghiêp từ ngàn xưa tới nay, 70% dân số sinh sống trong các khu vực nông thôn, nhưng đến khi bác và đảng vào cướp vựa lúa miền nam, từ một nền nông nghiệp phát đạt làm nền móng cho mọi phát triển về công nghiệp, đã tuột dốc dần dần với những báo cáo và nghị quyết thiếu thực tế của các quan đầu ngành vì bệnh thiếu khả năng chuyên môn. Điều này đã làm nông nghiệp VN - dưới sự chỉ đạo của các đỉnh cao trí tuệ, không còn khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hut-hoi-truoc-thai-lan-tru-cot-ty-usd-ghi-ky-luc-thap-nhat-12-nam-574225.html

Hậu qủa, cho đến thời điểm hiện nay, gạo VN đã bị nhiều nước từ chối không mua vào vì chất diệt côn trùng có nồng độ quá cao và hiện tại bẩn chưa có được một thương hiệu nào được thế giới ưa chuộng. Một người bạn láng giềng của VN là Cam Bốt, không phải là nước nông nghiệp nổi tiếng lâu đời như VN, nhưng gạo của Cam Bốt sản xuất, nay đã được xếp vào loại ngon và tốt nhất thế giới. Về giá gạo thì giá gạo của VN vẩn luôn thua sút Thái Lan trong nhiều thập niên qua. http://funnyfood.vn/vn/Blog/Kien-thuc-Xuat-Nhap-khau/NGUYEN-NHAN-GAO-XUAT-KHAU-BI-TRA-LAI.aspx



Về ngành công nghiệp dệt may, da giày là những ngành xuất cảng quan trọng, nhưng vì phụ thuộc nguyên liệu từ TQ, nên trong hai năm qua vì Covid 19, hai mặt hàng này gần như bị khai tử. Nguồn: https://vn.investing.com/news/economy/nganh-det-may-da-giay-kho-co-the-khoi-phuc-trong-nga-n-han-1960050

Tóm lại, thực lực nền kinh tế của VN quá yếu kém, phần lớn chỉ gia công cho nước ngoài, lại còn phải lệ thuộc từ cây kim cọng chỉ của nước ngoài, cộng thêm VN cới một thể chính trị không có tự do, nên không phù hợp để đưa nền kinh tế thị trường cất cánh.....Đó là những nguyên nhân chính đưa đến việc làm đồng tiền Việt Nam mất giá triền miên từ năm này qua năm khác. Một thí dụ điển hình là tập đoàn Vỉngoup của Phạm Nhật Vượng, là tập đoàn đình đám nhất của VN, cũng chỉ là những cở sở mượn đầu heo nấu cháo, lắp ráp gia công cho các Công Ty nước ngoài, chưa sản xuất được mặt hàng nào ra hồn. Hiện, các mặt hàng kinh doanh của tập đoàn này đều bị thua lỗ trong nhiều năm qua....Xem nguồn: http://lybichthuy.blogspot.com/2018/10/s-u-that-ve-chiec-xe-vinfast-c-ua-ma.html

Điều này nói lên được khả năng tự túc tự cường về kinh tế của chxhcnVN hoàn toàn không có, chỉ có cái họng to từ những ông thủ tướng, chủ tịch nước, đến các Bộ trưởng , CEO, Tổng giám đốc sản xuất thuốc nổ tốt nhất khu vực. Vụ đại án " Kít xét nghiệm đểu" của Viêt Á sản xuất, cho thấy bản chất của một hệ thống lãnh đạo kém tài, thích nổ, mượn hàng của TQ để làm giàu trên xương máu của người dân. Xem nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/xay-dung-chinh-don-dang/ha-noi-ky-luat-nhieu-can-bo-lien-quan-den-vu-viet-a-post973948.vov


Có một điều nghịch lý hết sức nghịch lý nơi thiên đường xhcn: nếu tính tỷ lệ sử dụng xe gắn máy trên đầu người dân, thì Việt Nam có lượng xe gắn máy nhiều nhất thế giới. Hàng chục năm qua, chúng ta nhập khẩu xe gắn máy và sử dụng những chiếc xe do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, nhưng chúng ta chưa bao giờ tiếp nhận được công nghệ sản xuất của nước ngoài, để sản xuất xe gắn máy với thương hiệu “made in Vietnam”. Kể cả các loại xe chất lượng thấp, rẻ tiền cũng phải nhập từ Trung Quốc.  Còn Vinfast cũng là loại xe lấp ráp những sản phẩm phế thải của nước ngoài. Một nghịch lý khác là VN có nhiều GS, PGS, TS...nhất trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước, nhưng lại là một nước lạc hậu về công nghệp cao và thường phải ăn mày viện trợ của các nươc tư bản và phải vay tiền hàng năm để cân bằng ngân sách và trả lời nợ công hàng năm, trong khi nợ gốc vẩn chưa hề giãm sút.


Một nguyên nhân sâu xa khác là do lợi ích riêng, các doanh nghiệp nước ngoài không muốn chuyển giao công nghệ cho VN. Khi đầu tư vào Việt Nam, họ kéo theo các công ty vệ tinh của họ, doanh nghiệp Việt Nam không thể chen chân vào chuỗi cung ứng này. Nhiều công ty có cơ sở sản xuất tại chỗ không lập phòng thí nghiệm ngoại trừ bộ phận kỹ thuật giám sát và kiểm định chất lượng. 

Đến nay, đã có 162 khu công nghiệp ở Việt Nam đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 3.360 dự án đầu tư nước ngoài và 36% tổng số lượng vốn FDI cả nước. Có một điểm chung là không có cơ sở hạ tầng cốt lỏi xung quanh các khu công nghiệp như là cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nguồn: https://thesaigontimes.vn/chang-le-cu-mai-gia-cong-lap-rap/.

Kinh tế thị trường của VN qùe quặt ngay từ khi được các bộ não của nhóm lợi ích định hướng phát triển theo môi trường xhcn,  từ đó kéo theo đồng tiền bị mất giá liên tục.... hàng hóa, xăng dầu, điện nước....giá cả đều leo thang. Nhưng đảng đã cố tình che dấu, để rồi hôm nay trên khắp cả nước, tình trạng quỵt tiền, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản khách hàng của các ngân hàng lớn tại VN, đả lên cao điểm làm khách hàng đi biểu tình khắp nơi. Đây là dấu hiệu của một nền kinh tế bên bờ phá sản. 


VN ĐỒNG MẤT GIÁ TRẦM TRỌNG

Từ 2008 đến nay đồng tiền Việt Nam mất giá 30% so với đồng đô la Mỹ, đó là khoảng thời gian gần đây nhất. Xa hơn trong quá khứ, ngày 15/9/1985 một ngày sau khi Nhà nước thực hiện đổi tiền lần thứ 6, tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 15 đồng Việt Nam. 

Nhưng rồi những năm sau đó tiền VN đồng rớt giá rất nhanh, chỉ một năm sau:

Năm 1986 tỷ giá tăng 10 lần lên 150 đồng/USD; 

Năm 1987 là 550đ/USD; 

Năm 1990 là 7.500đ/USD.  

Nếu tính từ ngày 15/9/1985 đến ngày 31/8/2015 thì trong vòng 30 năm tiền đồng Việt Nam mất giá khủng khiếp, từ mức 15 đồng ăn 1 USD đã tăng lên 22.500 đồng/1 USD. 

Nguyên nhân xuất phát của đồng tiền VN bị lạm phát là do tình trạng kinh tế tụt hậu, không ổn định, các nhu cầu đầu tư là rất lớn cho nên thu nhập quốc dân không nhiều. Sau đó là tình hình vay nợ rất cao. Nợ công phình to năm này qua năm khác, vì cán cân ngân sách nằm trong tình trạng thu không đủ chi...Vấn nạn tham nhũng của đã tàn phá ngân sách quốc gia. Nhiều công trình đầu tư lớn, đã bị quan tham rút ruột còn lại một số công trình khác bị đấp chiếu...Nguồn: https://www.thoibao.com/nhung-cong-trinh-dap-chieu/

Đó là một những nguyên nhân đưa đến tình trạng lạm phát như hiện nay. Sau đây là lịch sử tỉ giá của VNĐ.

TỈ GIÁ VNĐ TỪ CÁC NĂM: 

CUỐI NĂM 2011: 1USD = 20.828VNĐ

CUỐI NĂM2015: 1USD=22.520VNĐ

CUỐI NĂM 2020:1USD=23.000VNĐ

CUỐI NĂM 2021: 1USD=23.237VND

Đây là những năm mà VN đã khai thác được dầu hỏa và xuất cảng. Nhưng khi các kinh tế VN đã bắt đầu lao dốc. Dưới đây là các cpn số về tỉ giá nằm trong giai mỏ dầu bắt đầu cạn kiệt thì đồng tiền tiếp tục lao dốc và nhất là hai năm vừa qua, đoạn của giửa năm 2022 đến hôm nay. 

Tỉ giá Hồ tệ xếp hạng thấp nhất trong khu vực, tính tới ngày 26.10.2022 tỉ giá hối đoái thua luôn cả Lào và Campuchia. Ngoài ra VNĐ được xếp hạng thứ ba trong TOP 10 những đồng tiền kém giá trị trên thế giới, sau Iran và Venezuela.

TỪ GIỬA NĂM ĐẾN CUỐI 2022:

30/05/2022 Thứ Hai 1USD = 23.180,34432 VND

30/06/2022 Thứ Năm 23.265,00000 VND

29/07/2022 Thứ Sáu 23.340,00000 VND

31/08/2022 Thứ Tư 23.462,50000 VND

30/09/2022 Thứ Sáu 23.860,00000 VND

31/10/2022 Thứ Hai 24.847,81063 VND

24/11/2022 Thứ Năm 24.838,55096 VND

Hôm nay ngày 27-11-2022 tỉ giá hối đoái 1USD = 25.110 VNĐ,

ngoài thị trường tự do

Như vậy từ năm 1985 tỉ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ 1USD=12 VNĐ, đến nay sau 37 năm làm kinh tế, các đỉnh cao Pắc Pó đã đưa đồng hồ tê lên đến đỉnh cao chót vót và được xếp hạng thứ 3 trong các nước có đồng tiền mất giá nhất trên quả địa cầu với 1USD=25.110 VNĐ.


Nền kinh tế VN đã bị các đỉnh cao Pắc Pó đưa xuống đáy thung lũng chỉ vì tính tự tôn vô lối, không biết đặt quyền lợi quốc gia trước quyền lợi đảng, một nghịch cảnh khác đưa đến việc làm đồng tiền VN bị xếp vào lại rác trên thế giới, là vì chưa đứng được trên đôi bàn chân của mình, lệ thuộc 80% vào nền kinh tế gian manh của đàn anh TQ, nên mổi khi TQ gặp biến động về kinh tế, chính trị thế giới hay quân sự trong khu vực, thì VN cũng bị ảnh hưởng theo.

Một khi VN vẩn còn một bọn người kém khả năng của đảng cs lãnh đạo đất nước và nền kinh tế VN, thì sự nghèo đói chắc chắn sẽ bao trùm khắp 3 miền đất nước, chỉ trong một thời gian ngắn vài năm tới đây. Để chấm dứt mọi nghịch lý kéo dài từ nhiều thập niên qua và sự nghèo đói triền miên, thì người dân phải chất dứt ngay sự tồn tại của đảng cướp cộng sản VN, để VN minh chấu trời đông.

Tham luận từ Hậu duệ VNCH vùng nam Đức
Lê Kim Anh, 27-11-2022

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

NĂM NAY (2022) MÙA VỌNG SẼ DÀI NHẤT, ĐỦ 4 TUẦN (28 NGÀY)


Chúa nhật I Mùa Vọng là ngày mở đầu Mùa Vọng và cũng là ngày mở đầu năm phụng vụ. Từ Chúa nhật I Mùa Vọng đến Lễ Giáng Sinh gồm 4 Chúa nhật.

Chúa nhật I Mùa Vọng năm nây sẽ đến sớm nhất, tức là vào ngày 27 tháng 11 năm 2022, như vậy Mùa Vọng sẽ dài nhất, gồm 28 ngày, tức đủ 4 tuần; và Lễ Giáng Sinh (25-12) sẽ là ngày Chúa nhật.


Nếu Chúa nhật I Mùa Vọng đến muộn nhất, tức ngày 3 tháng 12 (như các năm 2000, 2006, 2017), thì Mùa Vọng sẽ ngắn nhất, tuy vẫn có đủ 4 Chúa nhật nhưng chỉ có 22 ngày; và Lễ Giáng Sinh (25-12) sẽ là ngày thứ Hai.

Năm nay, 2022, Chúa nhật I Mùa Vọng đến sớm bào cuối tháng 11, nên Mùa Vọng sẽ dài nhất, đủ 4 tuần (28 ngày). Những năm Mùa Vọng đủ 4 tuần là: … 1994, 2005, 2011, 2016, 2022, 2033, 2039, 2044, 2050, 2061.

Sưu tầm

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

  NHỚ LẠI HÌNH ẢNH NỮ TỔNG THỐNG CROATIA TRONG MÙA TÚC CẦU THẾ GIỚI NĂM 2018 - ĐƯỢC GIỚI CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI KÍNH TRỌNG !!


Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic là một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, tận tụy trong việc nước việc nhà. Bà là người nữ chính khách nổi tiếng trong giới hâm mộ môn bóng tròn thế giới, qua việc bà là fan trung thành của hội tuyển quốc gia Croatia.


Giống như mọi người hâm mộ bóng tròn khác, Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic từng được mọi người chú ý khi mặc áo đỏ trắng của đội tuyển quốc gia, đứng trên khán đài sân vận động để cổ vũ các cầu thủ trong trận tứ kết với tuyển Nga. Người nữ tổng thống 50 tuổi này đã bay vé hạng phổ thông cùng các cổ động viên đội nhà và còn nhảy đầm chung với các cầu thủ để ăn mừng sau khi Croatia thắng Nga. Bà Grabar-Kitarovic còn bất ngờ xuất hiện ở phòng thay đồ để chúc mừng và ôm các cầu thủ sau những gì họ đã đạt được. là một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, tận tụy hết lòng vì dân vì nước.


Khi tham dự các trận đấu ở Nga năm 2018: "Tôi muốn ủng hộ Croatia cùng các CĐV khác trên khán đài. Tôi mặc chiếc áo đấu biểu tượng của quốc gia. Nếu ngồi khoang VIP, tôi sẽ phải tuân thủ những quy tắc về trang phục. Sẽ phải là một bộ váy dài trang trọng. Tôi không thích như thế", bà Kolinda đã nói với hãng tin Sportbox của Nga.






Nữ tổng thống xinh đẹp này, năm 1993 đã lấy bằng ngôn ngữ và văn học Anh và Tây Ban Nha ở Đại học Zagreb, Croatia. Năm 1995-1996, bà theo khóa học ngoại giao tại Học viện Ngoại giao Vienna, Áo. Bà giành được học bổng Fulbright năm 2002-2003 và theo học ở Đại học George Washington và cũng từng tham gia các khóa học ở Đại học Havard và Johns Hopkins của Mỹ. Cách đây 3 năm bà bắt đầu học tiến sĩ về quan hệ quốc tế ở Croatia. Bà nói thành thạo tiếng Croatia, tiếng Anh, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, biết đôi chút tiếng Đức, Pháp và Italy.


Ngoài việc, bà là người hâm mộ bóng tròn, bà còn là một trong những lãnh đạo được giới chính trị thế giới kính nể trong thời gian là người lãnh đạo tối cao của một đất nước 4 triệu dân. Bà tiết kiệm tối đa cho Ngân Sách quốc gia, bà chưa bao giờ lạm dụng ngân sách quốc gia vào việc riêng , như khi tham dự các trận đấu của Hội tuyển quốc gia, bà thường bỏ tiền túi để đi máy bay, cổ động cho đội fan của mình. Khi ở vị trí lãnh đạo, bà đã được người dân của bà kính nể vì đã có những việc làm như:  

- Bán phi cơ riêng của tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz xe công của văn phòng tổng thống để đưa vào ngân sách quốc gia.
- Tiết giảm 50% lương của mình và các bộ trưởng.
- Tiết giảm 40% lương các đại sứ, các tổng lãnh sự quán.
- Cho xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các đại biểu quốc hội.
- Bà là người phụ nữ sống bình dị như tất cả mọi người.
- Từ khi bà giữ chức tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.


Tấm gương của bà hy sinh trong việc xây dựng đất nước đã làm giới chính trị thế giới kính nể. Một tấm gương trong sạch khác, quên mình vì dân vì nước ở Á Châu có bà Thái Anh Văn.

Bà Thái Anh Văn, xuất thân trong một gia đình giàu có, nề nếp. Năm 1980 đỗ Thạc sĩ Luật tại Đại học Cornell, năm 1984 đỗ Tiến sĩ tại Đại học Kinh tế London; sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp và Đức. Là người phụ nữ quyền lực cao nhất nước, đủ điều kiện tạo dựng cuộc sống giàu sang nhưng bà đã chọn nếp sinh hoạt giản dị. Chỗ ở là một căn nhà chung cư tại Đài Bắc, bà tự lái xe đi làm, không cần vệ sĩ, ăn mặc như dân thường; chỉ khi tiếp khách hoặc công cán nước ngoài bà mới khoác bộ vét tối màu, không đẹp nhưng nhã nhặn lịch lãm.

Bà được người dân trong nước kính trọng, bạn bè quốc tế nể phục về sự lãnh đạo tài tình và quả cảm.


Nhìn lãnh đạo nước người mà nghỉ đến hàng ngũ lãnh đạo thối nát của nước chxhcnVN, thiệt chán như con gián! Một bầy thổ phỉ, người không ra người ngợm không ra ngợm, miệng nói chuyện đạo đức nhưng trong não chỉ là một đống phân.

Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức
Lê Kim Anh, 22-11-2022

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

VN XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM CHO TẦM NHÌN LẠC HẬU VỀ TỐC ĐỘ VÀO NĂM 2050 CỦA CÁC ĐỈNH CAO PẮC PÓ.


Hệ thống đường sắt gọi là cao tốc mà các đỉnh cao trí tuệ Pắc Pó đã chọn để xây dựng cho VN bắt đầu từ năm 2028 - 2030 cho tầm nhìn 2050, theo như ông Bộ Trưởng GT&VT Nguyễn Văn Thế đã loan báo, đó là loại đường sắt của hãng thầu Nhật Bản Shinkansen, đã khai thác từ giửa thập niên 60 của thế kỷ trước ở nhât- đến nay đã lỗi thời vì đã được khai thác thương mại hơn nửa thế kỷ trước ở Nhật. Việc làm này không khác như xe ô tô điện Vin Phét của Phạm Nhật Vượng, đang làm trò cười của thế giới. Những chiếc xe điện của Phạm Nhật Vượng chưa bán được chiếc nào ở Hoa Kỳ và châu Âu, thì đã lạc hậu về độ chạy xa cho một lần nạp điện, cũng như thời gian nạp điện nhanh cho một bình điện.

Trở lại câu chuyệm xứ Đông Lào (chxhcnVN), hàng chục ngàn đỉnh cao với những chức danh GS, PGS, TS, PTS...nhưng không đóng góp gì được trong các phạm trù khoa hoc kỹ thuật thế giới, cũng không có được bằng sáng chế nào giúp ích được cho đời.... Không biết ai đã cấp văn bằng cho họ, mà hảng Samsung đã đánh giá chxhcnVN đến nay vẩn không làm được một cái ốc vít. Một đánh giá như là một cái tát thẳng vào mặt các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó đang lãnh đạo bộ máy đảng và nhà nước.

Với một dự án lớn trên 3 miền đất nước từ nhiều thập niên qua, đều do các công ty ngoại quốc thực hiện, đám Pắc Pó chỉ thực hiện được các dự án xây dựng tượng đài và cổng chào vĩ đại nhất khu vực. Tội nghiêp cho các đỉnh cao trí tuệ VN, khi dồn nổ lực vào những dự án mà thế giới sắp sửa xếp vào loại phế thải - giống như rác thải CN Mác Lênin, một loại hàng mà các nước châu Âu đã cho vào thùng rác cách đây hơn 30 năm, nhưng các đỉnh cao trí tuệ vẩn tiếp tục cho lưu hành tại VN, đưa đến việc làm nền kinh tế kiệt quệ với số nợ công năm 2022 lên đến 4 triệu tỉ VNĐ. Nguồn:https://bizreal.vn/nam-2022-nguoi-viet-ganh-bao-nhieu-tien-no-cong-24449.html

Cho đến khi bài viết này sắp sửa được post lên mạng, thì trên 3 miền đất nước các ngân hàng ở VN, đang thi đua quỵt nợ của khách hàng, khách hàng đã biểu tình tố giác sự ăn quỵt của các ngân hàng nằm trong sự bảo trợ của nhà nước cộng sản, VNĐ đã không còn giá trị trên trường quốc tế vì lạm phát, đó cũng chính là những dấu hiệu cảnh báo về một nền kinh tế đang trên đà phá sản.



VN TỰ HÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO 250 Km/Giờ (?)

Theo lịch sử phát triển đường sắt ở Nhật, chxhcnVN hiện đang nhờ Nhật giúp xây dựng hệ thống đường sắt đã có mặt ở Nhật từ năm 1964, đó là tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới từ Tokyo – Osaka (Nhật Bản) dài 515 km. Vào thời điểm mới khai trương, dù tuyến cao tốc khổ đường tiêu chuẩn chỉ đạt tốc độ tối đa 210 km/h, nhưng sau đó người Nhật đã nhanh chóng phát triển những đầu máy khác có tốc độ cao hơn, đó là những đầu máy đạt đến tốc độ 285 km/h. Đến nay thi các loai tàu này đã không còn khai thác tiếp tục, mà bắt đầu cho những loại thế hệ mới với tốc độ cao hơn.


Công ty đường sắt JR East Nhật hiện đang phát triển và đưa vào khai thác thương mại một dòng tàu siêu tốc mới với tốc độ hoạt động tối đa có thể lên tới 360km/h. Từ tháng 5/2019, một nguyên mẫu tàu với ký hiệu ALFA-X, thế hệ tàu siêu tốc Shinkansen tiếp theo đã bắt đầu được chạy thử trên tuyến Tohoku Shinkansen. Đến nay Nhật cũng đã thành công với những con tàu tốc độ 581km/h cho các loại  tàu thế hệ Shinkansen mới nhất.

Bắt đầu tài khóa 2030, các con tàu Shinkansen thế hệ mới sẽ được đưa vào sử dụng trong tuyến mở rộng đến thành phố Sapporo. Nói như vậy để thấy các đỉnh cao trí tuệ đang nghiên cứu để sử dụng hàng phế thải lạc hậu của Nhật cho tầm nhìn 2050. Giống như đường sắt Cát Linh Hà Đông, khi được đưa vào sử dụng năm 2021, thì đã thuộc hàng lạc hậu phế thải, loại bán tự động của TQ trên thế giới văn minh hiện nay không còn chế tạo và sử dụng nửa.

NHỮNG CUỘC TRANH ĐUA VỀ TỐC ĐỘ Ở CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ.

Khi Nhật bắt tay vào việc phát triển những con tàu cao tốc Shinkansen, cùng thời gian đó đó ở Đức đã xuất hiện những con đường dành cho chiếc tàu điện đệm từ đã được xây dựng với tốc đô cao hơn những con tàu của Nhật cùng thời. Tàu đệm từ hay tàu điện đồng cực từ tính (tiếng Anh: Magnetic levitation transport, rút ngắn thành maglev) là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới bởi lực Lorentz. Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt; tức là tới khoảng 500 đến 580 km/h. Tàu đệm từ đã được sử dụng trong thương mại từ 1984 ở Đức, trên đoạn đường từ Hamburg đến Belrin.


Kỹ thuật nghiên cứu loại tàu này khởi đầu ở Đức. Do kỹ sư Hermann Kemper phát minh vào năm 1922, phát minh này được xin cấp bản quyền mô hình tàu vào năm 1932. Từ sau những năm 1970, đầu tiên là Đức, rồi đến Nhật Bản, Mỹ Canada, Pháp và Anh...sau đến Trung Quốc đều có kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông bằng tàu lướt đệm từ, nhưng cuối cùng chỉ có Đức và Nhật kiên trì theo đuổi và thu được thành tựu khả quan. Riêng ở TQ hệ thống "Tàu Đệm Từ" do Đức xây dựng và đưa vào khai thác thương mại ở Thượng Hải.

Nước Pháp cũng chạy đua với Đức và Nhật, họ đã bắt đầu xây dựng tuyến đường 409km từ Paris - Sud-Est đến Lyon vào năm 1977 với đoạn đầu tiên được khai trương năm 1981 có tốc độ tàu chạy tối đa 260 km/h. Năm 1989, Pháp khai trương giai đoạn 1 tuyến cao tốc Atlantique. Đây là tuyến đầu tiên được thiết kế để vận hành tốc độ 300 km/h. Khi mạng cao tốc của Pháp được mở rộng, công nghệ cũng dần phát triển tương ứng.


Ông Antoine Leroy, phụ trách sức kéo tại Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) cho rằng, sức mạnh thực sự của đường sắt cao tốc tại Pháp là biết cách liên tục tự sáng tạo lại trong suốt 40 năm, cả về kỹ thuật cũng như thương mại. Từ năm 2007, các đoàn tàu TGV chạy với vận tốc 320 km/h trên những tuyến cao tốc mới được bung rộng ra khắp châu Âu.

Pháp với các con Tàu TGV 4402 sản xuất vào năm 2007, đã đạt được tốc độ 574,8 km/h và đã được đưa vào khai thác thương mại trên đất nước này.

THẾ GIỚI ĐANG CHẠY ĐUA VỚI TỐC ĐỘ SIÊU TỐC 1000Km/Giờ

Trong khi xứ Đông Lào (chxhcnVN) đang còn mơ màng về tốc độ của các con tàu cao tốc 250km/giờ sẽ được ra đời vào giửa thế kỷ 21, với loại tốc độ này thì khi được đưa vào khai thác thương mại, đường sắt VN sẽ được thế giới xếp vào loại lạc hâu nhất trong khu vực, giống như các con tàu Cát Linh Hà Đông, chạy với tốc độ rùa (35km/ giờ) nhất thế giới. 



Nhìn thế giới đang bước vào thời đại đua nhau xây dựng những con đường siêu tốc vào khoảng 870 đến 1000km/h, tốc độ đạt gần bằng với tốc độ âm thanh 1236km/h. Như chúng ta đã biết, các hảng hàng không thương mại trên thế giới thông thường bay với tốc độ từ 900 km/h đến 1200 km/h trừ các máy bay Concorde của Pháp, nay đã dừng khai thác sau 27 năm phục vụ (1976-2003), tốc độ của nó gấp đôi tốc độ âm thanh tù 2 đến 2,04 lần.



Trong khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên chạy đua với tốc độ âm thanh cho những con tàu chở khách trên mặt đất, thì ở nước ta, các đỉnh co tri tuệ đang bắt đầu cho tốc độ phế thải của thế giới. Điều đó cho thấy đẳng cấp và trình độ của các đỉnh cao trí tuệ Pắc Pó, đang ở cấp đô nào?? so với thế giới bên ngoài VN. Những đỉnh cao với những chức danh GS, PGS, TS, PTS.....nhưng bộ não chỉ lớn bằng hột tiêu và khả năng hết sức giới hạn. 

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức 
Lê Kim Anh, 21.11.2022

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

 ĐẢNG PẮC BÓ - THÍCH DÙNG HÀNG NGOẠI TỪ: CN MáC LÊ-MAO, SÚNG ĐẠN NGA TÀU ĐẾN "NGÀY NHÀ GIÁO VN 20-11 " !! 


Khi cướp chính quyền Trần Trọng Kim năm 1945, họ Hồ đã nhập hàng ngoại lai "CN Mác - Lenin" đem về VN làm kim chỉ nam cho việc hoàn thành cái gọi là cuộc cách mạng vô sản của giai cấp công nhân.

Lãnh đạo hàng đầu của đảng Pắc Bó, chuyên dùng hàng may mặc cũng từ Mao - Stalin, người dân VN chưa bao giờ thấy tên Việt gian HCM có một ngày bận quốc phục VN....Cái gọi là "Tư Tưởng HCM" cũng là một thứ lai căng từ Mác-Mao-Lenin-Stalin...ngay cả nguồn gốc của tên quốc tặc này cũng xuất thân từ dân TQ. Đang là nguyên nhân của sự băng hoại xã hội và đội quân tham nhũng trong hàng ngũ đảng và nhà nước hiện nay, đông hơn quân Nguyên.

Từ ngày cướp được chính quyền từ tay Trần Trọng KIm năm 1945 nước VNDCCH ở miền bắc và chxhcnVN từ năm 1976, chưa bao giờ người dân VN thấy đảng Pắc Pó vinh danh cái ngày gọi "ngày nhà giáo VN". Vì đảng Pắc Pó chỉ biết chăm sóc cho cái gọi là giai cấp công nông (búa liềm), một giai cấp tiên phong , đi đầu trong mọi cuộc cách mạng do đảng chỉ đạo và các giai cấp khác ngoài công nông, hầu hết đều bị vào loại giai cấp không trung thành với giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản trí thức (nhà giáo), là một thứ giai cấp được xếp hạng sau giai cấp công nông, không phải là giai cấp hàng đầu của đảng Pắc Pó.

Nhưng đến giai đoạn cần đến sự đoàn kết để góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân đang kiệt huệ trầm trọng, đất nước đang ở trong giai đoạn tem phiếu, lúc đó đảng Pắc Pó mới thấy cần đến sự đóng góp của giai cấp trí thức tiểu tư sản, nên đảng quay ra ca tụng vinh danh để lôi kéo giai cấp trí thức tiểu tư sản này vào cuộc. Đảng cho phép tên đồ tể Võ Nguyên Giáp thay mặt Hội Đồng Bộ Trưởng ký quyết định thành lập "ngày nhà giáo VN" số 167-HĐBT, ngày 26/9/1982. 

Lấy ngày 20-11 làm "Ngày nhà giáo VN", và ngày này chính thức ra đời từ đó, đúng vào lúc nền Kinh Tế Tập Trung ở vào giai đoạn đen tối nhất, dưới sự lãnh đạo của đảng, bị sụp đổ toàn diện, dân khắp 3 miền trong hoàn cảnh hết sức nghèo đói, đất nước sắp sửa bị nổi loạn.

Nói thẳng vào mặt đảng Pắc Pó, nếu đảng đã biết chăm lo tới giai cấp Nhà Giáo, thì ngày 20.11.đã xuất hiện từ những năm 1945 - 46, chứ không đợi tới gần 40 năm sau ngày cướp được chính quyền, mới được thành lập. Đó cũng là ngày đánh dấu giai cấp tiểu tư sản trí thức được đảng cướp Pắc Pó nhắc tới và tôn vinh.

Mối quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục tập quán có trong truyền thống Việt đạo, nói tới tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đây chính là mối quan hệ tốt đẹp trong sự tôn kính về mối quan hệ Thầy trò và thứ tự trên dưới nơi học đường, có từ hàng ngàn năm qua - mối quan hệ truyền thống này xuất hiện ở nước ta từ trước khi có sự hiện diện của những đỉnh cao trí tuệ Pắc Pó. Nghề giáo trong truyền thống nhân bản của Việt tộc vốn là nghề cao quí nhất, trong thời quân chủ người thầy (không có cô) được xếp vào vị trí thứ nhì, sau Vua (Quân) mà ta thường thấy đó là Quân, Sư (thầy), Phụ (cha). Do đó sự tôn sư trọng đạo là một thứ trật tự được xếp hạng rất cao trong xã hội phong kiến do tiền nhân thiết lập trong hệ thống Việt đạo có từ thời Hùng Vương. Ngày xưa trong thời quân chủ, người phụ nữ VN không được đi học vì ảnh hưởng đến cái quái thai về cái gọi là Khổng Thuyết, đưa đến sự bất bình đẳng về nam nữ. 

Như vậy, khi đề cập tới ngày Nhà Giáo truyền thống của Việt tộc, đó là ngày mồng ba tết nguyên đán hàng năm, chứ không phải là ngày 20-11 mà đảng Pắc Pó đã du nhập từ thủ đô Ba Lan về thay ngày truyền thống của Việt tộc. Ngày 20-11, được đảng Pắc Pó tôn vinh là " Nhà Giáo VN", thể hiện được bản chất thích dùng hàng ngoại của các đỉnh cao trong đảng Pắc Pó. Hy vọng ngày truyền thống nhà giáo của VN ta sẽ được nước VN hậu cộng sản tái lập để theo đứng truyền thống nhân bản của cha ông ta để lại.

Tham luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức

Lê Kim Anh, 20-11-2022

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

 THÀNH PHỐ KHERSON ĐÃ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG  

Thành phố kinh tế cảng biển quan trọng ở phía nam Ukraine đã được giải phóng vào ngày 11-11-2022, sau những trận pháo kích phản công khốc liệt của Ukraine vào quân Nga đang chiếm đóng tại đây từ hơn một tháng qua, trước áp lực quân sự nặng nề, quân Nga buộc phải rút 30 nghìn quân Nga tháo chạy về phía bờ Đông của sông Dnipro. Sự thất bại này đến từ việc cây cầu Krym bị phá hũy vào ngày 8-10-2022, làm ngưng trệ việc tiếp tế quân trang quân dụng cho quân đội Nga ở khu vực chiếm đóng Kherson.

Kể từ tháng 2 năm 2022, khi Putin cho tiến hành cái gọi là " Chiến dịch quân sự đặc biệt", quân Nga đã chiếm đóng thành phố Kherson vào tháng 3-2022. Đến ngày 25 tháng 5 năm 2022, giới chức Ukraina ước tính rằng khoảng 45% cư dân thành phố đã rời khỏi thành phố.

Kherson là mục tiêu trung tâm cho cuộc phản công miền nam của quân Ukraine năm 2022. Trước sự tấn công mạnh mẻ của Ukraine, vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, lực lượng Nga đã rút chạy khỏi thành phố này, và lực lượng Ukraine sau đó bắt đầu tiến vào giải phóng thành phố vào ngày 11 tháng 11 năm 2022.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó cáo buộc quân Putin đã phá hủy toàn bộ hạ tầng quan trọng tại Kherson trước khi rút quân, trong đó có thông tin liên lạc, hệ thông cấp điện, nước và nhiệt để sưởi ấm.

"Thành phố đang lâm vào tình trạng hư hại nặng nề các cơ sở hạ tầng, chủ yếu là hệ thống cấp nước", thị trưởng Kherson của Ukraine Roman Holovnia ngày 12/11 còn cho biết thêm : "Hiện thiếu thốn nhiều loại thuốc thông dụng, không có điện và thiếu bánh mì vì lò nướng không thể hoạt động để sản xuất.

Công việc dọn dẹp thành phố và tháp gở hơn 2000 bom mìn do quân Nga gài lại cũng gần như đã được hoàn tất nhanh chóng để thành phố hồi sinh sau những tháng ngày bị quân Nga chiếm đóng.

Chính phủ Đức vừa công bố bỏ thêm 1 tỷ euro từ ngân sách 2023 để giúp Ukraine tái thiết hậu chiến. Các khoản tiền sẽ được chi vào cả hoạt động chống tin tặc từ Nga, và để thu thập bằng chứng tội ác chiến tranh quân Nga gây ra, theo các đài truyền hình Đức đưa tin vào trưa 11/11.

Ông Robin Wagener,  thuộc đảng Xanh của Đức, chủ tịch nhóm "vì Ukraine" trong Quốc hội liên bang Đức nói rằng “chúng ta đang đầu tư vào hòa bình ở Ukraine và châu Âu”. Hiện Đức là một đồng minh cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ ba cho Ukraine, sau nhiều tháng bị chỉ trích là hỗ trợ ít và chậm.  

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự phương tây, quân Ukraine sẽ không dừng ở Kherson và còn tiếp tục tiến trình giải phóng các khu vực khác, theo phía Nam về hướng Bakhmut, tỉnh Donetsk và về phía Bắc, tỉnh Lugansk.

Đây là một kỳ tích lớn lao mà quân dân Ukraine dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Volodymyr Zelensky đã lập được trong thế kỷ 21, đó là những con châu chấu Ukraine đã đá lật các cổ xe Nga, giống như danh tướng Lý Thường Kiệt đã từng là những con châu chấu của Đại Việt đã đá lật xe nhà Tống phương bắc, khi xâm lược nước ta vào thế kỷ 11(1075–1076), để lấy lại 3 châu: Châu Khâm, Ung và Liêm.

Là những người bạn của Ukraine chúng tôi hậu duệ VNCH vùng nam Đức luôn cầu nguyện cho quân dân Ukraine sớm giải phóng được toàn bộ lãnh thổ đã bị quân Nga xâm lược trong những tháng vừa qua, để hòa bình được tái lập trên miền đất nhỏ bé, đầy can trường này.

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức

Lê Kim Anh 14-11-2022

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

 CUỘC CHẠY ĐUA VÀO HẠ - THƯỢNG VIỆN HOA KỲ GẦN NHƯ ĐÃ CÓ KẾT QUẢ !!


Một tuần vừa qua, cơn sốt chính trị tại Hoa Kỳ đã từ từ hạ nhiệt với kết quả của hai viện tại quốc hội Hoa Kỳ gần như đã thấy được, mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng có thể nói đây là kết quả gần như không thể đảo ngược.

HẠ VIỆN: đảng Cộng hòa chiếm đa số với 211 ghế, Đảng Dân chủ chỉ chiếm 204 ghế.

THƯỢNG VIỆN: kết quả tại Thượng Viện hiện đang huề nhau 50/50, nhưng phe dân chủ thắng thế hơn (vì còn 1 lá phiếu quyết định của bà Phó Tổng Thống Kamala Harris).

CHỦ TỊCH HẠ VIỆN SẼ THAY ĐỔI

Bà Bể Lốp Xe (Pelosi), chủ tịch Hạ Viện đượng nhiệm sẽ bị thay thế bởi ông Kevin McCathy, người lãnh đạo phe thiểu số Cộng Hòa tại Hạ Viện từ năm 2014 đến nay, sẽ thay thế bà Pelosi để giử chức chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 2022-2024, nếu như không có gì thay đổi khác của đảng CH vào giờ chót.

Ông Kevin Owen McCarthy người Mỹ (sinh ngày 26 tháng 1 năm 1965 tại Bakersfield, California) là một chính trị gia thuộc đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ, rất có cảm tình với cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Ông Kevin McCarthy theo đã từng theo học:

California State University, Bakersfield (Bachelor of Science, –1989)
Bakersfield College (1984–1985)
California State University, Bakersfield (Master of Business Administration, –1994)
California State University.

Sau đó ông làm việc cho Hạ nghị sĩ Bill Thomas và gia nhập Đảng Cộng hòa. Từ năm 2002 đến năm 2007, ông là dân biểu trong Quốc hội Tiểu bang California; từ năm 2004 đến năm 2006, ông đứng đầu phe Cộng hòa ở đó.

Kể từ năm 2007, ông đã đắc cử và trở thành đại diện cho khu vực dân biểu thứ 22 của California tại Hạ viện Hoa Kỳ. Từ tháng 7 năm 2014, ông đã giữ chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Với tư cách là Lãnh đạo Đa số Hạ viện từ năm 2014 đến 2018, ông trở thành Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện của đảng mình sau cuộc bầu cử năm 2018 vào tháng 1 năm 2019 và một lần nữa sau cuộc bầu cử năm 2020 vào tháng 1 năm 2021.

Trong cuộc bầu cử giửa kỳ vào tháng 11/2022, đảng Cộng Hòa của ông đã đạt được số phiếu 211/204 so với đảng dân chủ, đây là kết quả gần như không thể đảo ngược vào phút chót trước khi được tuyên bố thắng cử của Ủy Ban Bấu cử trong vài ngày tới đây. Như vậy ông sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Hạ Viện của Hoa Kỳ trong tháng 12/2022.

Đây là người bạn tâm đắc của cựu Tổng Thống Trump trong mọi kế hoạch đưa nước Mỹ trở thành vĩ đại và có nhiều mối liên hệ tốt đẹp với cộng đồng người Việt tị nạn đang sinh sống ở Hoa Kỳ.

Chúng tôi xin được chúc mừng ông!!

Tin tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức
Anh Kim Le 13-11-2022

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

TÙY BÚT CHO THÁNG NGÀY...
(Tác giả Trinh Anh Khoi)


Trước 1975 tại Sài Gòn (Và chắc chắn là tại cả miền Nam), nếu tôi nhớ không nhầm, tất cả các loại xe hơi đều bị bắt buộc phải phết sơn màu vàng lên 1/3 phía trên của mặt kính 2 đèn trước, với dụng ý ngăn các bác tài khi pha đèn ban đêm sẽ làm bớt chói mắt người hay xe chạy ngược chiều. Lại nữa, nơi các ngã tư gần mọi bệnh viện đều có treo bảng “Cấm nhấn còi” để giúp các bệnh nhân ở đó được nghỉ ngơi thực sự. Rồi các xe đỗ trên các phố cũng đều phải tuân theo bảng “Ngày chẵn lẻ”.

Tất cả xe taxi – Lúc đó là loại 4 chevaux – đều sơn tuyền một màu xanh hoặc nửa vàng nửa xanh, nhằm giúp khách nhận biết từ xa để gọi mà không nhầm với mọi thứ xe chạy “dù” khác. Của đáng tội, thời ấy còn lạc hậu, tôi còn nhớ mỗi khi ngồi trong xe mà muốn mở cửa bước xuống, thì người ta đã không tìm thấy tay nắm đâu cả mà phải cầm vào một sợi dây thép căng hết bề ngang cánh cửa để kéo thật mạnh. Ấy thế mà những chiếc taxi cũ kỹ ấy vẫn đã làm nên một phần chân dung Sài Gòn thuở ấy. Chúng phải có phần đèn hộp bắt chết trên mui xe, mà về đêm, hộp đó sẽ sáng lên.


Xe buýt cũng phải sơn một màu đặc trưng để dễ phân biệt với các loại xe đò chạy tuyến dài. Ví dụ như khi đó, tại gần khu Bà Quẹo, vẫn có bến xe buýt vàng (Gọi là tô-buýt vàng) mà nếu muốn cầm lái, tức là khi họ rong ruổi mà ngồi sau lưng họ sẽ là sinh mệnh của mấy chục người vô tội, các bác tài phải trải qua bao nhiêu năm mướt mồ hôi mới giật được bằng chuyên dụng. Từ 18 – 20, anh đã có thể học và thi lấy bằng xe 4 chỗ; sau đó vài ba năm, mới lên được một hạng, rồi cày vô-lăng thêm vài năm nữa, mới cho sờ tới xe tải nhẹ dưới 1 tấn, lại phải thêm vài niên, mới đủ sức lên xe tải lớn hơn chứ chưa nói là cho phép lái xe chở khách. Còn muốn lấy dấu “khửa” để lái xe đò thứ thật, tài xế ít nhất cũng đã trên dưới 40, tức là vào độ tuổi hết “máu” mất rồi, chả còn mấy hứng thú gì trong chuyện nhấn ga vượt ẩu.


Chuyện đó cũng rõ ràng hệt như chuyện nơi các ngã tư, mọi loại xe đều phải dừng sau “đường đinh”, là phần kẻ vạch sơn trắng dành cho người đi bộ. Anh cứ thử đỗ sai làn, hay vượt vạch kẻ xem?

Ngày ấy, người ta còn nhớ vẫn có cụm từ “Nhà thuốc gác” để chỉ các pharmacie bán thường trực, khác với “nhà thuốc Tây” chỉ mở cửa vào một số giờ cố định trong ngày và dù là “gác” hay không, trước tiệm nào cũng phải có một hộp đèn vuông có in hình một chữ thập treo lồi hẳn ra ngoài mặt tiền – Chữ thập này không nhất thiết phải nguyên màu sơn đỏ khi đèn tắt, mà có thể là màu xanh lá cây sẫm nữa, nhưng dứt khoát khi thành phố lên đèn, từng hộp đèn mang ký hiệu quy định ấy cũng phải sáng lên, cho khách đi từ xa biết chỗ mà tìm tới. Tôi nhớ, khi ấy gần như tất cả đều là nhà thuốc tư, mà hình như tiệm nào cũng đều có cửa sắt kéo cả. Còn tiệm nào bán thuốc Bắc thì đều có chữ “Đường” ở cuối tên (Vĩnh Sanh Đường, Thiên Hòa Đường, Thông Tán Đường, Tín Nhân Đường) rất đặc trưng kiểu người Hoa như trong các phim quyền cước, với các ô ngăn kéo đựng thuốc đã sấy khô nằm sau quầy, từ sát đất chất lên tới trần nhà, còn trên mặt quầy thì nào là cân, là bàn dao cầu, là các vuông giấy dầu hay giấy bản màu vàng có in sẵn chữ Nho trên đó. Nó cũng đặc trưng như khi người ta đi trên phố, thấy nhà nào có treo trước cửa kính của mình một cái ống đèn hình trụ đứng với hai màu trắng đỏ, mà khi cắm điện vào, thấy các vạch hai màu ấy quay theo hình trôn ốc vĩnh cửu, là biết nhà ấy mở tiệm uốn tóc cho phái đẹp.


Người ta khi rủ nhau mở tiệm vàng là phải có chữ “Kim” đứng đằng trước tên tiệm (Kim Hưng, Kim Xuyến, Kim Hoàng, Kim Thẩm, Kim Ngân, Kim Hoa…) giống như mở tiệm vải là phải có chữ “Tân” (Tân Hòa, Tân Hương, Tân Mỹ…) hoặc các tiệm hủ tíu mì, qua mấy chục năm đánh chết cũng phải có chữ “Ký” ở đuôi (Phát Ký, Huỳnh Ký, Sanh Ký, Nguyên Ký…) trước khi kết bằng hai từ “Mì gia” mà nếu gọi đủ, phải là “X ký mì gia” gì đấy thì nghe mới ra mùi Trú khách.

Những cái tên làm người ta nhớ nôn nao, như Trưng Vương hay Gia Long là giúp nghĩ ngay tới những tà áo dài trắng (và tím) tinh khôi trước mọi cổng trường nữ sinh. Như Võ Trường Toản hay Pétrus Ký là quần xanh áo trắng quanh các cánh cổng thép nan hoa, che từng khuôn viên mấy trường nam sinh luôn rợp bóng phượng đỏ ối cả mùa Hè. Còn Colette hay Saint-Exupéry là phải nhớ ra, các bức tường dài quét vôi màu đỏ không thể lẫn vào đâu được của mấy ngôi trường Tây chắc chắn là dành cho con nhà giàu, mà số thầy cô người Pháp dạy ở đó chiếm đến một nửa. Họ sống ở mấy tòa nhà sơn màu cà-phê sữa thanh nhã, mặt tiền có kẻ ô, cao 4-5 tầng, gọi là “khu chuyên gia” nằm quanh khu sân quần trên đường Bà Huyện Thanh Quan, gần ngã tư Phan Đình Phùng thuở ấy.


Kỷ niệm với bản thân tôi ở trường Saint Ex là thầy Alain Pesqué cao tới 1,85m, rất đẹp trai, dạy Math Moderne ngày xưa, tức là dạy Tân Toán học, khác với Math Classique, là Toán Cổ điển. Còn là thầy Albert Moreau dạy Sử Địa thế giới (Khi đó học sinh học cả Sử Địa Việt Nam, do thầy cô người Việt dạy, và Sử Địa năm châu do thầy người Pháp dạy), ông có biệt tài xuất chúng là không cần dùng compas, mà vẽ Quả đất bằng phấn ngay trên bảng, trăm cái đều tròn xoe như nhau hệt đúc khuôn. Còn là thầy Jean Baud chỉ cao có 1,68m mà tát rất đau, khi học trò quên vở Science Naturelle (Vạn vật học). Còn là cô Stéphanie Meyer dạy Français cũng khẻ tay đau điếng người khi trò không thuộc bài, trong khi phía Văn chương Việt lại có một cô giáo khác. Phải đi qua tất cả những thầy cô ấy tại Saint Exupéry suốt 2 năm 6ème hay 5ème trước khi sang Marie Curie, vào 4ème.

Ký ức không hề mờ nhạt nơi những gì chính mình biết, hoặc chỉ biết loáng thoáng nơi các trường Tây khác, dù chính cống hay chỉ “giả cầy”, như Fraternité (Gọi là trường Bác Ái) trên đường An Dương Vương ngày đó, như Aurore (Rạng Đông) mà tôi đi hết tiểu học trên phố Phan Đình Phùng, như Couvent Des Oiseaux hay Jean Jacques Rousseau. Ký ức càng không mờ nhạt đi khi mình đi qua thời tiểu học vào những năm 1950 – 1960, học chung với hai anh em nhà Tạ Thạch và Tạ Thái, con ông Tạ Ký lúc đó là thầy giáo dạy Toán tại trường Pétrus Ký, mà cũng là một nhà thơ, cùng trong làng cầm bút và là bạn với bố tôi. Nếu để đo về độ khá giả của gia đình bạn bè học cùng trường, tôi sẽ không quên mất Lê Thị Đạt, vẽ rất đẹp mà học cũng rất giỏi, con bà chủ tiệm bánh mì Hà Nội nức tiếng phố Nguyễn Thiện Thuật; hay Trần Thu Trang, con bà chủ tiệm bánh mứt Bảo Hiên Rồng Vàng khét tiếng nơi phố Gia Long – Cửa Bắc.


Những kỷ niệm ấy đến giờ vẫn nồng nàn như tên các rạp hát, cứ nhớ đến Rex là phải nhớ Omar Sharif, Julie Christie hay Géraldine Chaplin trong Docteur Zhivago; nhớ tới Eden là nhớ Đại Sát Tinh với Vương Vũ, Tiêu Dao và Điền Phong; nhớ Việt Long là nhớ Django không cầu nguyện của Franco Nero; hay nhớ Victorama Quốc tế là nhớ Liz Taylor, Richard Burton cùng Rex Harrison trong Cléopâtre. Nhớ từng lần ngồi xe taxi cùng ông bô mình ra khu trung tâm, ăn bò kho ở tiệm bà Phạm Thị Trước hay nhai nhồm nhoàm bánh pâté-chaud ở nhà hàng Xinh Xinh, rồi khi lớn hơn, chạy xe đạp ra phố Lê Lợi, ngồi chơi cùng thằng bạn nghèo để bán giúp nó từng tờ nhạc Tinh Hoa Miền Nam hay từng quyển nhạc in ronéo lem nhem, bày trên cái sạp bằng tre gấp, dựng trước cửa rạp Mini Rex hay trước cửa tiệm bán đồ lưu niệm Vân Anh khét tiếng thuở nào. Nhớ rằng mình vẫn sướng hơn bao bạn bè cùng trường, còn có cha mẹ đầy đủ, được ăn học tử tế, biết chút ít ngoại ngữ dắt lưng, trong khi chúng nó phải từ trường tốt, lui về trường nghèo vì cha mẹ hết tiền. Và chúng nó phải kiếm sống hàng ngày, bán nhạc, bán sách cũ quanh khu Khai Trí, bán thuốc lá trước cửa rạp Casino mà không ít lần, mình đi xem phim lại thấy chúng vất vả đứng đó, chìa tay thu tiền từ từng điếu thuốc thơm bán lẻ. Xem hình ảnh các loại thuốc lá ngày xưa trước 1975 ở miền nam nơi đường link:

Nhớ từng ngày ngồi nhìn thành phố lên đèn trong tuổi thanh niên, qua ô kính cửa La Pagode hay Givral, nhất định lắc đầu khi mấy thằng bạn lớn hơn, huých khuỷu tay vào cạnh sườn mình, chìa cho mình từng điếu More màu nâu thon dài. Mà cũng không cưỡng mãi được, tuổi 22 là biết cầm điếu thuốc Bastos Luxe đầu đời.
Nhớ cả tiệm Cảnh Hưng cho thuê sách nằm đối diện trường Rạng Đông mà bà chủ tiệm, và nhất là ông chồng bà ấy, thuộc vanh vách từng tựa sách nằm ở đâu, ngăn kéo nào, tầng kệ nào trong bát ngát cả chục nghìn quyển chất chật cứng cả mặt tiền tiệm. Nhớ những tối thầm đọc Duyên Anh và Kim Dung trong màn, nhớ cả lần ngu ngốc hỏi ông già nghĩa của từ “Đốn mạt” là gì khi đọc trộm quyển Anh hùng đốn mạt của Nguyên Vũ để bị xơi đòn quắn đít. Nhớ cả những bạn văn lẫy lừng của ông già mình ghé nhà chơi, như Nguyên Sa, Vũ Hạnh, Minh Quân, Võ Phiến và cả Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn.


Nhớ cả những cây xăng có vòi bơm bánh xe, gắn đứng giữa hai trụ xăng, phải lấy tay mình quay cây kim hơi về số theo ý muốn rồi từ tốn ngồi xuống, mở nắp vòi, lắp đầu bơm vô để cho nó tự bơm, khi nào nghe kêu cái “keng”, đủ hơi, là máy tự động ngừng. Rồi nhớ cả chiếc Vélo Solex của ông già mình, do đi nhiều quá, bị xóc trên yên cũng quá nhiều qua các ổ gà, ông đã bị sai cột sống.

Nhớ những château d’eau (Tháp nước xây bằng bê-tông) là đặc trưng của Sài Gòn thuở đó mà theo thời gian, chúng biến mất theo các ngôi nhà cao tầng. Nhớ các vòi nước phun, người ta ra đó giặt quần áo hay gánh nước vào từng đôi thùng tôn vuông mà quẩy về nhà. Rồi nhớ cả mùi thuốc phiện mà ông Tư thợ mộc, làm liên gia trưởng hồi ấy, đêm đêm vẫn thầm đốt bên bàn đèn, loang qua cửa sổ nhà bên mà vào nhà mình. Nhớ những mầu áo cũ, cặp kính cũ của vài cô bạn trẻ đầu đời. Nhớ cả làn lông măng sẫm mầu nằm trên mép của Khánh Ly, mặc áo dài, đi chân đất, hát nhạc Trịnh tại sân trường đại học.

Bà Mai Liên đọc chương trình thời sự trên màn hình chiếc TV National 19 inch; bà Túy Hồng với các vở kịch trồi lên từ ngày cũ; bà Kiều Hạnh với chương trình Tuổi xanh; ông Lê Văn Khoa với chương trình Thế giới của em; ba bốn anh em nhà họ Phạm với ban Hợp ca Thăng Long; tòa soạn tờ Bách Khoa của ông Lê Ngộ Châu trên phố Phan Đình Phùng; các bức minh họa kiệt xuất của họa sĩ Phạm Tăng, rồi các bức vẽ chân dung tuyệt tác theo kiểu cubisme của họa sĩ Tạ Tỵ; vở kịch Khói lửa Kinh thành của Lâm Ngữ Đường qua bản dịch của Vi Huyền Đắc. Nhớ cả dáng gầy của nhà văn Nguyễn Ngu Í khi ngồi uống cà-phê với bố tôi để cùng tranh luận không bao giờ có hồi kết về một thứ tiếng Việt kiểu mới do ông ấy sáng tác. Nhớ từng nốt nhạc mà ông bác Phạm Duy đàn lên từ bài Giọt mưa trên lá… Và nhiều nữa. Nhiều nữa như từng chữ quá tuyệt trong bài Back To Soriento mà ông ấy đã chuyển lời. Nhớ cả từng bức ảnh đen trắng của 2 bậc thầy Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh.

Nhớ từng chiếc bánh tôm trong tiệm kem Mai Hương trên phố Lê Lợi, từng ly nước mía Viễn Đông nơi góc phố Pasteur, từng trang báo Salut Les Copains với Stone và Éric Charden hay Sylvie Vartan trên đó. Nhớ bài Le seul bébé qui ne pleure pas hay Laisse aller la musique thấm đầy tính tự sự trên từng cuộn băng cassette Anna quen gọi nôm na cho dễ nhớ. Nhớ cả cái bóng ma đi lang thang trong nghĩa địa mà người ta dàn dựng trên TV với giọng đọc rền rĩ “Tôi chết vì ma túy” nghe rợn cả tóc gáy ngày ấy. Nhớ bộ ria mép của Trần Quang dẫu nó không dày và trứ danh như của Omar Sharif…. Nhớ cái đầu trọc của Yul Brynner trong The Magnificent Seven (Bảy tay súng oai hùng), và nhớ dáng gầy không giống ai của Audrey Hepburn cùng cái cằm nổi tiếng với hố lõm vào của Kirk Douglas… Nhớ mang máng cả những người thực ra chẳng cần nhớ làm gì như Hoàng Đức Nhã, người đã tìm đủ cách để rũ sổ bố tôi từ Nha Báo chí Phủ Tổng thống.

Tại sao tôi đang ở trong những ngày này, mà lại không nhớ gì mấy về chúng cả, để cứ phải ăn mày vào một thời từng quá cũ và xa? Tại sao bây giờ, mình cứ nhớ chỉ về những bức bối thực tại, mà lại phải bấu rất đau vào chuỗi ngày cứ ngỡ đã phôi pha rất lâu?… Tại sao?

Đâm ra lại như nghe loáng thoáng đâu đây, giai điệu buồn bâng khuâng từ bài Kỷ niệm: “Cho tôi lại ngày nào, Trăng lên bằng ngọn cau, Me tôi ngồi khâu áo, Bên cây đèn dầu hao… Cha tôi ngồi xem báo, Phố xá vắng hiu hiu, Trong đêm mùa khô ráo, Tôi nghe tiếng còi tàu…”. Để thấy mình hệt như một con ốc bò thầm trên đường trăng.

TRINH ANH KHOI