Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

  NAM HÀN KHÔNG LOẠI TRỪ VIỆC VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CHO UKRAINE

Trong nhiều ngày qua, càng thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Hàn đã gửi quân qua giúp Nga. Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đã nói về một cuộc "sự khiêu khích". Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nói sau cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda: “Nam Hàn sẽ không ngồi yên”. Nam Hàn và Ba Lan đều đồng ý  sự hiện diện của binh sĩ Bắc Hàn ở Ukraine là một hành động khiêu khích "đe dọa an ninh thế giới và châu Âu".

Ngoại trưởng Nam Hàn Cho Tae Yul cũng đưa ra bình luận tương tự. “Tôi không nghĩ chúng ta đang ở vị thế có thể ngồi yên nếu điều này trở thành mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta”, ông Cho Tae Yul nói trong phiên điều trần quốc hội ở Seoul, theo Yonhap.

Khi được một thành viên quốc hội hỏi: liệu chính phủ Nam Hàn có xem xét việc gửi vũ khí trực tiếp tới Ukraine hay không ?, nhà ngoại giao hàng đầu trả lời rằng tất cả các lựa chọn đều đang được cân nhắc. Các biện pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc Nam Hàn sẽ nhận được sự phản ứng gì từ phía Nga. Cho đến nay, Nam Hàn vẫn chưa giao bất kỳ một vũ khí hạng nặng nào cho Ukraine do lo ngại xung đột leo thang.

Mỹ và NATO xác nhận việc đồn trú của binh sĩ Triều Tiên ở Nga hôm thứ Tư 23/10. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia ở Washington, John Kirby, cho biết chính phủ Mỹ hiện phỏng đoán có ít nhất 3.000 binh sĩ đã được đưa tớii tới miền Đông nước Nga. Theo tin tình báo do Nam Hàn tiết lộ, họ đã đến Nga bằng tàu thủy và hiện đang được đưa vào các trung tâm huấn luyện quân sự ở phía đông nước Nga. “Chúng tôi vẫn chưa biết, liệu những người lính này có chiến đấu bên cạnh quân đội Nga hay không.” Nhưng, việc này rất có thể xảy ra.

Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã lên tiếng về trường hợp này như sau : "Việc Bắc hàn ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Đức và trật tự hòa bình châu Âu".

SỰ SUY YẾU CỦA NGA ??

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết bên lề chuyến thăm Rome rằng vẫn còn phải xem binh sĩ Triều Tiên sẽ làm gì ở Nga. “Nếu họ có ý định tham gia vào cuộc chiến này thay mặt cho Nga thì đó là một vấn đề yéu kém rất nghiêm trọng.”

Austin cho biết quân đội Nga cho đến nay đã chịu tổn thất đáng kể trong cuộc chiến Ukraine. Về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông nói thêm rằng việc hợp tác với binh lính Triều Tiên là một dấu hiệu cho thấy "ông ấy có thể còn gặp nhiều rắc rối hơn hầu hết mọi người nghĩ".

NATO CẢNH BÁO CHIẾN SỰ LEO THANG

Người phát ngôn NATO Farah Dakhlallah lên tiếng tại Brüssel, là có "bằng chứng" cho thấy binh sĩ Bắc Hàn đang được Kim Jong Un gửi đến Nga. Nếu những đội quân này dự định tham dự chiến đấu ở Ukraine, "điều đó sẽ thể hiện một sự leo thang đáng kể trong việc Bắc Hàn hỗ trợ cho cuộc chiến bất hợp pháp của Nga". Hội đồng Bắc Đại Tây Dương sẽ sớm thảo luận về việc này.

Tình báo Nam Hàn hôm thứ Sáu thông báo rằng 1.500 binh sĩ Bắc Hàn đã được chuyển đến Nga. Qua đó, họ sẽ hoàn thành khóa huấn luyện ở miền Đông nước Nga và sau đó sẽ được điều động ra mặt trận ở Ukraine. Hôm thứ Tư vừa qua, tình báo Nam Hàn thông báo rằng thêm 1.500 binh sĩ từ Triều Tiên đã được gửi đến Nga. Theo ước tính từ Seoul, Bình Nhưỡng có thể gửi tổng cộng khoảng 12.000 binh sĩ. 

Nam Hàn đang lo ngại rằng Bắc Hàn có thể được tăng cường để củng cố về mặt quân sự cho s hợp tác với Nga.

NGA KHẲN  ĐỊNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI BẮC HÀN

Quốc hội Nga đã phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện với Bắc Hàn. Thỏa thuận đưa hợp tác quân sự giữa hai nước lên một tầm cao mới và quy định Bắc Hàn và Nga sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu một trong hai nước bị tấn công. Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Duma, Leonid Slutsky cho biết: “Hiệp ước có tính đến đầy đủ tình hình địa chính trị hiện tại”.

Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đã ký thỏa thuận vào tháng 6/2024 tại Bình Nhưỡng. Mỹ coi liên minh này là nguy hiểm và liên tục cáo buộc Bình Nhưỡng cung cấp đạn dược và vũ khí cho Putin trong cuộc chiến xâm lược Ukraine của ông.

Việc phê chuẩn của Duma được đưa ra trong bối cảnh có tin hàng ngàn binh sĩ được gửi từ Bắc Hàn tới Nga. Giới quân sự Nato, Mỹ và Tây Phương  lo ngại rằng Nga sẽ sử dụng binh sĩ làm quân tiếp viện trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, từ đó làm bạo lực leo thang hơn nữa. Giới lãnh đạo Moskau đã lên tiếng bác bỏ điều này và nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác không nhằm mục đích chống lại bất kỳ ai. Nhưng trên thực tế những gì Putin tuyên bố đều khác với hành động, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, trước đó Putin cũng khẳn định bới thế giới là không có ý định tấn công Ukraine, khi ông này điều quân đông đảo đến sát biên giới Ukraine, trước tháng 2/2022

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 25 Oktober 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét