Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

ĐỨC ĐOẠN TUYỆT VỚI NĂNG LƯỢNG ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ CÂU CHUYỆN LÒ NGUYÊN TỬ DUY NHẤT Ở VN MÀ CS ĐÃ CHIẾM CỦA VNCH.


Ba lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng đã được Đức đưa ra khỏi mạng lưới điện quốc gia, sau 6 thập kỷ sử dụng năng lượng hạt nhân ở Đức, việc đoạn tuyệt này đã hoàn tất vào ngày 15.4.2023.

Việc sử dụng năng lượng hạt nhân, từ hơn một thập niên qua đã có nhiều cuộc tranh luận rất sôi nổi trong nghị trường, khi thảm họa hạt nhân ờ nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima Nhật xảy ra vào ngày 11/3/2011. Đó cũng là nguyên nhân làm Đúc có quyết định chấm đứt toàn bộ các hoạt động của những  nhà cung cấp điện hạt nhân trên toàn nước Đúc.

Ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng đã bị chấm dứt hoạt động, đó là: Isar 2 ở Bavaria, Emsland ở Lower Saxony và Neckarwestheim 2 ở Baden-Württemberg.

THẢM HOẠ Ở FUKUSHIMA

Cách đây 12 năm, vào ngày 11.3.2011, trận động đất kinh hoàng 9 độ Richter gây ra sóng thần tàn phá phía đông Nhật Bản, gây thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng ở tỉnh Fukushima.

Trận động đất 9 độ richter mạnh đến mức khiến Trái đất lệch khỏi trục, gây ra cơn sóng thần quét qua đảo Honshu, khiến gần 20.000 thiệt mạng hoặc mất tích và xóa sổ nhiều thị trấn.

Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ở tỉnh Fukushima, cơn sóng khổng lồ đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng, gây ra thảm họa nghiêm trọng. Thảm họa đã làm tê liệt nhà máy điện Fukushima Dai-ichi, buộc hơn 160.000 cư dân phải sơ tán theo lệnh hoặc tự nguyện vì rò rỉ phóng xạ trong không khí, theo Reuters.

Chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 300 tỉ USD để tái thiết khu vực bị sóng thần tàn phá. Tuy nhiên, các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bị nhiễm phóng xạ nên nhiều người đã rời khỏi đó để đến nơi khác sinh sống. Tiến trình dọn dẹp và ngừng hoạt động của nhà máy sẽ mất 30-40 năm và tiêu tốn hàng tỉ USD, hệ luỵ vẩn còn tiếp tục đến ngày nay và vài chục năm nửa trong tương lai....

Như vậy, các tai hoa đến từ thiên nhiên hay chiến tranh không còn đe doạ được người dân Đức. Đoạn tuyệt với việc sản xuất năm lượng hạt nhân sẽ đem đến một môi trường sạch cho người dân.

CHXHCNVN VỚI Ý ĐỊNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Nhìn lại chxhcnVN, nơi được các đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo, một đất nước không có lấy một chuyên viên hay hàng ngũ chuyên môn về hạt nhân, nhưng lại mơ đến việc xây dựng 2 nhà máy chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đúng là: " Cá trong lờ đỏ hoe con mắt, Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô".

Đĩnh cao trí tuệ của đảng không bao giờ có vùng cấm, toàn là xài thứ hàng phế thải của thế giới, giống như chủ nghiã Mác Lê - một thứ cặn bã, đã bị thế giới ruồng bỏ, hồ chí minh rước về để tàn phá đất nước.

Nhắc lại cuộc hội đàm ngày 30/11/2021 tại Moscow giữa chủ tịch nước chxhcn Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Nga Vladimir Putin, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" giữa Việt Nam và Nga.Trong tuyên bố này, Hà Nội và Moscow cho biết sẽ tăng cường hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân “vào mục đích hòa bình”, trước hết trong khuôn khổ dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam, với sự trợ giúp của Nga. 

Theo lời Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành tại hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 khai mạc ngày 9/12/2021 tại Đà Lạt, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Công nghệ hạt nhân này sẽ có một lò phản ứng mới với công suất 10MWt, thay thế lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, vừa quá cũ vừa có công suất quá thấp. 

LÒ NGUYÊN TỬ CỦA VNCH Ở ĐÀ LẠT

Cũng cần nên biết, năm 1958, Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Nguyên tử lực cuộc và đến năm 1961 một cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hạt nhân được thành lập mang tên Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Trung tâm được xây dựng tại một khu vực có diện tích 21 hecta bên đường Nguyên Tử Lực, phía đông bắc trung tâm Đà Lạt. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4-1961 và được hoàn thành vào tháng 12-1962. Đây là một công trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Kiến trúc sư lừng danh của VNCH, ông Ngô Viết Thụ đã thiết kế công trình xây dựng lò nguyên tử này. Đến khi cộng sản chiếm được miền nam, thì lò này bị ngưng hoạt động vì đội ngũ chuyên viên của đảng Pắc Bó không có để tiếp tục khai thác, phải chờ đến 4 năm sau các dỉnh cao lưu manh Pắc Bó, nhưng là đỉnh thấp về phạm trù hạt nhân, phải cầu cứu tới đàn anh Liên xô giúp đở, để giúp lò nguyên tử này hoạt động lại, vì đây là lò Nguyên Tử duy nhất ở Đông Nam Á vào thời đó.  Khi lò nguyên tử Đà Lạt đi vào hoạt động thì ông PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử chxhcn Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.- được ban tuyên láo bốc thơm là nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử hiện nay, chỉ mới 4 tuổi.


Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là loại lò phản ứng nghiên cứu TRIGA - MARK II do hãng General Atomic thuộc công ty General Dynamics của Hoa Kỳ chế tạo, có công suất danh định là 250 kW. Lò sử dụng nhiên liệu Uranium đã làm giàu ở mức khoảng 20% được kích hoạt bằng nguồn neutron chậm để tạo phản ứng phân hạch dây chuyền và chất phóng xạ. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt của VNCH, là lò hạt nhân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á nhưng ở thời điểm đó, không ai biết đến thông tin này. Đến khi tình hình chiến tranh bất lợi, lò nguyên tử này đã dừng vận hành vào năm 1968, nhưng các thanh nhiên liệu vẫn còn lại trong lò phản ứng. Vào ngày 24/3/1975, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissingger đã gửi một bức điện tín mật tới đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh thu hồi các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng. Việc tháo gở này được thực hiện vào sáng 31/3/1975 trước khi Đà Lạt bị VC chiếm đóng.

Các chuyên viên VNCH làm việc tại đây đã được Mỹ đào tạo và huấn luyện, trong khi đó, ở miền bắc XHCN của các đỉnh cao trí tuệ, chưa có kiến thức hay khái niệm gì là năng lượng điện nguyên tử (hạt nhân). Sau một thời gian lắp đặt và thử nghiệm, lò hạt nhân DLR - I (Dalat Reactor - I) là lò hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á , bắt đầu vào ngày 3 tháng 3 năm 1963. Mục tiêu chính của lò khi đó là nghiên cứu, huấn luyện và sản xuất chất đồng vị phóng xạ. Sau khi chiếm được miền nam VN năm 1975, vì không có đội ngũ chuyên viên hạt nhân, nên lò bị bỏ trống.

Sau đó đến năm 1979, được sự trợ giúp của đàn anh Liên Xô,  các vấn đề kỹ thuật của lò nguyên tử Đà Lạt này đã từ từ được khôi phục . Công trình khôi phục và nâng công suất lò phản ứng được tiến hành trong hai năm 1982 - 1983, và đến ngày ngày 20 tháng 3 năm 1984 lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chính thức đưa vào hoạt động với công suất danh định 500 kW. Tức là gằn 21 năm sau khi chiếm được miền nam, các đỉnh cao mới có chút khái niệm về năng lượng nguyên tử được truyền lại từ Liên Xô.

Đây chính là bức tranh hiện thực về phạm trù nguyên tử tức hạt nhân của các trí tuệ đỉnh cao đảng và nhà nước cộng sản lớp ba trường làng. Chỉ biết nổ lớn, nhưng ruột thì trống bộc, qua đó để thấy được bản chất của cái gọi là "Giải phóng miền nam", phải cướp cho bằng được miền nam để đổi đới.

Tham Khào:

*Liste der Kernreaktoren in Deutschland https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_der_Kernreaktoren_in_Deutschland

*So läuft der Rückbau der Atomkraftwerke in Deutschland https://www.swr.de/wissen/akw-rueckbau-in-deutschland-100.html

*Die letzten Meiler gehen vom Netz https://www.tagesschau.de/inland/atomkraftwerke-stilllegung-101.html

Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 18.4.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét