Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

 VĂN HOÁ TỪ CHỨC NGÀY XƯA VÀ NAY?

Văn hóa từ chức là một văn hoá thường thấy xuất hiện trong phạm trù chính trị, đây là loại văn hoá ứng xử dựa trên lòng tự trọng, lương tri và trách nhiệm của người có chức quyền, người lãnh đạo - khi thấy mình bị thiếu sót, khuyết điểm, hay nói một cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được trách vụ của mình thì họ sẽ từ chức, ngày xưa thì gọi là từ quan về ẩn dật hoặc đi dạy học. Văn hóa từ chức cho thấy sự hiểu biết cao về bổn phận, và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ.


Ảnh minh hoạ một người từ quan lui về quê dạy học.

Trong các bộ máy cầm quyền của các nước văn minh trên thế giới hiện nay, văn hóa từ chức là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và thiết thực nhất về bản lĩnh của người lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí, tương phản với nó là một nền chính trị mọi rợ được đặc trưng bằng những nhà cầm quyền tham quyền cố vị, mặt dày, vô liêm sĩ, sẵn sàng giữ địa vị bằng mọi giá, chà đạp lên dư luận xã hội và dư luận thế giới chỉ để duy trì quyền lực của mình.

Từ chức là việc rời bỏ trách vụ được uỷ nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ. Việc từ chức thường xảy ra tại những chức vụ có nhiệm kỳ, như huấn luyện viện trong ngành thể thao, hay người quản lý trong lãnh vực kinh tế, thương mãi, hay trong phương diện chính trị như bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống hay chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước, quốc hội... Việc từ chức là quyết định cá nhân của một người giữ chức vụ nào đó. Quyết định đó tự động hay do áp lực nào đó từ bên ngoài.

Người lãnh đạo phải có lòng tự trọng

Phải làm sao để nâng cao nhận thức của con người, trong đó đề cao tính tự giác và lòng tự trọng. Lúc đó, người lãnh đạo sẽ tự thấy xấu hổ về những việc làm thiếu sót và sai trái của mình rồi tự động rút lui mà không cần nhờ đến những lá bất tín nhiệm báo cho mình biết sau một cuộc bõ phiếu thăm dò hay trưng cầu ý kiến của tập thể.

Thông thường tại các nước tây phương, nếu người nào có sự tín nhiệm kém thì "buộc từ chức" chứ không phải là "nên từ chức". Văn hóa từ chức ở nước CHXHCNVN hầu như không có, cũng có thể gọi đó là vô văn hoá "từ chức", một tập thể lãnh đạo đất nước không có lương tâm, không lòng tự trọng, như vậy làm gì có văn hoá từ chức? Người nào người nấy, đều ngồi đến chay đít trên các địa vị đến từ mua bán hay thân thế...chạy chọt, nghiêm trọng hơn nữa là dùng bằng cấp giả để lên ngôi, loại người này cũng cố gắng bon chen cho đến khi tuổi về hưu. 

Nhìn những tên tham quan, bất tài, bán nước, buôn dân trong Bộ Chính Trị /TW/ĐCS, để thấy loại văn hoá từ chức hoàn toàn vắng bóng cơ cấu tà quyền csVN. Tiền bối của họ là Hồ chí minh, giết hàng triệu người trong cuộc CCRĐ, trong chiến tranh xâm lược miền nam....nhưng có ai thấy hắn từ chức? ngoài việc đóng tuồng rơi vài giọt nước mắt cá sấu trước ống kính truyền thông của đảng. 

Những quan chức các nước khác, khi có một sơ suất nhỏ làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức là đã từ chức rồi. Còn ở VN thì cứ đổ lỗi cho trời, cho đất..cho mưa cho nắng.

1.Vụ Watergate ( vnghe lén) là một vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức


Tổng thống Richard Nixon

2. Bà Sebelius quản lý Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ từ năm 2009 và trong 5 năm qua đã giữ trách nhiệm chính đối với chương trình Obamacare gây tranh cãi. Bà Sebelius chính thức từ chức ngày 11/4/2014.
Bà Sebelius

Người ta thấy trong giới chính trị của Đức họ có văn hoá từ chức rất cao:
3.Thủ tướng Đức Willy Brandt từ chức thủ tướng Đức năm 1974 sau khi một phụ tá thân cận của ông bị phát hiện đã làm việc cho lực lượng cảnh sát mật của Đông Đức Stasi. Đây là một trong những scandal chính trị lớn nhất trong lịch sử Tây Đức thời hậu chiến.

4.Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg hôm nay (1/3/2011) vừa quyết định từ chức sau những cáo buộc rằng ông đã sao chép y nguyên một số đoạn trong bài luận văn tiến sĩ của mình. Ông Guttenberg đối mặt với lời kêu gọi từ chức của phe đối lập khi thừa nhận phạm sai lầm nghiêm trọng trong khi làm luận văn tiến sĩ năm 2006. Ngày 24/2, Đại học Bayreuth đã thu lại học vị tiến sĩ của vị bộ trưởng này.


Karl-Theodor zu Guttenberg

5.Phó thủ tướng Đức gốc Việt từ chức, Ông Philipp Roesler tuyên bố từ chức chủ tịch, ngày 22/9/2013, sau thất bại của đảng Tự do Dân chủ (FDP) ở cuộc bầu cử Quốc hội Đức.


Ông Philipp Roesler

6. Giáo hoàng Benedict XVI quyết định từ chức, ngày 11 tháng 2 năm 2013 . Tòa thánh Vatican khẳng định quyết định từ chức của giáo hoàng là tự nguyện do sức khỏe.“Sau nhiều lần xem xét lương tâm chính mình trước Chúa, tôi chắc chắn rằng sức khỏe tôi đã yếu đi do tuổi tác nên không còn phù hợp để đảm nhiệm chức vụ được ủy thác”, Giáo hoàng Benedict XVI phát biểu trong cuộc họp .

Giáo hoàng Benedict XVI

Với một số dẩn chứng trên, cho thấy giới làm chính trị tại các nước văn minh, lòng tự trọng, liêm sĩ của họ vượt xa giới chính trị của các nước cộng sản, nhất là nước CHXHCNVN.  Tại VN thành phần lãnh đạo là những những tay sai đắc lực của thiên triều, đảng csVN là một cái dù che chở cho đảng viên -nên những đảng viên dù có sai lầm hay bị phê phán là kém khả năng cũng ngồi lỳ mặt ra trên cái ghế mà đảng trao, thậm chí đến những quan to xài bằng giả cũng quên đi hai chử liêm sĩ để tiếp tục lỳ trên những chiếc ghế quyền lực. Một số nhỏ thí dụ, được dẩn chứng:

1.Thứ trưởng Cao Minh Quang không có bằng tiến sĩ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-truong-cao-minh-quang-khong-co-bang-tien-si-2011102603012884.htm

2.Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phát hiện tới 20 trường hợp dùng bằng chuyên môn giả.http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phat-hien-20-can-bo-nganh-y-te-dung-bang-chuyen-mon-gia-20150113133143462.htm

3.Hàng chục cán bộ xã sử dụng bằng giả bị phát giác http://congan.com.vn/vu-an/hang-chuc-can-bo-xa-su-dung-bang-gia-bi-phat-giac_4503.html

 4.Cô giáo Trần Thị Kim Ngân đã sử dụng bằng giả để giảng dạy. Mặc dù sự việc đã được phát giác từ lâu, nhưng đến nay, cô Ngân vẫn đứng lớp giảng dạy và hưởng lương đại học. http://www.nguoiduatin.vn/giao-vien-su-dung-bang-gia-van-duoc-dung-lop-a57092.html

5.CÁN BỘ CẤP XÃ SỬ DỤNG BẰNG GIẢ http://nld.com.vn/can-bo-cap-xa-su-dung-bang-gia.html

Hàng chục người đảng viên ra ngoại quốc ăn cắp bị bắt, nhưng được đảng quăng cho tấm giấy bác sĩ là bị tâm thần, được tha về nước thì hết bịnh âm thần, và lên truyền hình dẩn chương trình tiếp tục và lên lớp về văn hoá đạo đức cho người VN, thật là kinh tỡm về  loại văn hoá tâm thần của đảng đã cứu sống hàng ngàn hàng chục ngàn đảng viên cộng sản..
Từ đó văn hoá tâm thần đã chiếm được vị trí cao trong tất cã loại văn hoá có trong hàng ngũ các đỉnh cao trí tuệ hiện nay tại VN.



TRƯỜNG HỢP BỘ TRƯỞNG Y TẾ NGUYỄN THỊ KIM TIÊN:

Một bài viết đăng trên tờ báo PetroTimes của nhà nước ngày 25/10/2013 kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức. Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước đăng tải lời kêu gọi Bộ trưởng Tiến từ chức sau hàng loạt các tai tiếng trong ngành dẫn tới liên tiếp các ca tử vong cho bệnh nhân, đặc biệt là sản phụ và trẻ em.

Với nhan đề “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức”, bài báo của PetroTimes nói vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông Hồng gây bức xúc dư luận gần đây là một giọt nước tràn ly khiến công luận hết sức bức xúc về vấn đề y đức trong ngành y tế Việt Nam. Tuy nhiên với truyền "lỳ" được hấp thụ từ truyền thống tư tưởng hồ chí minh, nên bà này vẩn ung dung, ngạo mạn tiếp tục ngồi lại cho đến nay. Văn hoá "Lỳ" trong đảng quả thật là một thsiêu văn hoá. http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-y-te-viet-nam-bi-de-nghi-tu-chuc/1776839.html

TRƯỜNG HỢP NGUYỄN TẤN DŨNG

Riêng tên Thủ Tướng y tá vườn Nguyễn Tấn Dũng thì sao? lý luận như thế nào về văn hoá "lỳ"như sau: "Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam". http://www.rfavietnam.com/node/1419


Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua". Chủ nghĩa "LỲ của muôn năm!!

VĂN HÓA TỪ CHỨC CỦA NGƯỜI XƯA!

Ngày xưa, trong thời quân chủ chuyên chế để tiến thân người muốn tham gia vào quan trường thì phải trải qua một kỳ thi do triều đình tổ chức, sau khi đậu, được nhà vua bỗ nhiệm làm quan phục vụ triều đình. Đến khi thấy quan trường không thích hợp với lý tưởng ban đầu của mình hay cảnh quan tham, nịnh thần.... quá nhiều mà không ngăn cản ưược, đàng từ chức, treo ấn cáo quan về ẫn dật. Văn hoá từ chức thời phong kiến cũng rất cao. Một vài thí dụ dẩn chúng:
CỤ CHU VĂN AN TỪ QUAN

Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.

Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. 

Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỪ QUAN

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. 

Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…


NGUYỄN KHUYẾN TỪ QUAN

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Cụ Nguyễn Khuyến

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan . Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đành nhìn đất nứơc rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ông quyết định xin  rũ áo quan về ở ẩn.  Lòng Nguyễn Khuyến từng dạt dào bao  ý định chua xót về quyết định này:

Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy gia vị tất tử tôn hiền?
(Cảm tác)
Dịch nghĩa:
Bỏ chức há không bạn bè ở lại
Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?

Về sau, thời cuộc biến chuyển, nhiều người tiếp tục từ quan. Nguyễn Khuyến thấy rất rõ họ không phải là kẻ bất tài, mà trái lại, đó là những kẻ dũng thoái   :

Khả hạnh chư quân năng dũng thoái,
Vị ưng nhất chức tẫn phi tài
Bách niên tứ hà vi giả,
Ngô ấp khâu lăng diệc mỹ tai!
(Vũ hậu xuân túy cảm thành)

Dịch nghĩa:
Ðáng mừng các bạn mạnh dạn dám lui về,
Ðâu phải là đối với chức vụ mình không làm nổi
Cuộc đời trăm năm xe ngựa có ra trò gì,
Mà ở quê chúng ta gò núi vẫn tươi đẹp lắm
(Cảm hoài sau bữa chén xuân sau cơn mưa )

Sau khi cáo quan, Nguyễn Khuyến sống ở làng quê và xem quê hương như chiếc nôi, chỗ dựa vững chắc ch cuộc sống bình dị của mình. Ông sống khiêm tốn, trong sạch, giữ tiết tháo, chan hòa với mọi người. Ông thường làm các bài thơ ngâm vịnh ca ngợi  vẻ đẹp của các loai hoa, ca ngợi công dụng các loài cây, qua đó muốn nói đến cái đức của mình.

Nguyễn Khuyến là người coi trọng danh dự và khí tiết nên nhiều lần nhà thơ từng trăn trở về vấn đề này:

Thế đồ kim hựu đa kha khảm,
Lợi cục nan năng quả oán vưu.
Vị ngã phất tu chung hữu khích,
Thức nhân thỏa diện tích bằng ưu.
(Tiểu thán)

Dịch nghĩa:
Trên đường đời, nay lại gặp nhiều bứơc gập gềnh,
Trong cuộc đời khó giữ được ít lời oán trách.
Kẻ phẩy râu cho mình, rốt cuộc cũng gây nên hiềm khích,
Người ta nhổ vào mặt mình chùi đi, đời xưa còn cho là đáng lo.
(Vài lời than)

ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TỪ QUAN
Việc ông Ngô Đình Diệm treo ấn từ quan vào tháng 9 năm 1933 đã gây tiếng vang trên khắp nước, không những tại Trung Kỳ mà ngay cả tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ dân chúng ai ai cũng đều có lòng cảm phục. Và một trong những người đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu đang bị người Pháp quản thúc tại Huế, lúc bấy giờ được dân chúng ở Huế gọi một cách đầy cảm tình là “Ông Già Bến Ngự.”
Cụ Ngô đình diệm bận áo dài đen, thứ nhì từ phải qua trái (26.10.1955)

Khoảng ba tháng sau ngày Ngô Đình Diệm từ chức Thượng thư bộ lại, vào ngày 27-12-1933, nhật báo "Tiếng dân" ở Huế do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm có đăng "Mười bài vô đề" do cụ Phan Bội Châu cảm tác, trong đó có bài thứ 5 này để tặng cho Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, khi cho đăng bài thơ này vào năm 1933, kiểm duyệt của người Pháp đã cắt bỏ câu thơ thứ tư cho nên trong bài chỉ còn có 7 câu mà thôi.
Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
...(kiểm duyệt bỏ).. .
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.
 

Sào Nam Phan Bội Châu
(Tiếng Dân 27-12-1933)
 
Treo ấn từ quan mà ngày nay gọi là " văn hoá từ chức", một đức tính cao quý của các bậc sĩ phu ngày xưa, khi mà nho giáo đang còn thịnh trị trên quê hương VN. Người xưa mặc dù hấp thụ tư tưởng từ Khổng, Lão, Phật nhưng trong tư duy họ còn cósự tự trọng, tính liêm sĩ.... Nhưng đúc tính quý báu này cao ngàn lần hơn những người đang tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ(?). Người dân VN, thường thường thấy nơi họ những cái cao nhất là:  Hèn, Lỳ, Du côn, Dối Trá, Láo Khoét, Mị Dân, Bán nước, Buôn dân , Bưng Bô cho Tàu Cộng.....đó là những loại văn hoá cao nhất của đảng csVN. Mới đây trước ngày khai mạc đại hội thứ XII của đảng csVN xãy ra một trận đấu đá - Những tên đầu lĩnh Ba Đình, với số tuổi hoàng hôn xuống hết đỉnh đồi rồi vẩn còn ngoan cố tranh nhau chí choé các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước và đảng . Một chuyện lạ chỉ có ở nước CHXHCNVN. Mượn tạm ý thơ của thi sĩ Phan Huy trong bài " Có khi nào...", để thay lời kết:


Năm năm một lần đảng quái thai
Qui tụ về trên một võ đài
Kéo bè kết phái chia nam bắc
Giải quyết vấn đề ai thắng ai.

Ai thắng ai rồi dân cũng thua!
Dù con chó Lú lại làm vua
Hay thằng Ba ếch lên ngai Tổng
Thì vẫn người dân húp cháo rùa.

Chỉ có khi nào dân đứng lên
Triệu người như một thét vang rền:
“Tự do, dân chủ hay là chết!”
Búa liềm sẽ đổ, đảng qui tiên.

Còn nếu không thì ách lệ nô
Tròng lên Nam Bắc cả cơ đồ
Lá cờ đại Hán trùm sông núi
Giống nòi ôm mối hận thiên thu.
(Phan Huy)

Nhà thơ Phạm thiên Thư rất lãng mạn trong một bài thơ nói về một gả từ quan....để lên non tìm động hoa vàng...để vui thú mây trời, hoa bướm...cho qua đi kiếp phù vân...những thú tao Văn hoá từ quan của thi sĩ Phạm Thiên Thư rất nên thơ với bao hình ảnh đẹp sau khi từ quan, như lên động hoa vàng tìm những giấc ngũ say...hoặc  ôm trăng đánh giấc bên đồi dạn lạn....văn hoá từ quan của Phạm thiên Thư đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc qua bài :

Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng

Tác giả: Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư.

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say 
Thôi thì thôi để mặc mây trôi 
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan 
Thôi thì thôi chỉ là phù vân 
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi ...


Người viết xin mượn những ý thơ trên, của thi sĩ Phạm thiên Thư để kết thúc bài viết về văn hoá từ chức xưa và nay.

Hình ảnh đính trong bài là sưu tầm từ Internet, người viết xin được cám ơn tác giả những  hình ảnh có kèm theo bài viết đây. 

Nguyễn Thị Hồng, 21/1/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét