Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

MỸ.TRUNG BỚT CĂNG THẲNG 
TRÊN BIỂN ĐÔNG

Theo nguồi tin chính thức và mới nhất thi rạng sáng 30/10/2015 (theo giờ Việt Nam), sau 2 giờ đàm phán căng thẳng, Mỹ và Trung Cộng cuối cùng cũng tìm được một tiếng nói chung về vấn đề biển Đông.

Trước đó, ngày 29/10 (đêm 29/10, theo giờ Việt Nam), Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Cộng đã có cuộc đối thoại nhằm thảo luận những vấn đề đang diễn ra trên biển Đông.

Về phía M có sự hiện diện của Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson còn Bộ quốc phòng Trung Cộng cử Đô đốc Ngô Thắng Lợi tham gia cuộc hội đàm này.

Kết thúc cuộc đối thoại kéo dài hơn hai giờ, Tư lệnh Hải quân hai nước đã đồng ý duy trì đối thoại và tuân thủ các nghị định thư đã ký để tránh xung đột. Đồng thời duy trì đối thoại thường xuyên cấp Bộ trưởng về mọi vấn đề trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Cộng khẳng định: “Hai bên đã đồng ý với nhau về tầm quan trọng của việc giữ thông tin liên lạc để giảm thiểu nguy cơ gây đáng tiếc có thể xảy ra”. Đồng thời, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh, đây là cơ hội giúp hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Trong một diễn biến khác, hôm nay 30/10/2015, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) đã tuyên bố chấp nhận đơn kiện của Philippines đối với Trung Cộng và "yêu sách đường lưỡi bò" trên biển Đông.

PCA đã bác bỏ lập luận của Trung Cộng ở biển Đông cho rằng "vụ tranh chấp trên thực tế là về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Đông, và vì vậy không thuộc quyền tài phán của PCA". Tuy nhiên, phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cho biết nước này vẫn giữ nguyên lập trường không chấp nhận và sẽ không tham gia vào phiên tòa của Tòa án Quốc tế. 
Đô đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung Quốc (trái), 
và đô đốc JohnRichardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ. 

Một trường hợp được đặt ra ;"Nếu như Tàu Cộng không nhượng bộ thì chuyện gì sẽ xãy ra tại khu vực nầy ??". Muốn có cầu trã lời thoả đáng thì cúng ta tìm hiểu sự tương quan lực lực hải quân giửa Mỹ, đồng minh Mỹ và Trung Cộng. 

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN TẠI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 

Trong trường hợp biển đông nổi sóng giửa HQ Mỹ và Trung Cộng , thì phần thắng sẽ nghiêng về phía nào trong vùng nầy? Để có câu trã lời xin mời bạn đọc theo dõi các phân tích và hình ảnh dưới đây. Trong trường hợp HQ Mỹ đụng độ ở biển đông, thì Mỹ đã dự trù 3 hướng tiến của 3 hạm đội hùng mạnh nhất của Hải QuânMỹ về tham dự các trận chiến tại biển đông như sau: Hạm đội 3, 5 và 7 sẽ cùng tham chiến hổn hợp để đối phó với Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng, trong trường phía dồng minh của Mỹ không cùng tham chiếm. Nếu như đồng minh Mỹ tham chiến, thì cán cân sức mạnh quá chênh về Mỹ và đồng minh. Trung cộng cho tới năm 2020 vẩn chưa phải là đối thủ của Mỹ và đồng minh của Mỹ trên biển đông.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang là nơi tập trung của nhiều thế lực hải quân hùng mạnh.


Những tranh chấp trên các vùng biển Hoa Đông, Hoàng Hải, biển Đông đang thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới. Xét về mặt địa chính trị, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn là những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, nổi bật có eo biển Malacca chiếm 1/4 lưu lượng giao thông hàng hải thế giới.



3 hướng hợp chiến tại biển đông của 3 hạm đội 3,5,7

Xét về chiều ngang, lực lượng Mỹ và đồng minh có tầm hoạt động phủ khắp Thái Bình Dương. Trong khi đó, ba hạm đội của Trung Quốc chỉ mới đảm bảo tầm hoạt động ở ba vùng biển chính là Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.


Hình thể vị trí các nước trong vùng biển đông

Mỹ và các đồng minh

Theo tuần báo Jane’s Defense Weekly.
Vốn chú trọng đến châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ luôn hiện diện đông đảo tại đây với nhiều căn cứ quân sự ở Guam, Hawaii, Yokosuka, Singapore. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3, Hạm đội 7 và một số lực lượng khác, được đặc phái cho khu vực này. Trong đó, Hạm đội 7 là một lực lượng hải quân hỗn hợp với tàu khu trục, tàu tuần dương, hàng không mẫu hạm (HKMH), tàu ngầm... đặc trách vùng biển tiếp giáp châu Á. Hạm đội 7 có ba căn cứ chính là Yokosuka, Sasebo ở Nhật và Apra Harbor ở Guam cùng một số căn cứ hỗ trợ khác, 
Bên cạnh lực lượng hải quân, quân đội Mỹ còn có nhiều căn cứ lính thủy quân lục chiến và không quân trong khu vực để có thể kết hợp tác chiến toàn diện. Tại Okinawa (Nhật Bản), căn cứ không quân Futenma của Mỹ được ví như một “hàng không mẫu hạm không thể chìm”. Máy bay chiến đấu từ căn cứ Futenma có thể nhanh chóng đến với hầu hết các mục tiêu trong khu vực. Nhờ đó, sức mạnh của hải quân Mỹ trong khu vực được hỗ trợ đáng kể.
Đội tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ do HKMH USS George Washington dẫn đầu


Bên cạnh đó, lực lượng tuần duyên biển của Nhật được tạp chí Asia Military Review đánh giá là một trong những lực lượng mạnh, sở hữu nhiều loại tàu chiến tối tân. Cạnh bên Nhật Bản là Đại Hàn Dân Quốc (ĐH), một đồng minh khác của Mỹ, có lực lượng hải quân ngày càng tinh nhuệ. Đại Hàn đã có thể tự đóng các tàu chiến tối tân như tàu khu trục Sejong The Great trị giá gần 1 tỉ USD và nước này còn đang đóng bổ sung thêm các tàu chiến tối khác. Đài Loan với lực lượng phòng vệ khiêm tốn  hơn chỉ khoảng 38.000 lính nhưng lại được trang bị những tàu chiến rất tối tân . Tương tự, Úc cũng sở hữu một lực lượng hải quân tinh nhuệ với số lượng tàu chiến rất đa dạng.

Hàng Không mẫu Hạm Izumo mà Nhật đưa vào hoạt động được đánh giá là siêu phẩm phòng vệ biển của nước này, "qua mặt" tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.


Hàng Không mẫu Hạm Izumo

Lực lượng tàu ngầm của Nhật

Hiện nay, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản có 17 tàu ngầm chiến đấu thông thường (3 tàu tối tân lớp Souryu, 11 tàu lớp Oyashio, 3 tàu lớp Harushio) và 1 tàu ngầm huấn luyện chiến đấu (lớp Harushio). Hạm đội tàu ngầm Nhật rất mới vì các tàu ngầm chưa cũ lắm mà thâm niên phục vụ thường là dưới 20 năm đang được rút khỏi biên chế. Các tàu này không thể bán cho các nước khác vì tất cả đều được trang bị các biến thể hệ thống thủy âm tối tân nhất của Mỹ. Ví dụ, hệ thống ZQQ-5B được chế tạo dựa trên các công nghệ của hệ thống thủy âm AN/BQQ-5 mà Hải quân Mỹ sử dụng. Trong hoạt động đóng tàu ngầm, sau khi bàn giao tàu ngầm thông thường thứ 11 của lớp Oyashio, Nhật sẽ chuyển hướng chú ý chính sang đóng tàu ngầm thông thường theo thiết kế cải tiến lớp Improved Oyashio (tàu đầu tiên được đặt tên là Souryu).

Rồng đen số hiệu SS-506 là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu
Con tàu được  hạ thủy ngày 31/10/2013.

Trung Cộng

Lực lượng tác chiến chủ chốt của Trung Cộng gồm ba hạm đội là Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Trong đó, Hạm đội Nam Hải đang được Trung Cộng ra sức phát triển làm nền tảng tăng cường hoạt động ở biển Đông. Hạm đội Bắc Hải đảm trách khu vực Hoàng Hải, vịnh Bột Hải và vùng biển tiếp giáp với Nga, Hạm đội Đông Hải chịu trách nhiệm vùng biển Hoa Đông.

Hạm đội Nam Hải của TC 

Theo tạp chí quân sự Jane's Intelligence Review, Trung Cộng đang có căn cứ tàu ngầm Hải Nam, nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, là trung tâm điều hành các tàu ngầm tấn công của Hạm đội Nam Hải.

Mới đây, Tổng tham mưu trưởng Trung Cộng Trần Bỉnh Đức cho hay nước này đang phát triển hoả tiễn chống Hàng Không Mẫu Hạm Đông Phong 21D. Trung Cộng cũng đang sỡ hữu một HKMH có tên là Thi Lang, đây là HKMH duy nhất của HQ/TC . Nhiều thông tin cho rằng HKMH  thứ hai của Trung Cộng cũng đang được chế tạo. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hồ nghi về sức mạnh thật sự của hải quân Trung Cộng. Nhiều chuyên gia cho rằng HKMH hay Hoả tiễn Đông Phong 21D chưa có nhiều và được đưa vào hoạt động trong hải quân.

Các nước ASEAN

Hải quân các nước ASEAN cũng là một lực lượng đang ngày càng lớn mạnh. Trong thời gian qua, hải quân các nước ASEAN đã được bổ sung nhiều tàu chiến tối tân gồm tàu ngầm, tàu khu trục thuộc nhiều lớp khác nhau với khả năng tác chiến đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia. Nhiều quốc gia của khối như Singapore, Malaysia hay Indonesia đều mới trang bị thêm các tàu chiến tối tân của phương Tây. Thái Lan là nước duy nhất trong khối sở hữu một HKMH cỡ nhỏ. Philippines cũng vừa trang bị tàu chiến lớn nhất trong lịch sử nước này là Gregorio del Pilar, mua lại từ Mỹ. Theo nguồn tin từ Jane’s Defense Weekly, Philippines cũng đang đàm phán với Cty đóng tàu PT Pal của Indonesia để mua 3 tàu đổ bộ có thể chở trực thăng.
Hàng không mẫu hạm “HTMS Chakri Naruebet R-911” của Thái Lan

SO SÁNH NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA MỸ và TRUNG CỘNG

Ngân sách chính thức trong năm 2015 của 10 nước hàng đầu về chi phí cho Quốc Phòng:


Mỹ: 569,3 tỉ USD
Trung Cộng: 190,9 tỉ USD

Anh: 66,5 tỉ USD, Nga: 53,2 tỉ USD, Pháp: 52,7 tỉ USD, Ấn Độ: 49,7 tỉ USD, Nhật Bản: 49,3 tỉ USD, Ả rập Xê-út: 46,3 tỉ USD, Đức: 43,8 tỉ USD

Nếu nói về lực lượng HQ Mỹ với Tàu Cộng, thì dứt khoát càng không thể so sánh được với HQ Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ trong khu vực như Nhật, Phi, Nam hàn...một khi chiến tranh xãy ra trên biển đông Ít ra về phía Mỹ có Nhật và Phi là 2 nước có thể nhập cuộc với Mỹ.

LỜI KẾT:

Nhìn qua ngân sách của Mỹ và Tàu cộng và tương quan lực lượng giửa hai bên, đủ để thấy, Tàu cộng khó có thể là đối thủ về quân sự của Mỹ trên biể đông. Nếu không nhượng bộ thi hoạ tiêu diệt vong đảng csTàu chỉ là thời gian sau khi chiến tranh Trung Mỹ trên biển chấm đứt. Mặt khác trong lúc nầy, kinh tế Tàu Cộng đang trong thời kỳ khủng hoãng trầm trọng, đồng bạc bị phá giá, thị trường chứng khoán sụt điễm liên tục.....Tính đến ngày 4-7-2015, giá trị chứng khoán của Trung Quốc mất khoảng 2.800 tỉ USD do cổ phiếu tuột giá thê thảm.

Thử hỏi, như vậy, làm sao mà Tàu cộng không nhượng bộ Mỹ trong thời gian nầy?

Chuyện thoả thuận giửa Trung - Mỷ chắc chán phải xãy ra để vớt vát mặt mũi của Trung Cộng với thế giới và nhất là với đàn em CHXHCNVN.. Tuy nhiên với Trung Cộng đây chỉ là chiến thuật nhịn Mỹ trong lúc đang lâm trọng bệnh.

Một lợi thế cho Mỹ trong lúc nầy là được Liên minh Âu Châu lên tiếng đồng thuận với Mỹ trong vấn đề tuần tiễu trong vùng Trường Sa.


TIN REUTER- Một quan chức EU lên tiếng; quan ngại về kế hoạch xây dựng các đảo mới của Trung Cộng trên Biển Đông, quan chức trên cho biết thêm.

"Dù không đứng về bên nào, EU cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên các quy tắc của luật quốc tế đã được phản ánh trong Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)", một phát ngôn viên đối ngoại của EU cho biết trong một thông cáo.

Tuy nhiên, việc EU đứng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến cuộc trao đổi của Brussels với Bắc Kinh tại Hội nghị Ngoại trưởng trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) tuần tới ở Luxembourg. Sự kiện có sự tham gia của 28 nước EU và 21 nước châu Á, trong đó có Trung Cộng, Việt Nam và Philippines.

Lý Bích Thuỷ, 31/10/2015

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC
 BAN KIMOON NGƯỜI GỐC VIỆT?

Ông Ban Ki-moon sinh năm 1944, tốt nghiệp Trường ĐH Quốc gia Seoul - Đại Hàn Dân Quốc, chuyên ngành quan hệ quốc tế, sau đó có bằng thạc sĩ về quản trị công tại Trường ĐH Havard - Mỹ. Ông Ban Ki-moon có vợ và 3 con. Ngoài tiếng Hàn, ông nói thông thạo tiếng Anh và Pháp.
TTL/LHQ Ban Kimoon

Tin trích từ BBC tiếng Việt:Sáng ngày 30/10/2015, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Facebook của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở Quốc Oai, Hà Nội.
Ngày ông Ban đến đây được cho là 23/5/2015.
Tiến sỹ Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới "chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu duệ của dòng họ".
Ông cũng nói thêm tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn.
Trả lời phỏng vấn của BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – công tác tại viện nghiên cứu Hán Nôm, thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Vào lúc sáng sớm hôm nay, một Facebooker ở Mỹ có đưa một thông tin là ngài Ban Ki-moon đã về Việt Nam trong một chuyến đi âm thầm, và ngài có đến nhà thờ của dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngài đến thăm, dâng hương và có để lại lưu bút.”

Ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết thêm, người chụp bức ảnh có trang lưu bút của ông Ban Ki-moon là học giả Lê Vĩnh Trương. Đồng thời ông nói: “Chúng tôi đã so sánh nét chữ của ngài cùng với chữ ký thì đúng là thủ bút của ngài Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.”

Quan hệ dòng họ

Ông Diện bình luận chuyến thăm “riêng tư” của tổng thư ký LHQ cho thấy có thể có "gốc tích và mối quan hệ của dòng họ Phan của ngài với dòng họ Phan Huy ở Quốc Oai".
Nội dung của trang lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ họ Phan Huy tạm dịch: “Tôi tỏ lòng cung kính sâu sắc khi đến thăm và thể hiện sự kính trọng sâu sắc đến Nhà thờ họ Phan Huy Chú và các thành viên khác của gia đình họ Phan. Cảm ơn vì đã gìn giữ ngôi nhà thờ này. Là một thành viên của họ Phan, nay làm chức Tổng thư ký LHQ, tôi cam kết với chính mình sẽ luôn cố gắng đi theo những lời dạy của tổ tiên.

 
Ban Ki-moon
Tổng thư ký LHQ"

Nói về dòng họ Phan Huy tại Việt Nam, ông Diện nói "đây là dòng họ rất lớn khởi phát từ làng Thu Hoạch, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó có một chi rời ra đến xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai nằm ngay dưới chân Chùa Thầy".
"Dòng họ này có một số điểm đáng chú ý: Rất nhiều người trong dòng họ đi sứ, như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú. Ông Phan Huy Chú đã đi sứ Trung Quốc hai lần với vai trò phó sứ, đi Indonesia một lần.
Dòng họ này nổi bật về văn chương và khảo cứu như TS Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Sảng đều là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam.
Đặc biệt là Phan Huy Chú, người cùng với Lê Quý Đôn được gọi là hai nhà bác học trong lịch sử Trung đại Việt Nam".
Trích dẫn tư liệu, TS Diện cho biết: "Theo nghiên cứu của TS Ngữ văn Lý Xuân Chung, nghiên cứu về bang giao Việt - Hàn thời xưa thì đoàn sứ bộ của Việt Nam và Cao Ly khi đến Yên Kinh - Trung Quốc thì được bố trí ở chung một nhà khách, thì họ có giao lưu với nhau và để lại rất nhiều thơ văn hiện có lưu ở viện nghiên cứu Hán Nôm cũng như ở Hàn Quốc".
"Cũng như cuộc xướng họa của sứ thần hai nước. Đặc biệt là chuyến đi sứ cầu phong dưới triều Tây Sơn, một trong những người trong đoàn đi sứ là cụ Phan Huy Ích. Và cụ cũng đã xướng họa thơ văn với các sứ thần Triều Tiên và để lại thơ văn đến tận bây giờ."
Ông Ban Ki-moon và phu nhân thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 22 và 23/5/2015. Dự kiến ông sẽ trao đổi với các lãnh đạo Việt Nam về các vấn đề an ninh quốc tế, hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN với LHQ, hoạt động gìn giữ hòa bình, trọng tâm của LHQ trong năm nay là Chương trình Nghị sự phát triển sau 2015, tài chính cho biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của phương thức tiếp cận đa phương, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/151029_bankimoon_vietnam_visit

Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện


TTK/ LHQ BAN KIMOON VIẾNG THĂM VN

Được biết trong thời gian qua, ông Ban Kimoon đã có 2 lần chính thức viếng thăm VN. Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Ban Ki-moon từ khi đảm nhận vị trí tổng thư ký LHQ năm 2007. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế diễn biến phức tạp, bất ổn và khó lường. Biển Đông và biển Hoa Đông tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng dẫn tới xung đột. 2015 là năm kỷ niệm 70 năm thành lập LHQ, hoàn thiện chương trình Nghị sự phát triển sau 2015 và các nước nỗ lực đạt được một thỏa thuận quốc tế mới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cuối năm nay tại Paris, Pháp.Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tong-thu-ky-lhq-ban-ki-moon-tham-viet-nam-3222079.html


Chiều 23-5, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon bất ngờ đến Hội trường Ba Đình (Hà Nội), nơi đang diễn ra kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIII.
Ông Ban Ki-moon đã có hơn 30 phút nói chuyện thân tình với các đại biểu QH. Đây là lần đầu tiên một Tổng thư ký LHQ "đăng đàn" trước toàn thể QH Việt Nam.
Khi ông Ban Ki-moon xuất hiện, QH đã dành một tràng pháo tay để chào đón người đứng đầu tổ chức LHQ và đoàn.
Phát biểu tại QH, ông Ban Ki-moon cho biết Việt Nam và LHQ là đối tác tự nhiên. Ông Ban Ki-moon mong muốn việc này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. “Mỗi lần đến thăm Việt Nam, tôi luôn thấy Việt Nam tăng trưởng ấn tượng. Tôi mong Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

DÒNG HỌ PHAN HUY Ở 
Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh

Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá ( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy (Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).


Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là Đôn Dụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận công. Con Đôn Dụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công (thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn Dụ công là Phan Huy Tịnh được phong tước Tăng Quận công. 


Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8).

Cổng vào nhà thờ của họ Phan Huy

 Từ đời thứ 8 trở đi, bên cạnh nhiều võ tướng hiển hách và hàng Công hầu, họ Phan Huy (Thu Hoạch) liên tục phát triển rực rỡ về văn học. Người khai khoa đầu tiên của họ Phan Huy là Phan Huy Cận (còn có tên là Phan Huy Áng đời thứ 8). Phan Huy Cận (1722 - 1789) là con trai thứ 6 của Tăng Quận công Phan Huy Tịnh (đời thứ 7). Khoa Giáp Tuất (1754) Cảnh Hưng thứ 15, Phan Huy Cận, 33 tuổi, đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Trước đó, ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tài năng chính trị và học vấn của ông có tiếng đến nỗi cha con Ân vương Trịnh Doanh (1740 -1767) và Tĩnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) là hai chúa giỏi của nhà Trịnh cũng phải nể trọng. Nhà Trịnh đã cất nhắc Phan Huy Cận lên chức Bồi tụng, đứng sau Tham tụng, điều khiển Lục phiên ở Phủ Chúa, lại phong ông đến chức Bình Chương quân quốc trọng sự (nhân dân gọi là cụ Bình Chương). 

Phan Huy Cận là người “luôn giữ mình ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế nên phe cánh nịnh hót quyền quý trọng triều xúi giục để nhà Trịnh bãi chức ông. Sau đó chúa Trịnh lại triệu vời vào Phủ Chúa dùng trở lại nhưng Phan Huy Cận lấy cớ tuổi già, xin về ẩn tại thôn Yên Sơn, làng Thụy Khê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn - Hà Tây) lập ra một chi phái họ Phan Huy (Thu Hoạch) tại đó. Chi phái này mặc dầu định cư tại Sài Sơn (Hà Tây) nhưng con Phan Huy Cận là Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, cháu là Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, chắt là Phán Huy Vịnh v.v. hàng năm vẫn về Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Thạch Hà) giỗ tổ Đôn Dụ Công, thăm viếng quê gốc.

         Ở lại Thu Hoạch (nay là Thạch Châu, huyện Lộc Hà) trực tiếp thờ tự Nguyên tổ của họ Phan Huy có con thứ 3 của Tăng quận công Phan Huy Tịnh là Phan Huy Thiêm. Ông này là tổ thứ 8, trở thành nhánh trưởng của họ Phan Huy vì người anh cả Phan Huy Công, anh thứ hai Phan Huy Diễn đều thất tự. 



Ngoài Phan Huy Cận, dưới thời Lê - Nguyễn, còn có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn (đời thứ 9), Phan Huy Tùng (đời thứ 13). Ngoài ra họ này con có nhiều ông cử tài cao học rộng như Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, có nhà văn hóa lớn như Phan Huy Chú.

         Phan Huy Ích (1750 - 1822) là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị và ngoại giao sắc sảo ở thế kỷ 18. Ông là con của Hội nguyên Tiến sĩ Phan Huy Cận. Ông cũng là học trò, là con rể Hội nguyên Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780). Vợ Phan Huy Ích là Ngô Thị Thục - em gái của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), một bậc nhụ nhân hiền thảo.

Tài học của Phan Huy Ích được xếp vào hàng xuất chúng. Khoa Ất Vị (1775) Cảnh Hưng thứ 36, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên rồi tiếp đó đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Con đường hoạn lộ của Phan Huy Ích dưới thời Lê - Trịnh khá hanh thông, thuận lợi. Nhưng rồi “vụ Canh Tý” (1780) xảy ra, Trịnh Tông mưu toan với Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh v.v. cùng với phe phái chống Đặng Thị Huệ. Âm mưu đảo chính bị bại lộ, anh vợ Phan Huy Ích là Ngô Thì Nhậm bị nghi oan tố cáo dính dáng vào vụ Canh Tý. Thân sinh Ngô Thì Nhậm cũng tức là bố vợ Phan Huy Ích vì việc đó bực dọc rồi chết. Phan Huy Ích cũng vì thế mà bị hiềm nghi. May sao Tây Sơn lấy được Bắc Hà, vua Quang Trung tuy “chỉ học ở sự nghe trông”  nhưng là minh quân thánh chúa, là bậc “Khoáng thế anh hùng”, có con mắt tinh đời đã thu nạp nhiều nhân tài Bắc Hà, trong đó có Phan Huy Ích cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm.

Được phụng sự triều đại mới, vượt ra khỏi sự thị phi cực đoan “trung thần bất sự nhị quân”, Phan đã đưa hết tài trí, sức lực, tâm huyết phục vụ tân chúa, phục vụ dân tộc. Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan là nhà từ hàn, là bậc văn thần ngoại giao được Quang Trung ủy thác tín dùng giao cho việc lớn giao thiệp với nhà Thanh. Vua Quang Trung nói “Việc binh ở Bắc Hà ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lan. Việc giao thiệp với Trung Quốc ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích” (theo sách Hoàng Lê nhất thông chí - Bản dịch của Ngỏ Tất Tố).

Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã không phụ lòng Quang Trung. Năm Canh Tuất (1790), Phan Huy Ích là trọng thần hàng văn và Ngô Văn sở là trọng thần hàng võ cùng với sứ bộ 150 người tháp tùng “quốc vương” giả và hoang tử Nguyễn Quang Thùy sang Trung Quốc triều cống và chầu vua Thanh Càn Long. 

Phan Huy ích cùng với các văn thần Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn trổ tài ngoại giao đã thật sự làm “hạ nhiệt” vĩnh viễn đầu óc phục thù của Thanh Càn Long, làm cho mối bang giao Việt - Trung trở thành mối bang giao hòa hiếu. Sự thành công của tài ngoại giao Phan Huy ích lúc ấy đã làm vua Thanh Càn Long (đã 80 tuổi) cho phép “quốc vương” giả của An Nam làm lễ ôm gối”, một ân sủng đặc biệt hiếm thấy mà vua nhà Thanh ban cho các bậc công hầu khanh tướng. Đó là một cống hiến xuất sắc của Phan thể hiện tinh thần hòa hiếu lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của tổ tiên xưa. 

Chỉ riêng điều đó Phan Huy ích thật sự xứng đáng là danh nhân lịch sử của dân tộc. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao tài giỏi, Phan Huy ích con là một nhà trước tác lớn, là nhà thơ nhà văn xuất sắc. Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm lớn là “Dụ Am ngâm lục” và “Dụ Am văn tập” (DZụ Am là hiệu của ông). Ông là dịch giả và tác giả của nhiều khúc ngâm bằng Nôm vô cùng thống thiết. Nhiều học giả nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Văn Tân đều cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích (Theo sách “Chinh phụ ngâm bị khảo” của Hoàng Xuân Hãn - Nhà xuất bản Minh Tân - Paris - 1952). Ông là tác giả bài “vãn” “Ai tư vãn”, thay mặt Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung, đánh giá sự nghiệp Quang Trung ngang với sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Thang, Võ:

"... Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn
Công đức nhiều ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ân sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...”.

Bài văn tế vợ “Truy tiến phu nhân” bà Ngô Thị Thục cũng là một áng văn Nôm tuyệt vời của 
Phan Huy Ích gây xúc động sâu sắc. “Lịch triều điển cố” “Dụ Am ngâm lục” và “Dụ Am văn tập” là những công trình trước tác và sáng tác lớn của Phan Huy ích đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Dưới triều Gia Long (năm 1803) Phan Huy Ích bị Gia Long sai đánh đòn thị nhục ở Văn Miếu rồi được tha. Sau đó ông về ở ẩn tại Sài Sơn. Năm 1814 ông về quê tổ Thu Hoạch mở trường dạy học cho đến 1819 lại ra Sài Sơn. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục của Phan Huy ích không lớn bằng sự nghiệp chính trị, ngoại giao, trước thư lập ngôn của ông nhưng trong lĩnh vực giáo dục của ông cũng bộc lộ nhân cách và tài năng của một nhà giáo dục xuất sắc.
       
Em ruột Phan Huy ích là Phan Huy Ôn - một bậc cao khoa thực tả thực học cỏ cống hiến lớn cho nền văn hóa dân tộc. Khoa thi Hương Mậu Tuất (1778) Cảnh Hưng thứ 39, Phan Huy Ôn đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tiếp đến khoa Kỷ Hợi (1779) Cảnh Hưng thứ 40 thi Hội, ông đỗ Tiến sĩ lúc mới 25 tuổi!

Phan Huy ôn là một nhà trước thuật, khảo cứu uyên bác đã đế lại cho đời một công trình khảo cứu quý là bộ sách: Đăng khoa bị khảo”.

Dưới thời Lê - Nguyễn, ngoài những nhân vật xuất sắc như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn còn nhiều nhân vật khác tuy không phải là bậc cao khoa - ông Nghè - Tiến sĩ nhưng có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.

Phan Huy Thực (? - 1842) là con trai cả của Phan Huy ích, tên tự là Vị Chỉ, tên hiệu là Xuân Khanh là Tổng tài (Tổng biên tập) bộ “Thực lục". Với cương vị này, Phan Huy Thực đã cùng với các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn biên khảo bộ sử ‘Thực lục" hết sức công phu, tỉ mỉ, là một công trình sử học đồ sộ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Thực còn có một số tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay như: “Tinh thiều kỷ hành. Hoa thiều tạp vịnh, Mộng dương tập tự, Nhan nguyệt vấn đáp'. Õng là dịch giả bài thơ nổi tiếng 'Tỳ bà hành’' của Bạch Cư dị thời thịnh Đường.  Con trai Phan Huy Thực là Phan Huy Vịnh, tự là Hàm Phủ, đỗ cử nhân khoa Kỷ Sửu (1829) Minh Mạng thứ 10. Phan Huy Vịnh từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh, được phong Lễ bộ Thượng thư. Ông được triều Nguyễn cử làm Tổng tài Quốc sử quán. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn có tài với những tác phẩm thơ văn được đánh giá cao như các tập “Như thanh sứ trình” “Sứ trình tùy bút tập”.
         
Phan Huy Chú tuy học vị không cao, nhưng là nhà sử học lớn ở thế kỷ 19. Nếu thế kỷ 18 có Bảng nhãn Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư thì thế kỷ 19 có tú tài Phan Huy Chú cũng là nhà bách khoa toàn thư với công trình đồ sộ "Lịch triều Hiến chương loại chi”. Bộ “Hiến chương” ghi chép đầy đủ. tỉ mỉ, chính xác về các mặt kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa v.v. của dân tộc …

Trên đây chỉ giới thiệu chi phái Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn của họ Phan Huy gốc Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Lộc Hà). Dòng họ này thế kỷ 18 còn có các em ruột của Phan Huy Cận định cư lập nghiệp ở các xứ khác lập ra các chi phái Phan Huy. Phan Huy Vĩ, em ruột cận kề với Phan Huy Cận, con trai thứ 7 Tăng quận công Phan Huy Tịnh dời ra ở Thanh Oai (Hà Tây) lập ra chi phái họ Phan Huy tại đó. Em ruột cận kề Phan Huy Vĩ là Phan Huy khiêm định cư và lập ra chi phái Phan Huy ở Gia Lâm (Hà Nội). Em ruột cận kề Phan Huy Khiêm là Phan Huy Trì định cư ở Thời Hoạch (nay là Thạch Mỹ - Thạch Hà) lập ra ở đó một chi phái Phan Huy. Như vậy, họ gốc Phan Huy (Thu Hoạch) đến thế kỷ 18 có tất cả 5 chi phái, trong đó có 4 chi phái di cư lập nghiệp ở ngoại tỉnh, ngoại xã. Ngoài chi phái gốc Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn, các chi phái khác tuy không phát triển rực rỡ bằng hai chi phái trên nhưng cũng phát triển bình thường không bị mai một qua những cuộc bể dâu, thăng trấm lịch sử. 


Ông Ban Ki Moon thắp hương lên bàn thờ họ Phan Huy.
Trong nhà truyền thống của họ Phan Huy

Đến khi miền Bắc trực thuộc VNDCCH, họ Phan Huy vẫn phát huy truyền thống là dòng họ văn hóa của đất Bắc Hà xưa. Hiện nay, dòng họ này có nhiều nhà khoa học tài giỏi. Một trong những điển hình đó là học giả Phan Huy Lê, giáo sư đầu ngành của ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Suốt trong chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay họ Phan Huy (Thu Hoạch) xứng đáng là dòng họ văn hóa của cả dân tộc nói chung, của Phan tộc Việt Nam, Phan tộc Hà Tĩnh và huyện LộcHà nói riêng. Nguồn:http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/vi/news/Ha-Tinh-que-minh/Dong-ho-Phan-Huy-o-Thach-Chau-Loc-Ha-Ha-Tinh-473/

Ông Ban Ki Moon đang xem gia phả của dòng họ Phan Huy.
 Xứ Đoài, đến chiêm bái nhà thờ, dâng hương và nghiên cứu Gia phả chữ Hán của dòng họ Phan Huy, và rất cẩn thận ghi chép lại những chi tiết cần thiết. 

Bút tích của ông Ban Ki Moon lưu lại tại nhà thờ Phan Huy
 ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội 


Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy

Ông Ban Ki-moon, phu nhân và những người trong đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng những người trong dòng họ Phan Huy trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn - Ảnh PV chụp lại
VÀI NÉT VỀ  LIÊN HIỆP QUỐC
Và CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc là chức danh đứng đầu Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc.

Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chức danh Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng căn cứ trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Tổng thư kí có thể được tái bổ nhiệm.

Quốc Kỳ LHQ

Quốc Uy

Các thành viên của Liên Hiệp Quốc
Các thành viên của LHQ

Tổng thư kí đương nhiệm là Ban Ki-moon, người Đại Hàn Dân Quốc, nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Nhiệm k đầu tiên của ông kết thúc vào ngày 30 tháng 12 năm 2011.

Chức danh này được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm. Các tổng thư ký thường phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp, riêng Boutros Boutros-Ghali chỉ ngồi ở vị trí này trong một nhiệm kỳ. Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng, dựa trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Do vậy, sự tuyển chọn phụ thuộc vào phiếu phủ quyết của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Chức danh này không được bầu chọn theo cách phổ thông đầu phiếu.

Theo qui ước, chức vụ Tổng Thư ký được chọn tuần tự theo các khu vực địa lý, nhưng vì Boutros Boutros-Ghali từ Ai Cập chỉ phục vụ một nhiệm kỳ nên một người đến từ Phi châu, Kofi Annan, được chọn để kế nhiệm. Khi Annan hoàn tất nhiệm kỳ đầu tiên, các quốc gia thành viên, vì có ấn tượng tốt với thành tích của ông, đã quyết định dành cho ông nhiệm kỳ thứ hai mà không tính đến yếu tố nên chọn tổng thư ký kế nhiệm từ Á châu. Cho đến nay vẫn chưa có tổng thư ký nào đến từ Bắc Mỹ hoặc châu Đại Dương.

Hầu hết các tổng thư ký là những ứng viên thoả hiệp xuất thân là viên chức trung cấp và ít có tiếng tăm. Những chính trị gia có thanh danh thường được giới thiệu cho chức vụ này, nhưng hầu như luôn luôn bị gạt bỏ. Chẳng hạn như các nhân vật tiếng tăm như Charles de Gaulle, Dwight Eisenhower và Anthony Eden được xem xét cho chức tổng thư ký đầu tiên của LHQ nhưng cuối cùng đều bị khước từ và một người đến từ Na Uy, Trygve Lie, giành được sự đồng thuận để được bổ nhiệm vào chức vụ này. Phụ thuộc vào nền chính trị quốc tế và cơ chế vận hành của nền chính trị thoả hiệp, vì vậy dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong qui trình và tiêu chuẩn tuyển chọn chức vụ Tổng Thư ký với các vị trí lãnh đạo thuộc các tổ chức quốc tế khác, trong đó nên kể đến qui trình bầu chọn Giáo hoàng cho Giáo hội Công giáo La mã.

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York

HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc[1]. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

United Nations Security Council.jpg
Phòng Na Uy, phòng họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York

Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại đại hội đồng). Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới.

Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải "làm mới bản thân", trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện của một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Những đề xuất trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. 

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations General Assembly, viết tắt UNGA/GA) là 1 trong 5 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc. Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong vòng các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên.

Là cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có đại diện của tất cả thành viên, Đại Hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên để đạt sáng kiến trong những vấn đề về hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền. Cũng có thể đề xuất các cuộc nghiên cứu, đưa ra những lời khuyên, cổ xúy cho nhân quyền, soạn thảo và phát triển công pháp quốc tế và xúc tiến những chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.

UN General Assembly hall.jpg
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tại trụ sở chính ở New York

Kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng thường bắt đầu vào ngày thứ 3 của tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 12 với chức danh Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc được bầu vào lúc khởi đầu của mỗi kỳ họp. Kỳ họp đầu tiên được triệu tập ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Westminster Central Hall tại Luân Đôn với các đại biểu đến từ 51 quốc gia.

Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng - đề xuất hòa bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách - cần được thông qua bởi đa số 2/3 số đại biểu có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại Hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên. Đại Hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo an. Trên lý thuyết, quy chế 1 quốc gia, 1 lá phiếu cho phép các nước nhỏ với dân số tổng cộng chiếm chỉ 8% dân số thế giới có khả năng thông qua nghị quyết với đa số 2/3 trên tổng số phiếu.

Suốt thập niên 1980, Đại Hội đồng trở thành diễn đàn cho "đối thoại Bắc-Nam" - thảo luận về các vấn đề nảy sinh giữa các nước đã công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Những vấn đề này được đưa lên hàng đầu vì cớ sự phát triển thần kỳ và vì cớ diện mạo đang thay đổi của thành phần thành viên Liên Hiệp Quốc. Năm 1945, Liên Hiệp Quốc có 51 thành viên, nay con số này là 193, với hơn 2 phần 3 là các quốc gia đang phát triển. Chiếm phần đa số, các nước đang phát triển có khả năng ấn định nghị trình của Đại Hội đồng (thông qua phương pháp phối hợp các nhóm quốc gia như G7), chiều hướng các cuộc tranh luận và thực chất của các quyết định. Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, Liên Hiệp Quốc là nguồn cung ứng cho họ ảnh hưởng ngoại giao và diễn đàn chính cho những sáng kiến ngoại giao. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_H%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%93ng_Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c

Tổng hợp và hiệu đính Võ Thị Linh 31/10/2015