TRUMP ĐANG SAY MEN CHIÊN THẮNG VỚI HÀNG RÀO QUAN THUẾ MỚI - CHO RẰNG SẼ "ĐÈ BẸP" ĐƯỢC NỀN KINH TẾ ĐỨC (?)
Theo tờ Berliner Zeitung: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Chủ Nhật 2/2 đã tăng cường chỉ trích EU và tuyên bố rằng ông "chắc chắn" sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ Liên minh Âu châu . Ông thực sự mô tả hành động của khối này là một "tội ác" (?).
Khi được hỏi liệu ông có dự định áp thuế đối với các sản phẩm từ Anh hay không, Trump cho biết ông thấy có cơ hội tốt để tránh một cuộc chiến thương mại với London vì theo tính toán của Mỹ, Anh xuất cảng ít hàng hóa sang Hoa Kỳ hơn là nhập nhập. Tuy nhiên, dữ liệu lại trái ngược nhau. Các số liệu do Anh công bố cho thấy thặng dư xuất cảng rất đáng kể.
Trump đang cố gắng xoa dịo với nước Anh và tập trung tấn công vào EU, nhất là Đúc từ chính trị đến kinh tế. Theo Politico, Trump cho biết hàng rào quan thuế đối với Anh có thể được áp dụng khác hơn với Liên minh Âu châu. Trump nói: "EU đã đi quá xa, nhưng tôi nghĩ vấn đề này có thể giải quyết được. Nhưng những gì Liên minh Âu châu đã làm là một hành động tàn bạo.” Ông nói thêm: “Vì vậy, Vương quốc Anh cũng đã sai, nhưng Liên minh châu Âu thực sự còn sai nhiều hơn.” Và ông tiếp tục: “Tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi đang thâm hụt hơn 300 đô la tỷ vì họ thực sự đã tận dụng nó."
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại hiện tại của Hoa Kỳ với EU khó có thể vượt quá 300 tỷ đô la như Trump tuyên bố. Theo dữ liệu của EU, năm 2023, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với khối này là 155,8 tỷ Euro. Theo Bloomberg, mức thâm hụt vào khoảng 200 tỷ đô la. Bloomberg đưa ra tính toán dựa trên số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Oliver Crook của Bloomberg cho biết trong một bài phân tích rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến Đức: “Đức chiếm hơn một nửa thặng dư thương mại của EU với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Như một phần của chiến lược giảm thiểu rủi ro, Đức đã quay lưng lại với Trung Quốc và chuyển hướng trực tiếp sang Hoa Kỳ. Họ sẽ bị đè bẹp bởi hàng rào quan thuế mới do Trump thiết lập. Ý tưởng về thương mại toàn thế giới là động lực thúc đẩy tăng trưởng cao của Đức trong những thập niên gần đây. Đây là một rủi ro lớn vì thành công của nền kinh tế Đức được xây dựng dựa trên việc xuất cảng và thương mại tự do.”
Theo Viện ifo, quan thuế mới có thể làm giảm 15% lượng hàng xuất cảng của Đức sang Hoa Kỳ. Xuất cảng ô tô và các sản phẩm nông nghiệp có thể giảm một phần ba. Đức đang phải đối mặt với năm thứ ba suy thoái kinh tế. Crook cho biết diễn biến quan trọng này diễn ra vào thời điểm xung đột bầu cử "hỗn loạn", khi không bên nào đưa ra được giải pháp cho vấn đề.
Vấn đề cũng mang tính chất cấu trúc: quyền quyết định chính sách thương mại không còn nằm ở Berlin nữa, mà nằm ở Brüssel - tổng hành dinh của EU. Một phát ngôn viên của Ủy ban Âu châu tuyên bố khá chung chung vào Chủ Nhật 2/2, cho rằng EU sẽ "phản ứng quyết liệt" nếu Trump "áp dụng quan thuế mới không công bằng hoặc tùy tiện đối với hàng hóa của EU". Vào thứ Hai 3/2, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU đã họp khẩn cấp tại Brüssel. Nhưng thay vì đưa ra phản ứng trước những lời đe dọa của Trump, trọng tâm lại là tăng chi tiêu quân sự. Tổng thư ký NATO Mark Rutte đặc biệt đã tới đó.
Chi tiêu quân sự chủ yếu sẽ có lợi cho ngành kỹ nghể sản xuất vũ khí của Mỹ. Do đó, nhiều người coi việc tăng chi tiêu quân sự là cơ hội để giảm bớt mức thuế quan nghiêm ngặt của Hoa Kỳ. Người ta thường kỳ vọng Trump có thể bãi bỏ thuế quan nếu các nước EU mua dầu, khí đốt tự nhiên và trang thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn gặp phải sự phản đối từ Pháp: Paris vẫn giữ quan điểm rằng tiền đóng thuế của người dân Âu châu nên được chi cho các hệ thống quân sự đang được sản xuất tại Âu châu. Tuy nhiên, một số quốc gia cảnh báo rằng việc loại các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ khỏi các khoản trợ cấp của EU sẽ khiến Trump tức giận, Politico đã loan tin này để cảnh báo EU.
Giá cổ phiếu của BMW và Mercedes giảm gần Ũ% vào thứ Hai 3/2, trong khi giá cổ phiếu của Volkswagen giảm hơn 5%. Hiệp hội kỹ nghệ sản xuất Ô tô (VDA) đã nói về “một sự thụt lùi đáng kể đối với hoạt động thương mại thế giới dựa trên luật lệ”. Các nhà sản xuất Âu châu khác cũng ghi nhận giá cổ phiếu giảm, bao gồm Stellantis và Renault trên sàn giao dịch chứng khoán Paris và Volvo tại Stockholm.
Một trong những phản ứng đầu tiên trên thị trường chứng khoán trước động thái áp thuế của Trump là giá tiền điện tử đã giảm mạnh vào thứ Hai 3/2. Nhìn chung, giá cổ phiếu thế giới đã giảm khi sàn giao dịch bắt đầu khai mạc.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 Februar 2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét