Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

 GIỬ HỒN VIỆT

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân là Hồn Việt của những người tị nạn cộng sản VN  trên khắp thế giới. Mặc dù họ đã rời bõ nơi chôn nhau cắt rún vì nạn cộng sản, nhưng khi đi tị nạn Hồn Việt vẩn nằm kín trong góc nào đó của con tim. Không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, nó còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng Sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người quốc gia hay của bọn Cộng Sản.

Bởi vậy, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta tuyệt đối không những không tham dự những buổi họp công cộng không có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân mà còn có bổn phận phải tẩy chay và thông báo cho mọi người biết để xa lánh.


Trên thế giới nhiều nước đã ra nghị quyết vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhất là tại Hoa Kỳ. Trong bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nói: “ Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản”.

Mặc dầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng gọi Công dân, kể từ 30/4/1975, không còn là biểu tượng quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam nữa, nhưng đối với người Việt tỵ nạn Cộng sản, nó vẫn biểu tượng cho tự do, dân chủ, nhân quyền, cho căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nó là bằng chứng để phân biệt người quốc gia với người Cộng Sản.

Giữ vửng lá cờ vàng là một thái độ chính trị đứng đắn của người Việt TỰ DO, trong việc cứu nước và xây dựng một chế độ thật sự Dân Chủ sau thời Hậu cộng sản. Cờ vàng là tụ điểm của những trái tim hướng về VN và củng là nơi hội tụ hồn thiêng của anh hùng tử sỉ VNCH trong việc giải trừ chế độ phi nhân CSVN.


Giữ vững cờ vàng cho tới ngày quang phục quê hương, đó là nhiệm vụ của tất cả những người giữ lửa trong giai đoạn đấu tranh ngày hôm nay. Sau khi làm xong giai đoạn lịch sử, hãy để toàn dân quyết định số phận của nó.Còn bây giờ không có một tổ chức hay cá nhân nào có thể từ chối sự hiện diện của nó!!

Ch tôi luôn, người con gái luôn thổn thức trước cảnh đất nước ngày đêm đang bị bọn lãnh đạo chóp bu đảng csVN dâng bán cho bắc phương. Chúng dùng bộ máy đàn áp khổng lồ và tinh vi đang ngày đêm đàn áp đồng bào trong nước....đánh đập người yêu nước... Mặc dù sống xa quê hương, nhưng Ch tôi luôn ý thức rằng nước Việt phải được giải thoát khỏi gông cùm của một chế độ phi nhân hoàn toàn không phù hợp với thế giới văn minh ngày nay. Đám đầu lĩnh Ba Đình đã và đang tách rời VN trong cộng đồng thế giới để đưa Việt tộc và đất nước thân yêu của tổ tiên để lại để nhập vào trục ác quỷ Trung Việt. 

Trong mọi cuộc đấu tranh của người Việt tự do trên đất Mỹ không bao giờ thiếu sự có mặt của chị tôi. Chị luôn dơ cao ngọn cờ vàng trong đoàn người biểu tình...cất cao tiếng hát: Trời Nam đau khổ, nhà Việt Nam cách trở, Mẹ Việt Nam đau khổ....Mình người Nam muôn thuở giử trong lòng cho trọn tình quê.." 

NGUỒN GỐC QUỐC CA VNCH

Qu
ốc ca VNCH xuất phát từ bản "Sinh Viên Hành Khúc". Nguyên thủy bài này là La Marche des Étudiants ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Thanh niên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Tương truyền, có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.( nguồn Wikipedia)

LƯU HỮU PHƯỚC LÀ AI?

Lưu Hữu Phước (1921-1989) còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc.Nhân cuộc hành hương về Đền Hùng nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 1942, nhằm thức tỉnh sinh viên từ bỏ mộng học giỏi đỗ cao để làm quan cho thực dân Pháp, đồng lòng quyết tâm trau dồi ý thức cứu dân, cứu nước, sẵn sàng tiến lên "đáp lời sông núi" khi Tổ quốc cần, ông đã sửa phần lời Việt của bài La Marche des Étudiants thành bài "Tiếng gọi sinh viên", biểu diễn dưới chân núi Nghĩa Lĩnh do một dàn hợp xướng mấy chục người trình diễn. Không lâu sau, bài hát trở nên phổ biến từ Bắc chí Nam với tên gọi "Tiếng gọi thanh niên". nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_H%E1%BB%AFu_Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc

Được biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khi sáng tác những bài ca ái quốc, ông còn là một sinh viên yêu nước thuần túy, chưa theo Cộng sản.  Do đó, những bài hát ấy chưa có tính Đảng. Thật vậy, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921.  Năm 1940, sau khi đậu Tú Tài tại Sài Gòn, ông ra Hà Nội học Đại học Đông Dương, ngành Y Dược.  Vào thời điểm đó, Lưu Hữu Phước là một sinh viên trẻ mới 19 tuổi, có tài sáng tác các ca khúc, một thành viên trong nhóm sinh viên thuộc Đại Học Đông Dương Hà Nội đầy nhiệt tình yêu nước và tích cực trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào những năm đầu thập niên 1940.

Mãi mấy năm sau, khi Đảng Cộng Sản cướp được chính quyền, Lưu Hữu Phước mới tham gia Đảng Tân Dân Chủ cùng với một số sinh viên đồng trang lứa.  Trong kế hoạch lôi kéo hàng ngũ sinh viên trẻ về với mình, Cộng Sản dùng chiến thuật tuyên truyền, mua chuộc, thúc ép và cả khủng bố.  Điển hình là vào năm 1946, Việt Minh Cộng Sản đã cho người vào Đông Dương Học Xá để bắt cóc Sinh viên Phan Thanh Hòa, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên, đem đi thủ tiêu.  Lí do là Sv. Phan Thanh Hòa “công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt Trận Việt Minh.  Hòa tuyên bố Tổng Hội đứng ngoài đảng phái”  ( theo Luật sư Lâm Lễ Trinh).   Chiến thuật vừa lôi kéo mềm mỏng vừa bạo lực, sắt máu của Việt Minh Cộng Sản đã khiến cho một số khá đông thành viên Đảng Tân Dân Chủ ngả theo họ, trong đó có Sinh viên Lưu Hữu Phước và một nhóm bạn sinh viên người Miền Nam khác. (Sinh viên Phan Thanh Hòa là anh của Sinh viên Phan Thị Bình và là hậu duệ Cụ Phan Thanh Giản.  Sau này Sv. Phan Thị Bình kết hôn với Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn).
Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử rất đặc biệt.  Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký .  

Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi, nhưng phần lời sẽ lần lượt được sửa chữa bởi tác giả, bởi các bạn sinh viên và sau này còn được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng sẽ mang các tên khác nhau:  Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.

Trước hết, theo Ts. Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thì Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát trước 1940, hồi còn là học sinh ở Sài Gòn với câu mở đầu : “Này anh em ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng…“.   Khi ra học ở Đại Học Đông Dương, Hà Nội, khoảng 1940 – 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với lời mới như sau : “Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng.  Đồng lòng cùng nhau, ta đi sá gì thân sống…và đặt tên cho bài hát là “Sanh Viên Hành Khúc”  nguồn “Âm Nhạc Việt Nam ” của Trần Quang Hải, 1989, và Báo Chuông Việt 1966.  Chimviet,free.fr.).

Từ chỗ ít người biết đến, bài hát đã được một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trại hoặc đi viếng những địa danh lịch sử.  Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn “thô kệch”, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa lại lời cho trôi chảy hơn cũng như phải “đấu tranh” với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp, và sau đó được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois, viết tắt A.G.E.I.) chọn làm bài hát chính thức với danh xưng là “Sinh Viên Hành Khúc” hay “Tiếng Gọi Sinh Viện”, mở đầu bằng: “Nầy Sinh Viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối… “.

Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công nhau soạn ra phần lời mới cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết.  Theo ông, chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tổ chức tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi ca hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược.  Nhân dịp này, Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội lúc đó là Sv. Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy nhạc điệu bài La Marche des Étudiants của Sv. Lưu Hữu Phước “có tánh cách khích động tinh thần tranh đấu hơn hết” nên đã chọn để làm phần nhạc cho bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên, lấy tên là Sinh Viên Hành Khúc và giao cho một Ủy ban soạn phần lời cho bản nhạc này.  Ủy Ban gồm có các Sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam.  TTXVA.  Xem thêm bài Ký Ức Về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam của Ls. Lâm Lễ Trinh.  Vietnam Weekly News, Số 952, 27.7.2007).


La Marche des Étudiants
(ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác) 

Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
Điệp khúc:

Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!

Tiếng Gọi Thanh Niên
Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền.
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy
Vàng đá gấm vóc loài muông thú cướp lấy
Loài nó, chúng lấy máu đào chúng ta
Làm ta gian nan cửa nhà tan rã
Bầu máu nhắc tới nó càng thêm nóng sôi
Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi.
Vung gươm lên ta quyết đi tới cùng
Vung gươm lên ta thề đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến sá chi đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng.

Tiếng gọi sinh viên"
Lưu Hữu Phước đã sửa phần lời Việt của bài La Marche des Étudiants 
thành bài "Tiếng gọi sinh viên" năm 1944

Này sinh viên ơi đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối
Kìa non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn.
Hồn thanh xuân như gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng tài xin ráng
Thời khó thế khó khó làm yếu ta
Dù muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
Sinh viên ơi mau tiến lên dưới cờ
Anh em ơi quật cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng.
(Điệp khúc)

Này thanh niên ơi, tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi đi đi sá gì thân sống
Nhìn non sông nát tan thù nung tâm chí cao
Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào.
Liều thân xông pha ta tranh đấu
Cờ nghĩa phấp phới vàng pha máu
Cùng tiến quét hết những loài dã man
Hầu đem quê hương thoát vòng u ám
Thề quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung
Muôn thuở vì núi sông nêu tiếng anh hùng.
Anh em ơi mau tiến lên dưới cờ
Sinh viên ơi quật cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng.

Sau buổi trình diễn ca nhạc chiều ngày 15.3.1942 thành công mỹ mãn, bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương.  Từ đó, các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến bài hát này cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia, qua tiếng hát xuất sắc của hai Sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều.  Hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội học Ngành Nữ Hộ Sinh (École des Sage-femmes) tại Bệnh viện René Robin. http://tuxtini.com/2014/01/26/tai-sao-quoc-ca-vnch-lai-la-mot-bai-hat-cua-mot-dang-vien-cong-san/

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng.Sau Hà Nội, các sinh viên đã đưa bài Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trình diễn tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường Trường Đại học ngày 15.3.1942, mùa hè năm đó, Tổng Hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de l’Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự.  Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, Ban Nhạc Hải Quân Pháp (Orchestre de la Marine) trổi Bài Quốc Ca Pháp La Marseillaise.  Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử Bài La Marche des Étudiants.  Nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn, khiến Toàn Quyền Pháp và toàn thể cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kỳ của một Quốc gia.  Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu. Bs. Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày 03.3.1945, chỉ có 6 ngày trước khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân đội Nhật đảo chính ngày 09.3.1945 (Bs. Nguyễn Lưu Viên.  Những Kỷ Niệm Với Bài Quốc Ca Của VNCH.  Tập San Y Sĩ Tháng 4.2008)

Về việc này, Gs. Nguyễn Ngọc Huy đã nhận xét:  “Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân dân chủ bị lôi kéo vào Đảng CS.  Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Đặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm.  Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ.  Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ.  Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Đảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Đảng thấy cần.  Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc Quốc dân hành khúc hay Tiếng gọi công dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia.  Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Đảng CSVN mớm cho” http://tuxtini.com/2014/01/26/tai-sao-quoc-ca-vnch-lai-la-mot-bai-hat-cua-mot-dang-vien-cong-san/

Một số nhận xét

Qua những luận giải trên đây cho thấy Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Sinh viên Lưu Hữu Phước để làm bài Quốc ca vì đó là một bài hát xuất sắc, đã được phổ biến rộng rãi, công khai và được dân chúng từ Bắc tới Nam đón nhận nhiệt liệt vì bài hát phản ánh tình yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của người dân Việt.



Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

(Ðiệp khúc)

 Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.


Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài Tiếng Gọi Công Dân chỉ mượn Nhạc, còn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài Tiếng Gọi Thanh Niên, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu nước nhiệt thành, ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng Sản Việt Nam.

Xét về quan điểm chính trị, khi chọn bài này, Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã phân biệt rõ ràng có 2 Lưu Hữu Phước, một Lưu Hữu Phước trước khi theo Đảng Cộng sản và một Lưu Hữu Phước sau khi theo Đảng.

Trước khi theo Đảng, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ trẻ, yêu nước thuần túy, trong sáng và ông đã sáng tác ra những ca khúc ái quốc bằng cảm hứng tự phát trong tự do tuyệt đối.

Sau khi theo Đảng, ông phải sáng tác theo lệnh Đảng, nhằm mục đích tuyên truyền, không còn được tự do sáng tác như trước nữa. Ông trở thành một “văn công”, không còn là một nghệ sĩ nữa.  Đến ngay cả việc ông lên Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) để bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!” cũng không chắc do ông tự nguyện hay là do lệnh bắt phải làm như vậy.  Bởi vì sau này người ta được biết cấp cao như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mà còn phải thú nhận “Đ.m. tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?”  (Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Cho Quốc Hội. Bản in ở Tp. HCM.  Trang 303), hoặc “lừng danh thiên hạ” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà vào năm 1983 còn bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ nhục bằng cách bắt đi làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, huống chi cỡ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì “sức mấy” mà dám chống lệnh Đảng.

Xin nêu một bằng chứng khác về thân phận “văn công” của Đảng viên Lê Hữu Phước:  Trong bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp, đã trích lời của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói về bài Sinh Viên Hành Khúc như sau:  “Bài hát bí mật của chúng tôi được anh em sinh viên lấy làm bài hát công khai.  Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đã có bài hát của mình tức là bài Tiếng gọi sinh viên, khi phong trào lan rộng, bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên” (Dẫn theo bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp. 

