Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

 CHỦ THUYẾT NHÂN VỊ KIM CHỈ NAM CHO VIỆC XÂY DỰNG THÀNH CÔNG MỘT XÃ HỘI NHÂN BẢN - ẤM NO VÀ HẠNH PHÚC TRONG NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ - VỚI GDP TOP 5 KHU VỰC

Chế độ cộng sản miền bắc XHCN - một chế độ độc tài độc đảng xây dựng bằng học thuyết  phi nhân Mác Lênin để làm cốt lỏi cho việc xây dựng xã hội nghèo đói với nhiều hệ lụy, làm cho người dân khốn khổ vì đói thiéu ăn, lạc hậu với một nền kinh tế lạc hậu không mang được phúc lợi cho người dân kéo dài đến ngày hôm nay. Nếu như miền bắc xhcn đem so với miền nam trong cùng thời gian (1954-1975) thì có sự cách biệt khá lớn về GDP và các phạm trù khác như về mặt phúc lợi, tự do, dân chủ, nhân quyền, văn minh...

Trong khi xã hội miền bắc nghèo đói lạc hậu vì các lãnh đạo gối đầu  chủ thuyét Mác Lênin, thì Miền nam VNCH may mắn được Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng môt chế độ chính trị lấy nhân làm gốc. Nhân làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Nhân vị chính là chủ thuyết đã xây dựng thành công một xã hội nhân văn cho người miền nam mà tổng thống Ngô Đình Diệm lấy làm Nhân Vị làm gốc, làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội của nền đệ nhất cộng hoà từ 1955 đến tháng 11/1963.  Đây là thời gian cực thịnh nhất của miền nam VN, với nền kinh tế trong TOP 5 của khu vực hơn cả Nam Hàn và Đài Loan; VNCH hơn khá xa về GDP so với Thái Lan , mặc dù dân số chưa tới 15 triệu.

GÍA TRỊ CỦA CHỦ THUYẾT NHÂN VỊ

Theo Hán-Việt Tự Điển của Đào-Duy-Anh thì NHÂN là Người và NHÂN có nghĩa khác là lòng thương người (nhân ái) ; VỊ có nghĩa là điạ-vị, hay chỗ đứng. Hai chữ này hợp lại để diễn tả: Vị-trí, phẩm giá và trách nhiệm của con người trong cộng đồng xã hội.Chữ NHÂN trong Nho học, ngoài ý-nghĩa trên còn mang một bản chất siêu nhiên, “Nhân linh ư vạn vật”, nghĩa là con người linh thiêng hơn hết mọi loài và là nền tảng cho mọi sự phát triển và đi lên của cộng đồng thế giới. 

Con người khác với con vật ở chỗ biết suy-tư, tức là có một đời sống tâm-linh, lại còn có một đời sống vật chất biết hành động. Hai yếu tố tinh thần và vật-chất đối nghịch này lại cùng tồn tại và phát triển như là một thực thể duy nhất. Đấy là sự huyền diệu của bản chất con người.

Về căn bản, chủ thuyết nhân vị đề cao cá nhân, lấy con người làm trung tâm. Nhân Vị là vị thế của con người, mà con người là mối tương quan với đồng loại, thiên nhiên và Thượng đế. Người, là trung tâm làm ra của cải vật chất để phục vụ xã hội. Trên mặt triết học, học thuyết Nhân Vị mang màu sắc giáo lý Thiên Chúa giáo - một triết thuyết có chiều dài 2023 năm, chỉ thua triết thuyết của Phật Giáo trên 4000 năm. Nhưng có màu sắc tôn giáo thì nồng độ tôn trọng đạo đức, nhân phẩm con người cao hơn các chủ thuyét khác. 

Tuy nhiên trong thời điểm hoàng hôn của phong kiến, đã đụng chạm với Phật Giáo làchuyện đương nhiên, vì đó là thời gian mà các lãnh đạo Phật Giáo còn nhiều định kiến với Công Giáo La Mã, một phần khác bị người cộng sản phun nọc vào, nên làm lệch lạc đi tinh thần trong sáng của một triết thuyét xây dựng một xã hội rất thành công trong 2 năm chấp chính của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đến năm 1951, khi ông Nhu rời Đà Lạt xuống Sài Gòn khái niệm Cần Lao được thêm vào vế thứ hai của lý thuyết. Và công khai phổ biến trên tuần báo Xã Hội. Cũng có thể nói chủ thuyết Nhân Vị mang màu sắc tôn giáo vì tư tưởng của người sáng lập bị ảnh hưởng bởi giáo lý công giáo, đó là điều không lấy gì làm lạ.

Cần lao không có gì nặng nề như nọc độc của giặc Ấn Quang đã phun vào tổ chức Cần Lao Nhân Vị của người sáng tác ra nó. Cần lao theo cách hiểu thông thường  cần cù, siêng năng, bám trụ vào công việc của giới công nông trong xã hội. Tóm gọn lại 4 chử Cần Lao Nhân Vị, là đề cao vaị trò của giới lao động siêng năng trong các việc làm chân chính. Nhưng giặc Ấn Quang vì không theo kịp xu hướng này trong một thế giới văn minh, nên đã thêu dệt thành một tổ chức kín , có tầm vóc giết chóc thủ tiêu con người như một băng đảng  giang hồ....!!!

Khi chế độ Việt Nam cộng hòa được thành lập năm 1955 do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, Ông Ngô Đình Nhu đóng vai trò trợ thủ đắc lực cho ông anh mình là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vai trò của ông được thể hiện rõ nét qua việc thành lập hai tổ chức Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia , để hổ trợ cho tân chế độ VNCH đệ nhất. Ông còn là một nhà chính trị lỗi lạc của nền đệ nhất CH. Nếu nhìn học thuyết Nhân Vị bằng nhản quan chính trị và triết lý, tránh việc nhìn bằng nhản quan tôn giáo, thì đúng là một học thuyết tôn trọng con người, con người được đặt ở một vị trí cao nhất trong mọi quốc sách xây dựng xã hội. Điển hình nhất là triết lý  Giáo Dục và đào tạo, đã dựa trên nền tảng Dân Tộc, Khai Phóng và Nhân Bản, đã đào tạo được rất nhiều nhân tài cho đất nước.

Với những khát vọng về hạnh phúc của một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ vì phải chống sự xâm lăng của bắc phương (giặc Tàu) gần 1000 năm và 100 năm phải đấu tranh với sự quản trị khắc khe của thực dân Pháp. Vì thế, các hai ông Diệm và Nhu đã có cái nhìn thật xa cho hạnh phúc tương lai của Việt tộc khi được sống trong chế độ VNCH. Hai Ông Diệm và Nhu đã tận lực tìm kiếm và khôi phục lại những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở.  Trong khi đó họ hồ ở miền bắc đi tìm những học thuyết ngoại lai…để xây dựng một xã hội chậm tiến, nghèo đói bằng cái học thuyết bị thế giới ruồng bỏ. 

Ông Diệm và Nhu từng cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng đối với người này là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài chuyên chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”  Thành thật mà nói với tư duy của ông Diệm và Nhu, thì hồ chí minh chỉ là thứ đồ đểu trong các món hàng siêu cấp. Còn các lãnh tụ Phật Giáo Ân Quang như vc Thích Trí Quang thì làm sao có trình độ để xây dựng một xã hội phú cường, an ninh, hạnh phúc với nhiều thành công hơn các nước trong khu vực ?? Đám này chỉ có ganh tị, ích kỷ vì ghanh ghét kỳ thị tôn giáo. Chỉ muốn VN lấy Phật giáo làm quốc giáo, một tư duy cạn cùng về tính đa nguyên trong xã hội.

Là một con người quốc gia với tình yêu đất nước thật đậm đà yêu, điều này có thể nhìn thấy được qua cách ăn mặc của Tổng thống Ngô Đình Diệm , ông ăn mặc áo dài khăn đóng trong các buổi lễ quan trọng của quốc gia. Ngoài ra, ông đã ban hành một thông tư  ngày 5.10.1956, cấm kêu ông là "Cụ" hay "Ngài" trong lúc viết và trong xưng hô với ông.  Và theo thông tư số 103/TTp/ĐL các quan chức chính phủ phải bận quốc phục, áo lam, khăn đen trong các ngày đại lễ (Đoàn Thêm - Chuyện Từng Ngày 1945-1964 trang 202).

Với chử Nhân làm trọng tâm cho mọi hoạt động dựng nước, nên ông đã kêu gọi thế giới giúp ông định cư cho gần 1 triệu người miền Bắc di cư, chạy khỏi thiên đàng XHCN do hồ chí minh xây dựng ở miền bắc sau khi hiệp định Geneve ký kết giửa Pháp và Việt Minh vào tháng 7/1954, đưa đến việc chia đôi VN, lấy sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 làm ranh giới cho hai miền nam bắc VN. Công cuộc định cư cho người miền bắc là một nét son cho tân chính phủ VNCH dưới sự lãnh đạo của Ngô chí sĩ.

CHĂM SÓC GIAI CẤP NGHÈO TRONG XÃ HỘI VNCH

Để chăm sóc cho giai cấp nghèo trong xã hội, chính quyền đệ nhất cộng hòa do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã chú trọng đưa  Bộ Y Tế và Giáo Dục vào hàng quốc sách trong việc hình thành một xã hội hạnh phúc và nhân bản. Các học sinh đến trường đều được miển phí ở bậc tiểu học. Lên đến trung học và đại học nếu thi đậu và các trường công cũng được học miển phí. Về phần người dân khi bị bệnh đến bệnh viện được miển phí chăm sóc sức khỏe. Không như chế độ chó ngáp XHCNVN của đám đầu lĩnh Pắc Bó lãnh đạo cho tới nay chúng coi học sinh và bệnh nhân là nhà băng nhỏ để chúng rút tiền bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Ngoài việc đi học và chế độ y tế miển phí, nhà nước vì dân VNCH còn thành lập các nơi  ở với giá rẻ cũng như chổ ăn với giá rẻ (tượng trưng) cho giai cấp nghèo trong xã hội. hạnh phúc người dân từ giàu đến nghèo đều có cơ hội hưỡng được phúc lợi từ phía nhà nước cung cấp. 

Không như chế độ cs BỐ LÁO, mà đám lãnh đạo cộng sản hay bla.. bla..là: Nhà nước XHCN là một chế độ "VÌ DÂN" cái gì cũng vì dân, nên dân nghèo trơ xác, nếu có bệnh thì nằm chờ chết, không có chế độ ưu đải cho giai cấp nghèo...con nhà nghèo chỉ còn đi bán vé số, không có cơ hội được vào trường. Thế nên XHCN được người dân gọi là: "Xã hội chó ngáp", "Xuống hố cả nước", " Xuống Hàng Chó Ngựa", "Xếp hàng cả ngày"...Một chế độ thua xa xã hội VNCH về mặt nhân, dân quyền và phúc lợi..Cũng vì quá thua kém , nên bọn tuyên giáo cộng sản mới sáng tác nhiều bài viết ...Video clip đũ kiểu.đũ trò để bôi nhọ chính thể VNCH trên 7 thập niên qua, để người dân có cái nhìn sai lệch về một chế độ hết sức tốt đẹp, cho tới nay các đỉnh cao trí tuệc không thể xây dựng được như VNCH.

QUÁN CƠM XÃ HỘI GIÚP CHO NGƯỜI NGHÈO

Trong xã hội miền nam trước 1975, người nghèo cũng được hưỡng một chế độ chăm sóc đặc biệt ưu đãi các buổi cơm hàng ngày phục vụ , đó là các quán cơm xã hội rất thích hợp với túi tiền giới nghèo cũng như giới lao động tay chân ít tiền, sinh viên nghèo xa nhà...

Các quán cơm xã hội được tổ chức theo quy định của Bộ Xã Hội VNCH, thực đơn thay đổi mỗi ngày, phải có ba món bắt buộc: canh (có thể là canh rau, cạnh cải, bí đỏ...) món mặn (thịt kho, tàu hủ kho...), món xào (rau muống xào, hoặc bắp cải xào...). Cơm ăn không hạn chế, ăn nổi bao nhiêu quán mang cơm lên bấy nhiêu. Gạo được Bộ Xã Hỏi cung, loại bao chỉ xanh (100kg). Tráng miệng phải có một trái chuối, nước mắm miễn phí. Nước trà cũng miễn phí đựng trong bình khổng lồ bằng thiếc trắng. Giá một bữa cơm vào thờ điểm 1963 là 5$ VNCH, về sau nghe nói lên 7$ VNCH. Hình thức quán cớm XH được thành lập khắp miền nam VN để nuôi dân nghèo và giới lao động ít tiền, cũng như tầng lớp sinh viên nghèo.

Quán cơm XH thường mở của từ 10 giờ sáng đến 7 giờ chiều, đông đảo nhứt là giờ cơm trưa 11-1 giờ trưa, và cơm chiều 6-7 giờ. Trong giờ mở cửa, luôn có đại diện Bộ Xã Hội kiểm soát phần ăn đúng theo quy định, gạo phải dùng đúng số lượng cung cấp.

Không rõ Nhà nước chi trả phụ thêm cho quán cơm để quán cơm có thể đũ chi phí trang trải và có lời để duy trì sự sống cho chủ quán. Giá tiền cho mổi phần ăn cơm  với giá 5-7$ VNCH ở thời điểm đầu thập niên 1960. 

Khách các quán cơm xã hội phần nhiều là người lao động, sinh viên, học sinh xa nhà, mấy ông đạp xích lô trưa ghé lại ăn bữa cơm, quất trái chuối, nhấp ly nước trà và "khà' điếu thuốc Bastos xanh, đỏ, có khi là thuốc tự vấn lấy. Sau đó, thong thả đẩy xích lô tới dưới bóng cây, lên xe làm một giấc dưỡng sức, thức dậy lại tiếp tục cuốc xe buổi chiều.


DA LỮ VIỆN 

Ngoài việc tổ chức các quán cơm xã hội với giá thật thấp để giúp người nghèo có phương tiện sinh sống, nhà nước VNCH còn xây dựng các Dạ Lữ Viện để dành cho người nghèo tạm trú trong một khoản thời gian nhất định ở vùng Saigon. Dạ lữ viện, nguyên thuỷ là một khối kiến trúc rộng độ 200 mét vuông, toạ lạc tại mặt tiền đường Trần Hưng Ðạo nằm cạnh con hẻm 345, (Từ 1968 trở đi là Ty Cảnh Sát Công Lộ). Viện cung cấp cho mỗi người nghèo một chỗ nghỉ ngơi miễn phí trong vòng 7 đêm liên tiếp.. Tuy nhiên, những người về muộn do công việc hoặc do yêu cầu của chủ, có thể được vào nghỉ ngoài những khung giờ quy định trên đây. Riêng những người do cảnh sát dẫn đến được vào ngủ bất kỳ giờ nào trong đêm. Bên cạnh đó, Dạ Lữ Viện cũng tổ chức một văn phòng giới thiệu việc làm. Với danh sách người xin việc và thông tin việc làm được cập nhật mỗi tuần. Đến năm 1968 thì Dạ Lữ Viện đã không còn duy trì vì tình hình chiến sự, với lý do an ninh quốc gia, nên DLV được dùng làm trụ sở Cảnh Sát Công Lộ của VNCH.

Xã hội VNCH thật tuyệt vời, đây là những việc làm chỉ có trong trong chế độ "Ngụy Sài Gòn" một xã hội mà đám đầu lĩnh Pắc Bó tuyên truyền là phồn vinh giả tạo, tuy nhiên dân Pắc Bó không thể nào xây dựng được một xã hội đầy phúc lợi cho giai cấp nghèo cho tới ngày hôm nay, như VNCH đã từng xây dựng trước 1975.

Để rồi người dân ngày hôm nay đã thấy được đúng bản chất  bịp bợm của cái gọi là "vì dân" của nhà nước xhcn và đảng csVN. 48 năm xây dựng thiên đường xhcn cho cả nước, những người nghèo đều bị đảng vất ra bên lề xã hội chó ngáp, không hề được đảng và nhà nước chăm sóc tử tế như trong chế độ VNCH.

Người dân ngày nay nếu ai nghèo, sẽ bị đảng xuất khẩu đi lao động khắp nơi trên thế giới, bất công trong XH tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Vì nghèo đói mà người dân bị đẩy đi mưu sinh nơi xứ người. 

Với chủ thuyết Nhân Vị, hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, coi đó là một vũ khí chính trị để đối đầu với chủ thuyết cộng sản và xây dựng một chế độ đem lại hạnh phúc cho toàn dân miền nam VN, người dân đã thật sự có cuộc sống thật sung túc trong thời đại 8 năm cầm quyền của ông Ngô Đình Diệm, đây chính là một chứng minh cụ thể cho hiệu ứng của chủ thuyết Nhân Vị v viêc xây dựng nước VNCH giàu mạnh nhân bản - từng được mệnh danh là hòn ngọc viển đông, được nhiều cường quốc Đông Nam Á kính nể. Và với đường lối chống cộng cương quyết của các nhà lãnh đạo miền nam, bọn cs Bắc Việt đã phải chịu những thất bại nặng nề trong việc phá hoại trước quốc sách Ấp Chiến Lược được thực hiện nhiều nơi ở miền nam.

Trong niềm luyến tiếc và ngậm ngùi cho thân phận những người lưu vong trên xứ người, chúng tôi người lính VNCH còn sót lại trong cuộc chiến tự vệ trướb 1975 ở miền nam VN,  xin được thấp nén nhang dâng lên nhị vị Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, những nạn nhân của Mỹ và các tên phản tướng, cũng như đám giặc thầy chuà và sinh viên học sinh phản chiến, dưới sự điều phối của CIA và bắc cộng, cấu kết với nhau để sát hại hai nhân vật kiệt xuất của con dân miền nam, để rồi VNCH đã mất đi những vị lãnh đạo anh minh, được thế giới tự do hết sức kính nể. 


Nhân mùa quốc khánh lần thứ 60, tôi ghi lại một vài nét về học thuyết Nhân Vị, một học thuyết do người VN sáng tác để làm nền tảng xây dựng cho xã hội miền nam được phú cường và thanh bình, một thời mà người lính VNCH có thể nuôi gia đình, mà không cần phải đeo mang thêm nghề tay trái tay phải, người dân tối đi ngũ không cần phải khoá cửa nhà. Một học thuyết hết sức tuyệt với, nhưng lại bị đám phản tướng ngu dốt và giặc thầy chùa Ấn Quang vì ích kỷ, đầu óc chật hẹp mang tính tự tôn của Phật giáo đã không ngừng đánh phá học thuyết này cho đến ngày nay. 

Thi đại mà chủ thuyết Nhân Vị ra đời thì những tên phản tướng và giới lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang vẩn còn mơ màng về việc làm sao xây dựng được một xã hội phú cường nhân bản để bắt kịp được xu hướng đi lên của thế giới? Thật quá đáng tiếc về một chủ thuyết thật tuyệt với nhiều thành công để đưa VN tiến lên hàng cường  quốc khu vực, sớm bị mai một vì một số người VN ích kỷ, nhỏ nhen ti tiện tự tôn..nắm quyền lực.

Biên khảo từ Vũ Thái An, người lính VNCH 23 October 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét