Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Hồn Việt với Cây đa, 
bến nước.. đầu làng
Dù đi khắp bốn phương trời
nhưng không quên được cái nơi sinh thành
Cây đa,bến nước,sân đình

Bao nhiêu k niệm ,nặng tình trong tim
Con người như thể con chim
Bay xa ngàn dặm vẫn tìm tổ,cây

Mái đình quê mẹ ta đây

Đó là minh chứng đong đầy nhân văn...
(sưu tầm)

Cây đa: 
Việt tộc từ thủa lập nước trong xã hội nguyên thuỷ,- được thấy ghi trên mặt trống đồng, trong sinh hoạt hàng ngày họ rất tôn sùng cây cối, các loại cây lương thực chính. Các sản phẩm làm từ gạo nếp, gạo tẻ đã có lịch sử hàng nghìn năm và còn lưu truyền đến ngày nay. Các loại bánh trái đặc trưng của người Việt đã đi vào huyền thoại bằng văn hóa truyền khẩu. Các làng xã Việt bao giờ cũng có các cây đa cổ thụ bởi vì họ tôn thờ và bảo vệ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Cây đa (tên khác: cây đa đadây hải sơncây dongcây da) có danh pháp hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn (xem dưới đây).
Giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata),quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila),sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. 
Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở miền Bắc nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa.
Hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò", qua điệu dân ca lý cây đa.  Cây đa , bến n ước, sân đình một biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Biểu tượng mái đình, cây đa có sức sống bền lâu trong văn học dân gian, văn thơ bác học và ngay cả trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.


Hầu như tại các làng quê ở Việt Nam, nhất là miền Trung và miền Bắc, nơi nào cũng có những cây đa cổ thụ thường trồng ở đầu làng, cuối làng hay giữa làng hoặc ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sinh động xung quanh gốc đa, nhất là sau những giờ làm việc mệt nhọc hoặc khi ở xa trở về làng cũng như khi đi khỏi làng. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái: 
Em đang dệt vải quay tơ
 Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao!...
Việt nam là một dân tộc giàu truyền thống lịch sử trải qua những thăng trầm nhất định, dân tộc ta trưởng thành trong thương đau với nhiều cuộc chiến tranh triền miên kéo dài, vì vậy con người Việt Nam rất kiên cường bất khuất, chúng ta tự hào sinh sống trên một đất nước có trên bốn ngàn năm văn hiến, ngàn năm văn vật trải dài theo năm tháng. 
Cây đa là hình ảnh thân thương nhất mỗi lúc xa nhà nhớ quê đó chính là những cây cổ thụ ở đầu làng. Bởi, những gốc cây tưởng như vô tri vô giác mà vời vợi trên cao vẫy từng chiếc lá như những bàn tay lưu luyến cuối cùng tiễn biệt người ra đi hay hân hoan chào đón đứa con của làng trở về.
Làng quê là đề tài bất tận cho ca dao cũng như rất nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác. Trong không gian làng quê trìu mến ấy cây đa là hình tượng gợi cảm hứng sâu sắc. Những "bức tranh quê" trong ca dao thường có cây đa:
Đầu làng có cây đa xanh
Trăng thanh gió mát lọt vào tận nơi;
 Cát Chính có cây đa xanh
Có đường cái lớn chạy quanh xóm làng.
Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ làm việc mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.


Nói đến cây đa người Việt Nam ai nấy cũng đều biết cả, ngay cả người nước ngoài khi hỏi về cây đa của Việt Nam họ cũng có được cái nhìn cơ bản. Tuy nhiên, nói là vậy, không phải ai sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng hiểu hết ý nghĩa của cây đa, tính tượng trưng của nó trong cuộc sống của con người. Trước tiên, cây đa là một trong ba biểu tượng tồn tại tượng trưng cho tính cộng đồng trong nếp sống của con người Việt. Vị trí xuất hiện của cây đa thường tại đầu làng nơi con người thường quây quần với nhau sau thời gian làm việc. Sự xuất hiện của cây đa mang nhiều ý nghĩa với những tượng trưng hết sức thú vị. Nói về tâm linh, cây đa là nơi hội tụ của thánh thần, của các linh hồn,..các cụ xưa thường truyền tai nhau “ Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề. Nói về tính cộng đồng, cây đa là điểm dừng chân lý tưởng của người đi làm đồng, sau khoảng thời gian tham gia công tác nông nghiệp, người nông dân lại quần tụ xung quanh cây đa, họ ở đó để nghỉ chân, trò chuyện, trao đổi với nhau xoay quanh những vấn đề gặp phải của công việc đồng áng, hay đơn giản chỉ là những cuộc trao đổi về những tin tức trong và ngoài của làng xóm...nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi làm, của người dân nên một các quán nước xung quanh cây đa xuất hiện, các quán nước thô sơ xuất hiện như một nét đẹp thuần việt song hành bên cạnh cây đa.
Cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.

Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ


Cây đa giếng nước quê nhà
Mái đình còn đó, người xa chưa về…
Hầu như làng quê truyền thống ở miền Bắc nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ giai cấp.
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà

Hẹn giờ ra gốc cây đa

Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu: "Cây thị có ma, cây đa có thần". Khi đề cắp đến anh học trò nghèo, đến thư sinh thì ca dao dân gian cũng có:
Dời chân bước xuống lễ đình, 
họa may có gặp bạn tình hay không”,

Trèo lên quán dốc cây đa, 
gặp chị bán rượu la đà say sưa.
 khi đề cặp đến tình yêu, về hôn nhân thì 
Chừng nào cho mõ xa đình, 
hạc xa hương án chung tình mới xa”,

Chim ham trái chín ăn xa, 
buồn tình nhớ lại gốc đa muốn về” 
hay 
“Cây đa rụng lá đầy đình,
 bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu” . 
Cuộc đời này là muôn vàn những khó khăn và vất vả nó buộc con người phải kiên cường mà vượt qua, phải kiên nhẫn mà chịu đựng và cũng phải mạnh dạn mà đấu tranh, văn học dân gian không những giúp ta ý thức được điều đó mà nó còn giúp ta nhận biết được đâu là điều hay lẻ phải. Đồng thời, thông qua bộ ba này, ta còn thấy được ca dao dân ca còn còn dạy con người cách đối nhân xử thế, lẽ sống ở đời 
cho phải phải phân phân, 
cây đa cậy thần, thần cậy cây đa 

Chanh chua anh để giặc quần, 
người chua anh để làm thần gốc đa.
 Khi đề cặp đến vấn đề này thật là thiếu xót nếu ta không nhắc đến hình ảnh chú Cuội và gốc cây đa. Đây như là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học nước nhà. Nó ăn sâu vào tâm thức và đời sống của đông đảo người dân từ thành thị cho đến nông thôn.
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút, cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong ca dao t
ục ngữ, vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Một số câu ca dao mà còn lưu truyền đến nay như:
Hôm qua tát nước đầu đình 
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen… 

“Yêu nhau cởi áo trao nhau 
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay” 

Xa xưa chuyện ấy còn đây 

Lứa đôi trai gái vẫn say men tình. 

Cây đa bến nước sân đình 

Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau 

Về nhà chẳng nói mẹ đâu 

Xốn xang với chiếc hôn đầu trao anh. 
Bến nước
Có một thời gian dài, người dân trong các làng xã Việt Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn miền bắc  đã quá quen thuộc với hình ảnh bến nước. Bến nước xuất hiện trong mỗi làng là nơi sinh hoạt không thể thiếu của người dân Việt Nam, tại mỗi làng sẽ có một bến nước rất rộng thường nằm ở đầu làng, dưới gốc cây đa, đây là nơi sinh hoạt của các chị em phụ nữ, các bà, các chị thường đến đây tập trung giặt quần áo, lấy nước dùng sinh hoạt.  Vào thời xa xưa, không có báo chí, không có truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông như ngày nay, giếng làng là trung tâm tin tức. Bến nước là nơi người ta gặp gỡ hàng ngày của các bà nội trợ, gặp giặt giủ, lấy nước về nhà xài...họ thường trong lúc giặt giủ họ thường thông tin thời sự về cuộc sống của làng. Từ những chuyện vui đến chuyện buồn, từ chuyện chung đến chuyện riêng, tất cả đều được đưa ra trao đổi, bình luận. Từ “trung tâm thông tin” này, các tin tức được loan báo về ngõ xóm cũng như đến mọi gia đìnhHọ tụ tập với nhau, vừa làm vừa chia sẻ với nhau đủ chuyện, từ những kinh nghiệm về cuộc sống gia đình,  chăm sóc con cái, cho đến những chủ đề chung mà mọi người cùng quan tâm.

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, bến nước cũng là nơi hẹn hò của các cặp uyên ương. Có những đôi vợ chồng đã nên duyên nhờ gặp nhau khi đến bến nước ở làng. Bến nước còn là nhân chứng của biết bao mối tình, lắng nghe những lời thề non hẹn biển, những dòng tâm sự tưởng như không bao giờ chấm dứt của những đôi lứa yêu nhau. Bến nước làng cũng được chứng kiến biết bao cuộc từ biệt chia ly hay hồi hương gặp gỡ. Bến nước đã trở nên thân thiết gần gũi với dân làng, như một thành viên của cộng đồng xã hội, như chứng nhân lịch sử về những biến cố vui buồn của người dân. 

Mười Hai Bến Nước
Tác giả: Lê Minh

Mười hai bến nước đời như cánh hoa lục bình
Mặc cho con sóng cuốn trôi tháng ngày lênh đênh
Đi trong gió mưa bao gập gềnh 
Thân hoa xác xơ trôi mọi miền
Rồi em mơ sống trong cơn mộng êm đềm.

Biết nơi đâu bến đục trong
Giữa đời mênh mông lắm bão giông
Số phận long đong cứ đuổi rong
Ai nhớ ai mong ?

Có đôi khi nhớ làng quê
Nhớ hàng dừa xanh, nhớ buồng cau
Những ngày bên nhau cháo và rau
Nước mắt em tuôn trào.

Mười hai bến nước về đâu gió mưa xạc xào
Từng đêm nước mắt rớt rơi giữa đời lao đao
Cô đơn xót xa trong nghẹn ngào
Sao anh dửng dưng cho lệ trào
Cầu mong sao muôn đời ta mãi còn nhau.



Đình làng quê:
Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
“Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
(ca dao)
Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng, xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. Như vây, tín nguỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng đa nguyên của Việt Nam.
Nguồn gốc của Thành Hoàng cũng rất phức tạp. Trước hết là các thần tự nhiên (thiên thần hay nhiên thần) được thờ ở rất nhiều đình làng. Các vị thần này đều được khoác áo nhân thần với các tiểu sử thế tục. Được thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy Tinh (thần sông, thần biển), trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả. Ngoài ra, các vị thần núi có tên như Cao Các, Quý Minh được th ở nhiều nơi. Các thần núi ở địa phương, như: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng được tôn làm Thành Hoàng làng.
Thành Hoàng làng thứ hai là các nhân thần. Các nhân vật lịch sử, như: Lý Bôn, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… Chiếm số đông trong các nhân thần là những người ít nổi tiếng hơn như: Quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng. Những vị thần này thực ra là các nhân vật truyền thuyết, mang tính giả lịch sử hơn.
Thành Hoàng làng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, thờ đá thời nguyên thủy...
Ngoài các vị thần, ở đình làng còn thờ những người có công khai phá đất mới, lập làng, như: Hai hoàng tử thời Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Cư Trinh … Ở miền Bắc thường gặp ở các vùng ven biển dân làng thờ những người có công khai hoang lấn biển. Những người gọi là “tiên hiền” là những người đến trước, “hậu hiền” là những người đến sau tiếp tục công cuộc “khai canh, khai khẩn”. Thành Hoàng có thể là người xuất thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần. Trong lễ hội, người ta thường cử hành “hèm” để nhắc lại thần tích của các vị Thành Hoàng làng này.
Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm “hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình. Có người khi còn sống đóng góp cho làng trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia đá. Họ được “bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “hậu thần” và được làng hương khói hàng năm.
Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta còn thờ tổ nghề gọi là “tiên sư”. Trong miền Nam các “tiên sư” được thờ ở nhà hậu của đình làng, chỉ có một số ít “tiên sư” được thờ ở chánh điện.
Tóm lại, các thần làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngưỡng đa nguyên. Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông nghiệp (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, các thần sức mạnh tự nhiên…) với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng
Người Việt dù đi đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ, nơi có ngôi nhà mình đã sinh ra và lớn lên, trong một « quần thể » nhà được gọi là làng...Ở mỗi làng đều có một ngôi nhà chung gọi là đình làng, hình ảnh này lấy từ ngôi nhà mái cong có từ 3000 năm trước trên trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ xưa, nay còn lưu lại trên hình dáng nhà sàn của người Mường ở Hoà Bình, nhà Rông của người Thượng ở Tây Nguyên, và bao ngôi đình làng còn trên đất Việt. Đây là một minh chứng hùng hồn cho nền văn hoá kiến  trúc » thuần » Việt, không lai tạp ngoại bang dù có đôi nét như tương đồng với kiến trúc Á Đông khác. Tuy nhiên, chính nguồn gốc và chức năng của đình làng đã nâng cao lòng tự hào và tư duy sáng tạo riêng của người dân Việt độc lập, tài hoa.

Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng. Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng, là ngôi nhà công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi. Phân bố các gian của đình thường là 3 gian, hoặc 5 gian, tuỳ theo khả năng làng to nhỏ, giàu nghèo. Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay hoặc theo kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên. Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng chạy suốt là hoa chanh, hay hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt (hoặc chầu mặt trời). Tường bao xây bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa (còn gọi là hồ áo), quét vôi trắng.
Đình làng thường quay mặt về hướng Nam. Chỉ có những trường hợp đặc biệt vì lý do phong thủy, đình mới quay mặt theo hướng khác. Thông qua cách bố trí mỗi ngôi đình, ta có thể thấy được những quy tắc địa lý - tín ngưỡng của người Việt xưa, thường được gọi là phép phong thuỷ. Người Việt xưa tin rằng, thế đất và hướng đình tốt xấu có thể tác động tới sự thịnh suy, lành dữ của cả làng. Vì thế, khi dựng đình, bao giờ người ta cũng rất chú trọng tới sự hài hoà của hai yếu tố Âm và Dương. Tuy nhiên, ở câu ca dao này còn có ngụ ý chính để nói về cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành xấu và ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường.
Hình ảnh đình làng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng, là biểu tượng rất đặc trưng trong văn học dân gian về làng quê. Cái nôi đưa ta đi đến những chân trời mới và chào đón ta ngày trở về với quê hương bản quán, đó chính là mái đình làng thân thuộc!
Ngôi đình Việt Nam cổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống.

Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong.Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê. Gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục người dân về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước
Theo dòng lịch sử, đình làng đã sớm xuất hiện từ thế kỷ thứ II - III như 1 trạm dừng chân dọc đường nơi làng xã (theo « Lục bộ tập kinh » của Khang tăng Hội). Vào thời nhà Đinh (968-979) đã thành đình trạm cho sứ thần lân quốc nghỉ chân trước khi vào chầu vua. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán.
Nhưng đình làng chỉ thật sự phát triển vào thời Hậu Lê (1428-1527) và trở thành nơi thờ tự Thành Hoàng (Thần làng) và các vị thần khác. Dân Việt thờ cúng các vị thần núi, thần sông, thần đất... nhiều nơi khác lại thờ những vị nhân thần là những người có công với thôn làng, đất nước, đó là những vị anh hùng dẹp giặc, chống ngoại xâm, lập làng, dạy nghề, tạo công đức cho dân. Những đức tính và khía cạnh đời thường của những vị thần được nâng lên tầm mức thiêng liêng cho người đời ngưỡng vọng noi theo. Hằng năm, nhân ngày lễ giỗ các vị này, người ta dâng lễ tế và cũng cầu khẩn sự phù hộ và bảo vệ của các ngài cho đời sống ấm no, cầu xin mùa màng sung túc, thịnh vượng. Đây cũng là lúc bày tỏ và giáo dục truyền thống hiếu thuận « uống nước nhớ nguồn » của dân làng, một nét đẹp văn hoá lưu lại cho đời sau. Có thể nói chức năng đầu tiên của đình làng là chức năng « tín ngưỡng ».
Kế đến là chức năng « văn hoá » của đình làng : sau « lễ » của tín ngưỡng là phần « hội » của văn hoá dân gian. Mở đầu là phần rước kiệu từ đền ra đình, hoặc đi quanh làng rồi quay về đình, đền. Tiếp đó là phần tế tự, và sau cùng là các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí như hát tuồng, hát dân ca, đánh vật, múa giao duyên, các trò chơi dân gian....Vì mở rộng cho dân nên đình làng là biểu hiện văn hoá của cộng đồng dân cư chứ không là của riêng vua quan quý tộc. Mọi người đều có thể tham gia trong cuộc sống hội làng xôn xao, cuồn cuộn sức sống và tâm tình hoà đồng sinh động của cộng đồng.
Chức năng thứ ba phải kể đến của đình làng là chức năng « hành chính » : đây là nơi xét xử những tranh chấp, kiện tụng, phạt vạ, khao vọng, thu thuế, hội họp ; quy định và công bố các luật lệ (hương ước) của làng về nông nghiệp, tổ chức xã hội, trách nhiệm, quan hệ... của dân làng. Những từ ngữ « lên lão »,  « ăn khao», « phạt vạ », « nộp cheo, nộp cưới »...nói lên sự tôn trọng và niềm hãnh diện đằm thắm nét đẹp văn hoá của « lệ » làng, giúp người người nương tựa đùm bọc nhau. Đình làng quy tụ mọi người trong việc chung, giải quyết cái riêng, che chở cuộc sống người dân Việt. Đây là nơi cân bằng phép tắc, duy trì công lý và tình người trong tinh thần tương ái tương thân
Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc. Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.
sân đình làng
“Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”
hay:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen…” 
Tại mỗi làng thường xuất hiện các ngôi đình, đây là nơi sinh hoạt của bô lão, của người cao tuổi, các bậc lão làng thường sinh hoạt để thống nhất quyết định quan trọng của làng xã, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong làng xã, sự xuất hiện của các cụ bô lão ngoài ý nghĩa tinh thần còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, bởi lẽ các cụ thường xuất hiện để đưa ra quyết sách cho những vấn đề quan trọng của làng xã, thể hiện ở tư tưởng chính trị, xã hội trong phạm vi hẹp.
Qua ca dao, mái đình cứ n hiện hiện giống như một biu tượng của văn hóa làng:
“Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”.
Mổi đình là đều có một sân rộng là nơi có thể tập hợp dân làng còn là trung tâm văn hóa, mỗi khi tết đến xuân về, tại mỗi đình làng sẽ xuất hiện những ngày hội, với mục đích tập trung mọi người của làng cùng vui chơi giải trí sau một năm làm việc căng thẳng, vất vả... Các trò chơi thường xuất hiện có thể biết đến như trò vật, ném còm, kéo co,...sân đình còn là nơi giao lưu, kết bạn, là nơi thể hiện tình yêu nam nữ của những thanh niên trong làng.
Trải qua thời gian, năm tháng, sân đình mang tính cộng đồng vẫn tồn như một biểu tượng không thể thiếu, đại diện cho con người Việt Nam. Ngày nay, những hình ảnh cây đa, bến nước, đình làng không còn tồn tại nhiều do sự đô thị hóa mạnh mẽ, do quá trình phát triển kinh tế xã hội chi phối. Tuy nhiên dưới nhiều hình thức khác nhau ta vẫn bắt gặp sự tồn tại của tính cộng đồng, nó được thể hiện qua cử chỉ, hành động, qua mối quan tâm của con người với con người…
Đình làng
Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.


VĂN HOÁ MARX ĐANG HUỶ DIỆT CÁC TRUYỀN THỐNG LÀNG THÔN 

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê…Tới đình làng, sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước đã đưa vào huyền thoại những anh hùng cứu nước mà sử ca đã lẫn với kinh cầu, chầu văn. Tuy đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy, nên thờ thần núi, thần biển, thần nước (thần Tản Viên), Tam Điệp, Cao Các. ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá...

Cây đa, bến nước, đình làng đã và đang từ từ bị huỷ diệt bởi văn hoá Marx. Người Cộng sản chủ trương xây dựng nền văn hóa Mác-Xít Duy Vật để thay nền văn hóa duy tâm truyền thống của dân tộc Việt Nam được xây dựng gần 5,000 năm trên nền tảng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và đó cũng là nền tảng của mọi tôn giáo. Văn hoá Marx hủy diệt luôn tất cả mọi cảm nghiệm tâm linh ăn sâu thẳm từ lâu trong tâm thức con người Việt Nam.
Học thuyết duy vật, mà Hồ chí Minh mang vào Việt Nam, nhằm thay con người Việt Nam thành con người xã hội chủ nghĩa vô gia đình, vô luân, vô đạo, vong bản, vô trách nhiệm, chỉ biết hận thù giai cấp. Vì thế mọi giá trị, biểu tượng thiêng liêng đình làng, của đạo đức.....đã bị các trí tuệ tột đỉnh của dân tộc Việt Nam bị coi là đối tượng nguy hiểm, là kẻ thù số một cần phải đào tận gốc trốc tận rễ.
Người cộng sản có nhiệm vụ kéo sụp đổ cả một vũ trụ tâm linh, tình cảm, tâm lý, ý thức dân tộc của con người Việt truyền thống? Con người chủ nghĩa xã hội khoa học duy vật, phải đánh  vào những sợi dây vô hình kết hợp cái tinh anh của vũ trụ, của kiếp người, chúng cố tình phá vở những truyền thống làng xã Việt Nam, vì nới đó chính là những thành lũy phòng thủ cuối cùng của nền văn hiến, văn hóa truyền thống chống lại văn hóa “duy vật” của đảng CS, đây là một đòn hết sức him độc của csVN. ( Giặc Hồ Triệt Phá Di Sản Văn Hóa Dân Tộc của tác gỉa Trần Nhu http://www.geocities.ws/xoathantuong/tn_ghtpdsvhdt.htm)
Nòi giống Tiên Rồng đã xây dựng sự nghiệp gian nan trên oan khiên nghiệt ngã: đã từng thất bại và uống những chén đắng không thể nuốt nổi (một ngàn năm giặc Tàu đô hộ). Dân tộc này biểu lộ trọn vẹn cái dũng khí, thần khí, chí khí, hùng khí... , và đã vác những gánh nặng tưởng như không thể vác nổi (ba lần chống quân Nguyên) trên đôi vai để sản sinh ra những con người như Bà Trưng, bà Triệu, Lê đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ v.v... Nhưng con người da vàng, gan sắt, đã chịu đựng những cơn giông bão triền miên để chứng minh về nguồn gốc Tiền Nhân của mình. Những vị anh hùng ấy, hôm nay bị Hồ Chí Minh và đồng đảng, đào mồ, phá đền thờ, triệt hạ nền văn hoá văn bản của làng quê. Tội bọn chúng không thể tha thứ! 40 năm qua,  là thời gian;
* quá đủ để kẻ sỉ VN suy nghĩ cho một hành động cứu nước.
*quá đủ cho những người trai nước Việt thấy được việc gì mình phải làm cho Việt tộc. 

* Quá đủ cho giới trẻ VN trưỡng thành trong tư duy, để hành trình về với dân tộc.

* quá đủ để cho các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước hợp nhất trong một dự án chính trị để cứu nước.
Dậy mà đi đồng bào ơi, muốn VN trường tồn và minh châu trời đông thì phải diệt cho được cái Đảng Cộng Sản VN và toàn bộ nền Văn Hoá Marx mà bọn Việt gian CS đang đưa vào tư duy của Việt tộc.. Tuổi trẻ Hải Ngoại nhất định nhập cuộc để sát cánh cùng toàn dân trong ngày khởi tổng nghĩa. Mượn bài thơ của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết.

QUÊ HƯƠNG VÀ ĐẢNG PHỈ
Sơn hà xã tắc Việt Nam
Công bao thế hệ nghìn năm tô bồi
Đến ngày vận nước suy đồi
Điêu tàn, mục nát, tả tơi, ê chề.
Kể từ chủ nghĩa Mác Lê
Do Hồ thổ phỉ rước về quê hương

Ngọn cờ liềm búa tai ương

Gieo bao tang tóc thê lương giống nòi.

Chủ nhân xuống kiếp tôi đòi
Vượn người Bắc Pó lên ngôi cầm quyền

Môt loài man rợ cuồng điên

Đi xây hoang tưởng trên miền nhân sinh.

Rồi tên cẩu tặc Hồ Minh
Nửa đời phục dịch Lê nin tội đồ

Lập ra đảng cướp gia nô

Đâm thuê chém mướn gieo bao tội tình.

Gây nên cuộc chiến đệ huynh
Hai miền Nam Bắc điêu linh hoang tàn

Chỉ vì giấc mộng địa đàng

Của loài thú vật giả trang con người.

Non sông hoa gấm đẹp tươi
Bây giờ rách nát tơi bời lá hoa

Đại đồng vẫn tít mù xa

Quê hương thành cái nhà ma hãi hùng.

Vượn người vẫn cứ cuồng ngông
Khư khư bám chặt non sông điêu tàn

Miệng gào phục vụ nhân dân

Đôi tay trấn lột bạc vàng tài nguyên.

Ăn hoài cứt Mác Lê nin
Uống hoài nước đái Hồ Minh lạc loài

Hóa thân chuột bọ sâu giòi

Ký sinh cơ thể giống nòi rồng tiên.

Mưu đồ độc trị muôn niên
Làm tên thái thú giữ miền Giao Châu

Cha truyền con nối dài lâu

Sá gì dân tộc, còn đâu quê nhà.


Lý Bích Thuỷ 28/2/2015 (GMT 0:08:58)