Chỉ có hơn ba hàng chữ mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lộ nhiều điều:
Một là dường như Nhạc sĩ sợ bóng sợ gió chi đó, cho nên ông không nhìn nhận bài Sinh Viên Hành Khúc đã được ông sáng tác năm 1939, hồi còn học Trung học Petrus Ký ở Sài Gòn với lời bằng tiếng Pháp của ông và bạn ông là Mai Văn Bộ.
Hai là ông không dám nói đúng tên Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương mà lại nói “phong trào sinh viên”, trong khi chính Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thời đó đã chọn bài hát của ông, sau khi đã sửa phần lời, để làm bài hát của Tổng Hội Sinh Viên và đem ra trình diễn nhiều lần trước các viên chức lớn Pháp, Việt và công chúng.  Ông cũng không nhắc tới Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là Phong trào đã dùng Bài Tiếng Gọi Sinh Viên làm bài ca chính thức vào năm 1945 với tên gọi là Tiếng Gọi Thanh Niên.
Ba là ông không dám nhắc tới tên những sinh viên đã góp công làm cho bài hát của ông được vang danh khắp nơi, như nhóm sinh viên đã viết lời tiếng Việt cũng như tiếng Pháp cho bài hát; rồi những người đã chọn, đã giới thiệu bài hát của ông, như Sinh viên Phan Thanh Hòa (Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên), Sv. Nguyễn Tôn Hoàn (Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội), hay là hai Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thiều (sau này là vợ của Bs. Nguyễn Tú Vinh) và Phan Thị Bình (sau này là phu nhân của Bs. Nguyễn Tôn Hoàn).  Hai Chị Bình và Thiều là hai ca sĩ sinh viên đầu tiên hát xuất sắc bài Tiếng Gọi Sinh Viên trước công chúng tại Hà Nội.
Bốn là ông không đả động gì tới vinh dự lớn lao vì bài hát của ông đã được các chính phủ Quốc gia trọng vọng, giữ nguyên phần nhạc và viết lại phần lời ca cho thích hợp với tình hình mới, rồi lấy làm bài Quốc ca.
Tóm lại, ông phủ nhận tất cả những tổ chức, những nhân vật, những buổi lễ, những buổi trình diễn có dính dáng tới người Pháp hoặc là những người bên phía Quốc gia đã trọng vọng và làm vinh danh bài nhạc của ông.
Tuy nhận xét như thế, nhưng chúng ta cũng có chút hồ nghi.  Hoặc giả, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã nhớ hết, đã muốn nói tới tất cả những chi tiết kể trên, nhưng lời phát biểu của ông đã bị cơ quan kiểm duyệt của Đảng cắt xén mất đi hoặc sửa chữa tùy tiện những chi tiết “nhạy cảm”.  Việc này rất có khả năng xẩy ra, vì trong chết độ Cộng Sản độc tài, mọi ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, hồi kí… đều bị kiểm duyệt về chính trị hết sức gắt gao, nhất là những gì và những ai liên quan tới phía Quốc gia.
Một nhận xét khác, quyết định chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước của Quốc Hội Lập Hiến VNCH còn là một công nhận, một tán thưởng cao qúy dành cho lớp thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước chân chính, mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là đại diện thời ấy, thời mà Việt Minh Cộng Sản chưa cướp được chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19. 8.1945.
Sau hết, quyết định ấy, một trật, cũng phủ nhận cái gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Tám như Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn thường rêu rao.  Quả thực, Việt Minh Cộng Sản mới chỉ thành công trong việc cướp chính quyền chứ họ chưa bao giờ thành công trong một cuộc cách mạng đúng nghĩa.  Bởi vì sau khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng Sản và những người đi theo họ, trong đó có Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đã không theo đuổi một cuộc cách mạng dân tộc mà lại tự nguyện làm chư hầu cho Liên Xô và Tầu Cộng, để bằng mọi giá, quyết dùng dân tộc Việt Nam để làm cuộc cách mạng vô sản.  Đến nay thì rõ ràng cuộc cách mạng vô sản ở nước ta đã hoàn toàn thất bại mọi mặt, chỉ trừ chuyên chính vô sản, dối trá và bạo lực là còn nguyên như bản chất cố hữu của những con người Cộng Sản và họ hiện nguyên hình là một nhóm lợi ích độc quyền mà thôi.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, văn minh, khai phóng chỉ thành công rực rỡ ở Miền Nam với thể chế Cộng Hòa trong một thời gian ngắn ngủi 20 năm, và đã phải tạm chấm dứt vào ngày 30.4.1975.  Đến nay, cuộc cách mạng ấy còn ở trước mắt, nó nằm trong tay toàn dân, nhất là giới trí thức, những nhà tranh đấu dân chủ và ở trong tay thế hệ trẻ Việt Nam. 
 Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.


Võ Thị Linh 20/6/2015