Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

 ĐỪNG NHÌN TỔ QUỐC VN BẰNG MỘT TƯ DUY KHUYẾT TẬT

Mổi một người dân đều có một Tổ Quốc, là nơi mình sinh ra và lớn lên, đó là mảnh đất được gầy dựng từ nhiều thế hệ đi trước, đó là đất nước của Tổ tiên, là non sông gấm vóc mà cha ông đi trước đã truyền lại cho con cháu các thế hệ sau. Tổ quốc là tiếng nói của con tim quốc dân VN, là thiêng liêng, là duy nhất. Nói đến Tổ Quốc là nói đến sự toàn vẹn về lãnh thổ, biển đảo và sự trường tồn đến nay là 4902 năm lịch sử.
Hiện nay vẩn còn có những người sống trong trong chế độ cộng sản đã đưa ra nhiều quan niệm hẹp hòi như: tôi đã sống và lớn lên trong lá cờ đó, nên tôi yêu lá cờ đỏ sao vàng?! Tổ quốc tôi là tổ quốc XHCN (?) Nếu nói như thế là tôi yêu cờ đỏ sao vàng, yêu chủ nghĩa chứ đâu phải yêu tổ quốc VN.
Ngược lại, cũng có một số người sống ở miền nam VN, cũng mang quan niệm hẹp hòi ích kỷ, kỳ thị vùng miền, tư duy hám khói đen nên không nhìn ra được hình hài của Tồ quốc VN, thế nào là vị trí điạ lý và chính trị của Tổ Quốc VN. Tổ quốc VN, còn được gọi là đất nước VN có hình cong chử S chứ không phải chữ C khiếm khuyếtĐIẠ như sau hiệp định Genève 1954, cực bắc là Ải Nam Quan giáp với Trung Cộng (Trung Hoa), cực nam là mũi Cà Mau và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
TỔ QUỐC VN TRONG SÁCH GIÁO KHOA VNCH
Theo sách Địa Lý lớp 11 VNCH do tác giả Nguyễn Khắc Ngữ và Phạm Đình Tiếu (trang 14,15,16) thi: VN hình cong chử S, hai đầu phình ra và ở giữa thắt lại. ắề dài từ bắc xuống nam độ 1500km. Tổng cộng ranh giới Việt Hoa, Việt Lào, Việt Miên dài độ 2500km, diện tích toàn thể là 331.000km2 chia ra bắc phần, 115.700km2, trung phần147.000km2 và nam phần 62.700km2. Như vậy sách địa lý do VNCH phát hành cho học sinh lớp 11 học, thi tổ quốc VN có 3 phần (3 miền).  Là một dải đất từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Không có một sách giáo khoa về điạ lý của VNCH ghi: tổ quốc VN chỉ t vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau.



VỀ SỬ GIA NGUYỄN KHẮC NGỮ
Nguyễn Khắc Ngữ sinh năm 1935 tại Duyên Hà, Thái Bình, gọi nhà văn hóa Nguyễn Ðức Quỳnh bằng cậu, học trung học Lê Quí Ðôn tại tỉnh nhà, tị nạn cộng sản lần thứ nhất năm 1954, nhập ngũ khóa 21 SVSQ Trừ Bị Thủ Ðức, ra trường phục vụ trong binh chủng Không Quân. Ngày 30 tháng 4, 1975 rời Việt Nam, định cư tại Montreal, Canada và lập gia đình tại đây, có một con trai. Anh mất vì ung thư dạ dày năm 1992.
Anh tốt nghiệp Cao học Sử, giáo sư Sử học tại Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, có thời gian làm phụ tá khoa trưởng Ðại Học Kinh Tế Thương Mại Minh Ðức. Sự đóng góp của anh cho học thuật Việt Nam không phải nhỏ, với khoảng gần 20 đầu sách đủ loại, đa số là sách Sử, Ðịa, Khảo cổ học và cả Nhân chủng học. Tiếc thay anh mất sớm, ở tuổi 57, làm cho Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa Việt Nam mất đi một động lực chính yếu, và một thiệt hại đáng kể cho sinh hoạt văn hóa Việt Nam ở hải ngoại

THẾ NÀO LÀ YÊU TỔ QUỐC VN ??
Một người biết yêu tổ quốc là người phải biết yêu hết chiều dài lịch sử của dân tộc và phải nhớ đến công khai sơn phá thạch của tổ tiên để có một giang sơn gấm vóc hình chử S và hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa như ngày hôm nay. 
Một con người bình thường về tri thức khi uống nước phải nhớ nguồn. Muốn biết tỏ tường về tổ quốc như thế nào thì chúng ta nên bắt đầu từ ngày lập quốc của nước Văn lang thời Hùng Vương, trong suốt chiều dài thăng trầm của tổ quốc VN, không có một ý thức hệ nào tồn tại được lâu trong lịch sử phát triển của tổ quốc VN; không biết bao nhiêu là triều đại đã đi qua và cũng không biết là bao nhiêu lá cờ đã thay đổi. Mổi một triều đại đều có độ dài ngắn khác nhau về thời gian:
1. Thời đại Hùng Vương là thời đại trị vì các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước (Trước TC)
2.Nhà Thục (257-208 Triệu Vũ Đế
3.Nhà Triệu (207-111 TCN)
4. Trưng Nữ Vương (40-43)
5.Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (544-603)
7.Họ Mai (713 - 723) 
8.Họ Phùng (779-791)-Phùng Hưng, Phùng An
9.Họ Khúc (905-923) hoặc (905-930),
11.Dương Đình Nghệ và Kiều Công Tiễn (931-938)
12.Nhà Ngô và Dương Tam Kha (939-965)
13.Nhà Đinh (968-980)
14.Nhà Tiền Lê (980-1009)
15.Nhà Lý (1010-1226)
16.Nhà Trần (1226-1400)
17.Nhà Hồ (1400-1407)
18.Nhà Hậu Trần (1407-1413)
19.Khởi nghĩa Lam Sơn-Lê Lợi (1418-1427)
20.Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê sơ (1428-1527)
21. Nhà Mạc (1527-1592)
22.Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê Trung Hưng (1533-1788)
23.Đàng Ngoài - Chúa Trịnh (1545-1787)
24.Đàng Trong - Chúa Nguyễn (1558-1777)
25.Niên biểu Lê Trung Hưng - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn
26.Nhà Tây Sơn (1778-1802)
27.Nhà Nguyễn (1802-1945)- Thời Pháp thuộc
28.Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1945-1976- Miền Bắc
29.Quốc Gia VN 1948 -1954 ( 3 miền: Nam, Trung, Bắc)
30.Việt Nam Cộng Hòa 1955-30/4/1975. Miền nam
31.Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN 1976-hôm nay

Diện tích của Tổ Quốc VN cũng thay đổi không ngừng, tới nay thì tổ quốc VN có 99.327.643 người với 54 sắc tộc. Trong thời đại người cộng sản cầm quyền thì lãnh thổ VN bị hẹp dần vì đảng cộng sản đã dân biếu cho Bắc phướng.


TỔ QUỐC VN TRONG THƠ

HÙNG CA SỬ VIỆT
(thơ cố thi sĩ trung tá Pháo Binh VNCH - Hồng Loan Huynh )

Cờ Việt Nam ! Tung bay bốn phương trời

Đuốc Tư Do ! Toả sáng khắp muôn nơi
Người Việt Nam ! Đấu tranh vì yêu nước
Bắc Trung Nam Đánh đuổi lũ sài lang
Dẹp cho tan bọn bán nước tham tàn
Giữ vẹn toàn từng tấc đất cha ông
Để xứng danh cháu con giống Lạc Hồng
VIỆT NAM MỚI ! Sánh vai cùng Thế Giới
DÂN THỊNH CƯỜNG ! Rạng ngời trang Sử Mới
VIỆT NAM TỰ DO
VIỆT NAM TỰ DO
Cờ bay phất phới
VIỆT NAM MUÔN NĂM
VIỆT NAM MUÔN NĂM
TỔ QUỐC tôi muôn đời
Như thế, VNDCCH không phải là tổ quốc VN, đó là một phần thân thể của Tồ Quốc VN trong thời đại hồ chí minh. Đó là tư duy của những người miền Bắc đã sống và tôn sùng đạo đức và tư tưởng hồ tập chương (Hồ Chí Minh) người gốc hẹ, nên mới có tư duy thu ngắn và giới hạn tổ quốc VN.

TỔ QUỐC 3 MIỀN TRONG ÂM NHẠC
(Nhạc sĩ Thanh Sơn)

Ɲon nước hữu tình ba miền xinh đẹp quá,
Từ những câu hò ý nhạc thành bài ca.
Ɲgàу vui em đến thăm Hà Ɲội,
Gió chiều Hồ Gươm vang bóng thời xưa.
Ɓa sáu phố phường năm cữa ô cổ kính,
Về đất quan họ hát mừng ngàу hội Lim.
Ɲgẫn ngơ như bức tranh tuуệt vời,
Ɲgắm vịnh Hạ Long ngất ngâу chùa Hương.
* * *
Đền Huế rồi thương dòng sông Hương,
Đường qua Vĩ Ɗạ chợ Đông Ɓa Ɲgự Ɓình.
Thăm lăng di tích thăm Thiên Mụ,
Tóc thề chấm vai nghiên nón qua Tràng Tiền.
Đêm trăng buồn trên bến Vân Lâu,
Ɲgâm câu mái đẩу giọng ai nghe thãm sầu.
"Ɓên ni bên nớ ai mong chờ".
Xa rồi mà lòng thương Huế đẹp mộng mơ.
* * *
Về Ѕài Gòn đọc qua lịch sử,
Từ lúc khai hoang xuống miền lục tỉnh xưa.
Ϲho hôm naу tương lai thêm sáng ngời,
Làm khách bốn phương đến rồi không nỡ đi.
Đèn Ѕài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ,
Thành phố xa hoa suốt từ ba thế kỷ qua.
Ɗang đôi taу hoa khôi em đón mời,
Ϲùng với năm châu Ѕài Gòn hòn ngọc viễn đông...

VỀ NHẠC SĨ THANH SƠN 
Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, ông sinh năm 1938 (có tài liệu ghi là 1940) tại Sóc Trăng. Thanh Sơn được sinh ra trong một gia đình có 12 người con, ông là người con thứ mười.

Với niềm đam mê âm nhạc từ bé, nên lên tiểu học ông đã theo học nhạc với thầy Võ Đức Phấn là em ruột của nhạc sĩ Võ Đức Thu. Năm 1955, không may thầy Phấn qua đời, Thanh Sơn lên Sài Gòn làm thuê nhưng với niềm đam mê âm nhạc ông không từ bỏ, ông quyết tâm theo học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi mộng ước trở thành ca sĩ.


Ca khúc đầu tay được Thanh Sơn sáng tác là “Tình học sinh”, viết vào năm 1960, tuy nhiên ca khúc này chưa được mọi người chú ý đến. Ngay sau đó ông viết tiếp ca khúc “Lưu bút ngày xanh” thì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Sau đó, Thanh Sơn liên tiếp cho ra đời nhiều nhạc phẩm nổi tiếng khác như: Mùa Hoa Anh Đào, Nỗi Buồn Hoa Phượng, Nhật Ký Đời Tôi, Thương Về Cố Đô, Trả Lại Thời Gian, Những Vùng Đất Mang Tên Anh… Những nhạc phẩm của ông đều được in thành nhạc rời bởi các nhà xuất bản như: Minh Phát, Diên Hồng, Tinh Hoa Miền Nam…  Tên tuổi của Thanh Sơn từ một ca sĩ triển vọng trở thành một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng. Cũng kể từ đó ông bỏ hẳn nghề ca sĩ và chuyên tâm vào việc sáng tác.
Trong đó ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” là sáng tác mà Thanh Sơn tâm đắc nhất, đặc biệt là qua giọng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền. “Nỗi Buồn Hoa Phượng” cũng trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong kho tàng âm nhạc Việt Nam viết về mùa hè.
Năm 1965, Thanh Sơn gia nhập quân đội và phục vụ trong binh chủng Quân Vận, sau đó ông được chuyển về Tổng Tham Mưu và vẫn tiếp tục công việc sáng tác. Trong thời gian này, Thanh Sơn đã cho ra đời nhiều ca khúc nổi tiếng viết về đề tài người Lính, nhất là ca khúc “Mười Năm Tái Ngộ” rất được mọi người yêu thích qua tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung. Nguồn: https://thoixua.vn/nghe-si/nhac-si/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-co-nhac-si-thanh-son-tac-gia-cua-ca-khuc-noi-tieng-noi-buon-hoa-phuong.html
Năm 2011, ông bị tai biến mạch máu não khi đang cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 - Tình Sử Trong Âm Nhạc Việt Nam. Sau một thời gian điều trị, ông qua đời lúc 14h 30' ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì tuổi già sức yếu

TỔ QUỐC TRONG HIẾN PHÁP CỦA VNCH ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ

Chỉ có những người có tri thức bệnh hoạn mới đồng hoá Tổ quốc với vùng miền và có những quan niệm hẹp hòi về tổ quốc và các thành phần trong cộng đồng dân tộc VN. VNCH ghi rất rành mạch trong hai hiến Pháp 1956 và 1967: VN là một nước cộng hoà, độc lập, thống nhất với lãnh thổ bất khả phân. 




Việc xác nhận vùng lãnh thổ tổ quốc VN ca người Việt quốc gia chân chính trong hai chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hoà là 3 phần Bắc, Trung , Nam. Và VNCH chưa bao giờ có quan niệm phân chia 3 vùng địa lý trong tổ quốc VN. Chỉ có những người không hiểu được khái niệm về dân tộc và tổ quốc, nên Việt Minh do hồ chí minh đã âm mưu với thục dân Pháp và Trung Cộng vào tháng 7/1954 tại Genève cùng nhau ký một hiệp định chia đôi đất nước và tháng 7/1954. Hiệp định này đã bi phái đoàn Quốc Gia VN do ngoại trưởng Trần Văn Đổ cầm đầu, đã phản đối quyết liệt và không ký vào hiệp định này.


Tóm lại tổ quốc VN không thể chỉ có phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau, đó chỉ là sự tạm phân chia lãnh thổ, mà Việt Minh tức csBắc Việt sau này đã âm mưu cùng với Trung Cộng và thực dân Pháp chia cắt, không có sự đồng thuận của Quốc Gia VN - tiền thân của VNCH.

Trong suốt thời gian diễn tiến hội nghị Genève về VN  năm 1954,  Quốc Trưởng Bảo Ðại ngay từ đầu đã luôn luôn đòi hỏi người Pháp phải tôn trọng sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam và chống lại mọi sự chia cắt.ớt vơÐối với rất đông người Việt, sự chấp nhận chia đôi lãnh thổ quốc gia là một điều không thể chấp nhận được và là một sự phản bội vì đây là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của cuộc tranh đấu từ những ngày đầu của dân tộc bên cạnh nền độc lập.

Người Việt quốc gia chân chính, từ sau ngày đất nước bị chia đôi bởi Việt minh  và thực dân Pháp, đã xem ngày ký kết hiệp định chia đôi đất nước 20 tháng 7 năm 1954 là Ngày Quốc Hận và được cử hành hàng năm ở miền Nam VN cho mãi đến năm 1975 mới chấm dứt. 

TỔ QUỐC VN TRONG LÁ HOÀNG KỲ
Lá Hoàng kỳ là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn, vì nó là căn cước của người Việt tị nạn cộng sản, là tụ điểm của những người đấu tranh cho một VN độc lập, công bằng, dân chủ tự do
Lá Hoàng kỳ với 3 sọc đỏ đã thể hiện được hình ảnh của tổ quốc VN với một lãnh thổ của dân da vàng, bất khuất trước ngoại xâm, của 3 miền đất nước (3 sọc đỏ).


Tóm lại, chỉ có những người có tư duy khuyết tật mới nhìn tổ quốc VN thành hình chử C thay vì chữ S như tổ tiên đã để lại,
Lá Hoàng Kỳ mà miền nam VN đã xử dụng làm quốc kỳ từ 1955 - tháng 4/1975 đã cưu mang hinh ảnh một tổ quốc VN thu gọn, bằng 3 sọc đỏ, chứ không là 1 sọc đỏ hay 2 sọc đỏ. Tổ quốc chúng ta là thế đó.
Một tổ quốc hậu cộng sản sẽ là một nước VN tự do với người dân 3 miền , nhưng không có cộng sản.!!

Vũ Thái An, người lính VNCH 2 October 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét