Thứ Ba, 15 tháng 7, 2025

  CÁC NGOẠI TRƯỞNG EU Ở BRÜSSEL KHÓ HIỂU VỚI CÁI GỌI LÀ THỜI HẠN 50 NGÀY CỦA TRUMP ĐƯA RA CHO NGA?

Tổng thống Mỹ Trump đang đe dọa Putin về cuộc chiến Ukraine, đồng thời lại cho ông ta một khoảng thời gian hoãn đến đầu tháng 9. Âu Châu  muốn lấp đầy khoảng trống bằng các lệnh trừng phạt của riêng họ. Nhưng việc làm của Trump đang làm phức tạp thêm tình hình.

"Làm sao Trump lại đưa ra được 50 ngày?"

50 ngày không phải là ngắn. Bảy tuần mà Nga có thể tiếp tục trút mưa bom đạn xuống các thành phố của Ukraine. Do đó, các ngoại trưởng ở Brüssels, đã vô cùng ngạc nhiên vê kỳ hạn 50 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai 14/7 đã đưa ra cho Nga. Truimp cho biết,  ông sẽ trừng phạt Nga bằng các lệnh trừng phạt mới cứng rắn sau thời hạn 50 ngày này. nếu nước này tiếp tục tiến hành chiến tranh ở Ukraine. rước đó Thị trưởng Kiew cũng đã ngạc nhiên về việc làm của Trump, giống như các ngoại trưởng EU.

"50 ngày là một khoảng thời gian rất dài khi dân thường đang bị giết hại mỗi ngày", Cao ủy EU về Đối ngoại Kaja Kallas nhận xét ,với một giọng điệu bực bội. Ý của bà này muốn nói: một khoảng thời gian quá dài. Một nhà ngoại giao Âu châu, xin giấu tên, đã nói rõ hơn: "Làm sao Trump lại đưa ra được 50 ngày?" ông hỏi. "Tại sao lại là 50 ngày? Tại sao không phải là 10 ngày? Phải mất bao lâu để nhận ra Putin muốn chấm dứt chiến tranh?"

Người Âu châu muốn lấp đầy khoảng trống cho đến khi Trump nhận ra điều này bằng các biện pháp trừng phạt của riêng họ. Tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brüssels hôm thứ Ba 16/7, về gói trừng phạt thứ 18 đối với Nga, đã được đưa vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên, thỏa thuận được kỳ vọng ban đầu đã không thành hiện thực. Slowakei đã chặn gói biện pháp thứ 18 này. Quốc gia này đang yêu cầu Ủy ban EU bảo đảm rằng họ sẽ không phải chịu bất kỳ bất lợi nào, nếu Liên minh Âu châu ngừng hoàn toàn việc nhập cảng khí đốt của Nga vào cuối năm 2027. 

Trên thực tế, theo các nhà ngoại giao thất vọng tại Brüssels, Ủy ban từ lâu đã thực hiện tất cả các nhượng bộ cần thiết cho chính quyền Bratislava, nơi vẫn mua một lượng lớn khí đốt tự nhiên từ Moskau. Tuy nhiên, Thủ tướng Slowakei thân Nga, Robert Fico, dường như lại có quan điểm khác.

Brüssels đang nhắm đến hạm đội ngầm của Nga

Tại Brüssels, hiện đang có những hy vọng rằng gói biện pháp này sẽ được phê duyệt càng sớm càng tốt. So với một số gói trừng phạt trước đây, thường không có hình phạt mới nào do thiếu sự đồng thuận giữa 27 quốc gia thành viên EU, gói trừng phạt thứ 18 khắc nghiệt hơn đáng kể. "Mục tiêu chính", theo các nguồn tin của EU, lần này là nhắm vào nguồn thu mà Nga tạo ra từ việc bán dầu khí, nguồn thu mà nước này dùng để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh. "Đây là gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay", một nhà ngoại giao cho biết.

Một thành phần quan trọng của gói trừng phạt là các hình phạt bổ sung đối với cái gọi là "hạm đội ngầm" của Nga. Thuật ngữ này ám chỉ các tàu chở dầu được Nga sử dụng để vận chuyển dầu thô, với giá bán hơn 60 đô la một thùng, dùng để lách luật trừng phạt của Tây phương. Moskau và Brüssels đã chơi trò "mèo vờn chuột" đối với đội tàu này trong nhiều tháng: Nga đang mua ngày càng nhiều tàu chở dầu, thường là những tàu cũ kỹ, gần như không đủ điều kiện đi biển, mà các công ty vận tải biển Âu châu muốn loại bỏ, và Nga xử dụng chúng để buôn lậu dầu, các tàu này mang cờ của các nước khác. EU đã xác định được những tàu chở dầu này và đưa chúng vào danh sách trừng phạt để các tàu này không còn được bảo hiểm ở Âu châu và không còn có thể cập cảng tại các cảng thuộc các quốc gia thành viên EU.

Gói trừng phạt thứ 18 áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 105 tàu chở dầu ngầm mới, cũng như một số công ty tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Azerbaijan, Hong-Kong, Mauritius và Singapore chịu trách nhiệm vận hành đội tàu ngầm này. Hơn nữa, giá dầu, hiện ở mức 60 đô la một thùng, sẽ được hạ xuống để giảm doanh thu mà Nga có thể kiếm được một cách hợp pháp. Điều này đang vấp phải sự phản đối tại Malta, quốc gia thành viên EU, nơi có nhiều công ty vận tải biển đặt trụ sở. Sự phản đối của Malta là lý do thứ hai khiến các ngoại trưởng không thể thông qua gói trừng phạt thứ 18 vào thứ Ba.

Âu Châu cũng đang lên kế hoạch trừng phạt một nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu tại Ấn Độ. Theo kết quả điều tra của EU, nhà máy lọc dầu này mua dầu của Nga với giá hơn 60 đô la một thùng, do đó làm đầy ngân quỹ chiến tranh của Điện Kremlin. Nhà máy lọc dầu này sau đó chế biến dầu và xuất sản sản phẩm từ Ấn Độ, bao gồm cả sang Âu châu. Nga đang xử dụng thỏa thuận này để lách các lệnh trừng phạt dầu mỏ hiện hành của EU.

Theo các nguồn tin của EU, gói trừng phạt cũng cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với "các tác nhân khác ở các quốc gia khác". Tuy nhiên, Brüssels vẫn chưa muốn đề cập đến cái gọi là các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Những biện pháp này đề cập đến các biện pháp trừng phạt đối với các nước thứ ba hoặc các công ty của họ, mà chỉ gián tiếp góp phần lách lệnh trừng phạt. Hoa Kỳ từ lâu đã xử dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp như một công cụ cưỡng chế chính trị, nhưng EU luôn bác bỏ chúng vì cho rằng chúng là bất hợp pháp.

Các biện pháp trừng phạt thứ cấp cũng là một phần trong các biện pháp trừng phạt mà Tổng thống Trump đang cân nhắc đối với Moskau sau khi thời hạn 50 ngày kết thúc: Như ông đã nói hôm thứ Hai 14/7, ông có thể áp đặt mức thuế trừng phạt toàn diện 100% đối với hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ từ các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, những nước vẫn tiếp tục mua dầu khí từ Nga. Điều này sẽ rất dễ chịu đối với người Âu châu , ngay cả khi mức thuế quan này thấp hơn nhiều so với mức 500% được quy định trong dự luật trừng phạt do Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham soạn thảo. Liệu Trump có thực sự áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người mua nguyên liệu thô năng lượng của Nga vào cuối thời hạn của mình hay không ?, vẫn còn phải chờ xem.

EU muốn cấm kinh doanh với các nhà điều hành Nord Stream

Một điều khoản trong gói trừng phạt thứ 18 nhắm vào doanh thu tiềm năng trong tương lai của Nga từ việc bán nguyên liệu thô: EU đang áp đặt lệnh cấm kinh doanh đối với các công ty vận hành đường ống Nord Stream Đức-Nga. Mặc dù hiện tại không có khí đốt tự nhiên nào chảy qua các đường ống này ở Biển Baltic (Ostsee, vốn đã bị hư hại một phần sau một cuộc tấn công, nhưng chính phủ Đức cũng sẽ phải phê duyệt việc đưa chúng vào vận hành. Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện kế hoạch cho phép các nhà đầu tư Mỹ vận hành đường ống và xuất cảng khí đốt Nga sang Đức, Berlin đã chọn giải pháp an toàn: Các lệnh trừng phạt của EU đối với đường ống Nord Stream sẽ mang lại sự ủng hộ cho chính phủ Đức, nghĩa là họ sẽ không phải đối mặt với một nhà đầu tư Mỹ, người thậm chí có thể nhận được sự ủng hộ của Trump.

Lần đầu tiên, gói trừng phạt mới của EU cũng bao gồm các hình phạt đối với hai ngân hàng Trung Quốc. Theo kết quả điều tra của Âu châu, hai ngân hàng này có liên quan đến việc giúp ngành kỹ nghệ sản xuất vũ khí Nga lách lệnh trừng phạt. Trung Quốc được coi là quốc gia có vấn đề nhất về việc này; EU đã từng trừng phạt các công ty Trung Quốc riêng lẻ, nhưng chưa bao giờ trừng phạt các tổ chức tài chính. Bước đi này khó có thể được Bắc Kinh chấp thuận, nơi mà Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU António Costa dự kiến sẽ có mặt vào tuần tới để tham dự hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 16 Juli 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét