Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

HÀNG ĐỘC!! CÀ REM PHƠI KHÔ 

DO CHXHCNVN SẢN XUẤT

Cà-rem (kem) là gì?? đó là tiếng phiên âm là một trong các loại cà thông dụng mà người Việt rất ưa thích dùng trong ẩm thực.nó là loại nằm trong gia đình của chi họ Cà. 

Ở VN là xứ nóng,  một loại thực phẩm rất được ưa thích đó là cà rem, là tiếng phiên âm từ  tiếng Phápcrème, món ăn ngọt dạng đông lạnh làm từ sản phẩm sữa như kem béo, trứng gà thêm vào gia vị và đường. Hỗn hợp này được khuấy đều khiến nước đá không kết tinh được. Kết quả là kem ở dạng mịn, món ăn nầy rất được người Việt rất ưa thích dùng. Trong ẩm thực là loại thức ăn nằm trong gia đình của chi họ Cà. 

NGUỒN GỐC CÀ-REM

Năm 54, khi lên ngôi Hoàng đế La Mã, Nero cho mở đại tiệc và ông làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên trước món tráng miệng lạ lẫm có trong thực đơn mang tên: Tuyết ngọt. Để làm được món tráng miệng lạ này, ông đã phải sai người lên tận đỉnh núi Apeninne để lấy "tuyết tươi" về ướp nó nhiều lần với mật ong và hoa quả. Và về sau, chính món tuyết ngọt của Hoàng đế Nero này đã được coi là tiền thân của món kem bây giờ.
Hơn 500 năm sau, tại Trung Hoa, dưới triều nhà Đường (618-907), món tuyết ngọt của Nero lại có một hình hài mới. Đó là hỗn hợp của sữa trâu, bò, dê đã được lên men, trộn với bột mỳ, sau đó được ướp long não cho có hương vị và làm lạnh bằng băng với muối. Món quý này, cũng như tuyết ngọt của Nero, chỉ được dùng trong những buổi tiệc lớn của triều đình.
Năm 1295, nhà hàng hải người Ý, Marco Polo trở về quê hương sau 17 năm ở Trung Hoa. Cuốn sách "Description of the World" (Diện mạo thế giới) của ông đã làm cả châu Âu kinh ngạc. Trong số vô vàn những điều lạ lẫm, Marco Polo nói đến có một thứ được gọi là "sữa được làm khô trong một thứ bột nhão". Theo người Ý, đặc sản này của Trung Hoa sẽ mãi chỉ là sữa và bột nhão nếu không có Marco Polo. Chính nhờ ông mà nó mới trở thành kem ở châu Âu.
Đối với Việt Nam, món kem chỉ mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, do người Pháp mang công thức và cách chế biến sang phục vụ quân đội xâm lược và từ đó trở nên rộng rãi với người Việt Nam nhất là ở miền Nam Việt Nam. Từ sau ngày 30.4.1975 thì QĐND nước VNDCCH sản xuất ra loại cà rem phơi khô (được) và đem khoe hàng với nhân dân miền nam VN.

Cách Làm kem Chuối tại gia

Bạn nghiền món kem chuối nên muốn lúc nào trong tủ lạnh nhà mình cũng có món khoái khẩu này. Chỉ mất 5 phút là bạn đã có món kem chuối ngon tuyệt rồi.

-6 quả chuối tây ko chín quá
-250gr dừa nạo
-50gr đậu phộng rang chín giã nhỏ

Cách Làm Kem Chuối Từng Bước Một

200gr dừa nạo xay với 250ml nước. Vắt lấy nước cốt, thêm ít muối, ít đường rồi cho lên bếp đun lửa nhỏ. Dùng một ít bột sắn, hoặc bột năng hòa với nước rồi đổ từ từ vào khuấy đều tạo hỗn hợp sền sệt. Bắc ra để nguội.
Trên đây là những hướng dẫn nhỏ để các bạn biết cách làm kem tươi, cách làm kem chuối, cách làm kem socola tại nhà đơn giản nhất, hy vọng đây sẽ là một cẩm nang bổ ích để giúp bạn chế biến ra những món kem mà mình yêu thích
DÒNG TỘC THUỘC HỌ CÀ

 Cà nghĩa đầu tiên của nó là một loài thực vật cho quả ăn được. Nhưng trong cái loài quả gọi là cà này cũng còn được phân biệt ra làm nhiều giống: nào là cà pháo, cà dái dê hay cà tím, cà dĩa hay còn gọi là cà dòn v.v...
Ngoài các loại cà vốn được Việt tộc trồng để làm thực phẩm từ lâu đời nói trên, còn có một số cà thuộc loại ngoại lai du nhập như cà chua hay có người còn gọi là cà "tô mát" và vài thứ có tên do gọi theo phiên âm mà có tiếng cà nhưng không hẳn là cà như cà rốt, cà phê v.v... 
Khi nhắc đến cà thì hầu như người dân Việt nào từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quê hương tự hào có bốn ngàn năm văn hiến nhưng vẫn quanh quẩn với cái nghèo tất nhiên sẽ nghĩ ngay đến món cà pháo trước tiên, vì nhà nghèo thì thường bữa cơm không mấy khi có thịt cá mà chỉ có món cà pháo muối dưa làm chuẩn. Riêng trong Nam thì nhờ ruộng đồng sông rạch lắm cá nhiều tôm nên người bình dân vẫn có thể sang hơn một tí, vì người ta còn có thể đem cà muối chung với mắm cá thành món mắm gọi là mắm cà để dùng. 

Khi đánh giá sự vật hay con người thì loại dở dở ương ương được người ta gọi là loại "cà mèng" hay còn gọi là"cà là mèng". Người có vẻ như mất thần, không tập trung tư tưởng thì được gọi là "cà lơ". Chân bị đau khiến cho đi đứng cứ khập khiểng thì gọi là "cà nhắc". Chân mà bị cà nhắc có khi còn được gọi là "cà thọt" hay là "xi cà que"
Người nghèo ăn uống thiếu dinh dưỡng thì thân thể thường ốm "cà tong cà teo", hình dáng trông cứ như là que củi "cà khẳng cà kheo". Do cái bệnh ốm đói kinh niên cho nên đi đứng làm việc lúc nào cũng có vẻ uể oải theo kiểu "cà rịch cà tang", và thường thích "kề rề cà rà" chứ không xông xáo. Đường sá quê nghèo thì lồi lõm ổ gà, lỗ chân trâu, khiến cho xe chạy không lăn bánh êm ả như trên xa lộ mà hay bị dồi xóc nên gọi là "cà tưng". Những người đi đứng không chững chc mà lúc đi lúc nhảy như con dê non thì gọi là "cà tửng"

Còn nhỏ mà không được đi học thì chỉ thích chạy "cà nhỏng" ngoài đường. Người lớn mà vô công rồi nghề không biết làm gì thì thường hay "la cà" chỗ này chỗ nọ. Gặp nhau chuyện gẫu hoài nhiều khi không còn biết chuyện gì để nói đành phải nói theo kiểu "cà kê dê ngỗng". Do cái tật cà kê dê ngỗng mà sinh ra tật nói "cà rởn" tức là nói chơi nói dỡn cho vui. Tuy nhiên đôi lúc vui quá cũng dễ sinh ra mất lòng gây bất hòa nên đâm ra "cà khịa", có nghĩa là nói thọc ngang, nói xóc hông người khác. Nếu tự ái của người nào đó bị xúc phạm quá nặng thì người đó có thể lên cơn giận đột xuất làm cho hệ thống thần kinh không còn làm chủ được cái lưỡi phát âm khiến cho nói không nên lời, mà cứ lắp ba lắp bắp vấp váp thành ra "cà lăm". Đúng ra thì cà lăm chính là tên gọi của một khuyết tật về nói bẩm sinh nơi một vài người mà khi sinh ra đã được trời ban cho họ một bộ máy phát âm không hoàn chỉnh.

CÀ CHỚN VỚI CÀ REM PHƠI KHÔ
Có nhiều tiếng được ghép với tiếng cà để diễn tả cái dở cái yếu kém nơi sự vật hay con người như đã nói trên, nhưng còn một tiếng nữa đáng nói đến nhất là tiếng "cà chớn". Thật ra thì người viết cũng không biết định nghĩa tiếng cà chớn này như thế nào ?? 
Người ta không biết cái tiếng cà chớn này bắt nguồn từ thời nào nhưng trước đây tiếng cà chớn có lẽ chỉ mới thông dụng ở miền Nam chứ người miền Bắc hình như ít người biết đến. Cảnh người cộng sản sau khi chiếm xong miền nam, được mô tả như một đàn bò vào thành phố.
"Đàn bò vào thành phố, đêm buồn vắng buồn hơn", không buồn sao được vì Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang rực rỡ tráng lệ hoa đèn là thế bỗng chốc sau một ngày tan hoang bởi sự tàn phá của lũ bò ngu ngốc, còn đâu tiếng cười bình yên của một nơi gọi là phồn hoa đô thị, tất cả chỉ còn lại tiếng khóc, nỗi sợ hãi, sự trốn chạy...
"Đàn bò vào thành phố, reo buồn tiếng hạt chuông"..., bò vào và bò phá nát đô thị, phá nát cảnh quan kiến trúc, phá nát tất cả những gì bò cho là đi ngược với xã hội chủ nghĩa, bò dùng cái đầu bò để tạo dựng một chế độ đi ngược lại sự phát triển của loài ngườibò bẻ cong lịch sử, bò bóp méo sự thật và xây dựng mọi thứ bằng sự dối trá, tham lam và đần độn, bò hô hào là bò "giải phóng", thì đúng là bò đã giải phóng nhưng bò đã giải phóng nền văn minh hiện hữu để đưa đất nước trở lại thời tiền sử!...
Chính vì thế mà khi quân Bắc Việt mới vào chiếm Sài Gòn sau khi chế độ miền Nam sụp đổ, người ta mới bắt đầu truyền tụng cho nhau câu chuyện vui có thật 100% như sau: 
Một hôm có một anh công nhân Sài Gòn ngồi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng ở quán cóc thấy anh bộ đội Bắc Việt lảng vảng gần đó bèn mời uống cà phê và nói chuyện. Bộ đội miền Bắc vì đã học tập thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng CS nên không bỏ lỡ cơ hội nào để làm công tác tuyên truyền đề cao xã hội miền Bắc. Còn anh công nhân miền Nam thì bao lâu nay bị "Mỹ Ngụy đầu độc" về đời sống khốn khổ của nhân dân miền Bắc nên nay có cơ hội gặp người anh em của xã hội chủ nghĩa miền Bắc bằng xương bằng thịt thì cũng muốn tìm hiểu thêm cho rõ trắng đen. Câu chuyện bắt đầu bằng câu hỏi của anh công nhân miền Nam về cà phê miền Bắc hương vị ra sao rồi bắt qua hỏi thăm về các loại cà này cà nọ. Bất cứ nói đến thứ cà gì cũng được anh bộ đội trả lời là miền Bắc có nhiều hơn, to hơn, ngon hơn hoặc tốt hơn trong Nam. Khi hỏi đến "cà rem" thì bộ đội  VC vì muốn chứng minh sự giàu mạnh của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc nên không ngần ngại khoe ngay là cà rem thì không những ăn không hết còn được phơi khô để dành và xuất khẩu nữa. 

Nghe đến đây anh công nhân Sài Gòn hiểu ngay là bộ đội này đúng là thứ cà chớn bèn bồi luôn một câu hỏi nữa là ở miền Bắc có cà chớn không? Anh chàng bộ đội ngố từ lúc sinh ra có lẽ cũng chỉ được nếm có mỗi một món cà pháo, vừa lớn lên thì lại được Đảng CS dạy cho ăn uống phải theo chế độ tiêu chuẩn tính theo"cà ram" cho từng đầu người của chế độ cọng sản ưu việt, sau đó thì bị lùa đi cầm súng làm "nghĩa vụ giải phóng miền Nam", bao nhiêu năm chỉ biết lặn lội trong rừng sâu hoặc là nằm dưới hầm để tránh đạn "cà nông" cho nên giỏi lắm cũng chỉ mới học thêm được tiếng "cà mèn" là món vật dụng bằng kim khí dùng đựng cơm của lính nên nay về thành phố, được nếm mùi cà phê sao mà thơm ngon quá cho nên tuy chẳng biết cà chớn là cái gì nhưng đinh ninh cà chớn chắc phải là một món gì đó cao quý lắm nên không ngần ngại đáp luôn là cái gì chứ cái thứ cà chớn thì ê hề, ở miền Bắc đâu đâu cũng có. Cà chớn là gì?, cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu,  không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu.  Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt, không xấu nữa.

Chử cà chớn dùng nơi đây củng để ám chỉ  những người hay có những thái độ bốc đồng, những cách hành xử kém tế nhị gây hiễu lầm v những công việc chung, ăn nói thì lời lẽ tiền hậu bất nhất v.v...  Chử cà chớn chúng ta có thể cảm nhận được, và hiểu ngầm được hai tiếng mang tính khinh bỉ này, để dùng cho những loại người có cái tên là Việt Cộng. Đất nước mà được lãnh đạo bởi các chính khách cà chớn thì dân chúng chỉ có nước bị gậy đi ăn mày, CHXHCNVN đã và đang đi trên con đường xuống hố cã nước.

Sưu tầm tưdf Lê Kim Anh 22/8/2015

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 
TRONG VIỆC GIỬ NƯỚC

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là một đề tài mà nói ra luôn là một tinh thần mà con người phụ nữ của Việt Nam ta luôn có. Đó là một tấm lòng yêu nước, xót xa với cảnh cơ cực khi phải sông trong cảnh mất nước nhà tan. Câu thành ngữ đã khẵng định được tình cảm mà mọi ph nữ Việt Nam đều có đó là :"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"Lịch sử Việt nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi dựng nước đến nay,  dân tộc ta luôn chiến đấu chống giặc xâm lược để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Mỗi khi nhân dân ta vùng lên đánh đuổi kẻ thù, người phụ nữ cng góp phần tích cực trong chiến đấu. Đất nước là của chung, việc giữ gìn đt nước là bổn phận của mọi công dân, không phân biệt già trẻ, nam nữ. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, người phụ nữ không phải chỉ biết chăm lo gia đình, quanh qun với công việc bếp núc, sanh con nối dòng, giáo dục con cái mà họ còn cầm súng đánh giặc.

Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu là những vị anh thư dân tộc, đã đánh đuổi quân xâm lăng Đông Hán để giữ vững sơn hà. Tiếp theo dòng lịch sử quật cường trước làn sóng Bắc xâm ấy, những người trai phải lên đường theo nghiệp đao cung, người phụ nữ đã hi sinh hạnh phúc gia đình đưa chồng đi làm trách vụ của người trai khi sơn hà nguy biến:

Chàng đi đưa gói thiếp mang

Đưa gươm thiếp xách cho chàng đi không

Thực tế trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao gương nữ anh hùng đánh giặc cứu nước. Và lịch sử đã ghi danh những chiến công rực rỡ của các bậc anh thư khởi nghĩa đánh đuổi giặc thù để giải phóng quê hương như Hai Bà Trưng:

Hay  bà Triệu với:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha

Từ thế kỷ III trước công nguyên, trong những thời kỳ mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”, cùng với cả dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam đã kiên quyết đứng lên chống bọn thống trị phương Bắc để giành lấy quyền sống. Vì khi có nạn ngoại xâm,  phụ nữ là người trực tiếp chịu hậu quả nặng nề nhất. Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo (năm 40 đầu công nguyên) lôi cuốn một lực lượng quần chúng đông đảo chưa từng thấy, chỉ trong một thời gian, 65 thành đã giải phóng, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc.


Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, đã phủ định cái uy quyền “bình thiên hạ” của đế chế Hán đang thời kỳ thịnh đạt, đồng thời nó cũng khẳng định khả năng giành độc lập, mở đường cho các thế hệ sau đi tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó còn chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi.

Ta lên núi
Ta lên núi
Đuổi đàn hươu
Đuổi đàn hươu

Chị em năm ba mặt cũng rầu rầu

Ta lên núi

Ta lên núi

Đuổi đàn nai

Đuổi đàn nai

Nỗi niềm tâm sự than thở cùng ai ?

Đoái trông phương Đông : nước rộng mênh mông

Đoái trông phương Tây : đá trắng gồ ghề

Đoái trông phương Nam : mây che đầu ngàn
Đoái trông phương Bắc : núi cao cao ngất …



Đó là bài ca  Xuất Quân  nữ dân binh của Hai Bà Trưng, tương truyền do chính Bà Trưng đặt ra để quân lính vận dụng tinh thần trước khi lâm trận trong sứ mạng giữ nước.  Bài ca này trước đây, trong ngày mở hội tế lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng hàng năm  vào mồng 6 tháng 2 âm lịch, dân xã Hát Môn huyện Phú Lộc -  nay là huyện Phú Thọ – tỉnh Sơn Tây, và dân làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên, quê hương của Hai Bà,  diễn lại thần tích chiến trận Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tàu Đông Hán, dành lại độc lập. 

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Tây lịch)   là cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt, sau 151 năm bị đàn áp,  đánh dấu một chiến tích của dân bị trị chống lại ách đô hộ của đế quốc Trung Hoa.  Suốt trên nghìn năm -  kể từ năm 111 trước Tây lịch cho đến năm 939 sau Tây lịch -  đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên và do chính phụ nữ khởi xướng và cầm đầu , đã được mọi người nhất loạt hưởng ứng đứng lên đánh đuổi quân xăm lăng.


Lịch sử đã ca ngợi công ơn Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ Trung Hoa, dành độc lập cho đất nước, Lê Ngô Cát  trong Đại Nam Quốc sử Diễn Ca ghi nhận :

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.


Trong khi đó,

                     Tượng đá trời Nam giãi tuyết sương

                     Nghìn năm công đức nhớ Trưng Vương  …



Việt tộc ca ngợi công đức Hai Bà :


                      Một bụng em cùng chị
                      Hai vai nước với nhà
                     Thành Mê khi đế bá
                     Sông Cấm lúc phong ba
                     Ngựa sắt mờ non Vệ
                     Cờ vàng mở rộng hoa
                     Nghìn năm bia đá tạc
                     Công đức nhớ Hai Bà    


Và tôn kính lập đền thờ rải rác khắp nơi quanh vùng sông Đáy là phòng tuyến của Hai Bà.  Ngày 6 tháng hai âm lịch hằng năm là một ngày quốc lễ.  Riêng tại làng Hát Môn là nơi Hai Bà tuẫn tiết, có đền thờ bên bờ sông Hát.  Lễ tế Hai Bà có món bánh trôi, nặn làm 100 viên, lễ xong để 49 chiếc vào lòng một hoa Sen lớn thả xuôi dòng về biển.

Có hàng trăm đền thờ Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng ở ngoại thành Hà Nội, từ Đồng Nhân,  Mai Động, Hoàn Long, An Biện, Hiền Quan, Đông Triều, Ngõ Nghè ở Hải Phòng, Tiên La ở Thái Bình,Cấm Khê, Mê Linh, Hạ Lôi, Cư An ở Phúc Yên, Hát Môn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai tỉnh Sơn Tây,  Cẩm Thượng, Cổ Loa, Lãng Bạc,  Đống Đa, Tam Hiệp, Hoàng Diệu, La Thượng, Ba Vì, Thần Phù  …  vào tận Nga Sơn ở Thanh Hoá, và không quên các tướng lãnh của Hai Bà.  Công lao các nữ tướng được ghi rõ trong thần phả tại các đền thờ. 

Nếu như trước khi xuất hiện tiếng trống Tây Sơn vào năm 1789, thì hơn 1700 năm trước , tiếng TRỐNG MÊ LINH của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vào năm 40 là tiếng trống chấm dứt thời gian bị trị và thu hồi độc lập về cho Việt tộc sau những năm dài sống trầm kha, gian khổ dưới gót dày xâm lược của Tàu.

Trong một đêm Xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý, hai Bà với binh phục màu vàng đã bước lên lễ đài thề rằng:

"Một xin, rửa sạch thù nhà,
Hai xin, dựng lại nghiệp xưa vua Hùng..."


Tiếng trống Mê Linh của quân đội VN ngày xưa đã dập tắt được mộng xâm lăng của Tàu. Rồi đến muà xuân Kỷ Dậu 1789, tức 1749 năm sau hai bà Trưng, tiếng trống Tây Sơn theo gót tiền nhân đã nổi lên để thu phục quân Thanh sang xâm chiếm nước ta. Giặc Tàu chỉ thần phục được đám Thái Thú Ba Đình chứ chưa bao giờ chiến thắng được Việt tộc, lịch sử VN đã chứng minh được điều nầy.
CON CHÁU BÀ TRƯNG, BÀ HIỆU TRƯỞNG BÙI TRÂN PHƯỢNG
Giới trí thức Việt Nam trong nước cần phải học tập gương của bà Hiệu Trưởng Hoa Sen. Xin cảm ơn Bà đã dũng cảm nói thẳng nói thật với các em sinh viên vừa tốt nghiệp về quan hệ với ông bạn láng giềng xấu xa là Tàu cộng. Hãy giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù bọn giặc Phương Bắc ngay từ khi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, vì đây sẽ là lực lượng nòng cốt chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền đất nước sau này. Đừng như đám thái thú Ba Đình: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc...”(Lời của BT/QP Phùng Quang Thanh ) 

Bà Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen

Bùi Trân Phượng sinh năm 1950 trong một gia đình có nhiều thế hệ theo nghề giáo. Sau khi hoàn thành chương trình trung học Pháp tại trường Marie Curie, bà đậu Tú tài hạng Ưu và đi du học Pháp vào năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Lịch sử Đại học Paris I, Pháp (1972); tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Paris VII, Pháp (1994), Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh Doanh UBI (2003) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Lyon 2, Pháp (2008).
Từ năm 1972 đến 1975, bà dạy học tại trường Marie Curie và thỉnh giảng tại Đại học Cần Thơ.
Từ 1975 đến 1991, bà công tác tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trải qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử. Về Trường Đại học Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1996 đến nay (nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Tr%C3%A2n_Ph%C6%B0%E1%BB%A3ng)

Bài diễn văn xúc động do bà đọc  trong 

lễ tốt nghiệp của các tân khoa
(Trích từ  báo Pháp Luật TP.HCM ngày 30.6.2015)

Trường Đại học Hoa Sen vừa tổ chức Lễ Tốt nghiệp lần thứ 1 năm 2015 cho 535 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Kỹ thuật viên (KTV). Trong số các tân khoa tốt nghiệp đợt này, có 30 tân khoa là Thủ khoa và Á khoa. Tại Lễ Tốt nghiệp, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng nhà trường đã có thông điệp quan trọng gửi đến các tân khoa.

Chuyên mục Giáo dục, Báo Pháp Luật TP.HCM gửi đến quý độc giả toàn văn bài diễn văn độc đáo này:

Các bạn Tân khoa của Đại học Hoa Sen thân mến,

Các anh chị sắp bước ra khỏi hội trường này để khởi nghiệp trong thời điểm đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Theo thống kê năm nay của trường, cứ 100 tân khoa đang ngồi đây, trong hội trường này, có 80 bạn đã tìm được việc làm và sẽ quay lại làm việc vào thứ hai.
Trong thông điệp gởi đến các tân khoa ngày hôm nay, tôi muốn nói đôi lời về hai vấn đề dường như không mấy liên quan. Tuy không liên quan với nhau, nhưng cả hai vấn đề này đều nóng bỏng, thiết thân đối với sứ mạng giáo dục và những giá trị cốt lõi mà trường Hoa Sen theo đuổi từ 1991 tới nay, đã gần một phần tư thế kỷ. Đó là tư duy không vì lợi nhuận và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Bà Bùi Trân Phượng
Đầu tiên, tôi xin giải thích ý nghĩa của ‘không vì lợi nhuận’. Ở góc độ pháp lý, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận (cũng có thể dịch bằng ‘bất vụ lợi’ hay ‘vô vị lợi’) sử dụng lợi nhuận hoặc còn gọi là chênh lệch thu chi của mình để đạt được mục tiêu đề ra thay vì phân phối lại cho nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu dưới dạng cổ tức hay lợi nhuận kinh doanh. Quyết định hoạt động không vì lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không quan tâm tìm lợi nhuận từ những hoạt động hay dịch vụ của mình. Mỗi quốc gia có luật giới hạn mức độ mà một tổ chức không vì lợi nhuận được sử dụng phần chênh lệch thu chi để chi trả cho người góp vốn. Tại Việt Nam, luật giáo dục đại học 2012 và nghị định liên quan có quy định trường đại học không vì lợi nhuận phải tuân thủ mức trần cổ tức để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư vào giáo dục. Đó cũng là điều mà Đại học Hoa Sen đã thực hiện từ ngày đầu thành lập trường, đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn trong tương lai.

Bà Bùi Trân Phượng chúc mừng các tân cử nhân. 

Ảnh: ĐH Hoa Sen

Tư duy không vì lợi nhuận là khái niệm khác. Trong quá trình học tập, các anh chị từng nghe đến tinh thần khởi nghiệp, hay sự năng nổ cần thiết để đi vào cuộc sống thực tế. Các anh chị đã học các kĩ năng để tăng cường lợi thế cá nhân trong cạnh tranh việc làm tốt và vị thế xã hội. Tư duy không vì lợi nhuận là tư duy nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Nói cách khác, tư duy không vì lợi nhuận là ý thức cộng đồng hay ý thức trách nhiệm công dân, là động cơ khiến ta góp tiền cho một tổ chức từ thiện, giúp người già băng qua đường, khi lái xe biết nhường đường cho người đi bộ, hay làm việc cho một tổ chức không vì lợi nhuận như Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD chẳng hạn. Các anh chị có thể hỏi có phải phục vụ cộng đồng tám tiếng một ngày và năm ngày một tuần là điều tốt nhất cho các anh chị không. Câu trả lời của tôi là không nhất thiết. Đã từng và sẽ tiếp tục có một số cựu sinh viên Hoa Sen chọn lựa như vậy. Nhiều anh chị khác vẫn làm việc cho một doanh nghiệp bình thường; đồng thời không quên đóng góp kiến thức, thời gian và tiền bạc để giúp đỡ kể cả những người không phải thân thuộc. Quan trọng nhất là anh chị vừa phải có tư duy, năng lực cần thiết để thành công trên thương trường, đồng thời phải có tư duy, năng lực, thói quen, thậm chí là nhu cầu, khát vọng từ sâu thẳm trái tim mình đóng góp xây dựng xã hội.
Liên quan đến các bạn tân khoa và Đại học Hoa Sen, tôi mong muốn các bạn sẽ luôn dõi theo sự phát triển của nhà trường và góp phần đảm bảo rằng Hoa Sen sẽ tiếp tục tái đầu tư hầu hết, tiến đến là toàn bộ chênh lệch thu chi vào hoạt động giáo dục và phục vụ cộng đồng. Tôi mong các anh chị sẽ làm tiếp những gì mà các anh chị đã làm, đó là tham gia đặt ra những câu hỏi, kể cả chất vấn Ban Giám hiệu về hiệu quả sử dụng học phí và sự giữ gìn, phát triển các giá trị cốt lõi đã làm nên uy tín, hình ảnh nhà trường. Và tôi cũng mong, giống như nhiều cựu giảng viên – nhân viên và cựu sinh viên các lớp trước, các tân khoa ngồi đây sẽ tiếp tục giữ quan hệ tích cực và đóng góp, ảnh hưởng đến tương lai nhà trường.
Các tân khoa Đại học Hoa Sen thân mến!
Một năm trước, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc địa phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay trở lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Đồng thời chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không lặp lại những điều mà mọi người đã đọc trên các phương tiện truyền thông... Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương.
Cuối cùng, các anh chị nhớ chạy xe cẩn thận, đề phòng phụ gia độc hại của Trung Quốc trong thực phẩm Việt Nam. Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt Nam có học, sống tử tế, làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái.

Thay mặt đội ngũ sư phạm nhà trường, tôi xin vinh danh sự thành công của các anh chị và chúc các anh chị mọi điều tốt đẹp nhất trên đường đời.


Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, văn minh, khai phóng  thành công rực rỡ chỉ khi nào có sư tiếp tay của mọi thành phần sống trong xã hội tư nông, công nhân cho đến trí thức .  Đến nay, cuộc cách mạng ấy còn ở trước mắt, nó nằm trong tay toàn dân, nhất là giới trí thức, những nhà tranh đấu dân chủ và ở trong tay thế hệ trẻ Việt Nam. 

Cái nhà là nhà của ta
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Xóm làng là làng của ta
Xương máu ông cha làm ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Cánh đồng đơm đầy hương hoa
Công khó dân ta làm ra
Quyết tâm ta gìn giữ lấy
Nuôi nhau chung sống một nhà
Xóm giềng là tình quê hương
Chung sống vui bên ruộng nương
Có nhau để cùng chung sức
Vươn lên non nước hùng cường
Cõi đời là đời của ta
Nuôi dưỡng công lao mẹ cha
Lớn khôn để gìn giữ nước
Thay nhau xây đắp sơn hà
(đồng dao)


Nhà nầy nhất định là nhà VN, là của con Hùng cháu Lạc; Cháu con nhất quyết không được để lọt vào tay giặc!!

Đó là di huấn của tổ tiên để lại cho con cháu, chúng ta nhất quyết phải lấy việc răn dạy của tổ tiên làm kim chỉ nam cho việc chống chủ nghĩa bành trướng của Bắc kinh, một kẻ thù truyền kiếp của Việt tộc. Phải biết quý căn nhà VN phải giử cho bằng được dù phải tốn xương và máu của con dân VN. Chúng ta không thể nào tiết kiệm xương máu với bọn việt gian cộng sản bán nước. Hoa tự do, dân chủ và nhân quyền nhất định phải nở bằng máu của chính những người VN chúng ta. Trong một cuộc cách mạng chúng ta không thể nào từ chối sự hy sinh xương máu khi đánh đuổi kẻ thù của dân tộc. Nếu may mắn ít đổ máu, thì đó là điều mong muốn của tất cả các tổ chức chính trị, nếu như không được, chân lý duy nhất là phải lấy máu để rửa sạch tàn tích của csVN, giải quyết tận gốc rể mọi hệ lụy do chúng tạo ra trên nửa thế kỷ nay trong căn nhà VN.


Tay dơ thì lấy nước để rửa, còn NƯỚC dơ chỉ lấy máu rửa mới sạch ( lời Thái Tử Vĩnh San)

Tình tự quê hương của Việt tộc là gắn bó thiết thân máu thịt tình sông - núi với con người là vô cùng sâu nặng. Có ở nơi nào trên trái đất này đã ngàn đời lấy thế núi - sông làm lũy thành phên đậu mà giữ gìn lấy đất đai Tồ quốc. Kia ải Chi Lăng, đèo Mã Phục, dải Hoàng Liên... từng âm vang chiến thắng quân xâm lược bắc phương. Bao ngọn núi quê hương dâng tảng ngực trần uy nghiêm, bền gan, kiêu dũng che chắn bước chân giặc....ngăn chặn bão dông. Dựa vào thế núi mà giữ đất. Và núi đã được ông cha ta dùng trong nghĩa tình núi sông, kia là bến Bồ Đề, cửa Hàm Tử, dòng Đằng Giang, Hồng Hà... đã bao đời nhuộm máu giặc xâm lược từ phương bắc.

Lấy núi làm cha, sông làm mẹ. Núi ngăn bước thù, sông trôi máu giặc. Núi che gió bão, sông chở phù sa. Còn ở nơi nào nghĩa núi - sông gắn bó với con người hơn thế nữa. Hơn là không ở xứ sở nào nghĩa núi - sông mang một ý nghĩa lớn lao, sâu xa hơn xứ sở Nam Quốc Sơn Hà thiêng liêng này.


Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!

Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.
(Trích Quốc ca VNCH)

Hôm nay toàn dân VN đang đối diện với một mối QUỐC SĨ lớn lao chưa từng có trong lịch sử nước Việt, mà tập đoàn tà quyền hèn hạ csVN đã mang về cho đất nước chúng ta. Hàng ngày đồng bào chứng kiến nhiều sự kiện nghịch lý xãy ra bên cạnh cuộc sống vốn đã nhiều gian lao, khổ sở trong nghèo đói, lại còn phải nhìn sự ngang ngược hống hách của quân Tàu xâm lược trên khắp các miền đất nước, từ những khu rừng thượng nguồn sát biên giới Việt Trung; Cao Nguyên Trung phần nơi mà bọn Tàu cộng đang khai quật tài nguyên của nước ta; các khu công nghiệp do người Tàu quản lý rải rác trên khắp miền đất nước....cho đến biển đảo ngoài khơi, gần đây nhất là sự kiện đặt giàn khoan HD 981 ngày 2.5.2014 trong thềm lục địa VN, bất chấp sự phản đối của nhân dân VN.



Đất nước đang bị chà đạp, nhân dân đồng loạt lên tiếng khắp nơi từ trong nước ra đến hải ngoại chống lại sự có mặt của quân cướp bắc phương đang âm mưu đoạt lấy tài nguyên của nuớc ta. 

Ngoài việc chúng không tôn trọng chủ quyền VN mà còn lố bịch khinh thường luôn cã 90 triệu nhân dân VN. Lý do mà chúng ngang ngược coi nhà VN là nhà trống không có chủ là vì những tên thái thú từ họ Hồ cho đến các đàn em sau này, đã tiếp tay mở cửa cho chúng tràn vào nước ta.

Trong khi đất nước đang trong cơn phẩn uất, hồn thiêng sông núi căm hờn thì bọn thái thú đã vâng lệnh quan thầy đàn áp và dập tắt tất cả các cuộc biểu tình yêu nưóc của nhân dân VN.



Sự nhắn nhủ của bà Bùi Trân Phượng trong buổi lể chúc mừng các tân cử nhân năm 2015, là những Vitamin kháng thể cần thiết cho những con người đang còn vô cãm với đất nước trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng. Là liều thuốc bổ cho hàng ngủ trí thức của Đại Học Hoa Sen trước khi rời ghế nhà trường. Bà phát biểu:


“Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm”. ...... Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương."

Người viết xin cám ơn bà Hiệu Trưởng trường ĐH Hoa Sen,  đoá sen hiếm hoi đang toả ngát hương thơm trêđất  giồng CHXHCNVN ngày nay.

Lê Kim Anh 15.8.2015