Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

         LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CƠ QUAN LẬP PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA VNCH

Sau khi được đa số dân miền nam tín nhiệm qua môt cuộc trưng cần ý vào n
gày 23.10.1955. Đến ngày 26.10.1955 Ông Ngô Đình Diệm tuyên bố HIẾN ƯỚC TẠM THỜI, làm nền tảng chính trị cho nước Quốc Gia VN, tại dinh Độc Lập trước hàng vạn quần chúng tham dự:

1. Tên nước Việt Nam là nước Cộng Hoà, gọi là VNCH.
2. Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống.
3. Một Ủy Ban được thành lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp.
4. Một Quốc Dân Đại Hội dân cử sẽ được triệu tập để xét định Hiến Pháp mới.
5. Các luật lệ hiện hành của Quốc Gia VN vẫn được tiếp tục tạm giữ nguyên.
6. Nội các cũ sẽ được lưu nhiệm để Xử Lý Thường Vụ ( Sắc Lệnh sô 1 / TTP)
7. Ngày 26.10.1955 là ngày Quốc Khánh ( dụ số 2)


Ngày 23.1.1956, Quốc Hội VNCH sẽ được thành lập (chiếu theo dụ số 8 ). Thể thức bầu cử ( chiếu theo dụ số 9).

BẦU CỬ QUỐC HỘI KHOÁ I (1956)

Ngày chúa nhật 4.3.1956, toàn dân đi đầu phiếu tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến - đây là lần đầu dân miền nam chọn người đại biểu cho dân tại Quốc Hội.
Ngày 15.3.1956 khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc Hội nước VNCH với niên trưởng là Dư Phước Thiện, sinh năm 1889. Người ít tuổi nhất là Ông Đinh Thế Sĩ.
Quốc hội VNCH đệ nhất chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chia theo từng đơn vị bầu cử.
Bản HP đầu tiên được ban hành vào ngày 26.10.1956, một năm sau khi chính thể VNCH chính thức được thành lập và ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của nước VNCH.


DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG BƯỚC ĐẦU TRONG NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ
Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Quốc hội VNCH đệ nhất là một cơ quan lập pháp dân chủ với sự tham dự của nhiều đảng phái như:
Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế.
Đảng phái và Số ghế:
Phong trào Cách mạng Quốc gia 66
Tập đoàn Công dân Vụ 18
Đảng Công nhân 10
Phong trào Tranh thủ Tự do 7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2
Đảng Đại Việt (đối lập) 1
Độc lập (không liên kết) 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Sach "20 năm qua của Đoàn Thêm" 1945-1964
2. Sách Đảng phái chính trị VN của Nguyễn Khắc Ngữ.

Biên khảo từ Thái An Vu, người linh VNCH, ngày 16 October 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét