CÁC MÙA BẦU CỬ TỰ DO
TRƯỚC 1975 TRONG CHÍNH THỂ VNCH
Trong khi miền bắc được bác hù và đảng csVN thiết lập một thể chế chính trị độc đảng, độc tài phi dân chủ, nên người dân miền bắc 75 năm qua chưa bao giờ có được cái quyền tự do lựa chon người lãnh đạo đất nước theo ý thích của mình.
Trong khi đó, trước 1975 ở miền nam ,người dân đã nhiều lần được tự do lựa chọn người lãnh đạo đất nước và đại biểu cho mình tại quốc hội VNCH mặc dù chỉ tồn tại có 20 năm. Hai chế độ của 2 miền Bắc và Nam, có sự khác biệt quá lớn về tính dân chủ tự do của miền nam và phi dân chủ của miền bắc. Chúng tôi những hậu duệ VNCH xin được ghi lại không khí bầu cử của người dân miền nam, để các các bạn trẻ trong nước sinh sau ngày 30.4.1975 và các hậu duệ VNCH nào chưa biết, có thêm tài liệu để tham khảo.
HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ VNCH.
Ngày 6.10.1955 Hội Đồng chính phủ Quốc Gia VN, sẽ cho tổ chức " Trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955" về việc truất phế Q.T Bảo Đại. Tổng Trưởng Nội Vụ đã thông báo việc nầy trước quốc dân về ngày tổ chức nầy.
BẦU CỬ TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN CỦA VNCH:
Ngày 8.10.1955 Bộ Nội Vu của quốc gia VN thông báo sẽ tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho toàn dân miền nam VN vào ngày 23.10.1955. Đây là lần đầu phiếu tự do đầu tiên của người dân miền nam, để lựa chon người lãnh đạo quốc gia VN.
Ngày 23.10.1955 Bộ Nội Vụ thông báo về kết quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý (bầu cửa đầu tiên) qua cuộc đầu phiếu kín bằng lá phiếu từ người dân trên toàn quốc như sau:
- 5.838.907 người đi bầu:
- 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại,
- 63.017 phiếu không truất phế.
- 131.395 không ý kiến
- 44.155 phiếu không hợp lệ.
Ngày 26.10.1955 Ông Ngô Đình Diệm tuyên bố HIẾN ƯỚC TẠM THỜI, đạt nền tảng chính trị cho nước Quốc Gia VN, tại dinh Độc Lập trước hàng vạn quần chúng tham dự:
1. Tên nước Việt Nam là nước Cộng Hoà, gọi là VNCH.
2. Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống.
3. Một Ủy Ban được thành lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp.
4. Một Quốc Dân Đại Hội dân cử sẽ được triệu tập để xét định Hiến Pháp mới.
5. Các luật lệ hiện hành của Quốc Gia VN vẫn được tiếp tục tạm giữ nguyên.
6. Nội các cũ sẽ được lưu nhiệm để Xử Lý Thường Vụ ( Sắc Lệnh sô 1 / TTP)
7. Ngày 26.10.1955 là ngày Quốc Khánh ( dụ số 2)
Ngày 23.1.1956, Quốc Hội VNCH sẽ được thành lập (chiếu theo dụ số 8). Thể thức bầu cử ( chiếu theo dụ số 9).
BẦU CỬ QUỐC HỘI KHOÁ I (1956)
Ngày chúa nhật 4.3.1956, toàn dân đi đầu phiếu tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến - đây là lần đầu dân miền nam chọn người đại biểu cho dân tại Quốc Hội.
Ngày 15.3.1956 khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc Hội nước VNCH với niên trưởng là Dư Phước Thiện, sinh năm 1889. Người ít tuổi nhất là Ông Đinh Thế Sĩ
Ngày 22.3.1956 dân biểu Trần Văn Lắm được bầu làm Chủ tịch QH đầu tiên của nước VNCH.
Ngày 31.7.1956 QH họp bàn về Quốc Ca và Quốc Kỳ, nhưng không chọn được bài quốc ca nào và lá quốc kỳ nào, QH tạm hoãn bàn về việc này.
Ngày 1.8.56 QH gia hạn dự thi quốc kỳ và quốc ca đến ngày 15.9.1956.
Đến ngày 17.10.1956, QH tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay quốc kỳ nào trong số 356 mẫu cờ và 50 bài nhạc dự thi. Ngày 26.10.1956 QH tuyên bố Hiến Pháp VNCH.
Bản HP đầu tiên được ban hành vào ngày 26.10.1956, một năm sau khi chính thể VNCH chính thức được thành lập và ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của nước VNCH.
Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chia theo từng đơn vị bầu cử.
DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG BƯỚC ĐẦU TRONG NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ
Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.
Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế.
Đảng phái và Số ghế:
Phong trào Cách mạng Quốc gia 66
Tập đoàn Công dân Vụ 18
Đảng Công nhân 10
Phong trào Tranh thủ Tự do 7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2
Đảng Đại Việt (đối lập) 1
Độc lập (không liên kết) 19
Ngày 25.6.1956, toàn bộ quân đội Liên Hiệp Pháp rút khỏi nước VNCH.Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa
Quốc Hội Lập Hiến ra mắt ngày 4.3.1956, sau đó trở thành QH Lập Pháp đầu tiên của VNCH gồm 123 dân biểu, có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp làm cơ sỏ Pháp Lý cho VNCH.. Tỷ lệ đầu phiếu là 80% vơi 405 ứng củ viên tham gia. Sau nhiều lần trao đổi giửa QH và TT Ngô Đình Diệm một bản Hiến Pháp được ra đời ngày 26.10.1956.Hiến Pháp gồm 98 điều và 8 thiên ( chương). http://www.vietnamvanhien.org/HienPhapVIETNAMCONGHOA1956.pdf
Quốc hội nhóm họp tổng cộng ba khóa gồm đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân biểu đắc cử niên khóa 1963 chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chính Tháng Mười Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi nhóm tướng lãnh.
BẦU CỬ QUỐC HỘI KHOÁ II (1959)
Chiếu theo Hiến pháp 1955 thì cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần thứ nhì năm 1959 với 441 ứng cử viên đua nhau 123 ghế. Khối ủng hộ chính phủ chiếm 79% số phiếu và 89 ghế. Những khu vực thiếu an ninh nhất lại là những vùng ủng hộ chính phủ nhiệt thành nhất với 84% số phiếu trong khi Đô thành Sài Gòn tỷ số ủng hộ chính phủ rút xuống còn 42%. Một số sự kiện bất thường phải kể vụ ứng cử viên bác sĩ Phan Quang Đán, lãnh tụ khối Dân chủ và chủ nhiệm báo Thời luận. Ông đắc cử ở khu 2 Sài Gòn với 35.000 phiếu, đánh bại ứng cử viên của đảng Cần lao nhưng bị tòa kết tội hối lộ nên bị loại, không được nhậm chức.
BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 1961
Liên Danh - Khóm trúc - Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ (đắc cử)
Liên Danh - Con trâu - Nguyễn Đình Quát - Nguyễn Thành Phương
Liên Danh - Bông sen - Hồ Nhật Tân - Nguyễn Thế Truyền.
Tháng Tư năm 1961 Việt Nam Cộng hòa mở cuộc bầu cử tổng thống, có 3 liên danh tranh cử.
Liên Danh - Con trâu - Nguyễn Đình Quát - Nguyễn Thành Phương
Liên Danh - Bông sen - Hồ Nhật Tân - Nguyễn Thế Truyền.
Ba ứng cử viên chính nhập cuộc là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Quát, và Hồ Nhựt Tân. Kết quả với 75% cử tri đi bầu là liên danh Ngô Đình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ tái đắc cử với 88% số phiếu; liên danh Hồ Nhựt Tân-Nguyễn Thế Truyền 7%; và Nguyễn Đình Quát-Nguyễn Thành Phương 4%.
BẦU CỬ QUỐC HỘI KHOÁ III (1963)
Cuộc bầu cử Quôc hội khóa thứ III được tổ chức vào ngày 27/9 năm 1963 trong tình hình sôi động giữa chính phủ và khối Phật giáo. Trước đó ba tháng thượng tọa Thích Quảng Đức đã tự thiêu đế phản đối chính sách bất bình đẳng đối với Phật giáo. Trong số 6.809.078 cử tri toàn quốc thì 6.329.831 người đi bầu, tức là hơn 92%. Kỳ bầu cử đó Trần Lệ Xuân đại diện khu 4 tỉnh Long An tái đắc cử với 47.406 lá phiếu. Ngô Đình Nhu đại diện khu 1 tỉnh Khánh Hòa cũng tái đắc cử với 53.879 lá phiếu. Quốc hội khóa này chưa kịp nhậm chức thì cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra.
BẦU CỬ TRONG NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ 1967
Nền đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Diệm bị sụp đổ sau cuộc đảo chính vào tháng 11/1963. Hiến pháp 1956 được thay thế bởi một Hiến pháp Lâm thời ( còn gọi là Hiến Ước tạm thời) ) được ban hành vào 4/11/1963.
Sau đó, nhiều bản hiến pháp dự thảo được bàn luận trong các phiên họp khoáng đại của Quốc Hội tân lập. Một bản Hiến pháp Lâm thời thứ hai được ban hành thay thế cho bản thứ nhất vào 02/07/1964. Liên tiếp sau đó là bản Hiến pháp Lâm thời thứ ba nhanh chóng được ban hành vào 16/04/1964. Cả hai bản Hiến pháp Lâm thời sau này đều nhấn mạnh vào quyền lực của các lãnh đạo quân sự và quyền hành pháp. Năm 1964, Tướng Nguyễn Khánh thay thế vị trí của Tướng Dương Văn Minh, trở thành chủ tịch Hồi đồng Quân nhân Cách mạng, một tổ chức tối cao của Quốc gia mang tính lâm thời.
BẦU TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ 1967 - 1971
Có 11 liên danh tranh cử gồm:
Liên danh 1 Trâu Cầy
Phan Khắc Sữu – Phan Quang Đán
Liên danh 2 Bông Lúa
Hà Thúc Ký - Nguyễn Văn Định
Liên danh 3 Căn Nhà Bình Dân
Hoàng Cơ Bình–Lưu Quang Khình
Liên danh 4 Bồ câu trắng
Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu
Liên danh 5 Người gieo mạ
Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền
Liên danh 6 Hoa Lư
Phạm Huy Cơ – Lý Quốc Sĩnh
Liên danh 7 Cái Lư Hương
Trần Văn Lý – Huỳnh Công Đương
Liên danh 8 Ngôi Sao trắng
Nguyễn Hòa Hiệp – Nguyễn ThếTruyền
Liên danh 9 Bản đồ VN
Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ
Liên danh 10 Bó Đuốc
Vũ Hồng Khanh – Dương Trung Đồng
Liên danh 11 Con Trâu
Nguyễn Đình Quát - Trần Cửu Chấn
Kết quả: Ngày 03-9-1967 Liên danh Bản đồ VN đắc cử với 1.649.562 phiếu/4.868.266 khoảng 35%.
BẦU CỬ TỔNG THỐNG (nhiệm kỳ 1971 - 1975):
1- Liên danh Bản đồ Việt Nam : Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương.
2- Liên danh.......: Nguyễn Cao Kỳ - Trương Vĩnh Lễ (rút).
3- Liên danh........: Dương Văn Minh - Hồ Văn Minh (rút).
4- Liên danh........: Trần Tâm - Huỳnh Văn Nhiệm (rút).
5- Liên danh........: Nguyễn Thành Nam (Đạo Dừa) - Bà Huỳnh Thị Ứng (rút)
BẦU CỬ QUỐC HỘI KHOÁ I (1966)
Vào tháng 9/1966, một Quốc hội lập hiến gồm 117 Dân biểu được bầu ra bằng một cuộc bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhằm mục đích soạn thảo một bản Hiến pháp chính thức mới, quy định trở lại một nhà nước dân sự kết thúc giai đoạn quân quản. Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đã nghiên cứu và tham vấn nhiều bản Hiến pháp khác nhau, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn. Công tác lập hiến lần này nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
Bản Hiến pháp thứ 7 này (kể từ Hiến pháp 1956 và các Hiến pháp Lâm thời) được công bố vào 01/04/1967. Hiến pháp 1967 lập ra một thể chế với người lãnh đạo là Tổng thống, được bầu trực tiếp từ dân, hai cơ quan lập pháp là Hạ Viện và Thượng Viện (lưỡng viện), bên cạnh đó là một cơ quan tư pháp độc lập.
Tương tự như nền Đệ nhất Cộng hòa, Điều 113 quy định Quốc hội lập hiến 1966 sẽ đảm nhiệm quyền lập pháp cho đến khi Quốc hội lập pháp đầu tiên được triệu tập. Dù diễn đạt bằng ngôn ngữ khác nhưng rõ ràng, ở trường hợp này phương án , hậu lập hiến, Quốc hội lập hiến sẽ trở thành Quốc hội lập pháp vẫn được lựa chọn áp dụng.
QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN
Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất.
Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ 4 năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh. Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam. Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh; mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.
Khóa đầu tiên Hạ viện của nền đệ nhị Cộng Hoà năm 1967-1971 có 137 dân biểu; Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện. Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.
Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập; Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập, sinh hoạt chính trị hết sức sôi nổi trong nghị trường hoàn toàn do dân chọn và dân bầu.
DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG TRONG NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ:
Miền nam VN là một chế độ hoàn toàn đa đảng với trên 38 Phong Trào, Liên Minh, Mặt Trận, Chính đảng... cùng tham gia sinh hoạt với chính quyền, để cùng chia sẽ trách nhiệm với những người gốc quân nhân trong QL.VNCH. Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:
1.Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng.
2.Lực lượng Đại Đoàn kết
3.Đại Việt Cách mạng Đảng
4.Việt Nam Quốc Dân Đảng, Xứ Đảng bộ Miền Nam
5.Việt Nam Quốc dân Đảng Thống Nhất
6.Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc
7.Phong trào Quốc gia Cấp tiến
8.Tập đoàn Cựu Chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã
9.Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Và có hơn 88 Tổ chức chính trị, Liên Minh, Phong Trào..luôn cã các tổ chức thân cộng như: Lực lượng Rồng Vàng của Thượng Toạ Thích Đôn Hậu ( sau Mậu Thân 1968đã vào bưng theo vc); Mặt trận Nhân Dân cứu Quốc của Lâm Văn Tết ( sau Mậu Thân cũng theo vc); Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoà Bình và Hạnh Phúc của Thượng Toạ Thích Quảng Liên và Luật Sư Trịnh Đình Thảo; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác Sĩ Lê Khắc Quyến. Các hội viên của các tổ chức nầy phần lớn theo vc ra bưng sau Mậu Thân 1968 ( nguồn- sách Đảng phái chính trị VN, Nguyễn Khắc Ngữ, tr.96 & 97). Xem thêm :
Trong khi miền nam VN, chấp nhận cho các thành phần thân cộng sản tham gia trong quốc hội, ngược lại cho tới nay đảng csVN chưa bao giờ có được một tư tưởng tiến bộ về tự do dân chủ như VNCH. Đám đầu lĩnh này vẩn ngăn sông cấm chợ hình thức đa đảng trong cái gọi là "Dân Chủ XHCN", một thứ DC độc tài mị dân, do đảng cs quyết định và điều hành quốc gia. Hổ thẹn với nền dân chủ của VNCH, nên cs Bắc Việt đã ra sức nuôi một bộ máy tuyên truyền gia nô với hơn 800 tờ báo ,truyền thông, truyền hình đồ sộ, ngoài ra còn phải nuôi thêm một đám DLV. Cho tới nay chưa bao giờ đám đầu lĩnh Ba Đình dám tổ chức một cuộc đầu phiếu tự do toàn quốc để người dân có thể tự do chọn cho mình một người lãnh đạo đất nước theo ý dân.
Người cộng sản thiết lập một chế độ độc tài độc đảng trên đất nước VN từ 1945 tại miền bắc và từ tháng 5/1975 cho đến nay trên 3 miền đất nước, nhưng thường biện minh là một đất nước có nền Dân Chủ cùi bấp của một nước XHCN, thứ dân chủ bịp bợm không có đối lập trong quốc hội, để đánh lừa thế giới bằng các màn trình diển bầu Quốc Hội bằng cách đưa ra danh sách do ngoại vi của đảng là Mặt Trận Tổ Quốc chọn lựa và dân bị bắt buộc đi bỏ phiếu theo ý đảng. Người dân trong nước chxhcnvn đã bị đảng tước mất quyền bầu cử tự do về lãnh đạo đất nước và các đại biểu trong quốc hội. Bầu cử chỉ là trò lường gạt về tính dân chủ tự do, nên được gọi là phi dân chủ. Đại Hội đảng sắp tới vào đầu năm 2021 để chọn lãnh đạo, nhưng có điều khôi hài là chính người đảng viên đảng cs về tham dự đại hội, chưa bỏ phiếu mà nay đã có danh sách lãnh đạo. Đảng viên đảng cs cũng bị tước luôn cái quyền căn bản nhất, huống hồ gì người dân.
Một trong những đặc tính không thể thiếu cho nền dân chủ của một quốc gia, nếu muốn được gọi là dân chủ thật sự, là những người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng, là những người lãnh đạo phải thành hình từ sự đồng thuận của đa số người dân trong quốc gia đó.
Theo Economist Intelligence Unit đã công bố vào ngày 22/1/2020, xếp chxhcn Việt Nam hạng 136/167 quốc gia về chỉ số dân chủ năm 2019, một chỉ số dưới trung bình. Có nghĩa là cái giá trị "Dân Chủ XHCN" của tà quyền cộng sản đang áp dụng tại VN được thế giới coi như là thứ cỏ rác và các lý thuyết của về DC mang cái đuôi XHCN của các đầu lĩnh Ba Đình dùng để lý luận, là thứ rác rưởi trong con mắt của thế giới. Một trong những đặc tính không thể thiếu cho nền dân chủ của một quốc gia, nếu muốn được gọi là dân chủ thật sự, là những người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng, là những người lãnh đạo do sự đồng thuận của đa số.
Tóm lại trong thể chế dân chủ, không ai có thể tự coi mình là đại diện của dân, là hành xử quyền cho dân, nếu không được đa số dân chúng đồng thuận trao quyền bính bằng lá phiếu.
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 15.7.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét