Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

TT NGUYỄN VĂN THIỆU NGƯỜI KIẾN TRÚC
NỀN DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG CHO ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ

Có nhiều điều về người lính VNCH chưa hề được quân sử VNCH ghi nhận, đây là một thiếu sót của những người viết quân sử. Được sự gợi ý của một sĩ quan QL.VNCH (người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn), chúng tôi hậu duệ VNCH đã viết bài này với góc nhìn của tuổi trẻ hậu duệ VNCH (HDVNCH) vùng nam Đức. 

Suốt 45 năm qua, sau ngày cộng sản bắc Việt cưởng chiếm miền nam VN vào tháng 4/75, toàn bộ tập thể quân lực VNCH một số đã bị đi tù cải tạo, số còn lại thì bị trù dập trong chế độ mới do người cộng sản thành lập, họ kỳ thị hận thù những ai đã từng cộng tác với chính quyền VNCH trước 1975. Từ đó, trên mạng xã hội, FB, Youtube...đã thấy có xuất hiện hàng trăm bài viết tốt có xâu có về các tướng lãnh, người lính VNCH, sức chiến đấu, những cuộc hành quân diệt địch của các quân binh chủng VNCH, tóm lại có hàng ngàn bài viết hoặc những bài thơ nhạc khai thác về đời lính, sinh hoạt của người lính hoc cấu trúc của quân lực VNCH. Nhưng không thấy có bài viết nào nói về người lính VNCH đã xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa đảng đặt trên nền tảng tam quyền phân lập, phù hợp với xu thế chính trị thời đai, người kiến trúc sư công trình này chính là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, người lính VNCH trong thời binh lửa.

Ông Thiệu một võ quan của thời chiến nhưng phải gồng gánh trên vai một trách nhiệm quá lớn, vừa đánh giặc vừa xây dựng nền dân chủ đa đảng cho hệ thống chính trị VNCH, đồng thời phải đối đầu với giặc trước mắt lẩn sau lưng người chiến sĩ VNCH này đã làm hết trách nhiệm của một tướng quân và trong cương vị của một Tổng thống VNCH. Cá nhân ông đã phải nhận chịu nhiều sự phỉ báng công kích cá nhân từ nhiều phía, cộng sản lẩn quốc gia hết sức bất công. Những lý do công kích ông vì hận thù cá nhân, vì những uất hận trong cuộc chiến, riêng từ phía cộng sản - miển bàn - Từ khi, ông nhậm chức Tổng thống VNCH, cuộc chiến đã leo thang cao độ, quân cướp nước có mặt khắp mọi nơi trong lãnh thổ VNCH, ông gần như không còn có nhiều thời giờ để nghỉ ngơi hoặc có những giây phút yên tỉnh hầu có thể rảnh tay để tập trung xây dựng tốt cho XH miền nam VN lúc bấy giờ. 

Nếu những người quốc gia, những chiến hữu của ông,  không ích kỷ, không hẹp hòi, cùng ông dồn hết nổ lực tiếp sức cho ông, thì tang thương mất mát chắc sẽ không lên đến mức độ quá cao. Khi toàn bộ đất nước lọt vào tay cộng sản, thì có một sự kiện xảy ra hết sức phủ phàng đến với ông, nhiều cấp chỉ huy đã đổ trách nhiệm lên người ông vì quyết định "triệt thoái cao nguyên",  họ cho đó là nguyên nhân đưa đến mất nước(?!). Nay nhiều tài liệu đã được giải mã, cho thấy đó chỉ là lý do hết sức đắng lòng mà ông phải quyết định, để cứu nguy cho tình trạng thiếu thốn đạn dược và các nhu cầu tiếp liệu cho chiến trường vì quân viện bị cắt giảm hết sức bi đát - ông không còn con đường khác để lựa chọn. Rất tiếc! hầu như các cấp chỉ huy không ai hiểu được cái khốc liệt của số phận miền nam VN khi bị bọn dân chủ thổ tả nơi quốc hội Hoa Kỳ lúc đó đã bác lời cầu cứu quân viện của TT Thiệu một cách tàn nhẩn, đưa đất nước VNCH vào thế bí. Đó cũng là một bài học quá đắt giá cho thế hệ hậu duệ chúng tôi.

BỐI CẢNH ĐƯA ĐẾN VIỆC NGƯỜI QUÂN NHÂN NÁM CHÍNH QUYỀN

Theo các tài liệu của VNCH ghi nhận; trong thời điểm từ khi đảo chính nền đệ nhất VNCH 1.11.1963 cho đến 19.6.1965; miền nam VN đã trải qua nhiều biến động về chính trị. Các cuộc đảo chính, chỉnh lý... do các tướng lãnh hám danh liên tục thực hiện làm xáo trộn tình hình an ninh phòng thủ của miền nam, từ đó đã làm kinh tế cũng bị ảnh hưởng dây chuyền....Đứng trước tình hình quá bất ổn của một đất nước đang nằm trong sự đe doạ của cộng sản, đất nước đã bước đến mấp mé bên bờ vực thẳm, chỉ một bước nữa thôi, quân dân Miền Nam rất có thể sẽ nằm dưới sự thống trị của cộng sản Hà Nội; điều này đã không còn cho phép những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khoanh tay đứng nhìn sự xáo trộn chính trị tiếp tục xảy ra. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một tập thể duy nhất có tổ chức chặt chẽ và tinh thần kỷ luật cao, không thể chần chờ trước cơn quốc biến, nên đã đứng ra nhận chịu trên vai trách nhiệm nặng nề cứu nguy đất nước và dân tộc, một Hội Đồng Quân Lực đã ra đời để cứu nguy miền nam lúc bấy giờ và đứng ra giải quyết sự tranh chấp của khối Phật Giáo Ấn Quang do các sư Thích Tâm Châu, Thích Hộ Giác,Thích Trí Quang ..cầm đầu đòi giải tán chính phủ Trần Văn Hương.

Sau đó, để chứng tỏ thiện chí và quyết tâm kiến tạo nền dân chủ đa đảng cho Miền Nam, ngày 5.5.1965, Hội Ðồng Quân Lực đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho chính phủ dân sự, cụ Phan Khắc Sửu được mời làm Quốc Trưởng, Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau, ngày 11.6.1965, chính phủ dân sự do cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng nhận định rằng tình hình đất nước đã đến lúc lâm nguy nếu người quốc gia không mạnh mẽ hành động và tìm ra một con đường tức thời nào đó. Một con đường, sau những cân nhắc thận trọng, là phải cần đến sức mạnh của quân đội, sự tiếp tay của những tướng lãnh. Chính phủ Phan Khắc Sửu quyết định trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19.6.1966.

Ngày 19.6.1965 một Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, gồm một số tướng lãnh các cấp, trong một buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng ở Thủ Ðô Sài Gòn, đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm lèo lái quốc gia và làm thành phần tiền phương của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước.

Quyết Ðịnh:

Ðiều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia.

Ðiều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có : một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.

Ðiều 3. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.

Ðiều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
4.1. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
4.2 Tổng Thư Ký : Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
4.3 Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Ðiều 5. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.

Sài Gòn, ngày 14 tháng 6 năm 1965
Toàn thể các Tướng Lãnh và Tư Lệnh Quân Binh Chủng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 



Từ đó, ngày 19.6 được đánh dấu như là một cái mốc lịch sử, một chương mới của cuộc chiến đấu chống khối cộng sản quốc tế của quân dân Miền Nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng hòa là thành phần gồng gánh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, bình định những mầm móng nằm vùng bạo loạn trong khối Phật Giáo Ấn Quang, ở tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống sự xâm lăng cuồng sát của đạo quân hiếu chiến cộng sản Bắc Việt. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử Tổng Thống đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa trong tháng 11.1967 vẫn tiếp tục cho tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm hàng năm ngày Quân Lực 19.6 với những cuộc diễn binh của tất cả các đơn vị và quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của dân tộc Việt Nam chống xâm lược cộng sản từ phương Bắc.

TỔNG THỐNG THIỆU VÀ VIỆC KIẾN TẠO NỀN DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG

Bản hiến pháp 1967 do tổng thống Nguyễn văn Thiệu ban hành, được đánh giá là một văn bản tiến bộ nhất so với các bản hiến pháp khác có cùng thời trog khu vực. Dân chủ tự do đa đảng ở VN sớm được nền đệ nhị cộng hoà tôn trọng và ghi trong hiến pháp, trong khi đó những quốc gia trong khu vực như Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương...xa hơn nửa là những nước như Trung Đông và một số quốc gia khác trên thế giới vẩn còn đang sống trong độc tài - đặc biệt là trong vòng tay của các đảng cs tàn ác khát máu như cs Bắc VN, Bắc Hàn, TQ, Cu Ba, Nga và chuỗi mắt xích các nước theo XHCN ở Đông Âu. trong khi đó, tại miền nam người dân được tự do và có đầy đũ những quyền căn bản nhiều nhất so với các nước cộng sản và độc tài. HP nước VNCN cho phép tất cả tổ chức chính trị quốc cộng cùng tham gia quản trị đất nước. 



Thể chế VNCH đệ nhị được xây dựng theo cấu trúc TAM QUYỀN PHÂN LẬP, Tổng thống được bầu trực tiếp từ người dân, người dân tự do lựa chọn  người lãnh đạo bằng lá phiếu. Quyền lực tổng thống bị giới hạn bởi các đảng phái đối lập và người dân. HP 1967 là mục tiêu đến cho các phong trào đòi dân chủ trong và ngoài nước hiện nay. Xin tham khảo bản HP VNCH 1967 tại link : http://www.danviet.de/doc/muc10/b3411d.pdf . Chúng ta có thể so sánh với  bản HP 2013 của CHXHCNVN, để biết thêm sự khác biệt giửa Dân Chủ Tự Do của VNCH và bản chất độc tài của chế độ XHCN.

Qua bản HP 1967, nói lên được một giá trị về tư tưởng dân chủ của tướng lãnh VNCH, mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một tiêu biểu. Đây là một điểm son cần nói thêm nơi ông Thiệu. Trong thập niên 50,60, 70 của thế kỷ trước, các nước Á Châu đang còn mơ màng về một nền dân chủ đích thực như Âu Châu, thì trong khi đó VNCH đã hình thành được một nền dân chủ tự do khá cao. Ở vào vị thế nắm quyền lực trong tay, ông có thể thiết lập một chế độ độc tài như ở các nước Đài Loan với Tưởng Giới Thạch, Nam Hàn với Phát Chánh Hy, Philippin với Marcos...đã từng làm.

Một võ tướng như ông Thiệu phải có tinh thần yêu nước khá cao, dẹp bỏ được cám dổ của tiền tài phú quí để đưa đất nước tiến trên con đường đầy hoa thơm dân chủ - một việc làm mà chỉ có nơi người yêu nước chân thành mới làm được. Chúng tôi những hậu duệ VNCH rất kính phục lòng yêu nước của ông.

CÁC ĐẢNG PHÁI TRONG NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ:

Miền nam VN là một chế độ hoàn toàn đa đảng với trên 38 Phong Trào, Liên Minh, Mặt Trận, Chính đảng... cùng tham gia sinh hoạt với chính quyền, để cùng chia sẽ trách nhiệm với những người gốc quân nhân trong QL.VNCH. Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:

1.Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng.
2.Lực lượng Đại Đoàn kết
3.Đại Việt Cách mạng Đảng
4.Việt Nam Quốc Dân Đảng, Xứ Đảng bộ Miền Nam
5.Việt Nam Quốc dân Đảng Thống Nhất
6.Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc
7.Phong trào Quốc gia Cấp tiến
8.Tập đoàn Cựu Chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã
9.Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Và có hơn 88 Tổ chức chính trị, Liên Minh, Phong Trào..luôn cã các tổ chức thân cộng như: Lực lượng Rồng Vàng của Thượng Toạ Thích Đôn Hậu ( sau Mậu Thân 1968đã vào bưng theo vc); Mặt trận Nhân Dân cứu Quốc của Lâm Văn Tết ( sau Mậu Thân cũng theo vc); Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoà Bình và Hạnh Phúc của Thượng Toạ Thích Quảng Liên và Luật Sư Trịnh Đình Thảo; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác Sĩ Lê Khắc Quyến. Các hội viên của các tổ chức nầy phần lớn theo vc ra bưng sau Mậu Thân 1968 ( nguồn- sách Đảng phái chính trị VN, Nguyễn Khắc Ngữ, tr.96 & 97).

Trong khi miền nam VN, chấp nhận cho các thành phần thân cộng sản tham gia trong quốc hội, ngược lại cho tới nay đảng csVN chưa bao giờ có được một tư tưởng tiến bộ về tự do dân chủ như VNCH. Đám đầu lĩnh này vẩn ngăn sông cấm chợ hình thức đa đảng trong cái gọi là "Dân Chủ XHCN", một thứ DC độc tài mị dân, do đảng cs quyết định và điều hành quốc gia. Hổ thẹn với nền dân chủ của VNCH, nên cs Bắc Việt đã ra sức nuôi một bộ máy tuyên truyền gia nô với hơn 800 tờ báo ,truyền thông, truyền hình đồ sộ, ngoài ra còn phải nuôi thêm một đám DLV.

QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN

Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất. 

Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ 4 năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh. Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam. Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh; mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.                                                                                                                        
Khóa đầu tiên Hạ viện của nền đệ nhị Cộng Hoà năm 1967-1971 có 137 dân biểu; Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện. Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.

Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập; Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập, sinh hoạt chính trị hết sức sôi nổi trong nghị trường hoàn toàn do dân chọn và dân bầu.


THẾ GIỚI CÔNG NHẬN VNCH:

VNCH được sự đồng tình ủng hộ và đặt liên hệ ngoại giao với trên 87 quốc gia trên thế giới tính đến thời điểm 1974.

Đám đầu lĩnh Ba Đình và Ban Tuyên Giáo đảng csVN, thường xuyên ra sức tuyên truyền, bôi xấu, chưởi rủa VNCH, chỉ vì quá thua kém với VNCH, họ phải phịa ra đũ điều để mị dân, một sự thô bỉ không tiền khoáng hậu là sau  2 tháng thành lập CHXHCNVN - Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó, cũng như xin được thừa kế các định chế quốc tế mà VNCH đã thiết lập với quốc tế trước đó như:

WMO là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc. WMO có tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành lập năm 1873, mà Việt Nam Cộng hòa đã là thành viên từ ngày 1 tháng 4 năm 1955. Trong khi đó VNDCCH tới ngày 7/5/1975 mới được Đại hội lần thứ 7 của WMO công nhận là thành viên vì lấy danh nghĩa quốc gia tiếp nối và thừa kế từ VNCH. Đến ngày 20/7/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng thư ký WMO thông báo về việc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin được tiếp tục là thành viên chính thức của WMO. Tất cả sự công nhận đều bắt ngưồn từ cái mà VNCH đã ký kết với tổ chức này. Và VNDCCH kế thừa tư cách thành viên của VNCH trong WHO (Tổ Chúc Y Tế Thế Giới) vào ngày 22/10/1975. 

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH.

Nhà nước cộng sản, 
CHXHCN Việt Nam đang xin được tiếp tục thừa hưởng sự kế tục các định chế tài chính quốc tế mà VNCH đã từng ký kết. Trước tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi được thành lập vào tháng 7, 1976, CHXHCN Việt Nam đã trình thư xin thay thế (substitution) và xin được tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại các định chế tài chính nói trên, mà không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới. Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp quản 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này.

Tuy mạ lỵ VNCH đũ thứ, đũ kiểu nhưng CHXHCNVN lại tranh nhau để thừa hưởng các định chế quốc tế của VNCH trong cộng đồng thế giới. Đó là thứ tận cùng của bỉ ổi mà  đám đầu lĩnh Ba Đình đã liếm 
đít VNCH để sống.

TÓM LẠI:

Chúng tôi, người viết, nhân ngày quân lực 19.6 năm nay muốn nói đến người lãnh đạo của nền đệ nhị cộng hoà, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để chia sẻ với các công dân nước VNCH, đề mọi người biết đến sự hy sinh to tát của ông qua quá trình xây dựng đất nước trong khói lửa chiến tranh. Viết để trả lại danh dự một quân nhân, là tướng lãnh VNCH. Đồng thời lưu ý các nhà viết sử VNCH đừng quên công trạng của ông đã hiến dâng cho đất nước VNCH, một lãnh đạo đơn độc, phải đối phó với 4 lằn đạn nhắm vào ông: csBV, Mặt Trận GPMN, bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản và người bạn đồng minh lớn là Hoa Kỳ, để xây dựng cho miền nam một cuộc sống an bình , tự do và hạnh phúc, mặc dù thời gian quá ngắn cho các ước mơ của ông. Hậu duệ chúng tôi chắt mót những gì mà mọi người đã quên viết về việc làm của người tổng thống vì dân vì nước đã cống hiến, phải được nhắc nhở trước toàn dân, quân, cán, chính VNCH và những nhà nghiên cứu, viết sử VNCH hãy trả lại sự công bằng cho ông.

Chúng tôi, hậu duệ VNCH vùng nam Đức không quên thắp nén tâm hương dâng lên hương hồn của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong dịp kỷ niệm ngày quân lực 19.6.2020.

Biên kháo chính trị, Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 29.5.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét