Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

NGƯỜI MÔN SINH HIỂU THẾ NÀO CHO 
ĐÚNG VỚI CÂU
" VOVINAM KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ"

Chính trị là những điều chính yếu trong việc trị quốc an dân. Chính trị là khoa học tổ chức cai trị quốc gia. Chính trị là nghệ thuật, là cách thực hành tổ chức các xã hội loài người đến chân, thiện, mỹ. Nhiệm vụ chính trị là điều hướng xã hội phát triển trong vòng ổn định, trật tự và điều hoà. Làm chính trị là tham gia vào các công việc tổ chức chính quyền các hoạt động cộng đồng, nhằm điều hướng xã hội phát triển, bằng nhiều cách khác nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, để làm cho xã hội mổi ngày một tốt đẹp hơn. Tất cả đều không ngoài mục đích làm cho mọi người sống chung trong cộng đồng xã hội được ấm no, hạnh phúc và đầy đũ những quyền tự do căn bản của một con người. Theo cách nói phía trên, người môn sinh chúng ta thấy chính trị là một việc làm rất cần thiết đưa con người đến chân thiện mỹ được sống trong một cộng đồng trật tự, an ninh và hài hòa với nhau. Như thế bản thân chính trị không mang một ý nghĩa nào xấu, mà chỉ có những con người làm chính trị xấu - Vì họ đam mê quyền lực, thích điều hướng xã hội và con người theo một sở thích cá nhân hoặc theo quyền lợi của một nhóm người hay đảng chính trị chệch hướng trong việc xây dựng đất nước và sự điều hướng đó nghịch lý với những nguyên tắc phát triển chung của một cộng đồng văn minh và tiến bộ. Chúng ta đừng nên có nếp nghĩ chính trị là việc làm cần xa lánh, rồi thơ ớ với sự phát triển xã hội vì chỉ nhìn chính trị qua những nhân vật xấu , gian manh trong các thủ đoạn cướp chính quyền như Hồ chí Minh và đảng csVN nhằm đưa đất nước vào qủi đạo của đệ tam quốc tế hay lệ thuộc vào Tàu Cộng, mà những người mang trọng trách lãnh đạo trong xã hội là những tai sai, những thái thú của Tàu Cộng.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CHÍNH TRỊ
Trong các sinh hoạt cộng đồng như chùa, nhà thờ hoặc trong môn phái Vovinam, chúng ta thường được nghe một câu "Tôi không làm chính trị", " môn phái không làm CT" "Tôi không muốn đề cập tới CT", "Tôi không bàn về CT ...", "Tối không muốn dính dáng đến CT". ...tôi chỉ muốn tập võ, niệm Phật, đọc kinh thôi; chúng ta đừng nói như con két mà thiếu phần suy nghĩ và phân tích chính chắn về cụm từ này, vì:
1. Một người môn sinh khi ra khỏi VN để tránh nạn cộng sản là chúng ta đã có một ý thức mạnh mẻ về chính trị rồi - chọn cho mình một chế độ chính trị khác thích hợp hơn thay vì chọn chế độ cộng sản.
2. Khi chúng ta thiết lập hồ sơ xin tịn nạn với Cao Ủy LHQ tại các trại tạm trú, thì đó là một hành động chính trị. Tị nạn là một hành động phát xuất từ một ý thức chính trị. Nước có nạn thì chúng ta mới đi và xin được tạm trú nơi quê hương thứ hai, theo những điều khoản có trong đạo luật quốc tế về vấn đề tị nạn chính trị.
3. Một môn sinh đi đoàn tụ gia đình ở nước ngoài là một hành động chính trị.
4. Một môn sinh góp mặt trong các sinh hoạt cộng đồng nơi mình định cư như: đóng góp cho các chương trình Đại Nhạc Hôi gây quỉ cho thương phế binh VNCH, Tù Nhân Chính Trị hay quyên góp cho người nghèo đói, trẻ mồ côi, hoặc biểu diễn Vovinam trong những ngày tết truyền thống của người Việt ở Hải Ngoại hay treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ trong võ đường... đó là những hành động mang màu sắc hoàn toàn chính trị.
5. Người môn sinh biết phẩn nộ bọn Tàu Cộng trong việc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, hoặc chúng ta tẩy chai hàng hóa của Tàu Cộng, đó là một hành động chính trị.
6. Trong nước, khi người môn sinh ra đường chào đón Tổng Thống Obama đến viếng VN, đó là một hành động ứng xử mang màu sắc chính trị..... Hoặc cộng tác với chính quyền cộng sản để đưa môn phái đi theo một hướng khác, không đúng với những qui lệ ban đầu của môn phái thành lập năm 1964, đó cũng là những hành động tham gia sinh hoạt chính trị trực tiếp với đảng cầm quyền - đưa đến việc đẩy các thế hệ học Vovinam rời xa võ đạo, võ đức rồi trở thành những kẻ hèn trước sự bành trướng của bọn Tàu Cộng. Tệ hại hơn là những môn sinh trong hàng ngũ Quân đội nhân dân, CAND trở mủi giáo về phía nhân dân để tàn hại người yêu nước, giúp kẻ ác cướp đất, cướp nhà tạo oan khiên khắp 3 miền đất nước, không còn đúng 10 điều tâm niệm của môn phái Vovinam.
7. Một người môn sinh biết bất mản trước hành động tham nhũng của các quan tham, như các viên chức công an, cảnh sát công lộ hay những người làm việc trong guồng máy cầm quyền hiện nay, đó là những hành động chính trị.
8. Khi chúng ta cầm lá phiếu để đi bầu cho dù dưới hình thức nào đi chăng nửa, thì đó là hành động chính trị. Trong cuộc đời chúng ta, không có ai mà không trải qua một vài lần đi bỏ phiếu?
9. Người môn sinh khi chọn đứng với một lá một lá cờ để hiến thân phục vụ, đó là một hành động chính trị. Nhưng cũng cần nhắc nhở, là người môn sinh phải cố gắng nhìn cho được con đường chính đạo để đi, đừng phản bội lại lại đất nước dân tộc và môn phái . Đừng núp dưới lá cờ vàng để phục vụ cho lá cờ đỏ, đó là hành động của những kẻ thời cơ phản đồ, phản môn đáng khinh bỉ.
Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến phạm trù chính trị, nhưng tôi chỉ tạm đưa ra một vài ví dụ để người môn sinh chúng ta nhận thức được hành động tham gia chính trị là như thế nào? Như thế, nếu là môn sinh mà nói: "chúng ta không làm chính trị" tức là chúng ta đang miệt thị chính chúng ta và tự tách ra khỏi xã hội và cộng đồng, đi ngược với hình tượng của một bậc trượng phu trong làng võ VN.
Tóm lại, một người làm văn hóa, làm việc nhân đạo, tham gia các công tác xã hội, bỏ phiếu bầu cử, hay làm những việc nhỏ nhất có ích cho cộng đồng xã hội cũng đã là làm chính trị. Vì các hoạt động này được thực hiện với mục đích phục vụ xã hội và thăng tiến con người.
Aristotle
Ý NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ
Từ “chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle (384-322 trưóc TC) một triết gia Hy Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận). Ông đã nói : « Con người là một con vật chính trị. » Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng, con người đã tự qui tụ lại, sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một hạnh phúc hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn ; đó là chính trị. Như vậy chính trị đã có từ thời cổ đại ( thời đồ đá), khi con người biết đoàn kết và sống từng nhóm, rồi tiến lên việc thành lập từ bộ tộc, làng, xả đến nhà nước.
Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được các triết gia khác như Khổng Tử, Plato…..vun bón thêm để hoàn thiện cho cụm từ " Chính trị". Dù Aristotle đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của cá triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những người thay trời hành động (vua). Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành công cách tổ chức xã hội của những nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục rửa trong bộ máy cầm quyền và tạo nhiều hệ lụy cho quốc gia, mà những hệ lụy do giai cấp lãnh đạo tạo ra lại đổ hết lên đầu người dân như CHXHCNVN hiện nay. Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống an bình của người dân.
Hai ngàn năm trăm năm trước, một triết gia Trung Hoa Khổng Tử đã định nghĩa vắn tắt: "Chính trị là đạo cả". Nghĩa là con đường lớn nhất của bậc sĩ phu, của người quân tử. Là công tác quan trọng bậc nhất của đời sống loài người. Người môn sinh chúng ta hiểu thế nào với ý nghĩa của câu nói đó? Có phải đó là những điều tiềm ẩn trong 10 điều tâm niệm của Vovinam-Việt võ đạo và chủ thuyết "Tâm Thân Cách mạng " mà chúng ta đã từng biết qua.
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHỔNG GIÁO
Tư tưởng chính trị của Khổng Giáo là tư tưởng dựa trên nền tảng đức trị. Nhà lãnh đạo dân tộc không khác gì người cha trong gia đình và guồng máy cai trị phải thuận theo thiên nhiên ( trời). Nhà lãnh đạo có trách nhiệm đối với sự sinh tồn về vật chất cũng như tinh thần của dân chúng. Tư tưởng chính trị của Khổng Giáo lấy dân chúng làm căn bản,
Cổ lai quốc dĩ dân vi Bản
Đắc quốc ưng tri tại đắc Nhân

(Xưa nay, nước lấy dân làm gốc

Được nước nên biết là do được lòng nhân)
Dân chúng là nguồn trí tuệ cao nhất - họ là kẻ biết điều lợi ích thiết thực cho chính mình. Chính trị Khổng Giáo quan niệm kẻ cùng đinh và người lãnh đạo đều trên nguyên tắc bình đẳng, điểm này đã chứng minh trong thời đại hoàng kim của Khổng Giáo: Thời kỳ vua NGHIÊU, vua THUẤN, và nhiệm vụ của người dân là phải đứng dậy chống lại những kẻ tàn bạo, độc tài. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo mang ý nghĩa trùng với điều tâm niệm số 1 "Việt Võ Đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại" và số 8 của môn phái chúng ta "Việt Võ Đạo sinh kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực". Một người môn sinh thuần thành không được quên con đường chính đạo mà người Việt Võ Đạo Sinh phải dấn thân.
THAM GIA CHÍNH TRỊ
Theo các triết gia Socrates, Platon và Aristote, họ quan niệm rằng con người là sự kết hợp của hai phần tách biệt là Tinh thần và Vật chất. Nói cách khác là gồm Linh hồn và Thể xác. Vì linh hồn bất diệt nên tinh thần quan trọng hơn hẳn thể xác. Do đó, mọi việc phải bắt đầu bằng lý trí, triết lý chính trị. Tức là phải bắt đầu bằng phần lý trí, lý luận rồi mới đến kinh tế, vật chất. Với Việt võ đạo trong truyền thống Vovinam, võ đạo ( tâm) và võ thuật (thân), thì phần định hướng cho võ thuật đó là TÂM là đạo cã, là con đường phải đi của một môn sinh thuần thành để đưa người môn sinh đạt đến tầng cao là "Nhân võ đạo"
Bất cứ thành phần nào sống trong xã hội đều có bổn phận phải tham gia vào các sinh hoạt chính trị, đó là việc nhằm đưa con người và xã hội tiến theo hướng chân, thiện, mỹ. Về phần người môn sinh chúng ta có thể tham gia vào việc làm chính trị, ở bất cứ góc độ nào có thể, trong môi trường sống hàng ngày của chúng ta, để dẩn dắt mọi người cùng tiến trên con đường vươn lên tầm cao mới.
Như mọi người đều biết, bất cứ một môn sinh nào trên 18 tuổi, khi bước ra khỏi nhà đều có mang trong mình: một chứng minh thư do võ đường cấp, để chứng nhận mình là một môn sinh của môn phái VVN-VVĐ và một chứng minh nhân dân ( theo cách nói của cộng sản) viết tắt là CMND hay còn gọi căn cước của một người dân. Với hai vật đó trong mình, nói lên được điều gì? Nói lên điều: Người môn sinh VVN-VVĐ, không thể tách khỏi cộng đồng dân tộc vì thế phải luôn gắn bó với cộng đồng dân tộc và phải bị cuốn theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Có làm được như vậy thì người môn sinh mới làm đúng với 10 điều tâm niệm và biết cách khai triển thành công Chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân". Vi thế, nếu người môn sinh nào nói là tôi không làm chính trị là tự mâu thuẩn với chính mình, đó là lối nói của người môn sinh thiếu trí tuệ. Vì môn phái không có điều khoản nào nghiêm cấm những người môn sinh chính trị. Nhưng phải là con đường hợp với lòng dân, hớp với lẻ trời, hợp với đà tiến của thế giới... hợp với tư tưởng dân chủ tự do của thời đại. Vị trí của môn phái là độc lập với thế quyền, vì môn phái Vovinam không phải là công cụ của nhà nước CHXHCNVN và đảng csVN.
Ngày nay trong nước, các phản đồ đã tiếp tay với nhà nước cộng sản quốc doanh hoá Vovinam, đặt môn phái dưới sự điều hành của đảng cộng sản, và trở thành một công cụ dưới sự chỉ đạo của đảng, hoàn toàn đi sai vôi tôn chỉ của võ sư sáng tổ và các tiền bối trong môn phái đề ra kể từ ngày môn phái bắt đầu phát triển.
LỜI KẾT
Chính trị là nhiệm vụ hàng đầu, là bổn phận của một công dân đối với đất nước, một công tác cao cả mà mọi người cần phải tham gia trong đó phải có sự tham dự của các môn sinh, là sự đóng góp làm cho đời sống làm người thêm ý nghĩa. Giúp cho nước mạnh, dân giàu, người ấm no, dân hạnh phúc, và quê hương rạng danh năm châu bốn biển vậy. Một môn sinh từ chối làm chính trị tức là từ chối đi theo con đường chính đạo của môn phái.
Một xã hội có nhiều tầng lớp tham gia chính trị sẽ làm xã hội văn minh tiến bộ. Ngược lại, một xã hội mà có qua ít người tham gia chính trị, công dân bị cấm đoán tham gia chính trị là một xã hội nghèo nàn lạc hậu, là những nước độc tài hay trong chế độ cộng sản tại VN, Trung Cộng , Bắc Triều Tiên.
Người môn sinh Việt Võ Đạo, phải làm sao để Việt tộc và đất nước có thật nhiều "Việt Võ Đạo Sĩ", để đất nước sớm minh châu trời đông.

Trịnh khánh Tuần 25/7/2016
Cựu môn sinh võ đường Cao Thắng 1966

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước
(17/6/1945 – 17/6/2016):

Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự

Trần Trọng Kim

Trần trọng Kim 1883 – 1953

Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước(17/6/1945–17/6/2016): Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
“Sự lạ lùng ấy đã làm cho chúng tôi biết rõ một điều chắc chắn. Là suốt từ Bắc chí Nam người Việt Nam, không một ai quên ngày gìỗ lớn lao ấy. Lòng yêu nước đã bùng cháy khắp chốn như ngọn lửa dài và tươi tắn đang lan theo đỉnh Tràng Sơn một tối cháy rừng.”
“Gian phòng của hội Quảng Tri không đủ chứa lòng thành kính của anh em nên bữa sau lại phải đọc lại một lần nữa cho những người chậm chân không có chỗ. Ở đó tối hôm ấy còn có những ông già , bà cả, những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối hôm ấy, có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân một nước.”

“Chúng tôi đã được nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chẩy giòng gìòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ.”
L.H.V.
“Mười Bẩy Tháng Sáu Dương Lịch”
Thanh Nghị, Số 115, Ngày 7 tháng Bảy 1945

Câu chuyện bắt đầu ở Yên Báy, một buổi sáng còn mờ sương và chỉ trong một buổi sáng của ngày 17 tháng 6 năm 1930. Không phải chỉ có một người mà là mười ba người, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã liên tiếp theo nhau, bị người Pháp đưa lên máy chém. Tất cả đã xảy ra trong vẻn vẹn 30 phút, từ 5 giờ đến 5 giờ 30. Đây quả thiệt không còn là cuộc thi hành một bản án nữa mà là một cuộc tàn sát tập thể nhằm dằn mặt toàn thể người dân Việt Nam sau cuộc khởi nghĩa thất bại của đảng này trước đó. Chưa hết, tiếp theo hàng chục người khác cũng bị án tử hình và lên máy chém ở Nhà Pha Hỏa Lò, ở Hải Dương, ở Phú Thọ… và cuộc tàn phá Cổ Am bằng máy bay và hàng trăm người khác bị bỏ ngục hay đưa đi đầy. Trong lịch sử cách mạng giành độc lập cho đất nước và dân tộc Việt Nam, không một đảng nào đã phải gánh chịu những hy sinh lớn lao, đầy nghiệt ngã và đau thương như vậy. Sự bi thảm cùng cực của ngày 17 tháng 6, 1930 đã gây xúc động tột cùng cho người ở trong nước và cả dư luận bên Pháp. Sau này Nhà Thơ Đằng Phương, được biết thêm là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, với bài “Ngày Tang Yên Báy”, một dạo đã được chọn làm bài học thuộc lòng cho học sinh tiểu học, trong những năm đầu của thập niên 1950 ở Vùng Quốc Gia với những câu làm người nghe không khỏi ngậm ngùi, rơi lệ:

Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than.
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang.
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ,
Giữa mấy hàng gươm súng tỏa hào quang,
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự:
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ,
Vài cụ già tóc bạc lệ tràn rơi,
Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!
[…]
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài,
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng:
“VIỆT NAM muôn năm!” Một đầu rơi rụng.
“VIỆT NAM muôn năm!” Người kế tiến lên.
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.

Hiệu kỳ nghĩa quân Yên Bái
17 tháng 6, 1930 – 17 tháng 6, 1945, trong suốt 15 năm, vì còn bị người Pháp cai trị, Ngày Tang Yên Báy, ngày Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị đưa lên máy chém hầu như đã bị lãng quên hay nếu có chỉ còn trong tâm tưởng của mọi người hay âm thầm được tổ chức bởi những đảng viên còn sống sót.

Tất cả đã đột nhiên sống lại sau Ngày Nhật Đảo Chánh Pháp, Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập, cùng với sự thành lập của Chính Phủ Đầu Tiên của Đế Quốc Việt Nam: Chính Phủ của Nhà Giáo kiêm Sử Gia Trần Trọng Kim. Kỷ niệm Nguyễn Thái Học và 12 Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã được công khai tổ chức long trọng ở rất nhiều nơi trong nước, đặc biệt là ở Vườn Bách Thảo Hà Nội, ở Vinh và ở Hội Quán Quảng Trị ở Huế. L.H.V. trong bài phóng sự nhan đề “Mười Bảy Tháng Sáu Dương Lịch” đăng trên báo Thanh Nghị số 115, ra ngày 7 tháng Bảy 1945 đã ghi nhận những điều ông thấy ở các tỉnh miền Trung, nhất là ở kinh đô Huế, những chuyện mà ông cho là “lạ lùng” và điều ông đã lầm tưởng về “ngày giỗ lớn lao” ấy. Người viết xin được gửi tới các bạn đọc nguyên văn bài viết của L.H.V. sau đây nhân dịp tưởng niệm 86 năm Ngày Tang Yên Báy, 17 tháng 6, 2016, ngày tang lớn chung của cả dân tộc. Đây không phải chỉ là một bài phóng sự bình thường mà là một tài liệu lịch sử. Nó nói lên phản ứng của người dân Việt Nam thuộc đủ mọi từng lớp từ người lao động bình dân đến các trí thức mà Thủ Tướng Trần Trọng Kim và các bộ trưởng của ông là đại diện, từ người già đến người trẻ, người giầu lẫn người nghèo ở nhiều nơi trong nước, đặc biệt là ở các tỉnh Miền Trung đối với một đảng quốc gia lớn nhất, đã xuất hiện từ lâu và đã góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc, xuyên qua Ngày Kỷ Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Yên Báy khác.

MƯỜI BẨY THÁNG SÁU DƯƠNG LỊCH
L.H.V.
Thanh Nghị, Số 115, Ngày 7 tháng Bảy 1945
2016 JUN 14 Nguyenthaihoc Chúng tôi đã đi quá nửa con đường thiên lý chạy suốt Việt Nam và, mỗi chỗ, đã thấy anh em thành kính, nhưng hăng hái, sửa soạn ngày mười bẩy tháng sáu. Chúng tôi đã nhầm: chúng tôi đã tưởng rằng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930, vì cái chánh sách thực dân tàn ác mà khôn khéo của bọn Pháp, chỉ còn để lại vết kỷ niệm trong lòng những người Việt Nam phía Bắc mà thôi! Vì phía Bắc là nơi đã nghe rõ mồn một tiếng súng đêm Yên Báy, tiếng kèn gọi lính của quân đội thù nghịch, tiếng bom tàn phá Cổ Am… Vì phía Bắc là nơi dân chúng phải nhắm mắt đi không dám nhìn những cuộc tàn sát vô cùng độc ác của bọn da trắng thắng thế. Chúng tôi đã nhầm, nên đã gửi nhiều giây thép về Nam để cho anh em nhớ lại ngày mà mười ba liệt sĩ của chúng ta đã bi ám sát vì quá lòng yêu nước.
Chiếc xe hơi của chúng tôi đi theo liền điện tín. Ở mỗi tỉnh, xe hơi đã đến trước tờ giấy xanh. Sự lạ lùng ấy đã làm cho chúng tôi biết rõ một điều chắc chắn người từ Bắc chí Nam nước Việt Nam, không một ai quên ngày giỗ lớn lao ấy. Lòng yêu nước đã bùng cháy khắp chốn như ngọn lửa dài và tươi tắn đương lan theo đỉnh Tràng Sơn, một tối cháy rừng. Tên nhà chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thái Học không ai quên cả. Không ai quên cả, thời kỳ cuối cùng của lịch sử cách mạng nước ta. Tiếng súng, tiếng bom, tiếng hô dõng dạc và anh hùng, tiếng khóc ảo não, người ta tưởng chỉ người một miền nghe thấy mà ai ngờ vang mãi đến các anh em đồng bào ở suốt dọc đường Bắc Nam.


Ở Huế chúng tôi đã dự hai buổi lễ truy điệu các vị anh hùng 1930. Gian buồng của hội Quảng Tri không đủ chứa lòng thành kính của anh em, nên đến bữa sau lại phải đọc lại một lần nữa cho những người chậm chân không có chỗ. Ở đó tối hôm ấy, có cả những ông già bà cả, những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối ấy có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân một nước. Chúng tôi đã được nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chảy giòng giòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ. Tôi đã nghe thấy tiếng “Vạn tuế” đáp lại mười ba tiếng hô “Việt Nam” của cả một dân tộc, mười ba tiếng “Vạn tuế” hô lên để an ủi anh hồn mười ba liệt sĩ lúc hùng dũng bước lên đoạn dầu đài đã bị bàn tay thực dân bịt miệng, chỉ mới kịp kêu hai tiếng “Việt Nam”. Lễ truy điệu bắt đầu trong tâm niệm, giải ra trong thành kính, kết cục trong yên lặng. Yên lặng đó mới là nhiều hứa hẹn. Khi quần chúng đã biết yên lặng mà gia hợp thì quần chúng ấy đã cùng chung một tin tưởng mạnh mẽ vô ngần, đã ra về với một quả quyết sắt đá.
Trên đường về người ta kể lại cho chúng tôi nghe từng buổi hội họp, cùng một ngày mười bẩy tháng sáu ở các tỉnh dọc đường: hằn học ở Vinh, ồn ào ở Hà Nội. Nhưng đâu đâu chúng tôi cũng thấy tin tưởng với quả quyết chung ấy.
Một đền nghĩa liệt sắp sây nền. Bia đá tượng đồng sắp xây dựng khắp chốn. Nhưng còn có đài kỷ niệm nào hơn tấm lòng thành kính của hăm mấy triệu dân trong một ngày lịch sử. L.H.V.

Phạm Cao Dương, TS
Tháng Sáu 2016

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Những Kỷ Niệm Trong Tù Với Chưởng Môn Việt Võ Đạo Lê Sáng 

( Vũ Ánh)



Tôi biết Võ sư Lê Sáng chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vovinam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang Chuẩn Hồng Đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến Tổ Đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh.
Cho mãi đến năm 1976, khi tôi từ biệt giam ở nhà tù Chí Hòa ra ngồi tù ở phòng tập thể số 14 khu ED thì gặp lại võ sư Lê Sáng. Khoảng thời gian này, buồng giam 14 khu ED là một buồng giam có nhiều điểm đặc biệt về tù nhân. Chẳng hạn như trong số hơn 60 tù nhân, có cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa Phan Huy Quát và con trai là Phan Huy Anh, phó đại sứ Nam Hàn tại Việt Nam Cộng Hòa (rất tiếc tôi đã quên mất tên vị này), Linh Mục Trần Hữu Thanh (người cầm đầu phong trào tố cáo tham nhũng), võ sư Suzuki một người Nhật nhưng quốc tịch Việt Nam chuyên dạy môn Không Thủ Đạo Karate cho Cảnh Sát Quốc Gia và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, Chủ Tịch Dân Xã Đảng Phan Bá Cầm, cụ Nguyễn Phan tổng giám đốc công ty bột giặt NET, Lưu Nhật Thăng, một chủ báo Hoa ngữ ở Chợ Lớn từng là thư ký của Kim Dung, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng ở Hồng Kông, ông Tám Mộng người được nói là cầm đầu một trong những lực lượng vũ trang của Phật Giáo Hòa Hảo, ông Nguyễn Thế Thông giáo sư Anh văn rất nổi tiếng của Sài Gòn vào thời đó. Năm 1976, ghẻ bắt đầu hoành hành tại khắp các khu ở nhà tù Chí Hòa và riêng buồng 14 khu ED. Ghẻ kềnh ghẻ càng, ghẻ khủng khiếp. Ghẻ làm da hư hại nặng có thể gây tử vong, và một trong những nạn nhân đầu tiên của dịch ghẻ là cựu Thủ Tướng Căm Bốt Sơn Ngọc Thành.

Trong buồng giam chỉ có võ sư Lê Sáng là coi như bị nhẹ nhất chỉ ở kẽ ngón chân và ngón tay. Có lẽ thấy ông còn mạnh và quắc thước nên ghẻ có vẻ kiêng nể? Vì phòng chật và nóng như lò than nên ban đêm Lưu Nhật Thăng thường dựa vào tường ngủ đứng, còn võ sư Lê Sáng thì ngồi tập và điều tức rất kín đáo tại chiếu nằm của mình. Ông tránh để vệ binh canh gác phòng giam nhìn thấy ông tập, bởi vì vào thời đó, nếu bọn công an trại giam biết ai có võ chúng sẽ gây phiền hà vô cùng. Ông ít nói chuyện, hay ngồi trầm ngâm với chiếc điều cầy. Nhưng với đám tù chính trị còn thanh niên như chúng tôi thì ông không ngại gì khi giảng giải về phái võ mà ông là chưởng môn. Võ sư Lê Sáng không bao giờ đề cập đến quyền cước của môn phái mà ông chỉ nhấn mạnh đến tinh thần của nó. Ông nói nhiều đến điều gọi là “cách mạng tâm thân” để giữ vững tinh thần anh em chúng tôi và để hướng về tương lai. Võ sư thường nhấn mạnh: “Ở trong tù, đói khát như thế này thì làm sao gia đình thỏa mãn nhu cầu cho chúng ta được. Phải biết sống về tinh thần. Thực phẩm chỉ là phụ đệm”.
Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu rằng nói thì dễ nhưng làm rất khó. Nhưng nhìn dáng dấp ông lúc nào cũng vững chãi, đường bệ, với hàm râu dài, nụ cười rất tươi, đôi mắt sáng quắc, ăn nói không thừa, không thiếu, giọng nói mạnh, sang sảng nhưng ôn tồn, lịch sự ngay cả khi trả lời những câu hỏi rất thiếu giáo dục của bọn cán bộ trại giam, chúng tôi vững tin ở cách rèn luyện tinh thần mà ông thường chỉ dạy cho anh em trẻ chúng tôi. Võ sư Lê Sáng là người rất uyên bác về thơ đường. Có nhiều buổi tối ông ngâm thơ Đường cho chúng tôi nghe, nhưng anh em thích nhất là khi ông ngâm bài “Hồ Trường”. Nhiều anh em đã không tránh được ngậm ngùi mỗi lần nghe ông ngâm bài thơ này. Ông cũng ít kể chuyện, nhưng khi nghe ông kể chuyện kiếm hiệp của Kim Dung hay kể về bộ Tam Quốc Chí, anh em trong buồng giam theo dõi một cách hào hứng, có thể quên đói và quên hẳn cảnh tù đầy.
Sống trong môi trường bị giam hãm như vậy, mỗi hành động của những tù nhân nổi tiếng trong buồng giam 14 khu ED đều bị chú ý. Chẳng hạn như cứ vào mỗi buổi sáng, vị phó đại sứ Nam Hàn sửa lại bộ quần áo tù cho chỉnh tề rồi ông bước lại chiếu nằm của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát bắt tay vị cựu thủ tướng VNCH, cúi gập đầu xuống để chào và sau đó hai người mới thăm hỏi sức khỏe của nhau. Võ sư Lê Sáng nói với chúng tôi: “May ra mà trong cảnh nhiễu nhương hỗn tạp, giậu đổ bìm leo này, trong buồng giam còn có được những hình ảnh đẹp đẽ của nền văn minh”.
Khi chúng tôi bị chuyển lên trại Hàm Tân Z-30C vào những tháng đầu của năm 1977, đám vệ binh giải giao thường dùng dây xích để xiềng cứ 5 người một rồi khóa vào chân ghế ngồi trên những chiếc xe đò. “Xâu” đầu tiên được đưa lên xe gồm những người mà tôi còn nhớ rõ, đó là võ sư Lê Sáng, ông Phan Bá Cầm, nhà báo Lâm Tường Dũ, Đoàn Bá Phụ (cựu trung úy Nhảy Dù) và tôi. Lên đến trại Hàm Tân, chúng tôi và võ sư Lê Sáng vẫn được phân phối vào một trại lao động. Sau khi ở Hàm Tân Z-30C được vài tháng thì võ sư Lê Sáng bị dẫn vào nhà kỷ luật và bị cùm lần thứ nhất trong đời tù chỉ vì ông có bộ râu dài. Viên cán bộ an ninh trại lúc đó là Thượng Úy Tý nói với ông: “Các anh nên nhớ nhé, chỉ có bác mới được để râu”. Ông ta cho gọi thợ hớt tóc (cũng là mấy anh em tù cải tạo) đến. Võ sư Lê Sáng ôn tồn: “Cán bộ muốn cạo thì xin cứ thi hành, nhưng tôi không vi phạm nội quy của trại, cán bộ nên nhớ như thế nhé”. Ông đứng im lặng như một gốc cây, mắt sáng quắc nhìn thẳng vào mặt Tý. Nhưng khi thợ hớt tóc vừa đến gần ông thì Tý gọi giật lại: “Thôi. Cứ để cho anh ấy để râu nhưng đem cùm xem có chịu cạo râu không”. Võ sư Lê Sáng bị cùm hai tuần lễ nhưng kể từ sau đó không ai trong bọn cán bộ trại giam còn để ý gì đến râu tóc của võ sư Lê Sáng nữa.
Khó khăn thứ hai của chưởng môn Việt võ đạo là do chính tiếng tăm của ông. Không hiểu bọn cán bộ “súng dài” tức công an vũ trang chuyên canh gác tù ở các bãi lao động bàn tán với nhau như thế nào mà không một tên nào dám đi gần ông. Tại bãi lao động, một tù cải tạo phải đứng cách xa vệ binh 5 thước khi phải báo cáo xin đi tiểu tiện, nhưng riêng võ sư Lê Sáng phải đứng cách vệ binh 10 thước. Biết được điều đó nên võ sư Lê Sáng rất thận trọng trong đi đứng tại bãi lao động để tránh hiểu lầm. Một lần buổi sáng tập họp trước cổng trại giam để xuất trại đi lao động, võ sư Lê Sáng bị kêu ở lại trại để “làm việc” (khai cung). Buổi trưa khi lao động về, chúng tôi túm lại hỏi ông xem có chuyện gì, nhưng ông chỉ cười và nói: “Chẳng có chuyện gì cả. Vài học trò cũ của tôi từ Bắc vào thăm”.
Sau này, trong những lúc ngồi nói chuyện riêng tư vào những ngày nghỉ lao động, võ sư Lê Sáng cho biết là Hà Nội nghe tiếng ông, muốn vào thăm ông và cho người thử thách, nhưng ông từ chối vì, theo lời ông, “tôi học võ để rèn luyện tinh thần, không phải là để thi đấu, tôi là chưởng môn mà còn đi dương danh là một lỗi lầm với môn phái, tôi không làm điều ấy”. Chúng tôi ở với nhau ở Hàm Tân Z-30C đến năm 1979 thì bị chuyển trại theo phương án 4 tức là sẽ là “tù cải tạo muôn năm”. Chúng tôi được lọc lựa ra và đưa vào danh sách “chết” tức là danh sách của những tù cải tạo không thể cải tạo được, và không bao giờ được xét tha theo quan điểm của công an trại giam. Thế là đang đêm chúng tôi lại bị gọi tên, bị xiềng đưa lên xe đò và đưa lên A-20 Xuân Phước, trại mà Bộ Công An gọi là Trại Trừng Giới.
Tôi đã viết khá nhiều điều về trại này, nên ở đây tôi chỉ nói đến hoàn cảnh của chưởng môn Việt võ đạo khi bị đưa đến cái trại nổi tiếng khủng khiếp này trong suốt giai đoạn I, từ 1980 cho đến cuối 1988. Đến A-20 được 3 tháng thì Chưởng Môn Vovinam Lê Sáng vào cùm ngay. Lần vào cùm này không do bất cứ một lỗi lầm về nội quy của võ sư Lê Sáng mà chỉ vì ông được sự kính nể và quý mến của anh em trong trại từ tập trung cải tạo, tù chính trị có án hay tù hình sự, ở cách ông cư xử và chia sẻ đói khổ với anh em, ở tinh thần vững chãi để đối phó với mọi hoàn cảnh khó khăn cùng quẫn trong tù ngay cả những lúc bị ép cung, ông cũng không hé ra một lời nào có thể xâm hại đến người khác.
Mục tiêu của một trại tù kiểu A-20 là dùng mọi biện pháp để đập tan những đối kháng của tù cải tạo kể cả biện pháp: kỷ luật khắt khe, cho ăn thật đói, làm việc thật nặng, ốm đau không có thuốc, giá thấp nhất của biện pháp kỷ luật là từ 1 năm đến 5 năm cùm, gia đình thăm gặp rất khó khăn nên phải gởi tiếp tế cho tù cải tạo qua đường bưu điện.
Trong bối cảnh này, bọn an ninh trại giam nhắm vào việc triệt hạ những thần tượng của tù cải tạo. Cũng chỉ vì thế mà Chưởng Môn Việt Võ Đạo Lê Sáng vào cùm hết một năm. Khi ra khỏi nhà kỷ luật, sức khỏe của cụ Sáng có sa sút, nhưng giọng nói vẫn sang sảng và đôi mắt vẫn sáng quắc. Ra khỏi nhà kỷ luật hôm trước thì hôm sau ông đi lao động ngay. Võ sư Lê Sáng nói: “Ra ngoài cho khỏe”. Quả thật sức khỏe của võ sư chưởng môn Vovinam phục hồi rất nhanh. Ông nói: “Vì khí trời”. Khi võ sư Lê Sáng về tiếp tục sinh hoạt ở đội lao động được vài tuần lễ thì tôi cùng một số bạn khác vào nằm cùm mãi cho đến năm 1985 mới gặp lại võ sư Lê Sáng tại phân trại B của A-20 để chuẩn bị chuyển trại. Thấy sức khỏe của tôi “xuống” quá, ông khuyên: “Tôi thấy anh cần giữ sức khỏe. Chúng ta phải sống để trở về mới còn có ích cho đời”.
Trước Noel 1985, chúng tôi chuyển trại về Z-30A nằm trong phương án đặc biệt mà Hà Nội đã thỏa thuận với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đó là thỏa thuận về chương trình HO. Võ Sư Chưởng Môn Việt Võ Đạo Lê Sáng được thả tại Z-30A, trước thời gian tôi cũng như một số anh em khác từng làm tờ Hợp Đoàn, tờ báo chui ở A-20 bị “điệu” về trại Phan Đăng Lưu để chờ ngày ra tòa. Nhưng cuối cùng, vụ án được hủy bỏ và chúng tôi được đưa trở lại Z-30A tiếp tục nằm trong nhà kỷ luật. Khoảng cuối năm 1987, tôi nhận được một tin nhắn từ ngoài vào: “Bố Sáng nói phải giữ sức khỏe để trở về mới có ích cho đời”. Tôi hiểu lời nhắc nhở này và còn giữ cho tới bây giờ.

Năm 1988, tôi được thả về và ít lâu sau có đến tổ đường của Vovinam trên đường Sư Vạn Hạnh để thăm võ sư chưởng môn. Lúc này Tổ Đường Vovinam đã được củng cố. Các môn sinh người ngoại quốc từ Âu Châu và các môn sinh Vovinam từ khắp Việt Nam đã lục tục kéo về để ra bái lậy chưởng môn. Trong câu chuyện thăm hỏi tôi, ông cứ nhắc mãi đến “cách mạng tâm thân” và tính nhân bản của Việt võ đạo. Ông tiếc cho tuổi trẻ của chúng tôi, nhưng ông không hề tỏ ra ân hận hay oán trách những gì mà những người thắng trận đã ngược đãi những người Việt Nam yêu nước chỉ vì họ ở trong một chế độ chính trị khác. Võ sư chưởng môn Vovinam nhấn mạnh: “Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn vừa qua rồi sẽ phải được viết lại một cách đàng hoàng hơn”.
Bây giờ, cụ Lê Sáng đã ra người thiên cổ. Cụ thọ 91 tuổi. Trong bức hình chụp võ sư Lê Sáng mà các bạn ở Việt Nam gởi cho, tôi thấy đôi mắt võ sư Chưởng môn Việt võ đạo vẫn sáng quắc như ngày nào.
Tôi viết những kỷ niệm trên với võ sư chưởng môn Việt võ đạo trong thời tù để gọi là đại diện cho một số anh em cựu tù của trại Hàm Tân Z-30C, A-20 và Z-30A bái vọng cố quốc để tiễn đưa cố võ sư chưởng môn và đồng thời là một người bạn tù đáng kính trọng từng chia sẻ với anh em chúng tôi những năm tháng đen tối của lịch sử Việt Nam. Bởi trong những đêm tối ấy, ông vẫn như ngọn đèn sáng dẫn dắt tinh thần anh em chúng tôi. Cố võ sư chưởng môn là một người cả đời hy sinh cho Việt võ đạo và đây cũng là lý do ông cụ không bao giờ lập gia đình. Tuy nhiên, cụ rất nhiều con tinh thần vì trong tù chúng tôi đều gọi võ sư chưởng môn Vovinam là bố, “Bố Lê Sáng”. Vả lại ngày nay, trên khắp thế giới, hàng chục ngàn môn sinh Vovinam cũng đang thổn thức vì những mất mát không có gì bù đắp được cho môn phái vì sự khuất bóng của võ sư chưởng môn.
Vũ Văn Ánh
THẾ NÀO LÀ VÕ ĐẠO CỦA 
"VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO"??



Vovinam là một môn võ do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo dựa trên một số đòn thế căn bản của môn võ cổ truyền Việt tộc. Rồi từ đó được các chưởng môn đời II Lê Sáng và đời III Trần Huy Phong và các võ sư cao đẳng trong môn phái trước năm 1975 dày công vun đấp, để cây đại thụ Vovinam được đâm chồi nẩy lộc khắp nơi trên thế giới. Cao điểm của môn phái Vovinam là năm 1966, Vovinam đã phát pháo thẳng tiến vào các trường trung học phổ thông và kỹ thuật ở Sài gòn cũng như các nơi khác như: trong quân đội và cảnh sát quốc gia. Cây đại thụ Vovinam từ đó bám chặt rể vào hàng ngũ thanh thiếu niên và các lực lượng bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.
Vovinam được viết tắt là "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn hướng dẩn tập luyện nhuần nhuyễn quyền cước, binh khí, khí công, nhưng rất coi trọng việc trau dồi võ đạo. Thế nên cụm từ phía sau Vovinam là Việt võ đạo đã nói lên được ý nghĩa đó.
ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆT VÕ ĐẠO
Việt võ đạo được ví như là cơ phận chính: "tim",nơi cung cấp những dòng máu tốt để đưa đến khắp nơi nuôi dưởng cơ thể, trong đó có phần nảo bộ (trí tuệ) và các cơ bấp (thân thể) của một người luyện võ. Thế nên phần võ đạo của Vovinam được đưa lên vị trí hàng đầu trong môn phái - để đưa người môn sinh Vovinam thuần thành đến với" Nhân Võ Đạo" một tầng cao nhất của Việt Võ Đạo. Môn phái Vovinam với chủ trương: Trong cuộc sống phải luôn luôn thay đổi, thăng tiến từ tâm đến thân. Thân có khỏe mạnh, trí tuệ có minh mẩn trong sáng, mới mở rộng được chủ thuyết: “Cách Mạng Tâm thân.” của cố võ sư sáng tổ.
Tới đây, tôi xin mạn phép đi tiếp vào cụm từ " Việt Võ Đạo". Đạo là con đường mà mọi người nên đi theo vì đó chính là con đường chính đạo của Việt tộc, do đó võ VN dứt khoát phải theo đúng truyền thống Việt đạo.
Chúng ta cũng cần nên biết: tên môn võ của người Nhật hầu hết đều có chữ “Do” ở phía sau? Ví dụ như Karatedo, Judo, Kendo… Chữ Do có nghĩa là Đạo Đạo ở đây tức là đạo làm người của một người võ sĩ đạo, người Nhật quan niệm đi học võ để học đạo lý làm người, chứ không phải chỉ để tự vệ hay cường thân kiện thể. Vì thế các thế võ sĩ đạo đã nâng cao được giá trị về nhân bản của nước Nhật. Với tinh thàn võ sĩ đạo của người Nhật - đã đưa nước Nhật lên hàng cường quốc về kinh tế và quân sự trong quá khứ cũng như ngày hôm nay.
Đạo lý làm người, tức Việt đạo của chúng ta là phải có trách nhiệm với chính bản thân và với xã hội (cộng đồng). Chúng ta học võ để nêu cao nét chính đạo của mình, để biết rằng mình có bổn phận giúp đỡ những kẻ yếu thế, thắng phục cường quyền, dùng võ thuật để khử trừ cái ác và duy trì cái thiện trong xã hội. Đạo làm người là thấy việc bất bình phải đứng ra ngăn cản, phải bảo vệ lẽ phải, phải hết lòng xã thân cho chính đạo. Việt đạo của Việt tộc là như thế, rất nhân bản như trong Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi đã viết:
Lấy chí nhân thay cường bạo


Lấy đại nghĩa thắng hung tàn.


Việt đạo của Việt tộc là để gin giử bờ cỏi đánh đuổi ngoại xâm, chống sự bành trướng của giặc bắc phương. Một nước lớn nhưng lúc nào cũng lăm le xâm chiếm VN và các nước khác. Mổi khi Việt đạo chúng ta không được xiển dương môt cách đúng mức là thãm hoạ nô lệ giặc bắc phương sẽ đến với Việt tộc, trong quá khứ Bắc phương đã đặt ách nô lệ lên trên các phần đất của VN 1000 năm.
Võ thuật chỉ đủ để giúp con người người biết vận dụng tay chân và võ khí một cách điệu luyện. Còn võ đạo là bệ phóng để đưa người tập võ bước lên thượng tầng võ học và đi vào cộng đồng nhân loại. Nếu đã coi võ đạo là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính cần phải phấn đấu đạt đến mức tối thượng này trong mái nhà Việt Võ Đạo Cổ nhân thường nói:
Văn không võ, văn thành nhu nhược;
Võ không văn, võ thuộc bạo tàn…


Câu nói đó là một thông điệp để nhắn nhủ người học võ phải tự rèn luyện mình trên tinh thần nhân bản - thượng võ cuả truyền thống Việt đạo. Vì võ không văn chỉ là loại "sơn đông mải võ".
Trái tim của người môn sinh Vovinam không bao giờ biết khuất phục trước cường quyền và bạo lực, người môn sinh Vovinam cũng không bao giờ cúi đầu làm nô lệ cho bất cứ chế độ hay vua chúa nào - Mối nhục của Vovinam ngày hôm nay trong nước, là có quá nhiều những võ sư đã dâng trái tim từ ái của mình cho qủi dữ, bẻ cong bàn tay thép để gập người làm tay sai cho cường quyền - Đi ngược lại tinh thần của Việt Võ Đạo là: nhân bản, uy vũ băt năng khuất theo điều tâm niệm thứ 8 của Vovinam. Ngoài ra người môn sinh Vovinam còn phải có tinh thần biết dung hòa, khiêm tốn, khoan dung, độ lượng, xả thân vì đại nghĩa, chính đại quang minh…và phải luôn thẳng tiến trên con đường chính đạo.
Người môn sinh khi nhập môn cần phải thấm nhuần võ đạo, học hỏi tinh thần bất khuất, thà chết không chịu nhục, không cúi đầu làm nô lệ cho người sai khiến; Việt đạo của người tập võ là "Điều không ngay thẳng dứt khoát không làm". Vũ, Dũng sức mạnh của môt môn sinh Vovinam được xếp đứng sau Trí và Nhân, điều này mang ý nghĩa " võ đạo luôn đi trước và định hướng cho võ thuật.
NGUỒN GỐC CỦA VIỆT ĐẠO
Nền văn hoá Văn Lang đã toát ra được ý niệm về đất nước do Mẹ Âu, Bố Rồng, Vua Hùng khai sáng và tạo dựng sẽ mở rộng dần thành ý niệm về lãnh thổ và giống nòi, thành một thứ tình cảm, một thứ đạo của Việt tộc về tính đoàn kết như anh em ruột thịt. Hình tượng "sinh ra trong cùng một bọc" là cội nguồn của ý niệm về "đồng bào", một trong những ý niệm đẹp nhất trong tư duy Việt Nam về tính huyết thống.
Trải qua bao thời đại, huyết thống ruột thịt trong gia đình và tình nghĩa keo sơn dân tộc đã làm phát triển và giữ gìn con người VN bảo tồn được bản chất của mình. Tức là từ gia đình, người con đã ý thức được nghĩa yêu thương anh em một nhà. Ngoài xã hội, người dân có bổn phận đùm bọc lẫn nhau. Những bài học căn bản về tình nhân loại đã được tiền nhân truyền dạy qua ca dao, tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách...Một con ngựa đau cã tàu chê cỏ"
Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn


Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng


Nhờ có tinh thần biết sống ‘‘lá lành đùm lá rách’’ hay ‘‘thấy người hoạn nạn thì thương’’ không phân biệt tốt xấu, mà những giai đoạn lịch sử gần đây của VN, tưởng là khó lấy lại được thăng bằng. Thế nhưng tãt cã đều tốt đẹp và nhanh chóng được ổn định, như : Cuộc Di Cư vĩ đại năm 1954-đồng bào miền nam đã tận tình giúp đở để đồng bào miền Bắc sớm hàn gắn được vết thương lòng và an cư lạc nghiệp. Tết Mậu Thân năm 1968, Mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị năm 1972, và biến cố đau thương 1975, tãt cã đều do bàn tay của cộng sản gây ra. Thế mới biết giá trị đạo lý và giáo dục của văn chương bình dân, là tuyệt vời.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, người Việt có thể tìm thấy được một triết lý sống cho phải đạo trong sinh hoạt hàng ngày.
Chữ Đạo nơi đây được hiểu như một con đường, một hướng đi tìm đến chân, thiện mỹ của Việt tộc, được gọi là Việt đạo - một hệ thống tín ngưỡng truyền thống được ghi nhận qua các câu ca dao tục ngữ. Việt đạo theo dòng lịch sử phát triển và được phong phú hoá thêm bằng một chút Phật, một chút Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài, Hòa hảo, Hồi, Bà La Môn...Trong đó có đạo làm người, đạo làm vợ chồng, tình sư môn, cách ăn ở sao cho phải đạo. Việt đạo trong tình yêu đất nước, là trách nhiệm và bổn phận Trách nhiệm của người lãnh đạo - phải cương quyết với một định hướng nhất quán với đất nước, quên mình vì quốc dân, đồng bào của mình... trách nhiệm và bổn phận tiêu biểu như sau:
"Tôi tiến, hãy theo tôi;


tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc".
(Tổng thống Ngô Đình Diệm)


Truyền thống của Việt đạo là "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước thì phải nhớ nguồn" hay "Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", Những thông điệp đó của tiền nhân được coi như một tín ngưỡng dân gian và có thể xem là một trong những yếu tố của văn hóa nhân văn mang tính giáo dục vô nguồn gốc, hun đúc tinh thần,- làm nền tảng cho Việt đạo và hiện diện từ lâu đời trên nước ta. Nó có thể tóm tắt như sau:
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải rạch ròi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải chính chắn.
Vợ phải nhu thuận.
Dân phải yêu nước
Quan phải thanh liêm
Lãnh đạo thương dân 
Đồng môn tương trợ
Huynh đệ thương mến
Sư đồ tôn kính
Thầy gương đạo đức
Trò nên trọng đạo


TINH THẦN VIỆT VÕ ĐẠO SĨ
Việt Võ Đạo sĩ không được háo thắng, không dùng sức mạnh để giải quyết tranh chấp. Trong một truyện võ hiệp Nhật nổi tiếng: có một chàng võ sĩ nghe nói về ngưởi kiếm khách nổi tiếng đã vác kiếm đến thách đấu. Quần hùng đứng ngoài đồng đợi kiếm sĩ đi ra ngoài để dự kiến một trận đấu có một không hai, đứng đợi hàng giờ kiếm khách vẫn không xuất hiện mặc dù chàng võ sĩ lên tiếng thách đấu, mắng nhiếc. Quần hùng nghĩ kiếm khách vô danh hèn sợ thua. Võ sĩ chống kiếm đợi, thình lình một đóa hoa được vứt ra từ trong động, võ sĩ nhặt đóa hoa rồi âm thầm bỏ đi. Quần hùng ngạc nhiên hỏi, võ sĩ đưa đóa hoa cho xem và nói “đường kiếm chém cuống hoa của hắn như thế này làm sao ta có thể sánh được!”
Trong các môn võ của phương Đông dù có khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau về võ đạo: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn… Tuy nhiên, người Nhật Bản có điểm khác biệt cơ bản các dân tộc ở quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Trung Hoa và nhất là tại các nước Tây phương, chính ở chỗ quan niệm về học võ của họ. Người Nhật Bản đến võ đường với mục đích cao quí là học tập và rèn luyện cái “Đạo” trong võ học, còn đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu. Bất cứ một người Nhật không ít thì nhiều đều có mang tinh thần "võ sĩ đạo" trong người và chính điều này đã đóng góp mạnh mẽ cho việc dựng nước và phát triển thành công nước Nhật lên hàng cường quốc, làm thế giới phải kính phục.


Trong bối cảnh ở Việt Nam ngày nay, người môn sinh Vovinam đi học võ với mục đích rất “tầm thường” và phần lớn vì mục tiêu phục vụ cá nhân. Họ đi học võ để tự vệ, học để giữ gìn sức khỏe bản thân, rèn luyện để chữa bệnh, có khi chỉ vì bạn bè rủ rê cho vui ……“Trà như ẩn sĩ, rượu như hào sĩ, võ như lực sĩ". Rượu để kết bạn, trà để hưởng tĩnh, võ để kiện thần, nếu hướng theo quan niệm này, thì sẽ đánh mất đi phẩm chất qúi của người môn sinh Vovinam. Uống trà là nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn cùng chí hướng, để cùng nhau giúp đời và nhân loại, thì đó là hướng cao nhất trong "Trà Đạo". Thế nên một Việt võ đạo thuần thành và truyền thống, là những môn sinh phải biết thừa hưởng và phát huy gia tài qúi báu mà các cố lãnh đạo môn phái đã để lại cho môn phái chúng ta. Gia tài đó được tóm gọn trong cụm từ "Việt Võ Đạo".


TỪ VÕ ĐẠO ĐẾN VÕ ĐỨC
Đi sâu thêm về “Đạo“ trong võ đạo của người phương Đông, thật tình mà nói, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát, vì đạo ngoài ý nghĩa là “con đường“, là “thông lộ” còn bao hàm cả ý nghĩa của các triết lý tôn giáo, vì Việt đạo chúng ta bắt nguồn từ tam giáo đồng hành Khổng, Lão, Phật, là luân lý là triết lý về nhân sinh quan của con người. 


“võ đạo”, đã tự bộc lộ được khả năng soi sáng, khả năng giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt thắng ngoại giới, mà cái chính là “vượt thắng chính mình”, tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh mình qua một quá trình rèn luyện gian khổ, qua những thực hành trên con đường nghệ thuật đầy chông gai để đạt tới sự giác ngộ về võ đạo.


Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm, không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người tốt (quân tử), vì vậy tiêu chí của người học võ là biết trọng nghĩa. Người môn sinh Vovinam lấy cái dũng của bàn tay thép và cái sáng của tâm (tim từ ái) hoà hợp với nhau để tiến tới một tầm cao khác là nhân võ đạo.


Đường lối của các môn phái trong làng võ thuật, điều tôn vinh trước tiên là phải trọng võ đức một tích lũy từ võ đạo, muốn có võ đức phải hiểu rõ sự công bằng, và các nguyên lý của cấu trúc phát triển xã hội cho hợp đà tiến về tư tưởng của con người. Muốn hiểu rõ các điều căn bản đó thì người môn sinh cần phải có học vấn.” Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, mang tính khoa học, nghệ thuật, với sự giáo dục văn hóa nhân bản khai phóng và dân tộc. Vovinam chúng ta được phát triển rộng lớn đến ngày hôm nay, đó là đã biết vận dụng đúng theo con đường Việt đạo truyền thống từ tiền nhân truyền lại cho chúng ta.
Võ đức ngày nay chỉ còn thấy tích tụ chung quanh các võ sư cao niên và VS cao đẳng thuộc VVN chính thống ở Hải ngoại và một vài vị của VVN-VVĐ chính thống đang còn kẹt lại trong nước, ngoài ra võ đức không thể có nơi các phản đồ của môn phái, nhất là những võ sư đã dâng trái tim từ ái cho đảng cs VN. Thưa qúi vị, từ ngữ VVN chính thống là để phân biệt với hệ thống VVN quốc doanh do các phản đồ trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ Hải Ngoại điều hành ngoài mặt nổi, nhưng thật sự sau lưng là do đảng cộng sản điều động. http://ttvnol.com/threads/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-quyen-quyet-dinh-thang-cap-hong-dai-vovinam.443377/page-2
Vovinam chính thống hiện nay ở hải ngoai đã liên tục phát triển đúng theo con đường mà sáng tổ Nguyễn lộc và các Chưởng môn đời II và III đã dày công chăm sóc trong suốt nhiều thập niên sau khi sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời vào năm 1960. Rất tiếc ngày nay trong nước một số phản đồ đã dâng hiến Vovinam cho đảng công sản, từ đó đã làm đổ vỡ nền móng Việt đạo của môn phái Vovinam.
Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Võ đức không nằm trong các vị võ sư và huấn luyện viên mà nhà cửa không ngăn nắp, bê bối trong mối quan hệ nam nữ, trong nhà thì hai ba vợ lòng thòng, ra ngỏ thì bồ bịch lung tung...và võ đức lại càng không thể có trong các hành trang của các vị võ sư và HLV không biết tôn sư trọng đạo, rượu chè say sưa trong giờ tập....


Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc, một thế hệ tập võ được cường quốc. Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật đã đưa nước Nhật lên đến đỉnh vinh quang của một cường quốc đứng trên nhiều quốc gia khác trong vùng. Thế nên môn phái Vovinam chúng ta trước năm 1975 là nơi cung cấp rất nhiều anh tài cho đất nước VNCH với trình độ thập toàn thập mỹ về võ thuật võ đạo lẩn võ đức.
Học võ là học làm người tử tế theo văn hóa nhân văn truyền thống Việt tộc, biết kính trên, nhường dười và hoà đồng với mọi người chung quanh ta. Người học võ phải biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một hành động cầu cù với thời gian để tự thắng với chính mình, phải sống với tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, hầu đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một thứ văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo, thứ văn hoá óó chỉ tìm thấy nơi Việt Võ Đạo Tình của môn phái Vovinam.


Như chúng ta đều biết hầu hết các môn phái trong làng võ thuật đều có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Điều đó được thể hiện qua các bài quyền và tư thế nghiêm lễ của một môn sinh. Trong một bài quyền để nhận biết cái khởi đầu của Võ thuật bằng lễ nghĩa và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (mang ý nghĩă:Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ…) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.


Người bước đầu học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm cung hiếu học, tôn kính các bậc thầy và những huynh trưởng thể hiện đúng với việc phát huy võ đức, phù hợp với điều tâm niệm số 3 của môn phái chúng ta. Nhưng ngày nay trên thực tế với dòng văn hoá Marx đã chen vào học đường vùi dập nhiều thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, nên đã hũy đi truyền thống võ đức của môn phái Vovinam chính thống, cuốn trôi cuốn những chân lý cao đẹp của Việt võ đạo. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu một chút hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư, điển hình là các võ sư nằm vùng trước 1975 trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nay đám võ sư này đem bán trái tim từ ái cho đảng và bác, cúi đầu gập mình trước bái lại cường quyền cộng sản để mưu cầu sinh tồn và lợi ích cá nhân, Tệ hại hơn, là từng bước hợp tác chặt chẻ với đảng cộng sản để xoá bỏ lịch sử môn phái và các truyền thống tốt đẹp của môn phái kể từ đời thầy Lê Sáng trở về sau này.http://ttvnol.com/threads/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-quyen-quyet-dinh-thang-cap-hong-dai-vovinam.443377/page-2
 Âm mưu thâm độc này của bọn phản đồ đã thực hiện ngay từ lúc Thầy chưởng môn Lê Sáng còn sinh tiền, ngoài ra chúng còn dùng những tay dư lợn viên vốn là những môn sinh biến chất, chạy theo đám phản đồ để mạ lỵ chưởng môn đời II Lê Sáng. Ngoài ra đám phản đồ này còn dùng một số dư luận viên để hàng ngày lên mạng, chui vào các diển đàn của các đồng môn trên FB, nhằm khích bác, gây chia rẻ và chỉ trích các việc làm của hệ thống Vovinam-Việt Võ Đạo chính thống, tức Tổng Liên Vovinam -Việt Võ Đạo Thế Giới
 http://vovinamworldfederation.eu/vi/
Võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ đạo là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích từ thân cho tới tâm. Làm một người môn sinh VVN-VVĐ đúng nghĩa thật khó, như vậy một người thầy của môn phái Vovinam lại càng khó hơn, phải là người quang minh lỗi lạc, chính trực dũng mảnh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người võ sư liêm sỉ. Thầy phải xiển dương bản chất trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đồng môn bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn. Việt võ đạo của môn phái chúng ta phải là một rừng cây cung cấp nhiều gỗ quý. Vì thế cụm từ tuyên xưng "Quốc Võ" của Vovinam quốc doanh trong nước là điều không thể chấp nhận được, nó đã xúc phạm tới tính võ hữu của các môn phái khác. Trong làng võ thuật, phải biết qúy trọng các võ phái khác, thế nên chúng ta thường xưng hô với nhau bằng cụm từ " Võ Hữu" tức bằng hữu trong làng võ.
Các vị võ sư trước đây của VVN-VVĐ, hướng dẩn môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu thương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Ngày nay thời kinh tế thị trường trộn lẩn với dòng văn hoá Marx-Mao và Tư tưởng Hồ Chí Minh, với phương tiện quảng cáo đã giúp con người tìm đến nhau, nên có chuyện nghịch lý là thầy đi tìm trò. Chính vì nghịch lý này nên có chênh lệch về đạo nghĩa thầy trò. Võ thuật là môn học đặc thù, xem trọng võ đức, nêu cao tinh thần thượng võ, thuyền trưởng chết theo tàu như Thiếu tá Nguỵ văn Thà của Hải Quân VNCH, tướng lãnh chết theo thành như các Tướng của VNCH: Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, và Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long của VNCH, trong ngày 30/4/1975..
Người truyền thụ võ thuật còn là người truyền thụ và phát huy nhân cách sống, nhân cách hành xử sao cho đúng với sự hoà nhịp giửa trái tim từ ái, tri thức về võ đạo và ý nghĩa của bàn tay thép. Mổi một người thầy phải tự nhiên hương, nhưng cũng cần nên biết cái chân lý trong việc toả hương: “Trong đất trời không có thứ hương thơm nào bay ngược được chiều gió, duy chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. (Kinh Pháp cú).
CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM THÂN
Chủ thuyết “cách mạng tâm thân” là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, tuy không phải là một hệ thống triết học mang tính khoa học và thực tiển, nhưng ít ra CT/CMTT là những hướng dẩn căn bản về việc tâm thân phối triển để tiến tới " nhân võ đạo" nhằm vào việc giáo dục người Việt Võ Đạo Sinh. CT/TTCM là những lý thuyết căn bản dành cho tâm và thân, để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người môn sinh Vovinam, được ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học - để người môn sinh học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn phải tự thực hiện cuộc “cách mạng Tâm Thân” để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, người môn sinh Vovinam còn phải trau dồi một tâm hồn thanh cao, tự tin, can đảm, cao thượng, tinh thần uy vũ bất năng khuất trước cường quyền và độc tài, một tính nhân bản theo đúng truyền thống của Việt tộc


Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay, lành mạnh và hữu ích, một triết lý sống hùng như trong bài thơ của cụ Phan Bội Châu:


SỐNG


Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?


Đúng vậy, một môn sinh Vovinam rối loạn về "Tâm" và "Thân" thì sống cũng không xong mà chết cũng không ổn.
CHẾT


Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Xem tiếp các bài liên kết:


1.Vovinam trong sự chăm sóc của Tổng Cục II
2.Vovinam một con đường hai lối rẻ:
3.Môn sinh Vovinam làm gì để phục vụ đất nước?
4. Môn sinh hải ngoại tâm tình với môn sinh trong nước.
5. CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM, một vũ khí chống Thực-Cộng của võ sư sáng tổ NGUYỄN LỘC


Nghiêm lễ!


Trịnh Khánh Tuấn
Cựu Môn sinh võ đường Cao Thắng (1966)


21/7/2016