Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ


KHÁI NIỆM VÈ CHÍNH TRỊ


Theo quan niệm triết học Ðông phương có từ ngàn xưa, Chính (政) là ngay thẳng, Trị (治) là sửa đổi. Chính trị là sưả đổi, làm cho ngay thẳng. Ảnh hưỡng  của Khổng thuyết các tầng lớp giai cấp trong nhà nước ngày xưa theo Nho học ngày xưa tâm niệm về con đường hoạt động của một kẻ sĩ là phải: “Cách vật, Trí tri, Tu thân, Tề gia, Trị quốc , Bình thiên hạ.” Từ thấp lên cao, kẻ sĩ phải học hỏi để hiểu biết về khoa học tự nhiên, rèn luyện tư duy (Cách vật, Trí tri), tu sửa bản thân, học hỏi điều đạo đức, chỉnh đốn gia đình nề nếp (Tu thân, Tề gia), sau đó đem sở học ra giúp đời, phục vụ đất nước, bình định cả thiên hạ (Trị quốc, Bình thiên hạ). Chính trị không gói gọn trong công việc nhà nước đơn thuần về hành chánh, mà bao gồm nhiều lãnh vực: quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội...là đóng góp làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn dù đang ở trong địa vị xã hội nào.



Trong Đạo Đức Kinh có câu:



Dụng binh hữu ngôn, ngô bất cảm vi chủ, nhi vi khách. Bất cảm tiến thốn nhi thoái xích. Thị vị hành vô hành, nhương vô tý nhưng vô địch, chấp vô binh. Họa mạc đại ư khinh địch khinh địch cơ táng ngô bảo. Cố kháng binh tương gia, ai giả thắng hỹ. 

用兵有言:吾不敢為主,而為客。不敢進寸而退尺。是謂行無行,攘無臂,扔無敵,執無兵。禍莫大於輕敵,輕敵幾喪吾寶。故抗兵相加,哀者勝矣《道德經 • 第六十九章》.


Dịch nghĩa:



Dụng binh có câu: «Làm khách chớ không làm chủ. Lui một thước chớ không dám tiến một tấc.» Cho nên thánh nhân đi mà chẳng đi, xắn tay áo mà không dùng tay, bắt địch mà không đối địch, cầm binh khí mà không có binh khí. Không tai họa nào cho bằng khinh địch, khinh địch là gần mất mạng. Cho nên khi hai phe giao chiến, ai thương xót binh sĩ thì sẽ thắng.



Trong chiến tranh, một tướng giỏi phải biết kết hợp chính trị song song với quân sự mới là các dụng binh tốt nhất để đem đến sự thắng lợi cho một cuộc chiến.


VAI TRÒ CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ TRONG QL.VNCH
                
Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến lâu dài nhất và cũng mang lại nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, quân đội Mỹ không có các hoạt động chiến tranh chính trị tác động vào binh sĩ của họ - là những thanh niên đang từ giã cuộc sống tiện nghi để lao vào một chiến trường đẫm máu và phức tạp nhất. Dù họ ý thức được nhiệm vụ mình, nhưng đôi lúc cũng băn khoăn không rõ về chính nghĩa của cuộc chiến. Họ được huấn luyện để đánh trong trận chiến có ranh giới bạn, địch rõ rệt; nay lại phải đương đầu với thứ chiến tranh nhân dân khi mà một người dân bình thường mới vẫy tay chào trước mặt đây, nhưng vừa quay đi đã bắn phát súng vào lưng mình. Kẻ thù của anh có thể là cô gái mới ngủ với anh đêm qua, có thể là em bé mà anh vui vẻ phân phát những viên kẹo. Anh mơ hồ về cuộc chiến tranh lạnh mà anh phải rời xa gia đình êm ấm hàng ngàn dặm để đánh nhau với những người mà anh tưởng là vô hại đối với anh.


Thêm vào đó, các cơ quan truyền thông đại chúng tại Mỹ đã loan những tin tức sai lạc có dụng ý nhằm lôi cuốn thính giả là những ngườì càng lúc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn với cuộc chiến lâu dài, những phong trào phản chiến. Lại thêm tuyên truyền xuyên tạc của phía Cộng sản.



Báo chí Mỹ đã phóng đại những sai sót của quân đội đồng minh trong khi che đậy những tội ác của Cộng sản. Họ sưả đổi kết quả các trận đánh lớn. Chiến thắng rực rỡ của chúng ta trong trận Mậu thân đã bị xuyên tạc thành sự thất bại vì bị xem là không tiên đoán được cuộc tấn công của Cộng quân.




Trở lại vấn đề Chiến tranh chính trị của Việt Nam Cộng Hoà, những cấp chỉ huy trong quân đội Mỹ ý thức được vai trò quan trọng cuả tuyên truyền nhằm thu phục nhân tâm, nên họ hết lòng ủng hộ các hoạt động chiến tranh tâm lý (PSYOP) mà quân đội phối hợp với sở Thông tin Hoa Kỳ (JUSPAO). Hai mục tiêu chính của Psyop là nhằm giới thiệu các mặt mạnh của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và chương trình Chiêu hồi nhắm kêu gọi cán binh Cộng sản về với Quốc gia. Psyop, về căn bản, nhắm vào các đối tượng là binh lính Việt Cộng, bộ đội Bắc Việt, và thường dân ở cả hai miền.

                               
Năm 1965, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thu nhận khái niệm và cơ cấu Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) của Quân đội Trung Hoa Quốc Gia. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì trong công luận của cộng đồng thế giới và ngay cả Hoa Kỳ, đã có sự thông tin bị bóp méo theo thiên kiến về diễn tiến tại Việt Nam. Sự thiếu sót một guồng máy tuyên truyền hữu hiệu và quán triệt là một trong những nguyên nhân chính dẫn dến sự thất bại của Việt Nam Cộng Hoà. Phiá Cộng sản thành công hơn trong việc cướp lấy chính nghĩa nhờ hệ thống hoạt động chính trị đầy kinh nghiệm trong chính phủ và quân đội của họ. Theo lời những các lãnh đạo Cộng sản sau chìến thắng 1975: “Chúng tôi không thắng ở chiến trường, mà thắng ngay tại Washington D.C.”
CTCT trong QLVNCH được khai sinh cùng với sự hình thành Quân Ðội Quốc Gia khi Cựu Hoàng Bảo Ðại đòi thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho VN vào năm 1949. Quân đội Quốc Gia khi đó còn non yểu phải nằm trong quân đội của Liên Hiệp Pháp, khi đó đã có những đoàn “Quân Thứ Lưu Ðộng” tiền thân của CTCT, hoạt động gần như Dân Sự Vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Khi miền Nam VN hình thành được thể chế Cộng Hòa thì ngành CTCT đã được phôi thai với Nha Chiến Tranh Tâm Lý trực thuộc Bộ Quốc Phòng rồi đến Cục Tâm Lý Chiến để sau chót trở thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.


Nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập nên trong thời Ðệ I Cộng Hòa đã có một phạm vi hoạt động khá rộng lớn và hữu hiệu khi chính phủ Ngô Ðình Diệm phát động những phong trào Tố cộng để diệt trừ những mầm mống cộng sản gài lại sau Hiệp Ðịnh đình chiến Giơ Ne Vơ 1954 chia đôi đất nước. Hoạt động của nha đã trải rộng qua các phương tiện phát thanh và báo chí. Ðài Quân Ðội đang từ 2 tiếng trong một ngày được tăng lên thành 6 tiếng rồi 12 tiếng, tách ra khỏi Ðài Quốc Gia, trở thành một đài riêng có hệ thống phát tuyến riêng. Tờ báo Chính Ðạo của nha với những cây viết sắc bén như nhà văn nhà thơ Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng... đã tạo tiếng vang lớn trong dư luận độc giả. Trong khi đó đài phát thanh Quân Ðội với những chương trình văn nghệ “lả lướt” thu hút được người nghe cạnh tranh ngang ngửa với Ðài Quốc Gia Saigon, nhất là từ khi có các chương trình ca nhạc “Tiếng Ca Gửi Người tiền Tuyến,” chương trình “Em Gái Hậu Phương,” chương trình “Dạ Lan” v.v...


Ðến thời Ðệ II Cộng Hòa, chiến tranh trở nên ác liệt do cộng sản Bắc Việt đưa quân chính quy vào tiếp sức cho bọn du kích thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì ngành CTCT khi ấy được thu gọn trong Cục Tâm Lý Chiến với rất nhiều phương tiện, từ điện ảnh, truyền hình cho đến truyền thanh, báo chí và sau này còn có cả Ðài Tiếng Nói Tự Do. Với hai tờ báo Tiền Tuyến và Hậu Phương, CTCT đã mở rộng tầm hoạt động, không chỉ còn trong phạm vi binh vận, địch vận mà còn cả dân vận ra tận Bắc Việt do Ðài Tiếng Nói Tự Do phụ trách nữa. Sự hoạt động của các ngành trong CTCT đã đạt được những hiệu quả to lớn do vì hầu hết nhân tài thuộc giới văn nghệ sĩ miền Nam đã được gọi động viên hay đồng hóa vào quân đội và được tuyển chọn về Cục Tâm Lý Chiến.



Ðến khi Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị được thành lập thì ngành CTCT càng lớn rộng hơn nữa bao gồm từ An Ninh Quân Ðội, Cục Tâm Lý Chiến, Cục Xã Hội, Cục Quân Huấn, Quốc Gia Nghĩa Tử... nên số anh chị em cả trong quân đội lẫn ngoài dân sự, phục vụ trong ngành rất đông. Chỉ nói riêng Cục Tâm Lý Chiến thì ngoài những đơn vị phát thanh, truyền hình, báo chí và tiểu đoàn văn nghệ ở trung ương, còn có các Phòng 5 các sư đoàn, binh chủng tại khắp các quân khu, quân đoàn nên số lượng người phục vụ trong ngành CTCT không biết bao nhiêu mà kể.



Chiến tranh chính Trị phải nói là cái xương sống của chế độ VNCH:

- Dương danh Chính nghĩa
- Phản bác luận điệu ru ngủ, lừa bịp nhân dân của việt gian cộng sản.
- Khuyến khích, nâng đỡ, khính lệ cùng nhiều cách khác để nâng cao tinh thần chống VGCS của toàn Quân, toàn Dân.
-Ngăn chặn những sách báo, băng nhạc đồi bại, chủ hòa, phản Văn hóa truyền thống và tuyên truyền cho địch hay hòa hoãn với địch tại Sàgòn.

 Song song với cuộc chiến bùng nổ khắp nơi, bối cảnh miền nam  lúc đó, phía bên ngoài, thì mặt  trận văn hoá bị địch vận, những nhà văn như Mai Thảo, Nhật Tiến, Trần đức Lai, Lê Xuyên, Thụy Vũ, Nguyễn thị Hoàng, Tô thùy Yên, Cung trầm Tưởng, Dương Kiền, Thanh tâm Tuyền, Hà huyền Chi, Ngụyễn thụy Long, Nguyên Sa, Vũ hoàng Chương (Lửa Từ bi chống nhà Ngô, ca tụng giặc) Hoàng hải Thủy (Yêu nhau bằng mồm), Duyên Anh, Võ Phiến, Chu tử, Lệ Hằng, Văn Quang, Trần đức Lai, Lê Xuyên, Nguyễn xuân Hoàng, Nguyễn văn Trung, Lý chánh Trung, Thanh Lãng, Vũ Hạnh (tên VGCS nằm vùng), Nguyễn sĩ Tế, Du tử Lê, Nguyễn ngu Ý, Dương nghiễm Mậu,. Trịnh công Sơn, Phạm Duy v.v.....kể khg xiết, đua nhau viết chuyện tình ái khiêu dâm và thơ tình, nhạc tình để đầu độc thanh niên nam nữ đang tuổi học sinh và sắp được gọi đi làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ đất nước. 
Quần chúng nói chung,  bị đầu độc nặng khi từ bác xích lô sáng ra phải đọc Cậu Chó, hay Chú Tư Cầu (chỉ một đoạn ngắn, bữa sau tiếp), Nam nữ sinh viên thì Mưởi đêm ngà ngọc, Ngựa hồng, Chuyện chúng mình, phải nghe nhạc Nắng Saigỏn anh đi mà mát lạnh của Nguyên Sa. Trong khi đó thì hoạt động của TC. CTCT thì hoạt động rất yếu ớt trong các công tác giải độc dư luận và đối phó lại với các biến động chính trị trong phạm trù văn học miền nam VN, được cộng sản khai thác triệt nhằm làm lu mờ đi chính nghĩa dân tộc trong việc tự vệ trước sự xâm lăng của cs dưới sự lãnh đạo của hồ chí minh..


CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN



Từ một nhóm nhỏ nhoi gồm 40 người trong Ðội Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập năm 1944, với sự sáp nhập của các đơn vị kháng chiến quốc gia khác trong quá trình chống Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QÐND) đã trở thành một trong những đội quân lớn trên thế giới vào cuối thế kỷ 20. Là một công cụ bạo lực của đảng Cộng sản, nó luôn được củng cố để bảo đảm sự tuyệt đối trung thành đối với đảng. Trước khi khởi sự chiến dịch Ðiện Biên Phủ, và song song với chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền quê Bắc Việt, đảng đã phát động chương trình chỉnh huấn để loại bỏ các sĩ quan không thuộc thành phần bần nông vô sản và lao động. Oái oăm thay, hầu hết (nếu không là tất cả) các lãnh tụ trong BộChính trị Cộng sản đều thuộc các giai cấp tư sản và địa chủ!

Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân thường là một trong 5 người cao cấp nhất trong Bộ Chính trị. Bộ Tổng tham mưu QÐND có ba Tổng cục: Tham mưu, Hậu cần, và Chính trị. Bên cạnh bộ Tổng tư lệnh có Ban Bí thư Quân ủy Trung ương là cơ quan đảng. Tổng cục Chính trị chỉ là cơ quan có tính chất hành chánh. Quân ủy Trung ương mới là cơ quan lãnh đạo để bảo đảm quân đội theo đúng chính sách do đảng ban hành. Theo hệ thống hàng dọc, bên dưới là các đảng ủy quân đoàn/ quân khu, sư đoàn, trung đoàn/tỉnh đội, vân vân. Cấp nhỏ nhất là các chi bộ đảng, tổ đảng cấp đại đội/xã đội. Các bí thư chi bộ, đảng bộ thường kiêm luôn sĩ quan chính trị (chính ủy hay chính trị viên) của đơn vị. Họ chịu trách nhiệm về tinh thần binh sĩ trong đơn vị. Các bí thư đảng ủy luôn luôn có quyền hành tuyệt đối, cao hơn các trưởng đơn vị. Họ là những người quyết định công việc của đơn vị. Họ tổ chức các chương trình chính huấn, động viên tinh thần; chủ trì các buổi phê bình và tự phê bình; phát động tuyên truyền nhắm về địch và quần chúng. Các hoạt động quân sự và xã hội tạo thành một mối liên quan chặt chẽ. Trong quân đội Cộng sản, không có sự cách biệt giữa các mục tiêu chính trị và quân sự. Theo Giáo sư Douglas Pike, hầu hết binh sĩ trong quân đội nhân dân miền Bắc và Giải phóng quân miền Nam không phải là Cộng sản. Họ không biết gì về chủ nghĩa Mác Xít. Các chính trị viên dạy họ về lịch sử đãu tranh của dân tộc chống ngoại xâm để khích động tinh thần ái quốc. Cho nên những người lính này tin rằng họ đang chiến đấu cho độc lập của tổ quốc và tự do của người dân. Họ được chuẩn bị rất kỹ càng trước khi tham gia các cuộc tấn công. Họ được khích động bởi chủ nghĩa anh hùng qua các tấm gương của những đồng chí đã chiến đấu dũng cảm dù bị thương tích trầm trọng. Người ta dạy cho họ biết nếu để bị bắt, họ sẽ bị địch tra tấn và giết chết một cách dã man. Họ cũng biết rằng gia đình thân quyến của họ sẽ gặp sự phiền lụy nếu họ đào ngũ hay chạy về với chính phủ miền Nam. Họ chịu đựng những năm dài trốn tránh trong các rừng rậm hay khu sình lầy với mức sống rất sơ khai. Thức ăn chỉ toàn gạo muối, lâu lâu có chút cá khô. Họ đối diện ngày đêm với rắn độc, muỗi mòng, và sự kinh hoàng của bom đạn từ trên trời cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào và gieo sự hủy diệt. Họ chẳng có chút hy vọng nào trở về với những người thân yêu. Ðối với họ, sự thắng trận đem lại tất cả; bằng ngược lại, cái chết chỉ là sự giải thoát khỏi một cuộc sống khốn khổ. Nói cách khác, họ chỉ có một sự lựa chọn độc nhất: Thắng trận hay là chết.


Tổ chức của quân giải phóng miền Nam cũng tương tự như quân đội nhân dân miền Bắc ngoại trừ sự sử dụng các danh xưng, vì các đảng viên Cộng sản dấu nhẹm lai lịch đảng của họ. Những người giải phóng quân này chẳng ưa gì Cộng sản, và họ không hay biết rằng họ đang chiến đấu cho chủ nghĩa Cộng sản. Trong nhiều trường hợp, các lãnh tụ mặt trận Giải phóng lẫn lộn giữa Quốc gia và Cộng sản. Họ mơ ước đến một miền Nam độc lập với một chế độ xã hội tốt đẹp cho đến khi bừng tỉnh sau năm 1975.



CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN LỰC VNCH



A.Giai đoạn từ 1949 đến 1955



Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1949 để đánh lại quân Việt Minh do Cộng sản chỉ huy. Sơ khởi có 150000 quân nhân dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp và trang bị cổ lỗ. Dù Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử chiến đấu với Trung Hoa để sống còn, người ta vẫn coi binh nghiệp là thấp kém nhất trong các giai tầng xã hội (Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh). Những người lính trong quân đội Quốc gia không ưa Pháp, cũng chẳng ưa Quốc trưởng bù nhìn Bảo Ðại. Trong thời này, hoạt động tâm lý chiến độc nhất là “Tác Ðộng Tinh Thần” do phòng 5 đảm trách.



B.Giai đoạn từ 1955 đến 1965 



Năm 1955, ông Ngô Ðình Diệm truất phế Bảo Ðại qua một cuộc trưng cầu dân ý và thiết lập nền Cộng Hoà Việt Nam. Quân đội Quốc gia VN được cải biến và đổi tên là Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Khi người Pháp rút đi, đội quân Cộng hoà này chỉ có 4 sư đoàn được huấn luyện không đồng bộ, chỉ huy bởi một nhóm nhỏ gồm sĩ quan và hạ sĩ quan thiếu kinh nghiệm. Người Mỹ đã đảm nhận việc huấn luyện và viện trợ rộng rãi để quân đội VNCH theo khuôn mẫu quân đội Hoa Kỳ.

Khi còn theo khuôn mẫu quân đội Pháp, phòng 5 là cơ quan duy nhất lo về chiến tranh tâm lý. Năm 1954, Trung tá Mỹ Edward Lansdale, người nổi tiếng nhờ những thành công của ông chống lại 'chiến tranh nhân dân' tại Philippines, được Việt Nam Cộng Hoà mời làm cố vấn chính thức. Lansdale định nghĩa dân vận là: “cách hành xử trong tình anh em của những quân nhân trên các mặt trận, mà Mao Trạch Ðông và Võ Nguyên Giáp đã dạy cho binh sĩ của họ.” Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng một căn bản chính trị làm nền tảng cho các hoạt động khác. Lansdale đề nghị thêm những nỗ lực đặc biệt từ quân đội Mỹ và Việt Nam trong lãnh vực tâm lý chiến ngõ hầu chiến thắng Cộng sản. Sau này ông trở thành cố vấn và là bạn của Tổng thống Diệm. Theo đề nghị của ông, Nha Chiến Tranh Tâm Lý đã được thành lập, trực thuộc Bộ Quốc Phòng.


Bộ Tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Tại mỗi cấp của quân đội, từ trên xuống, có phòng 5, ban 5 chuyên lo hoạt động chiến tranh tâm lý. Nhưng các hoạt động này chỉ giới hạn trong việc truyền thanh, ấn loát, chiếu bóng, và trình diễn văn nghệ. Các cán bộ tâm lý chiến thường được chọn từ những sĩ quan bị thất sũng và thiếu năng lực theo cách nhìn của các cấp chỉ huy.



C.Giai đoạn từ 1965 đến 1975 



Từ 1965, quân đội được cải tổ lại. Bộ Tổng tham mưu vẫn có 5 cơ quan trực thuộc; mỗi cơ quan đặt dưới quyền của một Tổng tham mưu phó: Hành quân, Nhân viên, Tiếp vận, Huấn luyện, và Chiến tranh Chính trị. Ba cơ quan sau được tổ chức thành 3 tổng cục với các cục trực thuộc.

           
Dựa trên khái niệm Chiến tranh Chính trị bao gồm 6 hình thái chiến tranh: Tư tưởng chiến, Tổ chức chiến, Tâm lý chiến, Tình báo chiến, Mưu lược chiến và Quần chúng chiến; Tổng cục CTCT được tổ chức thành 5 cục và một trường Ðại học CTCT với chức năng như sau:


1.- Cục Chính huấn để tác động tinh thần và khơi dậy lòng yêu nước của binh sĩ. Cục có một trung tâm huấn luyện cán bộ CTCT và hàng chục toán Công tác Chính huấn giáo dục binh sĩ qua các chương trình sinh hoạt vừa học tập vừa văn nghệ gọn nhẹ.

2.- Cục Tâm lý chiến đảm trách tuyên truyền hướng về địch và công tác dân vận. Ngoài ra còn những công tác bao gồm báo chi, giải trí cho quân nhân. Cục có một Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương hùng hậu với hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng đang động viên trong quân ngũ.
3.- Cục Xã hội trách nhiệm săn sóc gia đình binh sĩ qua vấn đề gia cư, trường học, và y tế. Cục có một trường Nữ trợ tá Xã hội đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Tại các khu gia binh, các nữ sĩ quan xã hội chăm lo đời sống gia đình binh sĩ. Họ cũng thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh tại các quân y viện và chăm lo gia đình tử sĩ. Cục Xã hội quản lý các nha Tuyên úy Công giáo, Phật giáo và Tin lành.
4.- Cục An ninh Quân đội lo phần phản gián và an ninh nội bộ các đơn vị. Dù trực thuộc tổng cục CTCT, cục ANQÐ hoạt động độc lập và là cơ quan có quyền lực nhất trong quân đội. Cục có nhiệm vụ ngăn ngừa sự xâm nhập của địch vào hàng ngũ mình. Tuy nhiên thành quả của cục chỉ đạt được một mức độ hạn chế.
5.- Cục Quân tiếp vụ cung cấp cho quân nhân hàng hoá nhu yếu miễn thuế. Tuỳ theo gia cảnh, mỗi quân nhân hàng tháng mua số lượng thuốc lá, sữa, đường, vật dụng gia đình, vân vân với giá thường chỉ bằng 30 đến 50% giá thị trường.
6.- Trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, thành lập năm 1966 khi các cấp lãnh đạo nhận thức sự cấp bách phải đào tạo một lớp sĩ quan trẻ để đảm trách hữu hiệu các hoạt động CTCT tại các đơn vị. Trước đó đã có Trung tâm Huấn luyện Cán bộ CTCT đào tạo cán bộ từ các quân nhân tại ngũ.


Trường ÐH/CTCT tuyển thanh niên có bằng Tú tài qua một kỳ thi tuyển. Những thanh niên này phải qua một chương trình huấn luyện 2 năm để trỏ thành Thiếu úy hiện dịch trong quân lực. Chương trình học nhấn mạnh về khoa học xã hội và chính trị. Sinh viên theo học quân sự hàng năm tại trường Võ bị Quốc gia Việt Nam để có thể trở thành một trung đội trưởng bộ binh và ít nhiều về chiến thuật cấp đại đội. Họ nghiên cứu học thuyết Mác xít, chủ nghĩa Cộng sản, lịch sử chiến tranh cận đại và các kỹ thuật CTCT.

Sau khi tốt nghiệp, các tân sĩ quan được bổ nhiệm làm đại đội phó các đơn vị chiến đãu, hay trưởng ban CTCT tại các chi khu. Khoá đầu tiên tốt nghiệp vào tháng 5 năm 1969, theo sau là 5 khóa nữa cho đến ngày thất thủ năm 1975. Trường đào tạo khoảng 200 sĩ quan mỗi khoá. Ngoài ra trường còn cung cấp các chương trình căn bản, trung cấp, cao cấp cho các sĩ quan đang làm công tác CTCT.


Ngành CTCT của Quân lực VNCH được tái tổ chức nhờ sự giúp đỡ và cố vấn của Quân đội Trung Hoa Dân quốc. Sau lần thất bại năm 1949, họ đã học bài học cay đắng trong việc đối phó với Cộng sản, và họ rất sốt sắng truyền lại kinh nghiệm cho Việt Nam, một đồng minh thân cận nhất. Cũng nhờ có chương trình Chiêu hồi, quân đội VNCH đã học thêm nhiều từ các hồi chánh viên mà nhiều người từng là cán bộ tình báo và chính trị cao cấp trong quân đội Cộng sản.

Có nhiều thành tựu đáng kể từ khi thành lập Tổng cục CTCT. Các đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân trở nên hữu hiệu hơn trong các chiến dịch bình định nhằm quét sạch hạ tầng cơ sở cuả Cộng sản. Trước khi tham dự Hoà đàm Paris năm 1968, các sinh viên sĩ quan khoá 1 được gửi đội hoạt động tại các chi khu để củng cố tinh thần binh sĩ và hậu thuẫn cho lập trường của chính phủ.
Các đơn vị bộ binh, rãnh tay trong công tác lãnh thổ, đã tham dự vaò các chiến dịch tấn công lớn với sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Sư đoàn 5 Bộ binh là một thí dụ. Từ một đơn vị yếu kém nhất, sau chiến dịch Chân trời mới khởi sự năm 1968, đã trở thành đơn vị giỏi thứ hai trong mười một sư đoàn. Ðó là nhờ công sức của các sĩ quan chỉ huy và 39 tân sĩ quan khoá 1 CTCT. Các sĩ quan xuất thân từ trường Ðại học CTCT được huấn luyện thuần thục và có tinh thần. Họ có khả năng cả về quân sự lẫn CTCT. Rất nhiều người sau đó đã trở thành những cấp chỉ huy chiến đấu giỏi.



1. CTCT: Chiến Tranh Chính Trị

2. Cục AN: Cục An Ninh
3. Cục CH: Cục Chỉnh Huấn
4. Cục QTV: Cục Quân Tiếp Vụ
5. Cục TLC: Cục Tâm Lý Chiến
6. Cục XH: Cục Xã Hội
7. NTU-CG: Nha Tuyên Úy Công Giáo
8. NTU -PG: Nha Tuyên Úy Phật Giáo
8. NTU-TL: Nha Tuyên Úy Tin lành
9. QN: Quân Nhạc

                


LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ QL.VNCH

                                                                                                                       

Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt thoát thai từ  Trường Quân Báo-Tâm Lý Chiến Cây Mai (1956). Sau vì nhu cầu Cán Bộ Chiến Tranh Tâm Lý mỗi ngày một gia tăng nên Trường Quân Báo Cây Mai được tách rời để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng.Trụ sở đầu tiên cuả Trung Tâm này toạ lạc tại số 15 đường Lê Thánh Tôn SàiGòn với khoá huấn luyện cao cấp nhất cuả nghành CTTL là Khoá 1 Tham Mưu CTTL gồm hơn 100 Học Viên từ cấp Đại Úy đến Đại Tá. Sau đó từ trung tuần tháng 10/1964, Trung Tâm Huấn Luyện CTTL được dời về Trại Lê Văn Duyệt và cải biến thành một Quân Trường mang tên Trường Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Cục Chính Huấn,trong hệ thống Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.

 Theo đà phát triễn của Quân Lực VNCH, đòi hỏi một tầng lớp Cán Bộ có trình độ văn hoá cấp Đại Học để cung ứng cho ngành CTCT và các quân binh chủng, trường CTCT đã được biến cải thành Đại Học Chiến Tranh Chính Trị theo sắc lệnh số 18/SL/QP ngày 18/3/1966.
 Đầu tiên trường ĐH/CTCT toạ lạc tại số 78 đường Võ Tánh- Đà Lạt ( cơ sở cũ cuả Trung Tâm huấn luyện Hiến Binh Quốc Gia ). Đến đầu năm 1973, Trường được cải biến thành 2 Cơ Sở: cơ sở cũ dành huấn luyện Sĩ Quan Khoá Sinh CTCT các cấp từ các đơn vị về thụ huấn. Cơ sở mới nằm trong Khu Chi Lăng ( Trường Chỉ Huy Tham Mưu cũ) dành huấn luyện SVSQ các Khoá Hiện Dịch.
      Trường ĐH/CTCT đã được Chỉ Huy lần lượt bởi hai vị Sĩ Quan cao cấp : Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh từ năm 1966 đến 1971 và kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh từ năm 1971 đến 30/04/1975.
       Tính đến ngày 30-4-1975, Trường ĐH/CTCT Đà Lạt đã huấn luyện được trên dưới 40 Khoá CTCT các cấp : Căn Bản, Trung Cấp, và Cao Cấp dành cho các Sĩ Quan CTCT từ cấp Chuẩn Úy đến Đại  Tá thuộc hầu hết các đơn vị,quân binh chủng QL/VNVH. Ngoài ra còn có những Khoá huấn luyện đặc biệt cho những Sĩ Quan Khmer và Mã Lai Á.
       Riêng về các Khoá SVSQ, Trường đã đào tạo được 6 Khoá SVSQ Hiện Dịch. Đối tượng để được thu nhận là các thanh niên có tối thiểu Tú Tài 2, đầy đủ sức khoẻ và phải qua một kỳ thi tuyển. Chương trình huấn luyện là hai  năm, mỗi năm chia làm hai mùa :mùa Văn Hoá (bao gồm CTCT) và mùa Quân Sự (thụ huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia). … Đặc biệt, chương trình Văn Hoá , trình độ Đại Học ,do các Giáo Sư Đại Học giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, các Cựu SVSQ có thể ghi danh theo học tiếp chương trình năm thứ 3 tại một số Đại Học Dân Sự.


Chỉ trong vòng 9 năm mà đã có đến hơn mưòi ngàn sĩ quan dù thời gian ngắn hay dài đã theo học tại trường nảy.

           
Các SVSQ đang chăm chú học tập

KHÓA I / SVSQ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ ĐÀ LẠT
( tác giả Trần Kim Khôi với sự cộng tác của anh em khóa I)

Sau khi được hiệp định đình chiến Genève 1954 chia cho nửa phía bắc của đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lo xây dựng hậu cứ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nhuộm đỏ miền nam theo lệnh của Đệ tam Quốc tế,  hầu mở rộng biên giới của đế quốc Cộng sản. Năm 1959 Bộ Chính Trị đảng CSVN vạch kế hoạch dùng vũ lực để xâm lăng miền nam Việt nam. Ngày 20 tháng 12 năm 1960 chúng cho ra đời cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” làm bình phong để phát động cuộc chiến. Kể từ đó cuộc chiến mỗi ngày một lan rộng và gia tăng cường độ. Đây không phải là loại chiến tranh cổ điển chỉ thuần về quân sự mà là một loại chiến tranh mới theo mô hình “Chiến tranh nhân dân/Chiến tranh giải phóng” của Mao Trạch Đông. Nói một cách khác cuộc chiến tranh do Cộng sản Bắc Việt (CSBV) tiến hành là một cuộc chiến tranh tổng thể bao gồm các phương diện: Chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế xã hội…trong đó Chính Trị được đặt nặng hơn cả (Quân đội CSBV được tổ chức rập khuôn theo kiểu mẫu “Quân đội Nhân Dân” Trung Hoa, do đó từ cấp đại đội trở lên đều có một Chính trị viên/ Chính ủy thực sự  nắm quyền lãnh đạo chỉ huy đơn vị).
         
Cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thức được bản chất của cuộc chiến tranh nầy và cũng đã hiểu rõ rằng ngay cả về  phương diện quân sự cũng không thể chỉ chú trọng về chiến thuật, kỹ thuật tác chiến, khí giới chiến cụ mà còn cần phải quan tâm đến yếu tố tinh thần, tư tưởng của quân nhân các cấp mới có thể tác động được tinh thần binh sĩ và từ đó dễ đạt được thắng lợi trên chiến trường. Để đối phó với cuộc chiến hiện tại và để bổ khuyết cho sự thiếu sót từ trước, năm 1965 bộ Tổng Tham Mưu quyết định thành lập Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) để thay thế cho Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Tổng cục Chiến tranh Chính Trị gồm có cục Chính Huấn, cục Tâm Lý Chiến, cục Xã Hội, cục An Ninh và cục Quân Tiếp Vụ. Mỗi cục được ấn định lãnh vực hoạt động chính và phối hợp với các cục khác để  thực hiện công tác binh vận, dân vận và địch vận. Từ cấp Quân đoàn đến cấp cơ sở (thời gian nầy là cấp tiểu đoàn) đều có một khối hay ban Chiến Tranh Chính Trị để đảm trách công tác nói trên.


Tuy ngành Chiến Tranh Chính Trị đã được hình thành và có khối, ban tại các đơn vị nhưng thực chất hoạt động của công tác CTCT còn rất giới hạn và kém hiệu quả. Lý do chính là vấn đề nhân sự: Tại các cơ quan trung ương và các đại đơn vị, các khối CTCT có được những sĩ quan có bằng cấp cao, kiến thức sâu rộng và chuyên môn giỏi nhưng tại các đơn vị cơ sở ngành CTCT thường được giao cho những sĩ quan chẳng những không có chuyên môn mà năng lực lại khá giới hạn. Như chúng ta đã biết, tại các đơn vị luôn luôn có một vài sĩ quan không được giao phó cho một chức vụ nào chính thức. Khi có khóa học về CTCT, các sĩ quan nầy được đơn vị đề cử đi học các khóa nói trên để đủ số lượng được ấn định. Khi học xong, các sĩ quan nầy đương nhiên được đơn vị giao cho phụ trách công tác CTCT. Tất nhiên là những cán bộ CTCT loại “miễn cưỡng” nầy rất hiếm người có năng lực cao, do đó khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao phó,  hay nói một cách khác là các kế hoạch do Trung Ương bỏ công nghiên cứu và soạn thảo kỹ càng, nhưng khi đến các đơn vị cơ sở thì không được thực hiện đúng mức, tức chỉ làm đại khái để báo cáo mà thôi. Ngành CTCT vốn sinh sau đẻ muộn, lại bị các đơn vị trưởng các đơn vị tác chiến coi nhẹ, lại thêm tình trạng cán bộ yếu kém càng khiến cho ngành CTCT trong quân đội chỉ có hình thức mà không có thực chất. 



Đứng trước thực trạng nói trên, giới lãnh đạo đã có một quyết định hợp lý là THÀNH LẬP MỘT QUÂN TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHỮNG SĨ QUAN CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ NGẠCH HIỆN DỊCH  ĐỂ CUNG CẤP CÁN BỘ CTCT CHO CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA QUÂN ĐỘI. Để thực hiện quyết định trên, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt được chính thức thành lập do Sắc Lệnh số 48/SL/QP ký ngày 18 tháng 3 năm 1966 và Nghị Định 311/NĐ ngày 24/4/1966(1) của Ủy ban hành Pháp Trung Ương . Trung tâm Huấn luyện Hiến Binh cũ tọa lạc trên một ngọn đồi tại số 78 đường Võ Tánh (Sau nầy được SVSQ gọi là Đồi 4648, lấy theo KBC của trường), gần ngay trung tâm thị xã Đà Lạt sẽ được  dùng làm trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt đồng thời Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh làm Chỉ huy trưởng cùng điều phối nhân sự để thành lập Bộ chỉ huy và các ban ngành của trường.



Sau khi đã có cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất và thành lập xong Bộ Chỉ Huy, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt bước vào hoạt động. Lập xong Hội Đồng Thi Tuyển, mùa thu năm 1966 trường Đại Học CTCT Đà Lạt bắt đầu thực hiện kế hoạch thi tuyển: Tháng 8 năm đó một thông cáo tuyển mộ được phổ biến rộng rãi trên báo chí và các đài phát thanh. Theo tinh thần bảng thông cáo, trường Đại Học CTCT Đà Lạt sẽ tuyển chọn 200 Sinh Viên Sĩ Quan ngạch hiện dịch theo học khóa I/SVSQ/CTCT. Thời gian thụ huấn là 2 năm về các bộ môn văn hóa, quân sự và chuyên môn CTCT tại Đà Lạt. Khi tốt nghiệp sẽ được mang cấp bậc Thiếu úy hiện dịch và được cấp văn bằng tương đương với chứng chỉ năm thứ hai phân khoa khoa học xã hội của các đại học dân sự. Các tân sĩ quan sẽ được phân phối về phụ trách công tác CTCT tại các đại đơn vị. Điều kiện để được tham dự thi tuyển ấn định như sau:

- Nam công dân Việt Nam tuổi từ 18 đến 25, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, đảng phái,
- Không can án,
- Có bằng tú tài phần II thuộc các ban A,B,C,
- Chưa có gia đình và cam kết không được lập gia đình trong suốt thời gian 2 năm thụ huấn,
- Cam kết sẽ phục vụ bất cứ nơi nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa sau khi ra trường.
Đơn và hồ sơ thi tuyển được nộp cho phòng Quân vụ Tiểu khu, Bộ Tư Lệnh Biệt khuThủ đô nhờ chuyển hay nộp trực tiếp tại Khối Chiến Tranh Chính Trị thuộc các Bộ Tư lệnh Quân đoàn I, II, III, IV.


I.-   THỂ HIỆN CHÍ LÀM TRAI: CHỌN ĐỜI BINH NGHIỆP.



Sài Gòn và Cần Thơ.  Có hơn hai ngàn thí sinh tham dự cuộc thi tuyển nầy. Các môn thi tuyển gồm có:

- Một bài luận Việt văn. Thí sinh có thể chọn một trong hai đề (* Muốn Hòa bình thì chuẩn bị chiến tranh. * Bạn nghĩ gì về nghĩa vụ và quyền lợi. N. Cư cung cấp ).
- Một bài dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp hay Anh.
- Một bài kiến thức tổng quát theo cách đa tuyển. 
- Thí sinh sẽ được chọn theo số điểm từ cao đến thấp để lấy đủ số lượng 200 người
như đã qui định.


Cuối tháng 11 danh sách những người trúng tuyển được công bố nhiều lần trên đài

phát thanh Quân đội tại Sài Gòn và các đài phát thanh địa phương. Đồng thời đài cũng thông báo ngày giờ trình diện tại Bộ Tư Lệnh các quân đoàn I, II, III, IV để lập thủ tục.


Đầu tháng 12 năm 1966 các thí sinh trúng tuyển về trình diện tại Khối Chiến Tranh chính Trị các quân đoàn. 

(Tại Quân Đoàn I, sau khi các thí sinh trúng tuyển được tập họp vào phòng hội, một sĩ quan phụ trách đến giải thích và hỏi lại mọi người xem có ai thay đổi quyết định trước khi điền những giấy tờ cần thiết không? Và sau khi đã thu nhận đầy đủ những giấy tờ được qui định, vị sĩ quan nầy công bố cho mọi người biết là kể từ giờ phút nầy các anh là một quân nhân, nếu không trình diện nhập ngũ sẽ bị xem như đào ngũ và sẽ bị truy nả. Sau đó các thí sinh nầy được chở đến Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ (TTTM/NN) số I để làm thủ tục nhập ngũ và đợi ngày nhập học. Sau khi làm xong thủ tục nhập ngũ và được hướng dẫn những điều cần thiết, sĩ quan phụ trách cho biết vì anh em là những người tình nguyện nên được hưởng chế độ ưu tiên: Anh em được cấp giấy ra vào TTTM/NN để ban đêm có thể về nhà hay nhà người thân ngủ, sáng hôm sau vào trình diện lại. Từ đó cứ đến 4 giờ chiều anh em được cho xuất trại, 8 giờ sáng hôm sau vào trình diện lại đề sinh hoạt. Được một tuần thì Trung tâm Tuyển mộ Nhập ngũ cấp cho mỗi người một giấy phép 7 ngày để về thăm gia đình và chuẩn bị lên đường thụ huấn. Đầu tháng 12/1966 ( ngày 07/12/1966) khi anh em trở lại trình diện tại TTTM/NN số I thì được thông báo là vì cơ sở vật chất của Trường đại Học CTCT tại Đà Lạt chưa hoàn tất nên phải thụ huấn giai đoạn 1 (quân sự) tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngày 12/12/1966 các tân khóa sinh (“chuẩn SVSQ khóa 1 CTCT/ĐL”) được chở bằng phi cơ quân sự C47 từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.)


Vùng I CT có các anh sau đây: Quảng Ngải: Nguyễn Duy Tú, Huỳnh Bửu Hoa, Trương Ngọc Tín; Quảng Tín: Trần Kim Khôi;  Quảng Nam – Đà Nẳng : Lê Khắc Anh, Nguyễn Quang Quảng, Huỳnh Dũng, Mai Tư, Trần Minh Niên, Dương Viết Định, Dương Viết Điền, Hồ Cương, Trần Ngọc Dưỡng, Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Đức Luận; Thừa Thiên – Huế : Phan Ngọc Hòa, Hoàng Kính, Nguyễn Thành Lợi, Đào Mỹ, Đặng Niên, Nguyễn Như Quỳnh, Lương Văn Thuận, Bùi Phước Ty, Nguyễn Đình Ry; Quảng Trị: Lê Quang Hiền, Đổ Văn Phúc, Lê Văn Thiệu.



Vùng II CT ghi nhận được một số anh sau đây: Phan Đắc Lập, Nguyễn Đình Can, Nguyễn Thắng Nguyện, Nguyễn Cư, Phan Lừa, (Phạm) Lê Rồ, Nguyễn Lương Tâm, Phạm Trị, Võ Văn Phát, Nguyễn Hữu Trí, Võ Minh Châu, Trần Văn Vững, Huỳnh Quyền, Nguyễn Ngọc Viên, Phạm Quang Lược, Nguyễn Xuân Hiếu….



Vùng III CT ghi nhận được các anh: Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Bá Thế, Nguyễn Xuân Trung, Lê Bắc Việt, Nguyễn Mạnh Thành, Đinh Quang Thanh, Phạm Trọng Thanh, Dương Văn Thanh, Bùi Hữu Tuấn, Đào Hoàng Việt, Bùi Ngọc Bích, Từ Công Cẩn, Đỗ Hữu Danh, Trần Ngọc Dũng, Phạm Gia Hòa, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Văn Liên, Phạm Văn Liễu, Trần Đức Long, Bùi Văn Luân, Lê Văn Nghĩa, Vương Trọng Thiện, Nguyễn Dũng Toại, Phạm Đức Khôi, Lê Văn Soại, Trần Tiễn Hà, Tôn Thất Vinh, Nguyễn Mậu Lộc, Đỗ Minh Hưng (A), Trần Quang Đoán, Trần Trọng Đoàn, Phạm Quang Nhân, Trịnh Văn Tuấn, Lê Văn Cước, Cao Phước An, Nguyễn Ngọc Dậu, Uông Đại Lực, Nguyễn Ngọc Quang, Lại thế Y, Nguyễn Hữu Danh, Phạm Thế Dân, Lý Công Văn, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Hữu Đức, Đào Hồng, Huỳnh Văn Tư, Nguyễn Văn Út, Nguyễn Văn Vinh, Cao Minh Chiếu, Nguyễn Văn Duyến, Huỳnh Kim Hồng, Phạm Hữu Hùng, Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Ngọc Nhạc, Quách Kế Nhơn, Trần Văn Rang, Quách Đình Choát, Thái Thanh Đạm, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Văn Mục, Vũ Trung Nghĩa, Lê Doãn Sơn,  Lê Hữu Tuấn, Nguyễn Đình Thôn, Nguyễn Mạnh Vỹ, Nguyễn Gia Bình, Bùi Thế Chính, Nguyễn Văn Hai, Lê Văn Hưng, Nguyễn Phú Hữu, Nguyễn Văn Phấn, Đỗ Đức Phú, Lê Mạnh Tường, Phan Hyền Vũ, Nguyễn Đình Xuân, Lê Minh Châu, Nguyễn Tấn Đởm, La Xuân Huệ, Bửu Lễ, Trần Văn Minh, Đồng Kim Ngân, Nguyễn Thành Nhơn, Trần Ngọc Hảo, Vũ Văn Túy, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Hoàng Thơ, Lê Thanh Vân, Phạm Đức Vượng…



Vùng IV CT ghi nhận được các anh: Đăng Phú Thiệt (số ký danh 6218), Nguyễn Ngọc Thạch, Dương Quang Bồi, Nguyễn Hoàng Cung, Phan Phước Tặng, Trần Văn Be, Nguyễn Tấn Thành, Phạm Ngọc Hòa, Nguyễn Tấn Lộc, Trần Hữu Phương, Quách Dược Thanh, Hùynh Bé Em, Nguyễn Thành Nhơn, Nguyễn Phước Thiện, Phạm Quang Huy,  Huỳnh Bảo Tòan, Thùy Minh Mẫn, Huỳnh Phát Hiện, Lê Thanh Vân, Lê Lĩnh, Nguyễn Hữu Mựng, Nguyễn Đinh Thôn, Lại Thế Y, …



II- VÀO THỦ ĐỨC.



(Sau khi phi cơ hạ xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tân khóa sinh được xe chở về trường Bộ Binh Thủ Đức để thụ huấn quân sự cùng với khóa 24. Vì Vùng I ở xa lo đi trước nên được tạm chia về ở Đại Đội 7 của Đại Úy Hoàng để chờ đợi anh em các vùng II, III, IV.  Trong khi chờ đợi, các anh em đến trước nhận quân trang, hớt tóc, làm tạp dịch… để chuẩn bị làm lễ khai giảng).

               
Tuần lễ huấn nhục 

Sau khi các vùng về đầy đủ anh em được đưa về thành lập đại đội 19, đại đội cuối cùng của khóa 24, doanh trại ở gần khu “Dân Sinh” do trung úy Nguyễn Văn Đỉnh (sau được thay thế bởi trung úy Nguyễn Huy Cự) làm đại đội trưởng, thiếu úy Võ Hiến Trang ĐĐ phó kiêm trung đội trưởng TrĐ73, chuẩn úy Vương Minh Xuân TrĐ trưởng TrĐ74, chuẩn úy Nguyễn Văn Niên TrĐ trưởng TrĐ75 và chuẩn úy Đinh Văn Thức TrĐ trưởng TrĐ76. Để cho việc điều hành được dễ dàng và học tập thu đạt được kết quả tốt, bên dưới các sĩ quan chỉ huy nói trên đại đội còn có một ban điều hành gồm các tân binh/SVSQ     (gọi là các “chức sắc”) đảm nhận các chức vụ sau đây: SVSQ đại diện (ĐD) đại đội: Quách Dược Thanh; SVSQ/ĐD TrĐ73: Nguyễn Cư; SVSQ/ĐD TrĐ74: Vương Trọng Thiện; SVSQ/ĐD TrĐ75: Lê Minh Châu; SVSQ/ĐD TrĐ 76: Đào Hồng. SVSQ Vũ Khí : Trần Văn Minh.
                               


Bộ quân phục đại lễ của SVSQ.CTCT

Ngày Thứ Hai 19/12/1966 khai giảng khóa 24. Bắt đầu từ đây những người thanh niên trên 4 vùng chiến thuật tình nguyện vào khóa I CTCT/ĐL được khép vào nếp sống quân ngũ và bắt đầu được huấn luyện về quân sự. Các môn học thuộc giai đoạn một ở quân trường trừ bị Thủ Đức gồm có: Cơ bản thao diễn, Chiến thuật, Địa hình, TVM (Tác xạ - Vũ khí- Mìn), Cứu thương, Chiến tranh Chính trị, Quân báo…Các môn học chuyên môn được học tại các phòng học trong trường, còn các môn học về quân sự được học tại  bãi tập trong vùng Tăng Nhơn Phú. Mỗi môn học về quân sự đều có 2 phần: Lý thuyết và thực hành, thường thường phần lý thuyết được dạy vào buổi sáng, sau khi nghỉ ăn trưa là phần thực hành. Hầu hết các môn học quân sự đều học trong ngày, chỉ trừ môn Tác xạ đêm, Địa hình và Di hành dã trại phải thực tập ban đêm. Buổi sáng 8 giờ đại đội xuất trại theo ngã cổng số 9, học xong 6 giờ chiều trở về trường. Nếu học bãi gần thì đi bộ học bãi xa được xe GMC chở. Ngoài thành phần “lính trơn” còn có các “chức sắc” lo phần liên lạc với ban giảng huấn của trường để biết địa điểm học tập, phương tiện di chuyển, nhận trợ huấn cụ, vũ khí đạn dược và lo phần “ngoại giao” cho đại đội. Vài huấn luyện viên (HLV) chiến thuật của trường còn được ghi nhận như Đại úy Đức “quác quác” (ông hay kể câu chuyện vui mở đầu buổi học là con gà mái đẻ 2 tay đập cánh, miệng la quác quác), Đại úy Thái Sanh Thâm, Đ/U Thường…; Đ/U Tuấn dạy Địa hình… Sau mỗi tuần học tập, các đại đội được xếp hạng tùy theo số điểm của huấn luyện viên cho để được nhận “cờ đỏ” (đứng đầu) hay “cờ đen” (đứng chót). Khi đi học bãi, các đơn vị mang theo cờ để cắm tại bãi, đơn vị nào được “cờ đỏ” thì được HLV khen ngợi, trái lại đơn vị bị lãnh “cờ đen” thì bị HLV để ý và hay chê trách. Vì thế các “chức sắc” thường phải lo “ngoại giao” cho khéo để khỏi lãnh “cờ đen”!


Đại đội 19 là đại đội đặc biệt của khóa 24 Thủ Đức vì là lính tình nguyện, tất cả đều cùng lứa tuổi còn trẻ lại “học gởi”nên hơi “bướng”, chấp hành kỷ luật rất “tùy tiện”. Vài “kiểu chơi” mà các đại đội từ ĐĐ 01 đến ĐĐ 18  không bao giờ dám bắt chước như: Có lệnh cấm ngặt không cho những người bán hàng rong được đem đến bán tại các phòng ngủ của SVSQ (do áp lực của các câu lạc bộ), nhưng riêng ĐĐ19 thì buổi sáng thường để các chị gánh xôi, bún đến bán ở cuối doanh trại. Có khi bị  kiểm soát bất thần, các chị bán thức ăn không có đường chạy thoát, có anh đã đánh bạo đem cả người bán lẫn gánh thức ăn vào trong phòng rồi đóng kín cửa lại!  Đại đội 19 nằm ở cuối đường ống phân phối nước nên nhiều hôm bồn chứa nước không có giọt nào, nhìn thấy ĐĐ 18 chưa về, thế là anh em rủ nhau “đột kích” phòng tắm của ĐĐ 18, đến khi ĐĐ 18 về thì hồ chứa nước đã gần cạn! Về học chiến thuật tại bãi cũng rất bất thường, khi thì học rất hăng để giựt “cờ đỏ”, lắm lúc lại lè phè bị lãnh “cờ đen”, và tuần lễ cuối cùng trước khi chuẩn bị rời trường Bộ Binh Thủ Đức, anh em “vận động” giựt cho được “cờ đen” mang theo để trường Bộ binh Thủ Đức không còn “cờ đen” nữa! Đó là những chuyện về sau, chứ trong thời kỳ tân khóa sinh thì vấn đề kỷ luật vẫn được chấp hành nghiêm nhặt.



Vì là đứa con đầu lòng của trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt nên được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (TC/CTCT) đặc biệt quan tâm, nhờ vậy đã được hưởng nhiều đặc ân. TC/CTCT cử một toán liên lạc do đại úy Tuấn, thiếu úy Ba (được đặt biệt danh là “Thạc sĩ Huấn đạo”) và chuẩn úy Hiền phụ trách, thường xuyên liên lạc và sinh hoạt với tân khóa sinh/SVSQ. Sau khi đã ổn định nơi ăn chốn ở, toán liên lạc phổ biến cho biết sẽ “cân đo” lại toàn thể khóa sinh xem có đủ tiêu chuẩn ấn định là cao 1,60 mét và nặng 50 Kg không. Tất nhiên là những người không may không đạt được tiêu chuẩn ấn định trên sẽ bị trả về dân sự! Tin nầy loan ra làm cho những người cảm thấy nhỏ con, thiếu thước lo ngay ngáy. Rồi ngày cân đo đến, mọi người đều được khiểm tra kỹ càng, kết quả là có 183 khóa sinh chính thức trở thành tân khóa sinh của khóa I CTCT/ ĐL và tiếp tục thụ huấn giai đoạn I. (Trong thời gian thụ huấn giai đoạn I nầy lại có thêm 4 tân khóa sinh được trả về dân sự vì lý do sức khỏe (một trong người đó là anh Nguyễn Xuân Bảng), còn lại 179 SVSQ). Toán liên lạc của TC/CTCT  đã phổ biến nhiều tin tức hấp dẫn, đặc biệt là cho biết sẽ can thiệp với Bộ Chỉ Huy của trường Bộ Binh Thủ Đức (BBTĐ) cho khóa sinh ĐĐ19 được đi phép sớm. Đây là một sự kiện có một không hai đối với các quân trường huấn luyện sĩ quan, vì theo chương trình, 8 tuần đầu là thời kỳ huấn nhục, các tân khóa sinh chỉ được hưởng lương hạ sĩ, phải huấn luyện về thể chất rất căng thẳng và áp dụng kỷ luật rất khắt khe, không được tiếp tân và còn có nhiều qui định gắt gao khác…Mục đích là để cắt đứt hẳn mọi thói quen của cuộc sống dân sự trước đó và uốn nắn cho người tân khóa sinh tuyệt đối tuân hành thượng lệnh. Sau lễ gắn Alpha, người tân khóa sinh được trở thành Sinh Viên Sĩ Quan mới được hưởng những quyền lợi của một SVSQ: Lương được nâng lên bậc Trung sĩ, được tiếp tân, đi phép cuối tuần và sinh hoạt thoải mái hơn. Thế mà tân khóa sinh ĐĐ19 được đi phép cuối tuần về Sài Gòn chơi ngay trong giai đoạn huấn nhục thì còn gì đặc biệt hơn (làm cho các ĐĐ khác phải bàn tán!).  Để việc đi phép sớm được “danh chánh ngôn thuận”, toán liên lạc đã đệ trình BCH trường BBTĐ xin cho ĐĐ19 được “đi phép thưởng vì lý do học đia hình đạt được thành quả xuất sắc”!  Các tân khóa sinh ĐĐ19 được mặc đồ dân sự đi phép thăm Sài Gòn. Sau một ngày dung dăng dung dẻ tại Thủ Đô, mọi người trở về với nếp sống bình thường của một tân khóa sinh. Thời gian nặng nề trôi qua, rồi một ngày trọng đại trong đời người SVSQ đến: Lễ Gắn Alpha. Lễ được tổ chức trọng thể tại Vũ Đình Trường dưới ánh sáng mờ ảo làm cho tăng thêm bầu không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Từ đó các tân khóa sinh trở thành SVSQ với “con cá vàng” sáng chói trên cầu vai. Mỗi cuối tuần được tiếp tân, được đi phép với bộ đồ kaki vàng thẳng nếp, mang dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh và đội mũ cát-két!


Chương trình huấn luyện quân sự ngày một khó khăn hơn, các bãi học cũng xa hơn, môn chiến thuật từ lãnh vực cá nhân đã chuyển đến cấp tiểu đội rồi trung đội. Vất vả nhất là những ngày sát hạch cuối khóa như bò hỏa lực, đi đoạn đường chiến binh, di hành dã trại….Môn tác xạ có thi thiện xạ. Nguyễn Công Chương là một trong những xạ thủ thiện xạ trong môn tác xạ súng Garant M1, với bằng thiện xạ là mô hình một cây súng Garant gắn trên một bảng nền xanh dương, được SVSQ hãnh diện mang bên trên túi áo trái trong những lần đi phép cuối tuần. Nhưng rồi mọi khó nhọc cũng qua đi, các SVSQ thuộc ĐĐ 19 đều hoàn thành việc thụ huấn giai đoạn I. Cuối tháng 4 năm 1967 (ngày thứ bảy 22/4/1967) trường Bộ Binh Thủ Đức làm lễ mãn giai đoạn I, 179 SVSQ thuộc khóa I ĐH/CTCT/ĐL đều tốt nghiệp. Tổng cọng thời gian học giai đoạn I ở trường Bộ Binh Thủ Đức là 18 tuần, gồm 17 tuần thụ huấn và 01 tuần nghỉ lễ Tết Nguyên Đán Đinh Mùi  (từ Thứ Bảy 04/2/1967 đến Chủ Nhật 12/2/1967, tức 25 tháng Chạp năm Bính Ngọ đến mồng 4 tháng Giêng năm Đinh Mùi).


Trước khi lên Đà Lạt, Tổng Cục CTCT sắp xếp cho SVSQ có được một thời gian là 10 ngày để nghỉ ngơi và thăm viếng các cơ sở thuộc ngành CTCT tại thủ đô Sài Gòn. SVSQ được đưa về tạm trú tại Trường Quân Y, đường Nguyễn Tri Phương Sài Gòn. Tất cả SVSQ được đại úy Lê Lương Thủy hướng dẫn đi thăm viếng các cơ sở như : Cục Chính Huấn, Cục Tâm Lý Chiến, Cục Xã Hội, Cục An Ninh Quân Đội, các Nha Tuyên Úy, Trường Nữ Quân Nhân, Tiểu Đoàn 50 CTCT…để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và vai trò của các ngành liên hệ thuộc Tổng cục CTCT. Những ngày không có chương trình thăm viếng thì SVSQ được đi dạo Sài Gòn thoải mái, mãi đến chiều mới phải về trình diện để điểm danh.



III.-  LÊN ĐÀ LẠT: VỀ TRƯỜNG MẸ HỌC TẬP.



Theo đúng chương trình hoạch định, thứ Tư ngày 03/5/1967 toàn thể 179 SVSQ khóa I CTCT/ĐL được phi cơ chở lên Đa Lạt. Các SVSQ được tuyển dụng từ khắp 4 vùng chiến thuật nên  trừ một số nhỏ sinh sống tại Đà Lạt hay có dịp viếng thăm Đà Lạt, còn lại đa số chỉ biết Đà Lạt qua sách báo, phim ảnh…lần đầu tiên được đặt chân lên thành phố “Hoa Anh Đào” đều thấy lòng rộn rã một niềm vui khó tả. Từ phi trường Cam Ly về trường Đại học CTCT Đà Lạt,  đoàn xe chạy qua nhiều đồi núi quanh co, hai bên đường là những đồi thông bạt ngàn xanh ngắt, đó đây xen những loài hoa dại đủ màu điểm xuyết cho cảnh trí càng thêm nên thơ khiến trong lòng mọi người đều dâng lên một niềm mỹ cảm. Xe vào thành phố băng qua khu chợ Hòa Bình rồi chạy thẳng vào trường bằng ngã cổng Anh Đào. Xe dừng lại trên bãi đất trống nằm bên trái cổng, SVSQ được lệnh xuống xe, mang quân trang cá nhân tiến vào doanh trại. Quang cảnh nghèo nàn của trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt hiện ra trước mắt không khỏi làm anh em cảm thấy ngỡ ngàng!  Ngoài một tòa nhà hai tầng tương đối khang trang được dùng làm Bộ Chỉ Huy của trường, phần còn lại là những căn nhà tiền chế lợp fibrocement, tường ghép bằng những tấm gỗ mộc, nền tráng cement. Đường sá đất đá lồi lõm, gồ ghề… cỏ mọc lan tràn khắp nơi, khoảnh đất dùng làm Vũ-đình-trường chỉ là một bãi đất hoang lồi lõm, phủ đầy những cỏ!  Cơ sở vật chất của trường so với trường Bộ Binh Thủ Đức thì vẫn còn kém xa, nói chi đến trường Võ Bị Quốc Gia! Điều nầy hứa hẹn là các SVSQ khóa I CTCT sẽ phải đổ rất nhiều công sức để biến một cơ sở cũ kỹ, khiêm nhường thành một doanh trại khang trang, bề thế xứng đáng với cái tên gọi: TRƯỜNG ĐAI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ ĐÀ LẠT.



Khi nói đến trường Đại Học Chiến Tranh chính Trị Đà Lạt, việc quan trọng đầu tiên là phải vinh danh những vị giữ vai trò Khai Sinh ra nó. Bởi vì khác với những quân trường khác đã sẵn có cở sở khang trang, có chương trình huấn luyện, có qui củ, có nền nếp sinh hoạt, có thành tích…nghĩa là đã có đầy đủ tất cả, những vị đến sau chỉ cần cứ thế mà điều hành hay phát huy sáng kiến để đạt được thành quả cao hơn, còn trường ĐH/CTCT/ĐL thì phải bắt đầu từ con số không. Tức là phải đi từ không đến có, chuyển kế hoạch từ trên giấy tờ để trở thành cơ sở hiện thực. Cho nên  những vị được chọn lựa giao cho trọng trách gầy dựng trường ngoài khả năng, trí tuệ, và bản lãnh còn cần phải có bầu nhiệt huyết, có sự đặc biệt quan tâm đến tương lai của Quân đội, theo phạm vi cục bộ, hay nói rộng hơn là có một tấm lòng thiết tha với tiền đồ Quốc Gia Dân tộc. Ngoài ra cũng cần có một đức tính vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương đối với giới trẻ. Tình cảm nầy được thể hiện không phải chỉ bằng tinh thần “huynh đệ chi binh” mà còn bằng Tình Thầy Trò, hay kể cả Tình Cha Con nếu cần! Chính những vị được Bộ Tổng Tham Mưu/Tổng Cục CTCT chọn lựa đáp ứng được những tiêu chuẩn trên nên đã sớm biến một khu doanh trại hoang phế trở thành một quân trường sinh động; từ một cơ sở vô dụng trở thành một lò đào tạo những người cán bộ “văn võ toàn tài” đáp ứng được với yêu cầu khẩn thiết của quân đội; từ một ngọn đồi vô danh trở thành một đơn vị mà tên tuổi không những được thành phố Đà Lạt mến mộ mà còn được Quân Khu II và toàn quốc biết tên! Những vị có công “Khai Sơn Phá Thạch” đó là những vị Sĩ quan khả kính thuộc Bộ Chỉ Huy và Bộ Tham Mưu của TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ ĐÀ LẠT.


* Bộ Chỉ Huy và Bộ Tham Mưu trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.


-   Chỉ Huy Trưởng: Hải Quân Đại Tá LÂM NGƯƠN TÁNH,

-   Chỉ Huy Phó: Trung Tá Nguyễn Ngọc Bích,
-   Tham Mưu Trưởng: Trung Tá Hoàng Đạo Thế Kiệt,
-   Trưởng khối Kế Hoạch:  Thiếu Tá Vĩnh Huyền,
-   Trưởng khối Hành Chánh Tiếp Vận: Đại Úy Hà Sỹ Phong,
-   Trưởng khối CTCT:  Đại Úy Nguyễn Thanh Nhung,
-   Quân Huấn Vụ Trưởng: Đại Úy NguyễnThạch,
-   Văn Hóa Vụ Trưởng:  Đại Úy Hoàng Minh Hòa,
 -   Sĩ Quan An Ninh: Đại Úy Mai Quỳ,
-   Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ: Thiếu Tá Nguyễn Văn Năm.
Ngoài ra còn một số Sĩ quan trung cấp thuộc Liên Đoàn SVSQ, Quân Huấn Vụ, Văn Hóa Vụ … cũng đã đóng góp nhiều công sức trong việc điều hành, huấn luyện, yểm trợ cho việc đào tạo SVSQ như:


-   Liên Đoàn SVSQ:



+ Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Lê Hữu Thạnh, tiếp đến là Thiếu Tá Đào Văn Giám,

+ Đại Đội Trưởng ĐĐ A: Chuẩn Úy Trần Đình Thản, tiếp đến là Đại Úy Phạm Văn Tịnh,
+ Đại Đội Trưởng ĐĐ B: Chuẩn Úy Nguyễn Văn Ngôn, tiếp đến là Trung Úy Nguyễn Văn Quý.


-    SQ thuộc Quân Huấn Vụ: Đ/U Đồng Văn Chân, Đ/U Lâm Nam, Th/U Lê Đại Đồng (THCNCS), Ch/U Cường (AH), Ch/U Nguyễn Cự (XDNT)…..



-    SQ thuộc Văn Hóa Vụ: Tr/U Kỳ, Th/U Phạm Trọng Khôi, Th/U Nguyễn Trần Kiềm, Th/U Bùi Văn Tôn, Th/U Đàm Trung Thao, Th/U Bạch Thái Hà,  Ch/U Hội, Ch/U Hiệp….



-    Khối CTCT: Đ/U Lý Chiêu Thống, Th/U Hiền, Ch/U Phụng, Ch/U Dũng…

-    Phòng Tài Chánh: Đ/U Đặng Ngọc Minh
-    Trưởng bệnh xá: Y sĩ Đ/U Hoàng Ngọc Chương (1).


Trên đây là những vị đã có công gầy dựng nên trường ĐH/CTCT/ĐL, xây dựng nền tảng và đóng góp công sức cho trường ngay từ khi các SVSQ khóa I về trường và hầu hết quí vị đó đều gắn bó với khóa I cho đến ngày 03 tháng 5 năm 1969. Bây giờ chúng ta hãy trở lại với việc sinh hoạt, học tập của khóa I.



 Theo tài liệu của anh Nguyễn Như Quỳnh do Đ/U Nguyễn Đình Dũng cung cấp thì khi trường mới thành lập Bộ Chỉ Huy và Ban Tham Mưu của trường gồm có các vị giữ các chức vụ sau:



- Chỉ huy trưởng : Hải quân đại tá Lâm Ngươn Tánh,

- Tham mưu trưởng: Trung tá Nguyễn Ngọc Bích (không có chức vụ chỉ huy phó)
- Trưởng khối Kế hoạch: thiếu tá Vĩnh Huyền (chức vụ nầy sau mới có)
- Trưởng phòng Tâm lý chiến: Đại úy Hà Sĩ Phong
- Phòng Tài chánh: Đại úy Đặng Ngọc Minh
- Phòng Tiếp liệu: Trung úy Phạm Văn Kỳ
- Trưởng ban quân xa: Chuẩn úy Võ
- Liên đòan trưởng SVSQ: Đại úy Nguyễn Văn Năm
- Đặc trách doanh trại, phòng thủ: Một trung úy trung đội trưởng ĐPQ
- Đặc trách công vụ: Đại úy Mai Quì ( về sau làm sĩ quan an ninh)
- Quân Y: Thượng sĩ Hòa và trung sĩ Na.


 Hệ thống Tự Chỉ Huy của SVSQ.CTCT được thiết lập từ cấp tiểu đoàn đến cấp tiểu đội gồm các chức vụ sau đây:



• Cấp Tiểu Đoàn: Gồm có 1 SVSQ tùng sự (SVSQ/TS) Tiểu Đoàn Trưởng, 1 SVSQ/TS Tiểu Đoàn Phó, 1 SVSQ/TS Chính Huấn, 1 SVSQ/TS Tâm Lý Chiến, 1 SVSQ/TS Xã Hội, 1 SVSQ/TS Tiếp Liệu và 1 SVSQ/TS An Ninh Giám Sát. 

• Cấp Đại Đội: Gồm có 1 SVSQ/TS ĐĐ Trưởng, 1 SVSQ/TS ĐĐ Phó, 1 SVSQ/TS phụ trách Tiếp Liệu
• Cấp Trung Đội: Có 1 SVSQ/TS TrĐ Trưởng và 1 SVSQ/TS TrĐ Phó.
• Cấp Tiểu Đội: Có SVSQ/TS Tđ Trưởng và 1 SVSQ/TS Tđ Phó.


Công việc quan trọng nhất và cũng là gánh nặng nhất mà khóa I cáng đáng đó là công tác chỉnh trang doanh trại, hoàn thành hệ thống phòng thủ cho trường. Về chỉnh trang doanh trại, SVSQ được giao nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh chung quanh khu vực doanh trại của TĐ/SVSQ, sửa chữa đường sá, trồng hoa làm đẹp doanh trại…..



Về công tác xây dựng hệ thống phòng thủ lấy cấp ĐĐ làm đơn vị: ĐĐ A phụ trách tu bổ hàng rào dây kẻm gai và đào giao thông hào từ cổng Anh Đào đến khu gia binh, ĐĐ B phụ trách phần còn lại từ khu gia binh bọc bãi tập thể dục quân sự, rừng thông cho đến cổng Anh Đào. Công tác nặng nhọc nầy chiếm hết khá nhiều thời gian của SVSQ khóa I, nhưng được đền bù lại là ngay từ  ngày Chủ Nhật đầu tiên SVSQ được đi phép cuối tuần để thăm viếng các cảnh nên thơ của thành phố Đà Lạt mà từ lâu anh em đều náo nức chờ đợi. Vì quân phục đi phép của trường ĐH/CTCT chưa thực hiện kịp nên SVSQ vẫn dùng bộ đồ phép mang lên từ trường Bộ Binh Thủ Đức (bộ kaki vàng), đội mũ bê rê không có phù hiệu.

 Sự xuất hiện của SVSQ/CTCT đã gây sự chú ý của cư dân thành phố Đà Lạt và mặc nhiên trở thành “người cạnh tranh” của các SVSQ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.


Song song với công tác hoàn thành hệ thống phòng thủ, SVSQ cũng được học tập về quân phong quân kỷ, cơ bản thao diễn và một số môn CTCT trong khi chờ đợi mùa văn hóa …



 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP



Chủ trương của trường là muốn đào tạo nên những sĩ quan CTCT trong tương lai không những có đầy đủ kiến thức về quân sự, có khả năng chỉ huy mà còn trang bị cho họ có một trình độ văn hóa cấp đại học và có sự hiểu biết rộng rãi về các lãnh vực chính trị, xã hội, nhân văn … hầu vận dụng/ứng phó một cách hữu hiệu với bất cứ tình huống nào khi ra nắm quyền chỉ huy đơn vị. Do đó ngoài việc huấn luyện quân sự để trở thành một trung đội trưởng tác chiến và nghiên cứu kỹ lưỡng về những sở trường, sở đoản của đối phương (tức CSVN) cùng thông thạo về cách sử dụng các bộ môn chiến tranh chính trị, trường còn dạy cho SVSQ các môn học về chính trị, xã hội, nhân chủng, luật… kể cả những phương thức giao tế, ứng xử với đời.



Thời gian thụ huấn tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt là 79 tuần lễ, chia ra thời kỳ học văn hóa và thời kỳ học quân sự + CTCT nên được gọi là Mùa Văn hóa và Mùa Quân sự.

 MÙA VĂN HOÁ: 


Thường bắt đầu vào mùa mưa lạnh tức là mùa Thu Đông vì thời gian nầy SVSQ hầu hết là học tại Đai Giảng Đường và ôn bài tại các phòng học.



Như đã trình bày ở trên, chủ trương của trường là muốn mở rộng kiến thức cho SVSQ về các lãnh vực Luật, Chính trị và Nhân văn nên giáo trình giảng dạy có đến 13 môn chính về Luật, Chính trị và Nhân văn, đồng thời trường còn muốn hai chứng chỉ do trường cấp có giá trị và được các trường đại học công nhận nên trường đã mời các vị giáo sư (GS) danh tiếng của các viện Đại học Sài Gòn, viện Đại Học Cần Thơ, viện Đại Học Đà Lạt và Học viện Quốc Gia Hành Chánh về giảng dạy cho SVSQ(1). Để cho tiện việc



  Chương trình văn hóa giảng dạy cho SVSQ/CTCT được soạn gồm 4 năm. Hai năm đầu áp dụng cho các khóa 2 năm. SVSQ tốt nghiệp có thể theo học năm thứ 3 và 4 tại các trường đại học dân sự. Chương trình 4 năm áp dụng cho các khóa 4 năm. Tốt nghiệp SVSQ được cấp văn bằng cử nhân chính trị học.



Ban Giáo Sư và các môn học gồm có:



MÔN LUẬT HỌC:



*     Dân Luật do GS Trần Văn Liêm giảng dạy.

*    Hình Luật do GS Nguyễn Quang Quýnh dạy năm thứ I, GS Nghiêm Xuân Việt dạy năm thứ II, (Tr/U Kỳ phụ khảo)
*    Luật Hiến Pháp do  GS Nguyễn Quang Quýnh dạy,
*    Luật Hành Chánh do GS Tạ Văn Tài dạy năm thứ I và GS Nguyễn Văn Lành dạy năm thứ II,
*     Quốc Tề Công Pháp do GS Nguyễn Khắc Nhân dạy.


MÔN CHÍNH TRỊ:

*   Chính Trị Học (3) do GS Nguyễn Ngọc Huy (4) dạy năm thứ I và LS Trần Thanh Hiệp dạy năm thứ II, (Ch/U Hiệp phụ khảo).
*    Bang Giao Quốc Tế do GS Nguyễn Mạnh Hùng dạy năm thứ I và GS Trần Như Tráng dạy năm thứ II,


 MÔN KINH TẾ:



*    Kinh Tế Học  do GS Trần Long và GS Nguyễn Văn Ngôn dạy.

*    Kinh Toán Học do GS Phạm Văn Thuyết dạy 


MÔN XÃ HỘI NHÂN VĂN:



*     Xã Hội Học do GS  Bửu Lịch dạy, ( Ch/U Hội phụ khảo)

*     Tâm Lý Xã Hội Học do GS Phạm Thị Tự dạy,
*     Nhân Chủng Học do GS Nghiêm Thẩm dạy
*     Triết Học Sử Quan do LM Lê Tôn Nghiêm dạy, Th/U Tôn phụ khảo.
*     Phương Pháp Sử Học do  Linh Mục Nguyễn Hòa Nhã dạy. 
 *   Tâm Lý Xã Hội Học Ứng Dụng do ông Hilliam dạy, (Ch/U Nguyễn Trần Kiềm thông dịch). 
Còn có một số môn như: Anh ngữ do Trung Tá Meredith, Cố vấn Trưởng dạy;  Phong Thái Học do cô Alice Kiều Oanh dạy … 


MÙA QUÂN SỰ:



 Các bộ môn học trong Mùa Quân Sự hầu hết là học tại các bãi tập nên được chọn những tháng nắng ấm vào mùa Xuân Hè.



Về Quân sự, vì các sĩ quan xuất thân từ trường Đại Học CTCT/ĐL  là sĩ quan thuộc ngạch hiện dịch nên trường chủ trương các SVSQ cũng phải được đào tạo để trở thành những sĩ quan trung đội trưởng như SVSQ trường Võ Bị Đà Lạt. Chương trình huấn luyện quân sự được trường Võ Bị Quốc Gia đảm trách gồm có các môn: Truyền Tin, Vũ Khí, Địa Hình, Chiến Thuật… Những buổi học lý thuyết được học tại phòng của trường, còn những buổi học thực hành đều được học tại các bãi tập chiến thuật, địa hình, vũ khí và sân bắn của trường Võ Bị do các sĩ quan thuộc các bộ môn liên hệ của trường Võ Bị giảng dạy và khảo hạch. Trong “Mùa Quân Sự” năm thứ 2, SVSQ được huấn luyện kỹ càng về chiến thuật cấp trung đội và chiến thuật căn bản cấp đại đội, cách gọi phi pháo yểm trợ và cách sử dụng vũ khí cộng đồng …

SVSQ cũng được huấn luyện Thể dục Quân sự, kỹ thuật cận chiến để tăng cường sức khỏe, tăng thêm sức chịu đựng dẻo dai và sự nhanh nhẹn khi lâm trận. Ngoài ra SVSQ còn được tùy ý tham gia học tập môn Thái Cực Đạo do các võ sĩ và võ sư Đại Hàn chỉ dạy
             
SVSQ thực tập trong mùa quân sự

   Cũng trong Mùa Quân Sự, SVSQ được học về chuyên môn Chiến Tranh Chính Trị. Nội dung chính của bộ môn nầy gồm có 2 phần: Tìm hiểu về Cộng sản và Kỹ thuật Chiến tranh Chính trị (phương thức  thực hiện Binh, Dân và Địch vận).


- Tìm hiểu về Cộng sản: Chú trọng vào việc nghiên cứu những đặc điểm (yếu điểm, ưu và nhược điểm) của Chủ nghĩa/Chế độ Cộng sản qua các đề tài hay vấn đề  như: Phê bình lý thuyết Maxít, Tìm hiểu Chủ nghĩa Cộng Sản (Th/U Lê Đại Đồng), Lịch sử đảng Cộng sản, Sách lược đấu tranh của Cộng sản,  Những kinh nghiệm về liên hiệp với cọng sản, Sách lược “Bạn  -  Thù”, Chiến tranh Nhân dân – Chiến tranh giải   phóng (Th/U Tôn) …



- Kỹ thuật CTCT: SVSQ được huấn luyện các kỹ năng để thực hiện công tác thuộc về 3 lãnh vực: Binh vụ, Dân vận và Địch vận: Cách thức nói chuyện trước quần chúng; Cách làm bích chương, truyền đơn (Ch/U Cường: Ấn Họa); phương thức tuyên truyền (trắng, đen, xám); Cách hướng dẫn dư luận; Công tác Dân sự vụ, Xây Dựng Nông Thôn (Ch/U Nguyễn Cự)…



Đặc biệt bộ môn CTCT được Đại tá Chiêm Khải Xuân (xuất thân khóa I trường ĐH CTCT/THDQ), Cố vấn Trưởng phái bộ Trung Hoa Quốc Gia giảng dạy về “Lục Đại Chiến”, về “Thất khâu, ngũ bộ”. Sau khi ĐT Xuân về nước, được Trung tá Ngô Tố Lộc (Wu Su Lu)  tiếp tục.( Đ/U Lâm Nam thông dịch). 



Ngoài ra còn có Nha Quân báo, cục An ninh Quân đội lên thuyết trình các đề tài liên quan đến công tác “địch vận” của VC. Nhà ảo thuật Bảo Thu (Ảo thuật gia Nguyễn Khuyến) cũng được mời lên trình bày và hướng dẫn về những trò ảo thuật căn bản để SVSQ thực tập và ứng dụng vào công tác Dân sự vụ…



SINH HOẠT THỂ THAO VÀ VĂN NGHỆ:  



Nói đến sinh hoạt và học tập của SVSQ khóa I mà không nhắc đến các sinh hoạt thể thao và văn nghệ là một thiếu sót lớn, bởi vì chính nhờ thể thao và văn nghệ mà khóa I đã tạo được sự chú ý và cảm tình của cư dân Đà Lạt đối với Trường Đại Học CTCT.



Đà Lạt là một thành phố du lịch rất nổi tiếng. Đà Lạt cũng là một thành phố đẹp và nên thơ nhất Việt Nam. Cư dân  Đà Lạt rất ưa chuộng văn nghệ và thể thao, đó là môi trường tốt nhất để  trường Đại học CTCT  - thông qua SVSQ khóa I  -  tham gia đóng góp tài năng về 2 lãnh vực văn nghệ và thể thao với thị xã Đà Lạt.



* Về Thể thao:  Hàng năm ty Thanh niên thị xã Đà Lạt đều có tổ chức những cuộc thi đấu giao hữu các môn thể thao. Từ lâu trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt đã lập được nhiều thành tích về các bộ môn thể thao nên có thể nói trường Võ Bị là đơn vị rất được dân chúng Đà Lạt nể vì. Ngày nay lại có thêm sự tham gia của trường Đai Học Chiến Tranh Chính Trị làm cho sinh hoạt thể thao của thị xã Đà Lạt thêm phầm sinh động và hấp dẫn.



   Tuy với số lượng chỉ có 179 SVSQ và một số ít nhân viên cơ hữu, ngay từ Khóa I SVSQ, trường ĐH/CTCT/ĐL cũng đã tuyển lựa được đủ nhân tài để lập các đội bóng tròn, bóng chuyền, bóng bàn và bóng rổ để tranh tài với các đơn vị bạn trong phạm vi thị xã Đà Lạt.



• Về Văn nghệ:  Có thể nói là khi nhắc đến bốn chữ Chiến tranh Chính trị thì mọingười đều liên tưởng đến văn nghệ , thế nên SVSQ trường Đại Học CTCT/ĐL được mặc nhiên xem như có năng khiếu đặc biệt về lãnh vực nầy! Quan niệm thường tình đó vừa là niềm vui cũng vừa là nỗi lo lắng đối với SVSQ/CTCT/ĐL. Nhưng may mắn thay đối với SVSQ khóa I/CTCT/ĐL thì đó là niềm vui hơn là nỗi lo, bởi vì  SVSQ Khóa I quả là có lắm người tài hoa và có năng khiếu về Văn nghệ.

Nhờ trường ĐH/CTCT ở một vị trí thuận lơi là ngay trung tâm thành phố, gần sát khu thương mại Hòa Bình, lại được các cấp chỉ huy cởi mở nên hầu hết các đêm văn nghệ tổ chức tại Đại-giảng-đường của trường, Bộ Chỉ Huy trường đều cho phép SVSQ được mời thân nhân và thân hữu dân sự ngoài phố vào tham dự. 


 NỘI QUY HỌC TẬP: 



  Nội quy của SVSQ có 12 điều: 



1.- Quyết tâm học tập. 

2.- Đề cao cảnh giác. 
3.- Hợp nhất tri hành.                                                      
4.- Trau dồi đạo đức.   
5.- Tương thân tương trọng . 
6.- Thiện thủy thiện chung.                                                        
7.-  Diệt trừ cọng phỉ.   
8.- Tư thái hiên ngang.  
9.- Nêu cao kỷ luật.
10.- Nắm vững thời gian. 
11.- Thành tín trung kiên. 
12.- Công tư bảo vệ.

Trong thời gian SVSQ đi học, các sĩ quan cán bộ đi khám phòng. Nếu SVSQ nào làm giường tủ không đúng qui cách hay không chùi dầu chân ghế… sẽ bị ghi phiếu phạt để ngay tại giường (SVSQ gọi là nhận “thư bảo đảm”). Hình phạt thường là phạt “Dạ chiến”, nếu tái phạm nhiều lần có thể bị cúp phép cuối tuần!


NHẪN TRUYỀN THỐNG


Từ lâu các quân trường đào tạo sĩ quan lớn thường cho thực hiện một kỹ vật có ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho quân trường mình để SVSQ làm vật lưu niệm hầu nhớ đến nơi xuất thân và giúp cho những người xuất thân cùng một quân trường có thể nhận biết nhau.  Đó là kỹ vật truyền thống. Phần lớn các quân trường  đều chọn chiếc nhẫn làm kỹ vật truyền thống vì chiếc nhẫn là vật tùy thân rất tiện lợi: Vừa là vật trang sức trang nhã dễ bảo quản lại vừa dễ dàng để người khác nhận biết. Đối với trường Đại học CTCT Đà Lạt, Khóa I là đứa con đầu lòng nên được hân hạnh lãnh trách nhiệm thực hiện chiếc nhẫn truyền thống cho trường. Bộ Chỉ Huy trường đã chỉ thị cho Khối Khóa sinh khuyến khích những SVSQ có năng khiếu vẽ kiểu chiếc nhẫn truyền thống nầy. Kết quả là mẫu vẽ của SVSQ Bửu Lễ được tuyển chọn vì nó vừa trang nhã vừa thể hiện được nét đặc trưng của ngành CTCT và của trường. Nhẫn có 2 mặt: Một mặt là hình Lục Đại Chiến, bên trên hình Lục Đại Chiến được trang trí bằng hai cành lá liễu chụm đầu vào một ngôi sao 5 cánh. Bên dưới Hình Lục Đại Chiến là một thanh kiếm mũi chỉa thẳng lên trời. Ô dưới cùng là hàng chữ số 1969 là năm khóa I ra trường. Mặt bên kia là hình “Con Ó Quân Lực” (tượng trưng cho Quân Lực VNCH), bên trên là hình “Lưỡng long tranh châu” (hay Lưỡng long triều nguyệt?). Ô dưới cùng là con số I La mã ( để chỉ khóa I). Mặt nhẫn hình bầu dục được “nhận” một viên ngọc thạch (màu xanh lá cây đậm: jade) dành riêng cho khóa I (mỗi khóa có màu ngọc khác nhau để dễ nhận), viền quanh hình bầu dục là hàng chữ “ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ ĐÀ LẠT”.


MÃN KHOÁ: 

  
 Ngày 03 tháng 5 năm 1969 Lễ  TỐT NGHIỆP khóa I SVSQ Chiến Tranh Chính Trị  Đà Lạt được long trọng cử hành tại Vũ Đình Trường dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng thời là vị Tổng Tư Lệnh tối cao của Quân lực. Để mở đầu cho buổi lễ Mãn Khóa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã dùng chiếc bật lửa Zippo có khắc tên của ông từ trên chiếc khay do SVSQ Nguyễn Cư bưng để châm ngọn đuốc Lục Đại Chiến tượng trưng cho ngành CTCT. Khi các nghi thức của lễ khai mạc  kết thúc, SVSQ Huỳnh Bé Em đậu Thủ khoa được trình diện Tổng Thống và được vinh dự do chính tay Tổng Thống VNCH đeo cấp hiệu Thiếu Úy với một Bông Mai vàng sáng chói trên đôi cầu vai bộ quân phục Đại Lễ, sau đó các SVSQ lần lượt được các giới chức của Trường gắn cấp hiệu Thiếu Úy lên cầu vai áo Đại Lễ trong một bầu không khí trang nghiêm và thiêng liêng vô cùng!  Sau khi hành lễ tại Vũ Đình Trường, các tân Sĩ Quan thuộc khóa I CTCT/ĐL được tập họp vào Đại Giảng Đường mới (vừa xây xong) để dự tiệc với quí vị quan khách… Trong bầu không khí thân mật và ấm cúng nầy, đại diện khóa I kính cẩn tặng Tổng Thống một chiếc nhẫn của khóa và mỗi tân sĩ quan được nhận một món quà lưu niệm của Tổng Thống  -  Đó là một cây bút Parker có khắc hàng chữ “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thân tặng”  -  do đích thân Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh, Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học CTCT/ĐL trao tặng trước sự chứng kiến của Tổng Thống. (Việc nhận quà lưu niệm được tổ chức một cách khéo léo đã để lại trong lòng các tân Sĩ quan một ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp: Mỗi tân Sĩ quan lần lược đến trước mặt Tổng Thống chào kính, nhận quà lưu niệm trước khi rời Đại Giảng Đường).
                             

Các tân Sĩ Quan sau đây đã chọn về các đơn vị như sau:


1.-  Tổng Cục CTCT: Đào Hoàng Việt. Bùi Ngọc Bích ( Cục Chính Huấn)



2.-  Trường Đai Học CTCT/ĐL:  Nguyễn Ngọc Dậu, Lê Văn Hưng, Bửu Lễ, Nguyễn Mậu Lộc, Ngô Quang Minh, Nguyễn Thắng Nguyện, Quách Dược Thanh và Lê Mạnh Tường.



3.-  TĐ/CTCT:   -  Tiểu Đoàn 10: Hoàng Kính, Trần Minh Niên, Dương Viết Định, Dương Viết Điền.

-  Tiểu Đoàn 20: Nguyễn Cầm, Trần Ngọc Dưỡng, Vũ Ngọc Hải và Nguyễn Lương Tâm.                                                                                                        
-  Tiểu Đoàn 30:  Lê Văn Cước, Nguyễn Văn Điền, Phạm Đức Khôi, Lê văn Soại.
-  Tiểu Đoàn 40: Thùy Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Trọng Thanh, Huỳnh Phát Hiện.
-  Tiểu Đoàn 50: Huỳnh Bé Em, Trần Tiễn Hà, Phạm Gia Hòa, Nguyễn Hữu Danh.


4.-   Tiểu Khu: -  Tiểu Khu Quảng Ngải: Nguyễn Quang Quảng, Nguyễn Duy Tú, Lê Văn Thiệu và Lương Văn Thuận.

- Tiểu Khu Ninh Thuận: Nguyễn Ngọc Nghinh, Lê Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Thiệp và Nguyễn Xuân Hiếu.
-  Tiểu Khu Bình Dương: Lê Hoàng Việt, Bùi Văn Luân, Nguyễn Hữu Mựng, Trần Trọng Đoàn.
-  Tiểu Khu Long Xuyên: Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Phú Hữu, Bùi Hữu Tuấn…


5.- Trung Tâm Huấn Luyện:

-   TTHL Đống Đa: Nguyễn Như Quỳnh, Lê Khắc Anh.
-   TTHL Lam Sơn: Phan Lừa, (Phạm) Lê Rồ.
-   TTHL Vạn Kiếp: Dương Văn Trinh, Phạm Văn Thành
-   TTHL Chi Lăng: Phan Phước Tặng, Phạm Quang Huy.
-   TTHL/CB/CTCT Lê Văn Duyệt: Vũ Văn Túy, Nguyễn Thành Nhơn, Nguyễn Văn Út (Nguyễn Hồng Vân).


6.- Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân: Gồm có 14 Sĩ Quan được phân phối như sau: Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 01 SQ,  các TĐ 30, 33, 38 mỗi TĐ có 4 SQ và ĐĐ Trinh Sát LĐ 01 SQ làm ĐĐ Phó cho 13 ĐĐ, đó là: La Xuân Huệ, Đỗ Đức Phú, Trần Đức Long, Nguyễn Tấn Đởm (Tử trận tại Bình Chánh ven đô SG 1970), Nguyễn Hữu Tứ (tt tại Bình Chánh, SG 1970), Bùi Thế Chính (tt tại Kampuchia 1971), Dương Văn Thanh, Đỗ Minh Hưng (B), Trịnh Văn Tuấn, Huỳnh Bá Thế, Trần Hữu Phương (tt tại An Lộc 1972), Trần Ngọc Nhạc, Nguyễn Văn Tri Vũ và Nguyễn Xuân Trung.



7.-  Sư Đoàn 5 BB và các Trung Đoàn BB:



*  Sư Đoàn 5 BB là SĐ thí điểm của Quân Lực được phân phối về 39 Sĩ Quan cho 3 TRĐ 7, 8, 9 mỗi TrĐ  có 13 SQ.



- TRĐ 7/SĐ5: Phạm Văn Minh,  Cao Minh Chiếu, Vương Trọng Thiện, Nguyễn Hữu Trí, Phan Huyền Vũ, Nguyễn Tấn Thành (c), Nguyễn Hoàng Cung (tt), Trần Văn Vững, Trần Văn Rang (tt), Đinh Thiêm Xuân, Lê Bắc Việt (tt), Nguyễn Gia Bình (c ), Đào Hồng. 



-  TRĐ  8/SĐ5: Gồm có 13 SQ được phân phối như sau:

- TĐ 1/8 : Lê Đức Luận, Nguyễn Mạnh Thành (tt), Nguyễn Hoàng Thơ.
-  TĐ  2/8: Dương Quang Bồi (*), Thái Thanh Đạm, Nguyễn Văn Phấn.
-  TĐ  3/8: Nguyễn văn Mục, Phạm Quang Nhân, Trần Cao Sơn.
-  TĐ  4/8: Đỗ Văn Phúc, Mai Thanh Tòng, Quách Kế Nhơn (tt).
 -  ĐĐ Trinh Sát 8: Lê Doãn Sơn.


(*) Về sau Dương Quang Bồi xin xuất ngành để làm đại đội trưởng, anh là một ĐĐT lập được nhiều thành tích nhất của Sư Đoàn 5BB và đã được bầu làm chiến sĩ xuất sắc đai diện SĐ5 đi du lịch Đài Loan.

-  TRĐ  9/SĐ5: Lê Minh Châu (tt), Quách Đình Choát, Nguyễn Ngọc Toàn (1/9/5); Nguyễn Văn Hai, Lại Thế Y, Dương Phước Duy (tt) (2/9); Từ Công Cẩn, Nguyễn Văn Duyến (4/9); Nguyễn Ngọc Quang (tt); Vũ Trung Nghĩa…


-  TRĐ 4/SĐ2:  Gồm có 13 SQ. Mai Tư (chết khi vừa trình diện TrĐ), còn lại 12 SQ được phân phối như sau:  Huỳnh Dũng ở Bộ Chỉ Huy TrĐ.

-   TĐ 1/4: Nguyễn Công Chương, Nguyễn Đức Luận.    
-   TD 2/4: Hồ Cương, Nguyễn Đình Ry,  Bùi Ty.   
-   TĐ  3/4: Trần Kim Khôi, Nguyễn Đăng Hương, Trương Ngọc Tín (tt).  
-   TĐ  4/4:  Huỳnh Bửu Hoa, Phan Ngọc Hòa.
  (Đến  tháng 7/70 có lệnh đưa về TRĐ6/SĐ2 5 SQ: Trần Kim Khôi, Phan Ngọc Hòa, Nguyễn Đức Luận, Trương Ngọc Tín, Lý Công Văn.


-   TRĐ44/SĐ23: Gồm có 13 SQ. Tôn Thất Vinh được giữ lại BTL/SĐ, còn lại 12 SQ được phân phối như sau:

-   TĐ1/44: Đặng Phú Thiệt, Nguyễn Ngọc Viên, Nguyễn Mạnh Vỹ.
-   TĐ2/44: Nguyễn Cư, Phạm Trị ( về sau giải ngũ).
-   TĐ3/44: Phạm Văn Liễu, Võ Minh Châu, Võ Văn Phát (sau về ứng cử HĐ xã tại Phan Thiết).
-   TĐ4/44: Phan Đắc Lập, Phạm Quang Lược  (c), Huỳnh Quyền (c).
-   ĐĐ Trinh sát 44: Nguyễn Văn Lễ (c)  


-   TRĐ48/SĐ18: Gồm có 13 SQ được phân phối như sau:

-   TĐ1/48: Phạm Hữu Hùng, Nguyễn Văn Điệp (tt), Nguyễn Văn Sang (c).
-   TĐ2/48: Nguyễn Văn Liên, Phạm Thế Dân (tt), Huỳnh Kim Hồng.
-   TĐ3/48: Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Đinh Quang Thanh.
-   TĐ4/48: Nguyễn Hữu Siêng (tt), Đồng Kim Ngân, Nguyễn Hữu Tư.
-   ĐĐ Trinh sát 48: Đào Mỹ.


-   TRĐ15/SĐ9: Gồm có 13 Sĩ quan, được phân phối như sau:

-   TĐ1/15: Trần Văn Be, Phạm Ngọc  Hòa,  Nguyễn Phước Thịên.
-   TĐ2/15: Nguyễn Phương Huy, Lê Thanh Vân, Nguyễn Đình Xuân.
-   TĐ3/15: Võ Anh Hoàng, Cao Phước An, Phan Tấn Được.
-   TĐ4/15: Huỳnh Thanh Tâm, Cao Quang Tuất (tt), Đỗ Hữu Danh.
-   ĐĐ Trinh sát 15: Huỳnh Bảo Tòan.


• Họp tổng kết kế hoạch Chân Trời Mới:



Sau khi ra trường được hơn một năm, tất cả các sĩ quan khóa 1 CTCT từ các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị tác chiến được chọn làm thí điểm để thực thi kế hoạch Chân Trời Mới được Bộ Tổng Tham Mưu gọi về Sài Gòn họp để tổng kết công tác trong một năm qua. Theo như chương trình dự định, các buổi họp sẽ  được tổ chức tại phòng hội của tiểu đoàn 50 CTCT. Bộ Tổng Tham Mưu sẽ lần lượt cử các sĩ quan đại diện các phòng ban đến chủ trì các buổi họp để nghe các sĩ quan thuộc khóa 1 từ bốn vùng chiến thuật về trình bày thực trạng tại các đơn vị, đánh giá ưu khuyết điểm để rút kinh ngiệm và hoạch định chương trình cho năm tới. Nhưng chỉ qua vài buổi họp đầu, nghe những điều các sĩ quan khóa 1 phản ảnh về thực trạng đơn vị khác hẳn những gì mà Trung Ương được biết qua các báo cáo làm cho các sĩ quan đại diện nói trên bối rối. Nội dung những điều các sĩ quan khóa 1 phản ảnh có thể tóm tắt như sau:



-  Sĩ quan khóa 1 CTCT được phân phối về các đơn vị tác chiến với tư cách là Đại đội phó CTCT nhưng thực chất chỉ là những đại đội phó tác chiến, còn công tác CTCT gần như không thực hiện được.

-  Đa số các đơn vị trưởng đều xem nhẹ công tác CTCT trong đơn vị. Những sĩ quan khóa 1 nào muốn áp dụng công tác CTCT cho đơn vị thường gặp nhiều trở ngại và bị lạc lõng. 
-  Hoàn cảnh và cấu trúc của các đơn vị tác chiến hiện tại rất khó thực hiện công tác CTCT vì sĩ quan CTCT không có thực quyền.        
-  Sĩ quan khóa 1 đang giữ chức vụ ĐĐP/CTCT có khả năng tác chiến tuy được trọng dụng, nhưng đơn vị không dám bổ nhiệm chức vụ đại đội trưởng vì bị ngành CTCT ràng buộc


Đến Năm 1971 khi các quân chủng Hải quân và Không quân phát triển nhanh, Bộ TTM có văn thư cho phép các SQ xuất thân từ khóa I/CTCT/ĐL hiện còn phục vụ tại các đơn vị chiến đấu được làm đơn xin chuyển về 2 binh chủng nói trên. 


Tính đến ngày 30-4-1975, ĐH/CTCT đã huấn luyện được trên, dưới 40 Khóa CTCT các cấp: Căn bản, Trung cấp và Cao cấp dành cho các Sĩ quan CTCT từ cấp Chuẩn Úy đến Đại Tá thuộc hầu hết các đơn vị, Quân, Binh chủng QL/VNCH . Ngoài ra có những khóa huấn luyện đặc biệt cho những Sĩ quan KHMER và MÃ LAI Á.
   
 Riêng về các Khóa SVSQ, Trường đã đào tạo được 6 Khóa SVSQ/Hiện Dịch. Đối tượng để được thu nhận vào là các thanh niên có tối thiểu Tú tài II, đầy đủ sức khỏe và phải qua một kỳ thi tuyển. Ngoài ra, ĐH/CTCT còn tiếp nhận các SVSQ Thủ Đức, Đồng Đế, Thiếu Sinh Quân, Hạ Sĩ Quan có đủ điều kiện văn bằng. Chuơng trình huấn luyện là hai năm, mỗi năm chia làm hai mùa:  Mùa văn Hóa (bao gồm CTCT) và mùa Quân Sự (thụ huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia). Ngoài ra, SVSQ còn có dịp đi thực tập, công tác tại các đơn vị, huấn luyện võ thuật, văn nghệ, báo chí…Đặc biệt, chương trình văn hóa cấp bậc Đại học do các Chính Khách, Nhân Sĩ và các Giáo Sư các Đại Học toàn quốc giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, các Cựu SVSQ có thể ghi danh theo học tiếp chương trình năm thứ ba tại một số Đại Học dân sự. Theo dự tính, năm 1976, Trường sẽ nới rộng chương trình huấn luyện 4 năm và sẽ thu nhận  cả Nữ SVSQ.
  Sau đây là sơ lược các Khóa SVSQ hiện dịch của Trường.

KHÓA 1:                                                                           
- Chính thức nhập Trường: 3-5-1967, Sĩ số 178.                       
- Ngày mãn khóa: 3-5-1969, Sĩ số 168.                                   

KHÓA 2:                                                                            
- Chính thức nhập Trường: 3-10-1968, Sĩ số 396                      
- Ngày mãn khóa: 19-2-1971, Sĩ số 386.                                 

KHÓA 3:                                                                             
- Chính thức nhập Trường: Tháng 4-1970, Sĩ số 165                 
- Ngày mãn Khóa: 24-2-1973, Sĩ số 159.                               

KHÓA 4:
- Chính thức nhập Trường: 8-12-1972, Sĩ số 210
- Ngày mãn khóa: 22-4-1975, Sĩ số 199.

KHÓA 5:
- Chính thức nhập Trường: Tháng 2-1974,Sĩ số 161
- Còn đang thụ huấn tại Trường.

KHÓA 6:
- Chính thức nhập Trường: 1-3-1975, Sĩ số 129.
   Còn đang thụ huấn tại Trường.

  NHỮNG ANH EM KHÓA I (SVSQ VÀ SĨ QUAN) ĐÃ TỪ GIÃ BẠN BÈ:             

      a./   Tử nạn tại Trường Mẹ: Các SVSQ Lê Lĩnh (1968), Nguyễn Tấn Lộc (1968), Ngô Thanh Lương (1968).
       b./    Mất tích: SVSQ Nguyễn Thành Lợi (Tết Mậu Thân tại Huế), Đồng Kim Ngân, không ghi nhận được tin tức (Có anh em cho biết tin là Đồng Kim Ngân bị VC bắt trước năm 72 tại Kampuchia, nhưng năm 73 không được VC trao trả. Sau 75 một thời gian mới được thả. Anh về quê nhưng ít liên lạc với anh em. Có tin ghi nhận anh đã mất).
       c./    Hy sinh đền nợ nước: SVSQ Trần Ngọc Hảo (tháng 5/68, tại trường Mẹ), Lê Minh Châu (TRĐ9/SĐ5BB là người tử trận đầu tiên), Nguyễn Hữu Tứ (BĐQ, 1970, Bình Chánh), Nguyễn Tấn Đởm (BĐQ, 1970, Bình Chánh), Bùi Thế Chính (BĐQ, 1971, Kampuchia), Trần Hữu Phương ( BĐQ, 1972, An Lộc), Nguyễn Hoàng Cung (SĐ5BB, Bến Cát), Dương Phước Duy, Nguyễn Văn Điệp (1972, An Lộc), Trần Văn Rang (SĐ5BB, Phước Bình), Cao Quang Tuất (TĐ1/15), Nguyễn Mạnh Thành (SĐ5BB, An Lộc), Nguyễn Đình Can (SĐ22, 1975), Phạm Thế Dân, Trương Ngọc Tín (TRĐ6/SĐ2,  tháng  7/72, Bình  Trị, Quảng Tín), Quách  Kế  Nhơn (SĐ5BB, Tam  Giác  Sắt),  Nguyễn Ngọc Quang (SĐ5BB,1971, Snoul, Kampuchia) , Nguyễn Hữu Siêng (1971, Đồn Điền Chup, KPC), Nguyễn Tấn Thành (Hải Quân, Rạch Giá), Lê Bắc Việt (SĐ5BB, 1972, An Lộc), Mai Tư (1969* tại BCH/TRĐ4/SĐ2BB). 
         d./   Chết trong trại tù Việt cộng: Quách Dược Thanh, Nguyễn Đình Ry ( bị cưởng bách lao động đi cắt tranh bị mìn tại trại 2, Tổng trại 1 Kỳ Sơn, Quảng Nam). Nguyễn Văn Sang (trốn trại không thành công bị vệ binh CS bắn chết tại Trảng Lớn, 1975).
        e./   Qua đời: Nguyễn Văn Lễ (USA), Phạm Quang Huy (USA), Nguyễn Gia Bình (21/3/2003, USA), Huỳnh Dũng (USA), Huỳnh Quyền ( 14/3/2004, USA), Phạm  Quang 
Lược (27/2/2007, USA), Lê Hữu Tuấn (06/8/2007, Sài Gòn), Lý Công Văn (01/5/2008, California, USA), Trần Trọng Đoàn (VN).


NHỮNG LÃNH ĐẠO CỦA TC.CTCT

  • Trung tướng Trần Văn Trung - Tổng Cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị
  • Trung tướng Mai Hữu Xuân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị
  • Thiếu tướng Văn Thành Cao - Tổng Cục phó Tổng cục Chiến tranh Chính trị
NHỮNG VĂN NGHỆ SĨ NỔI TIẾNG GÓP MẶT TRONG TC:CTCT
KẾT LUẬN.


Vì không có cơ quan tương đương trong quân lực Hoa Kỳ, nghành CTCT Việt Nam đã không có đủ tài khoản để điều hành. Tổng cục phải dùng tiền viện trợ dành cho Cục Tâm lý chiến để trang trải hoạt động cho toàn tổng cục. Ðó cũng là lý do giải thích tại sao tổng cục CTCT sáp nhập cục Quân tiếp vụ vào cơ cấu tổ chức của mình: để lấy thêm ngân sách. Sự khác biệt về văn hoá đã làm cho các cố vấn Hoa Kỳ không hiểu rõ thực trạng của cuộc chiến tranh nhân dân do Mao và Giáp đề xướng. Sự thiếu thốn tài chánh và yểm trợ từ phía Hoa Kỳ làm cho nghành CTCT trở nên yếu kém so với các nghành khác, và cản trở họ thực thi những dự án quan trọng.



Tài liệu và các hình ảnh về Tổng Cục CTCT và trường Đại Học CTCT /VNCH được người viết sưu tàm từ các tài liệu trên Internet.



Trịnh Khánh Tuấn
31.8.2014