Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

CHXHCNVN MÌNH LẠ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?? HIỆN NAY ĐÃ CÓ 4 GIÁO SƯ, 17 TIẾN SĨ TỐT NGHIỆP MÔN CỜ TƯỚNG VÀ CỜ VUA

Trong lăng kính tôn giáo, giáo dục là để phát triển thật nhiều tâm thiện và hoán tâm ác trở thanh tâm thiện. Giáo dục là hướng tư duy con người về con đường chánh đạo. Nếu không, tri thức càng nhiều, thì càng nguy hại đối với nhân loại và đối với chính bản thân mà thôi. Tham gia Giáo dục là để tự rèn luyện mổi cá nhân trở thành những con người có nhân tính và hữu ích và thực dung trước những nhu cầu cấp thiết của xã hôi. Nhu cầu cấp thiết cho việc giáo dục đào tạo là phải cung cấp thật nhiều những con người có kiến thức và khả năng đũ trong lãnh vực khoa học , kỹ thuật, kinh tế.... để đưa VN ra khỏi sự lệ thuộc vào kinh của TQ. 

Riêng về phạm trù Kinh tế thi cần và rất cần những ông bà GS, TS kinh tế biết làm sao để nhà nước không còn phải đi mượn tiền hàng năm để cứu đảng cứu Ngân Sách NN, hơn 3 thập niên qua, cứ cuối năm là các ông bà giáo sư, tiến sĩ đại biểu dân trong quốc hội, hội họp lại để bàn về việc đi vay mượn tiền của thế giới để trả nợ cân bằng ngân sách và nuôi đảng. Đất nước cần những ông bà GS, TS có khả năng làm tăng trưởng kinh tế, không cần thứ GS, TS chỉ biết có ngồi bấm nút đồng ý mượn tiền thế giới hàng năm. 

Không biết với 4 GS và 17 tiến sĩ Cờ Tướng, Cờ Vua sẽ làm gì để giúp VN thoát ra khỏi kiếp làm thành viên của băng cái bang ?? Một bang phái mà toàn là những tên khất thưc, ăn mày...


Chxhcnvn, một đất nước vừa thoát nghèo còn đang ở trong nhóm được xếp hạng trung bình thấp, chỉ trên được có 2 nước Phi Châu, trong hơn 100 quốc gia. Nhưng, các đôi dép râu nón cối lại thích chơi nổi với thế giới - trong tương lai VN sẽ cung cấp hàng ngàn hàng chục ngàn trí thức như GS, PGS, TS....tốt nghiệp ngành Cờ Tướng và Cờ Vua. Một văn bằng mà hiện nay chưa có trường  Đại Học trên thế giới cấp ngoài VN. 

Được biết, trên website: bacninh.bvhttdl.gov.vn giới thiệu: Hiện nay, Bộ môn cờ của Trường đã đào tạo 4 PGS; 17 Tiến sĩ và hơn 1000 sinh viên chuyên ngành Cờ.  Bộ môn cờ với 2 chuyên ngành cờ Vua và Cờ Tướng từ lâu trở thành bộ môn giảng dạy chính ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh có địa chỉ tại đường Nguyễn Văn Cừ, phường Trang Hạ, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Bên cạnh đó, trường còn cam kết 100% sinh viên được tiếp nhận vào làm việc ở các CLB, Trung tâm đào tạo giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua, Cờ Tướng... ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, có thu nhập ổn định từ mức 10 triệu đồng/1 tháng đối với các giáo viên ở các trung tâm Cờ Vua, Cờ Tướng và 20 triệu đồng đối với các giáo viên dạy môn Cờ ở các trường quốc tế.

Sinh viên trong quá trình học sẽ được học trải nghiệm và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, được tham gia các hoạt động chuyên môn và có thu nhập ngay từ trên ghế nhà trường.


Theo các thông tin do trường Bắc Ninh đưa ra, Bộ môn cờ tướng và cờ vua đã đào tạo trên 1000 cán bộ quản lý, HLV và giáo viên giảng dạy môn cờ trên toàn quốc. đây là một đội ngũ hiền tài của đất nước do trường Đại Học Bắc Ninh đào tạo, hết hồn chưa??

BỐI CẢNH TỤT HẬU CỦA NỀN GIÁO DỤC  ĐẠI HỌC VN

Tội nghiệp đảng và bác cứ lay quay trồng người 75 năm qua, nhưng toàn thành ngợm thay vì thành người. Vào thời đại hcm, môt thời đại rực rỡ nhất về số văn bằng Giáo Sư, tiến sĩ, thạc si... tình trạng trí thức lạm phát một cách trầm trọng về chất lương. Họ thường gây sốc và hoang mang cho người dân vì không thể hiện được trình độ tri thức của một giáo sư, PGS...hàng loạt TS,phó tiến sĩ – cái “học vị” chẳng giống ai – sau một đêm ngủ dậy bỗng thành TS. Phó tiến sĩ các ngành, trong đó có các quan chức ngành giáo dục đang tại chức với văn bằng TS rồi GS, có những lãnh đạo thậm chí còn đạo văn để có bằng TS. Một số GS, PGS,TS, PTS,, với những “luận án”  không dám cho ai đoc. Điển hình bà PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân nổi danh như cồn với đề tài chống ngập cho thành hồ bằng LU. Dân thành hồ bó tay chấm com với lọai PGS.TS này

Nếu được vị trí của một GS, TS....cần thể hiện sự học và mức độ tri thức của mình bằng việc làm cụ thể, thông qua những đóng góp cho xã hội, chứ không bằng cái tem dán ngoài. Thế nên, hàng ngũ trí thức ở VN rất nhiều, nhất lànơi các lãnh đạo trong bộ máy cai trị, có thể đánh giá là những lãnh đạo của chxhcnvn toàn là những con người trí thức nhất thế giới vì ai cũng có văn bằng rất cao, từ thạc sĩ, tiến sĩ GS..Thế nhưng thực tế thì sao, họ có những phát ngôn như những người thiếu văn hoa. Cho tới nay, hàng ngũ trí thức khoa học VN được Samsung của Hàn Quốc đánh giá là: "không làm được một con ốc vít", thế giới càng ngạc nhiên nhiên hơn, vì không có những luận án khoa học nào đóng góp vào lợi ích cho thế giợi.

Trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2019, khảo sát dữ kiện chuẩn hóa của 4893 đại học trên thế giới để xếp hạng 1000 đại học tốt nhứt, nhiều đại học công và tư của các quốc gia vừa kể đã nằm trong top 100 các đại học thế giới. Đơn cử: 

– Singapore có hai đại học là National University of Singapore (NUS) đứng hạng 11, Nanyang Technological University (NTU) đứng hạng 12;
– Hong Kong có 4 đại học: University of Hong Kong hạng 25, HK University of Science & Technology hạng 37, Chinese University of HK hạng 49, và City Uni. of HK hạng 55;
– Hàn Quốc có Seoul National University hạng 36 và KAIST University hạng 40;
– Taiwan có National Taiwan University hạng 77;
– Mã Lai cũng có Universiti Malaya hạng 87;

– Việt Nam chỉ có 1 đại học là National Universiy of Hanoi trong nhóm hạng 801 trên 1000. Đây là năm đầu tiên VN có tên trong danh sách.

Rồi đây trong tương lai, thế giới phải moi óc ra để so sánh, đánh giá và xếp hạng các văn bằng GS, TS cờ tướng, cờ vua do trường Đại Học Bắc Ninh cấp??

NGHỊCH LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN SĨ CHXHCNVN

Trên báo điện tử Công An Nhân Dân on-line ngày 03/03/2018 cho biết « Nghịch lý giáo sư, tiến sĩ nhiều nhưng ít công trình công bố quốc tế» : « Theo thống kê của Bộ GDĐT, đến năm 2017, cả nước có 24 500 tiến sĩ trong đó có 16 5000 TS đang làm việc trong các trường đại học và cao đẳng… Phải nói rằng, số lượng tiến sĩ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á ta không thua kém, thậm chí còn cao hơn Thái Lan, Philippines, nhưng số lượng công trình khoa học hằng năm được công bố trên các tạp chí đạt chuẩn ISI/Scopus của VN còn rất thấp. Chỉ tính năm 2016, VN có 3 814 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế thì Thái Lan có 8 847 bài, Malaysia có 14 129 bài và Singapore có 14 120 bài…Do hội chứng bằng cấp, buông lỏng kiểm tra giám sát mà suốt thời gian qua, không ít cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức đào tạo tràn lan thạc sĩ và tiến sĩ. Đào tạo không chuyên ngành, người hướng dẫn trái ngành và vượt qui định. Cung cấp đào tạo kiểu ấy lấy đâu ra chất lượng. Điều đó dẫn đến hệ lụy là VN có số lượng GS và PGS hàng đầu ASEAN nhưng chưa có một trường đại học nào được xếp hạng lọt top 300 châu Á, trong khi Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc có hàng chục trường….».



NHỮNG ĐỀ TÀI  CÓ MỘT KHÔNG HAI ĐỂ BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ở VN.

Được biết trong 5392 luận án tiến sĩ đã được Bộ Giáo Dục chxhcnvn chấp nhận từ năm 2010 đến tháng 01/2018, (nguồn : moet. gov.vn. Giáo dục Đại học. Luận văn Tiến sĩ). Người ta thấy có nhiều luận án có đề tài hết sức kỳ hoặc  lẩn khôi hài điển hình như :

*Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ địa Ngọc Trinh: Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh không phải là 56cm mà là 57cm.
* Bàn về tâm thức dân gian và sự nhầm lẫn về văn hóa: Aibaba không gặp 40 tên cướp. Chính 40 tên cướp đã gặp Alibaba.
*Từ thái độ của chủ quán cà phê Xin chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh: Tìm hiểu về sức mạnh công quyền và kỹ năng biết sợ cho những người muốn làm ăn trong thế kỷ 21.
*Tại sao Thạch Sanh ngày càng hiếm mà Lý Thông ngày càng nhiều? Đề xuất cơ chế y học ghép tạng và nhân bản Thạch Sanh.
* Chuẩn ứng xử trong thời kỳ mạng xã hội phát triển, nhìn từ vụ phạt 5 triệu vì “cái mặt kênh kiệu”: Đề xuất điều chỉnh cơ chế xử phạt hành chính.
* Vận dụng văn chương vào y học: Phương pháp phẫu thuật nội soi mới dành cho những người nói nhiều: Cắt amidan qua đường… hậu môn.
* Bỉm sữa và gạch đá: Vũ khí tối tượng trong thời kỳ mạng xã hội phát triển nhanh như lợn ăn thuốc tăng trọng.
*Hình tượng văn học thay đổi theo từng thời kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng mọc râu và cơ bắp vạm vỡ vì ăn thực phẩm có chất cấm.
*Những vụ cưa chân nữ sinh ở Việt Nam: Bằng chứng khoa học về việc các nữ sinh cố tình nhập viện vào… ngày xấu.

* Bị kết án 4 năm tù giam vẫn ở ngoài làm sếp đa cấp: Giải mã những khả năng bí ẩn và kỳ diệu không thể đong đếm của người Việt.
*Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã,
* Ghi-ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội
* Hành vi nịnh trong tiếng Việt
* Hành vi ngôn ngữ chửi thề trong tiếng Việt
* Lịch sự trong Phòng vấn báo chí
* Phát huy tục chơi Diều ở đồng bằng Bắc bộ
* Sử dụng cà phê hòa tan của người tiêu dùng VN
* Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã,
* Ghi-ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội
* Hành vi nịnh trong tiếng Việt
* Phát huy tục chơi Diều ở đồng bằng Bắc bộ
* Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở VN hiện nay

TRÌNH ĐỘ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VÀ CAO HỌC Ở CHXHCNVN

Giảng viên là danh từ gọi chung các người dạy ở đại học. Chức danh giáo sư là một học hàm hay học vị chỉ dành cho các tiến sĩ hay thạc sĩ có thẻ đảng viên, như vậy một tiến sĩ không tất nhiên là giáo sư nếu không vô đảng và không lọt qua Hội Đồng Tuyển chọn. Muốn có chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) phải làm đơn xin ở Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước được thành lập từ năm 1976. Ngoài tiêu chuần về kiến thức, thành tích, muốn đạt được chức danh nầy phải có « lòng trung thành với tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần phục vụ nhân dân và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước (quyết định 162/CH ngày 11/09/1976).



Trong lần phong chức đầu tiên (11/09/1976) chỉ có 29 nhà giáo, nhà khoa học được phong chức GS trong đó có nhiều vị chỉ có Tú Tài. Về Sử học có : Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khánh Toàn; Về Văn học có : Đặng Thái Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Hồ thị Phượng; Về Triết học có: Trần Đức Thảo; Về Toán học có: Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Trần Quang Nhật; Về Y học có Đặng Chung, Hồ Đắc Duy, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỹ, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, Trương công Trung, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần hữu Tước; Về Cơ khí : Trần Đại Nghĩa…

Từ năm 1989 trở về sau, ngoài yếu tố văn bằng còn có thêm các yếu tố thông thạo hai ngoại ngữ, thời gian giảng dạy, số bài nghiên cứu đăng trong tạp chí quốc tế. Nhưng trong số các vị học hàm cao này ở VN số người biết thông thạo hai ngoại ngữ gần như chỉ có một hai người...


Tính chung, từ năm 1980 đến 2017 có 12 850 giáo sư và phó giáo sư (khoảng 1850 GS và 11 000 PGS), đặc biệt năm 2017 số người trình diện ở Nhà Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội chiếm kỷ lục: 85 GS và 1141 PGS ( Công An Nhân Dân on line/ Ngịch lý Giáo sư tiến sĩ nhiều 03/03/2018) . 

Điều lưu ý là trong số GS tiến sĩ nầy có những tiến sĩ giấy như  Chủ tịch nước, chủ tịch đảng Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng (Chính trị), Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thiện Nhân (Kinh Tế) và vô số tiến sĩ, thạc sĩ có học vị GS và PGS trong các bộ kể cả Bộ Công An, Quốc Phòng và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố. Có được một học hàm, chức danh GS, PGS trở thành một người lãnh đạo có tầm vóc trên thiên hạ, nhưng giá trị thì chỉ là con số không, được coi như một phần thưởng cho các người trung thành với đảng, với phe nhóm.

Trước đây, ông Nguyễn Đức Tồn, cựu viện trưởng Viện Ngôn Ngữ Học, bị tố cáo đạo văn của học trò. Ông Tồn, trong cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt,” đã “sao chép gần như nguyên vẹn từ luận án” của hai sinh viên mà ông đã “hướng dẫn,” từ những năm 1995, 1996. Dù bị tố cáo với bằng chứng rõ ràng như thế, ông Tồn vẫn được phong giáo sư, cho nên câu chuyện mới được đưa ra công chúng!

Tháng Ba năm 2018, ông Nguyễn Tiến Dũng, một giáo sư có quốc tịch Pháp từ đại học Toulouse, vừa gửi thư tố cáo ông Bộ Trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ về tội đạo văn!


Ông Dũng nêu ra các bài “báo khoa học của ông” Nhạ cho thấy ông ta đã “tự đạo văn, trích dẫn khống, thiếu trình độ tiếng Anh, hời hợt thiếu khoa học, (đăng bài trên) tạp chí giả khoa học.” Tự đạo văn (self plagiarism) là sử dụng những bài cũ của mình, xào xáo sơ qua biến thành một công trình nghiên cứu mới. “Có 48% nội dung của một bài ông Nhạ được in năm 2013 đã sao chép lại y nguyên vào một bài khác in năm 2014, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%.” Ông Dũng dọa sẽ đưa câu chuyện này lên tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

MỨC ĐỘ TỆ HẠI VỀ CHẤT LƯỢNG GS, PGS, TS, PTS ..HIỆN NAY

Cái hám danh GS, PGS-tiến sĩ tại Việt Nam hôm nay phát triển rộng lớn trong các ngành nghề như GS-TS-Kỹ sư, đặc biệt trong Y giới. Có gì là lạ, ngu xuẫn hơn khi ông bác sĩ thật lại đi mua bằng tiến sĩ giả để được xưng tụng và trong các nhà thương nhan nhản xuất hiện trên túi áo, trên danh thiếp những chữ tắt dài dòng kịch cởm đại khái như : PGS-TS-BS Hồ Đại Ngu và dưới mắt đương sự cùng với dân gian, ông phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ «oai» hơn và giỏi hơn ông bác sĩ không có tiến sĩ. 

Chế độ cộng sản làm ngu dân và dạy người dân lường gạt lẫn nhau. Ông bác sĩ bỏ ra vài ngàn mỹ kim mua bằng tiến sĩ giả, ông chạy được chức PGS, ông kiếm được một chức vụ trong nhà thương hay trong một cơ quan, ông «chém» bịnh nhân gấp 5-7 lần hơn đồng nghiệp không có bằng tiến sĩ giả. Còn ông TS-Kỹ sư có bằng tiến sĩ giả chạy được chức Trưởng sở Xây Dựng (Công chánh), ăn ciment cốt sắt xây cầu vừa khánh thành thì cầu sập. Cứ thế mà tiến sĩ ở VN đông như quân Nguyên.

Tệ hại hơn, nhiều người không đi học mà vẫn có bằng, thường là thạc sĩ, tiến sĩ. Chuyện lạ mà có thật ở VN. Báo chí VN tường thuật Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao tỉnh Phú Thọ đậu bằng tiến sĩ do một trường đại học ở Mỹ cấp, dù ông không nói được tiếng Mỹ và chẳng bao giờ đi học. Ông cho biết là ông tốn 17 000 mỹ kim để đi Hawaï 2 tuần để nhận bằng từ đại học South Pacific University là một đại học đã bị tòa án tiểu bang Hawaï đóng cửa từ năm 2003 nhưng vẫn tiếp tục hoạt động để bán văn bằng. Cũng cần biết là số tiền 17 000 mỹ kim là do ngân sách của tỉnh Phú Thọ «hỗ trợ».


Trường hợp của ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó  Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái cũng có bằng tiến sĩ tuy không đi học, không biết tiếng Mỹ, sau 6 tháng nhận trợ cấp của chánh phủ 74 triệu đồng. Ông cũng cho biết có 10 đồng chí của ông nhận được bằng tiến sĩ của đại học ma nầy. Ông «tiến sĩ 6 tháng» nầy sau đó được bổ nhiệm chức Phó Bí Thư Đảng ủy Doanh nghiệp Trung ương (tương đương với Thứ Trưởng). Nguồn:http://viethocjournal.com/2019/04/cho-troi-dai-hoc-va-tien-si-viet-nam/

 TẠI SAO ĐẠI HỌC VN KÉM CHẤT LƯỢNG??

Theo một thông báo của Bộ GD-ĐT,Niên học 2017-18, tổng số sinh viên đại học là 1.7 triệu gồm 1,430 000 sinh viên công lập và 270 000 sinh viên tư thục. Số sinh viên nầy học theo 3 hệ thống : chính quy (83%), vừa làm vừa học (13%), đào tạo từ xa ( 4%). Số sinh viên trên được đào tạo bởi 74 991 giảng viên gồm 20 198 tiến sĩ (27%), 44 634 thạc sĩ (60%), 10 166 cử nhân và trình độ linh tinh (13%) . Số giảng viên trên chia ra 79% dạy ở trường công lập và 21% trường tư thục. Thống kê về cấp cao đẳng chưa thấy công bố.

Hơn phân nửa giảng viên chỉ có trình độ thạc sĩ (cao học), và trầm trọng hơn, từ 20-30% số giảng viên có cử nhân hay trình độ thấp hơn, nhất là giảng viên trường cao đẳng. Số giảng viên có tiến sĩ đã ít, mà số giảng viên thực sự giảng dạy còn ít hơn vì các tiến sĩ làm chuyện quản trị hành chánh, chỉ huy. Ngoài ra, giá trị cấp bằng của các tiến sĩ đào tạo trong nước đều đáng nghi ngờ.

TÓM LẠI:

Bác và đảng trồng người bằng định hướng: phải chính trị hoá học đường để có con người XHCN. Định hướng đó của bác và đảng chỉ là dể đào tạo những hòn đá cản đường trong tiến trình đi lên của cộng đồng xã hội ngày nay.

Với tầm nhìn  thiển cận của đám đầu lĩnh Ba Đình, nên đã phá nát nền giáo dục hiện nay, cũng vì lúc nào cũng muốn gắn cái đuôi định hướng XHCN vào việc đào tạo đội ngũ trí thức. Một nền giáo dục mà cho tới nay chưa tìm ra được lối thoát cho hướng đi vào cộng động thế giới, thế nên hết tên Bộ trưởng này tới tên BT khác lên thay, cứ lay quay trong cái vòng lẩn quẩn. Nay lại đẻ ra thêm văn bằng GS, TS cờ tướng cờ vua, một chuyện lạ ở nước ta.

Quan niệm về cái học truyền thống của các bậc phụ huynh VN - ngày xưa, thường là cho con đi học là để đổ ông nghè ông tổng, còn nay thì mong con mình đi học để có thể đổ bác sĩ, kỷ sư, thầy giáo....Có thể nói hầu hết các bậc làm cha làm mẹ có bao giờ khuyến khích con mình đi học để tr thành những kiện tướng với bằng GS, PGS, TS, PTS  CỜ TƯỚNG - CỜ VUA ?? Cái cấp thiết của Đại Học hiện nay ở VN, là sao đào tạo được một đội ngũ đưa nền khoa học kỹ thuật và nền kinh tế quốc dân lên cao, để nguời dân có mức sống tương đối, có được cuộc sống tươm tất, hạnh phúc và cải thiện được cuộc đời tối tăm hiện nay, hầu có thể còn tự hào  được với các nước khác trong khu vực. 

Trong thời đại hcm , người ta tìm thấy trong kho tàng ca dao tục ngữ hay thơ châm biếm về ngành Giao dục đào tạo  của nước chxhcnvn như sau:

Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời

Hay:

Cái học ngày nay chuyện cũ rồi
Bốn em tới lớp, ba em chơi
Cái thằng không học thành ông chủ
Rủng rỉnh tiền đô hưởng sự đời
( Sưu tầm)

Tham luận từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 27/7/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét