Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM và
HIẾN PHÁP CỦA ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ

NHỚ NGÔ CHÍ SĨ

Chí Sĩ quên mình với núi sông
Vì dân vì nước chẳng hề không
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng 
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong 

(TỐ NGUYÊN )

“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
Ngô Đình Diệm 
(Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)

CHÍ SĨ VIỆT NAM ( Ngô Đình Diệm)
Suốt đời tận tuỵ yéu quê hương
Vì Quốc Gia ! Giương cao Chính Nghĩa
Thảm sát bởi Đồng minh phản bội
"Chết vì Tổ Quốc" Chết vinh quang !
 (Thanh Thiên Hồng Lĩnh)

Người trẻ chúng tôi khi nhìn về một chế độ như VNCH, để phê phán thường dựa trên những yếu tố căn bản còn lưu lại trong sử sách của thời gian dựng nước VNCH - qua các bản hiến pháp (HP) 1956 và 1967. Các bản HP nầy đã cho chúng tôi thấy được một sự thật - VNCH là một chế độ ưu việt hơn hẳn chế độ csVN hiện nay gấp trăm lần.

Cuộc chiến nay đã qua đi, những sự về một chế độ tương đối hoàn mỹ VNCH từ 1955-30.4.1975 đã bị cộng sản và Việt gian phun nộc trong nhiều thập niên qua, đã đến lúc cần phải viết lại bằng sự thật để chia sẽ với tất cã tuổi trẻ trong và ngoài nước . Chúng tôi xin được trích dẩn một số điểm có ghi trong bản Hiến Pháp (HP) 1956 để tiện việc tham khảo và nhận định theo từng cá nhân - và những điễm son có trong bản HP cần phải được lưu lại trên Internet để các bạn trẻ trong nước so sánh lại với các bản hiến pháp do chế độ cộng sản lập ra qua cái gọi là Quốc Hội Lập Hiến mà các đại biểu là những gia nô của đảng cs. VNCH là một chế độ vượt trội hơn VNDCCH và CHXHCNVN trong nhiều mặt, trong đó NHÂN BẢN là điều được ghi nhận triệt để trong hiến pháp đầu tiên của VNCH 1956 và trong các văn tự của hành pháp lẩn trong quân lực VNCH.

Sau gần 40 năm thống trị cã nước, tà quyền csVN với nhiều bản hiến pháp phi dân chủ và thiếu tính nhân bản - trong đạo luật có giá trị cao nhất nước, đã để lộ hẳn bản chất bán nước bưng bô trong từng thời kỳ và tính độc đảng - phi dân chủ trong một chế độ được gọi là "nhà nước pháp quyền" do các đỉnh cao trí tuệ cộng sản điều hành. Hình thức hiến pháp trong chế độ CHXHCNVN chỉ là cái võ bọc che mắt nhân dân và quốc tế về cái ÁC TÂM của bộ máy tà quyền hiện nay. Một khi đã phi dân chủ thì " nhân bản " sẽ không không bao giờ có được chổ đứng trang trọng trong hiến pháp.

Truyền thống văn hoá của Việt tộc là " uống nước nhớ nguồn" nhưng với nguời cs, thì việc nhớ nguồn chỉ là hành động xa xỉ - Mở đầu của bản hiến Pháp 1992 cho thấy tinh thần tự đề danh cho họ "hồ"và đảng csVN, xin xem tiếp các phần khác của HP nước VNDCCH ở phiá bên dưới của bài.  

Hình thành nền đệ nhất cộng hoà:

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Ông Diệm đạt 98.2% phiếu thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

Kết quả trưng cầu dân ý được niêm yết tại Toà Đô Chính Sài Gòn

Trong 9 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính “tác chiến” Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ.


Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào năm 1963, mà bắt nguồn từ biến cố Phật Giáo ngày 08 tháng 05 năm 1963 tại Huế


TIẾT TRỰC TÂM HƯ NỀN TẢNG TƯ DUY 

CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Hiệu kỳ TT. Ngô Đình Diệm

Kể từ ngày 6.5.1957, hiệu kỳ  chính thức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm  được mang 4 chử " Tiết Trực Tâm Hư"


Con dấu và chử ký của TT. Ngô Đình Diệm ký trong một công văn 
được ký ngày 9.10.1963 tại Dinh Gia Long

Vớì nền tảng tư duy của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nền tảng sâu sắc của một triết lý đông phương vì theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng (ruột) rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ Việt tình của dân tộc VN, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng. Tre, trúc là một mãnh Hồn Việt luôn gắn bó với những thăng trầm của đất nước, là nét thanh bình một vẽ đẹp thiên nhiên cho làng mạc ...cho cuộc sống thôn quê. Tre, trúc ngày xưa còn là những vật chống đỡ ngoại xâm, giết giặc giữ làng, cung tên, nõ là những vũ khí của Đại Việt đã từng được xử dụng để chiến thắng một quân đội hung hãn nhất của thế kỷ 13, đó là giặc Nguyên Mông. Tre trúc đầu làng còn là nơi hội tụ khí thiêng của núi sông, nơi mà anh linh của tổ tiên thường về đây để bảo vệ sự sinh tồn cho Việt tộc.

TRÚC TRE
( Của cố thi sĩ Huyền Thanh Lữ)

Tiết trực tâm hư,  nhân thụ phong

Trúc thanh chí khí thị hào hùng

Phong tiền luyện đức trinh kiên thủ

Vũ lý dương danh tận lực trung.

Cúc trúc thu đông hàn nại niệm

Mai lan xuân hạ thử tồn công

Cổ thời thiên hạ xưng quân tử

Trúc sự y nhiên nhân sự dung.


Dịch bởi Nguyễn Tiến Dũng

Gióng ngay lòng rỗng được phong danh
Hùng khí hiên ngang tỏ trúc thanh
Quyết lòng luyện đức dù giông gió
Bão táp mưa sa một dạ thành.
Rét lạnh thu đông trúc vẫn xanh 
Nắng oi xuân hạ lá xum cành 
Xưa người trao tặng bậc quân tử
Trúc đó... người đây... có khác chăng...?!


Thân tre thường đứng thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ - một đặc tính độc đáo chỉ có nơi trúc và  tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân...


Cờ hiệu “Tiết trực tâm hư” của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”, có nghĩa là ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Cụ Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách của người quân tử nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức.



Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của ông Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với sự gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu ông Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ ông, âm mưu sát hại ông để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần . 



Tứ bề thọ địch, một nghịch cảnh đến với nền cộng hoà son trẻ. Vì quyền lợi của Mỹ và đám phản tướng VNCH, nên chúng đã cấu kết ra tay sát hại người chí sĩ suốt đời tận tuỵ với tổ quốc và dân tộc. Thương thay cho số phận của một bậc minh quân trong bối cảnh của phong kiến và cộng hoà với sự ngu dốt đám phản tướng hám danh, không biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân..



Ành nội các Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong ngày đầu năm 1956

Trong thời đệ nhất cộng hoà, Tổng Thống Ngô Đinh Diệm đã lấy bụi trúc làm biểu tượng cho Quốc Uy VNCH, mang ý nghĩa là " Tiết trực tâm hư", 
Di ảnh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

TIẾT TRỰC: tức là tiết tháo ( hoặc đoạn, khúc giữa 2 mắt tre) ngay thẳng, một tấm lòng vì dân vì nước, không xiên vẹo đi ngang về tắt; 
TÂM HƯ: có nghĩa là lòng thì trống rổng, không có gì riêng tư cho bản thân. 

"Tiết trực tâm hư" còn tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Cố Thổng Thống  Ngô Đình Diệm cai trị và làm việc nước theo cung cách của một người quân tử nên ông lấy cây tre, bụi trúc làm biểu tượng thay lời nhắn nhủ của ông đến với tất cả những người trong bộ máy công quyền của ông. Quốc Uy thời TT NGô Đình Diệm hoàn toàn ngược với tư duy của tên ác ma Hồ chí Minh. Từ khi được chào với cái tên cúng cơm do cha mẹ đặt cho tới ngày lìa đời, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ có một, không hề thay tên đổi họ.
 Còn họ "hồ" từ ngày sinh cho đến ngày tức tưởi lià trần năm 1969, có đến trên 200 bút danh khác nhau để viết báo, chính xác là 217 tên khác nhau:

Đảng csVN rất vui mừng khi nói đến các bút và bí danh của tên ác ma nầy. Có thể nói họ "hồ" là một người duy nhất trên thế giới, đã lập được kỷ lục về người có nhiều bút danh nhất thế giới. Nói như thế để biết, hồ chí minh là con người TÂM KHÔNG CHÍNH TRỰC khác hẳn với một con nguời bình thường. Một nhà văn hay một thi sĩ, bút danh của họ cao lắm là 10. Còn bác hù thì ngoại hạng. Khi mang họ "hồ", để làm tên tuổi trên vũ đài chính trị , bác hù đã chối bõ cội nguồn của mình. Ông có tên cúng cơm là Nguyễn Sinh Cung do cha Nguyễn Sinh Sắc làm khai sinh, đến khi đi học thì dùng tên là Nguyễn Tất Thành. Từ nhỏ, thời niên thiếu đã biết thay tên đổi họ rất sớm, một triệu chứng bất thường lúc còn là học trò! 

Chối bõ nguồn gốc, không nhận họ chính của mình, đũ cho thấy tính VÔ GIA ĐÌNH, một trong 3 giáo điều căn bản của người cộng sản là: VÔ GIA ĐÌNH, VÔ TỔ QUỐC và VÔ TÔN GIÁO ( VÔ ĐẠO) đã ăn sâu vào tiềm thức của hồ chí minh, ông cố tình đổi họ và tên, để trở thành một đảng viên trung kiên và mẩu mực của đệ tam quốc tế cộng sản. Vô gia đình là quý tính được ghi trong kinh Marx, đàn cừu cộng sản trên toàn thế giới phải học tthuộc nằm lòng.

Núp dưới nhiều các tên như thế, họ " hồ" mới dể dàng núp trong bóng tối để lập ra trường phái TÀ ĐẠO ở VN., để giết hại người yêu nước chống Pháp, những người khác lý tưởng với y. Trường phái tà đạo do trùm Mafia hồ chí minh thành lập đã biến VN thành biển máu trên khắp 3 miền đất nước từ những năm 1945 với hơn 2 triệu sinh mạng của 3 miền Nam, Trung, Bắc.

Với tâm địa của một ác ma nên họ "hồ" đã từng phái người ám sát TT Ngô Đình Diệm nhiều lần, từ những năm 1954. 1955, 1956...1957 http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20140326/nguoi-am-sat-tong-thong-diem/599894.html

Nhưng đạn thù đã không giết được người  Tổng Thống anh minh và tài đức của VNCH , mà ông lại chết dưới làn đạn của đám tướng hèn đâm sau lưng người chí sĩ cã đời yêu nước. Một nghịch cãnh mà ngày nay bị lên án gắt gao trên các mạng truyền thông.

DIỂN TIẾN THÀNH LẬP NƯỚC VNCH


* Ngày 4.10.1955, một Ủy Ban Trưng Cầu Dân Ý được thành lập, đưa kiến nghị đòi truất phế Quốc Trưởng và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Uỷ Ban gồm 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động. 


*Ngày 6.10.1955 Hội Đồng chính phủ Quốc Gia VN, sẽ cho tổ chức " Trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955"về việc truất phế Q.T Bảo Đại. Tổng Trưởng Nội Vụ đã thông báo việc nầy trước quốc dân về ngày tổ chức.



* Ngày 8.10.1955 Bộ Nội Vu của quốc gia VN thông báo sẽ tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào ngày 23.10.1955.



* Ngày 18.10.1955 QT Bảo Đại chấm dứt nhiệm vụ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.



* Ngày 23.10.1955 Bộ Nội Vụ thông báo về kết quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý:

- 5.838.907 người đi bầu: 
- 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại
- 63.017 phiếu không truất phế.
- 131.395 không ý kiến
- 44.155 phiếu không hợp lệ.




* Ngày 26.10.1955 tuyên bố HIẾN ƯỚC TẠM THỜI tại dinh Độc Lập trước hàng vạn quần chúng tham dự:

1. Việt Nam là nước Cộng Hoà.

2. Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống.

3. Một Ủy Ban được thành lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp.

4. Một Quốc Dân Đại Hội dân cử sẽ được triệu tập để xét định Hiến Pháp mới.

5. Các luật lệ hiện hành của Quốc Gia VN vẫn được tiếp tục tạm giữ nguyên.

6.Nội các cũ sẽ được lưu nhiệm để Xử Lý Thường Vụ ( Sắc Lệnh sô 1 / TTP) 

7. Ngày 26.10.1955 là ngày Quốc Khánh ( dụ số 2) 




* Ngày 29.10.1955 Thành lập chính phủ nước Việt Nam Cộng Hoà. với tất cã những người cũ đã được bổ nhiệm từ 10.5.1955, chỉ đổi danh hiệu Tổng trưởng. Bộ Trưởng Bộ Công Chánh Trần Văn Mẹo, kiêm nhiện thêm thành Bộ Trưởng Kinh Tế. Cũng trong ngày nầy Chính Phủ nước VNCH thông báo với Pháp:" không triển hạn Hiệp Định thương mại sắp hết 
vào ngày 31.12.1955.

Hối xuất đồng bạc VNCH vào ngày 17.12.1955 được tính theo tỉ giá như sau:
1 đồng VNCH= 10 quan Pháp
98 đồng VNCH= 1 bảng Anh
35 đồng VNCH= 1 Mỹ Kim

Địa lý nước nước Việt Nam Cộng Hoà được tính từ phía Bắc, bắt đầu từ vỉ tuyến 17 kéo dài tới tới mủi Cà Mau bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Chính thể dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường và một hệ thống tam quyền phân lập.




* Ngày 31.7.1956 Quốc Hội họp bàn về Quốc Kỳ và Quốc ca, cuối cùng không chọn được quốc kỳ và quốc ca, quốc hội tạm hoãn.


*Ngày 1.8.1956 Quốc Hội gia hạn kỳ dự thi vẽ mẩu quốc kỳ và các bản quốc ca dự thi đền ngày 15.9.1956.



* Ngày 17.10.1956 Quốc Hội tuyên bố không chọn đơợc bản Quốc Ca hay mẩu Quốc Kỳ dự thi nào trong số 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc dự thi cho Quốc Ca. Giử lại cờ vàng 3 sọc đỏ và bản Tiếng Gọi Thanh Niên ( sửa lời) của Lưu Hữu Phước, là quốc ca nước VNCH.



* Ngày 26.10.1956 Quốc Hội tuyên Bố Hiến Pháp nưóc VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo trong 3 ngày 26,27 và 28.. Miển thuế chợ ngày 26.10.1956.http://luatkhoavietnam.com/documents/HIEN-PHAP-VIET-NAM-CONG-HOA-1956.pdf

Nước Việt Nam Cộng Hoà được thành lập với một thể chế TAM QUYỀN PHÂN LẬP, DÂN CHỦ TỰ DO ( Đa Đng), với nền Kinh Tế Thị Trưòng đúng nghĩa, không nữa vời như nước CHXHCNVN ( kinh tế thị trường theo định hướng XHCN).


TRÍCH HIẾN PHÁP NƯỚC VNCH ĐỆ NHẤT 1956

Buổi lễ công bố Bản Hiến Pháp VNCH đã diễn ra hết sức long trọng trên Đại Lộ Trần Hưng Đạo của Thủ Đô Saigon vào ngày 26 tháng 10 năm 1956.


Giáo Sư Huỳnh Văn Lang, Giám Đốc Viện Hối Đối Quốc Gia Việt Nam (1955-1962) đã thuật lại buỗi lễ này đồng thời ông cũng cho biết các chủ điểm ý nghĩa về Hiến Pháp VNCH. Giáo Sư Huỳnh Văn Lang là nhân chứng sống của lịch sử đã nói rằng: "Hiến Pháp VNCH là một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam mà các thế hệ đi sau cần phải học hỏi."

Giáo Sư Huỳnh Văn Lang Thuật Lại Lễ Công Bố 
Hiến Pháp VNCH 26-10-1956

Bản HP nước VNCH đầu tiên là một văn bản nổi bật về sự kết hợp hai truyền thống nhân bản của Đông và Tây, một cấu trúc xây dựng đất nước bắt kịp được sự phát triển về dân chủ thế giới lúc bấy giờ và là một văn bản nổi bật nhất trong vùng Đông Nam Á trong cùng thời điểm nầy.

Nền Cộng Hòa là nền tảng của một chế độ chính trị với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, theo học thuyết chính trị dân chủ Phương Tây, tương tự quan niệm dân chủ Phương Đông “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đều lấy “Dân làm gốc”. Tiếc rằng, quan niệm dân chủ này chỉ có trong sách vở trong chế độ “Quân chủ chuyên chế”, thực tế Vua vẫn là tối thượng, chủ quyền quốc gia thuộc về vua, chứ không phải của toàn dân. Cũng như trong “nền chuyên chính vô sản” chủ quyền quốc gia thuộc về đảng cộng sản, quyền “Làm chủ của nhân dân” chỉ là bánh vẽ.
Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 được sọan thảo dựa trên nền tảng triết lý Nhân vịĐó chính là nền tảng triết lý là triết học duy tâm, lấy con nguời là trung tâm, là chủ thể xã hội và là đối tượng phục vụ của xã hội. ( link dùng tham khảo thêm về chủ nghĩa Nhân Vị : http://hon-viet.co.uk/NguyenNgocTan_ChuNghiaNhanVi.htm)
Nội dung Bản Hiến Pháp này, ngoài phần“Mở Đầu”, gồm 10 Thiên và 98 Điều thể hiện rõ Nguyên tắc phân quyền: Thiên thứ nhất quy định những “Điều khỏan căn bản”; Thiên Thứ Hai: “Quyền lợi và Nhiệm vụnguời dân”; Thiên thứ ba:“Tổng Thống”; Thiên thứ tư: “Quốc Hội”; Thiên thứ năm“Thẩm Phán”; Thiên Thứ sáu “Đặc biệt Pháp Viện”; Thiên Thứ Bẩy “Hội ĐồngKinh TếQuốc gia”; Thiên thứ tám “Viện Bảo Hiến”; Thiên Thứ Chín “Sửa Đổi Hiến Pháp” và Thiên Thứ muời “Các Điều Khỏan Chung”
Hiến Pháp 26-10- 1956, với các định chế quốc gia và cơ cấu tổ chức chính quyền có nhiều điểm giống Hiến Pháp Hoa Kỳ nên có tính dân chủ cao, như phân định rõ Tổng Thống nắm quyền hành pháp, Quốc Hội lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện) lập pháp và Tối cao Pháp Viện nắm quyền tư pháp, thể hiện rõ quyền lực quân bình của nguyên tắc tam quyền phân lập.
Trong Hiến pháp, mặc dầu trên thực tế đất nước lúc bấy giờ đã bị tạm phân chia thành 2 quốc gia theo hiệp định Genève 1954, nhưng trên tinh thần Dân tộc, nhân dân Miền Nam vẫn long trọng khẳng định:
Việt Nam Cộng Hòa, lãnh thổ từ mủi Cà Mau đến Ải Nam Quan, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Về nội dung, Hiến pháp Đệ nhất VNCH có một điểm son  về nguyên lý “ Phân Nhiệm “ khi xác định:

Chủ quyền Quốc gia thuộc về “ Toàn dân .”
Quốc dân VN ủy nhiệm:
Nhiệm vụ Hành pháp cho Tổng thống VNCH
Nhiệm vụ Lập pháp cho Quốc Hội

Điều nầy xác nhận rằng dân quyền là quyền tự nhiên của người dân, không ai ban bố hoặc tước đoạt được.

Về vấn đề chống cộng sản, diều 7 HP qui định:

Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.

Về vấn đề “ Quyền Tư hữu “, điều 20 HP qui định:

Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội. “

LỜI MỠ ĐẦU HIẾN PHÁP VNCH 1956:
Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của Tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân bảo đảm;
Tin tưởng ở sự trưởng tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
Ý thức rằng Hiến pháp phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là:
-  Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
-  Bảo vệ Tự do cho mỗi người và cho Dân tộc;
-  Xây dựng Dân Chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân Quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước Nhân loại là xây dựng một nền văn minh nhân bản bảo vệ và phát triển con người toàn diện;
Sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến pháp sau đây:
THIÊN THỨ NHẤT: ĐIỀU KHOẢN CĂN BẢN
Điều 1 – Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất lãnh thổ bất phân.
Điều 2 – Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Điều 3 – Quốc dân ủy nhiệm vụ Hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ Lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa Hành pháp và Lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan Hành pháp và Lập pháp phải được điều hòa.
Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.
Điều 4 – Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể Cộng Hòa và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tánh cách độc lập.
Điều 5 – Mọi người dân không phân biệt nam, nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.
Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.
Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.
Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kĩ thuật.
Điều 6 – Người dân có những nhiệm vụ đối với Tổ quốc, với đồng bào, mục đích để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.
Điều 7 – Những hành vi có mục đích là để thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc trong Hiến pháp.
Điều 8 – Nước Việt Nam Cộng hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.
....................

Tổng thống Ngô Đình Diệm thăm Hoa Kỳ

TRÍCH HIẾN PHÁP VNDCCH NĂM 1959


LỜI NÓI ĐẦU

Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xây dựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc.
Trong hơn tám mươi năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ và năm năm bị phát xít Nhật chiếm đóng, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đoàn kết đấu tranh chống ách thống trị của bọn xâm lược nước ngoài để giải phóng đất nước.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. 

Ngay từ lời nói đầu của bản HP nước VNDCCH các đỉnh cao trí tuđã xác định sự toàn vẹn lãnh thổ từ Lạng Sơn (nơi nào của Lạng Sơn?) đến mủi Cà Mau. Đây là trò lừa bịp nhân dân cã nước về vị trí của Ải Nam Quan, một điđầu giới tuyến của VN có từ ngàn xưa nằm trong tỉnh Lạng Sơn, nơi tiếp giáp với Trung Hoa trong quá kh. Trong sử của VC viết đều không bao giờ đề cập đến Ải Nam Quan. Ngược với HP của VNDCCH của miền Bắc, HP của VNCH luôn xác định vị trí của Ải Nam Quan trong văn bản HP đầu tiên của miền nam VN năm 1956 và trong bmôn sử học của chương trình Giáo dục nước VNCH.

VỊ TRÍ ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ
Theo"La perception des frontières dans l'Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales" (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển "Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise" (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L'Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (được thiết lập vào năm 1490) có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên (thuộc trấn Lạng Sơn, tương ứng với Trấn Nam Quan của Trung Quốc) và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trấn Nam Quan, Trung Quốc) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về ải Nam Quan, Việt Nam).
Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."
Năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:
"... Ðài "Ngưỡng-Ðức" không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng...".

Ải Nam Quan 1908, Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam

Ảnh chụp năm 1940 cho thấy chức sắc nhà Thanh qua cửa Ải Nam Quan của Việt Nam.

1909. Hình chụp trên địa thế VN, thâý rỏ chi tiết tường xây kiểu bậc thang ngắn, so với tường răng cưa bên Trấn Nam Quan, Trung Hoa, dài, hai bên chạy lên tận đỉnh núi 

Trong bản văn (HP) của VNDCCH và CHXHCNVN đều không đề cập tới một cửa ải quan trọng có mặt trong lịch sử VN từ lâu đời, thuộc chủ quyền VN. Ngay từ những năm đầu xây dựng XHCN, đảng và nhà nước VNDCCH đã bán đứng Ài Nam Quan cho giặc phương Bắc, nên Ải Nam Quan. miền địa đầu giới tuyến của VN đã không hiện diện trong HP nước VNDCCH 1959 - mà chỉ thấy ghi tên điạ danh Lạng Sơn một tỉnh giáp ranh với Tàu Cộng, thật là mơ hồ trong cách chơi chử của đám lãnh đạo Ba Đình!!. Một tội ác của cộng sản phải được toàn dân ghi nhận về việc dâng Ải Nam Quan cho giặc Tàu. Muốn biết rỏ vị trí của Ải Nam Quan, xin mời bạn đọc tham khảo nơi link:
và bài viết trên Đàn Chim Việt

Cột biên giới 18 (theo hiệp định Pháp Trung 26-6-1887) chôn ở chân tường cửa Ái Nam Quan VietNam. Hình do quân Nhật chụp tháng 7 1940, trên cột có viết “Trung Việt Quốc Gíới, Trấn Nam Quan ngoại, đệ thập bát hiệu, No 18 Frontiere” Nguồn http://www.danchimviet.info/archives/4256

Các đầu lĩnh Ba đình đã nhượng phần đất lịch sữ thiêng liêng này cho Trung Cộng. Ải Nam Quan nay không còn nửa, cửa khẩu Hửu Nghị bây gìờ nằm ngoài vùng Ải, cửa này có trạm cảnh sát biên phòng cách xa cột mốc km0 (hay cột mốc 1116) khoảng 100m (hình G) và cột Km 0 cách Hửu Nghị Quan ước tính khoảng 500m (hình F)

BÁN NƯỚC

Mất Ải Nam Quan ! Mất BIển Đông !

Ai hiến ? Ai dâng ? Vậy các ông ?
Cháu Con ghi kỹ nghìn năm nhớ !!
Bè Đảng Công Nô ! Nhục tổ tông !!!

(Trích thơ Thanh Thiên Hồng Lĩnh)

Đây là một phần đất đai của tổ tiên đã được đám đầu lĩnh Ba Đình dâng nạp cho đàn anh môi hở răng lạnh để mưu cầu sự sống của đảng Mafia csVN.

Hinh F
Trạm Cảnh Sát Biên phòng/và tòa nhà cửa khẩu hửu nghị
Cột Km 0  năm 2000
Cột Km0 : năm 2005, chử Quan biến mất.
Tháng 23 tháng 1 năm 2011, chử Km 0 biến mất

Ải Nam Quan bây giờ chỉ còn trong lịch sử, trong tâm tư của bao người dân Việt ê a từ lúc cấp sách đến trường Nước Việt Nam hình cong như chử S chạy dài từ Mủi Cà Mau đến Ải Nam Quan.

LỜI KẾT:


Khi nói về chuyện bán nước, chúng ta không quên, trong sử sách cộng sản có ghi Việt Minh tố cáo triều đình nhà Nguyễn bán 6 tỉnh miền Đông cho Pháp. Vậy là mất nước??. Nhưng những gì cs nói cần phải xét lại thực chất - không phải triều đình nhà Nguyến bán nước, mà là công nhận 6 tỉnh miến đông thuộc khối Liên Hiệp Pháp - Được hưởng quy chế như mẫu quốc. Như vậy chúng ta thử xét lại vấn đề xãy ra trong năm 1946 tại Fontainebleau, hồ chí minh đã “ bán" luôn, không phải 6 tỉnh mà cã nước VN từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, qua hội Nghị Fontainebleau. Đó là tất cã việc làm của hồ chí minh tại hội nghị Fontainebleau sau 2 tháng không đem lại một thoả thuận nào giửa Pháp và đại diện VNDCCH, vì thế hồ chí minh ngày 14/9/1946, trong lúc nửa đêm tìm tới gặp Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp (tiếng Pháp: Ministère de la France d’Outre-mer) là Marius Moutet ký kết với Ngoại trưởng Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp 14 tháng 9, 1946. Qua đó hồ chí minh xin Pháp công nhận VN thuộc khối Liên Hiệp Pháp.

                                    ( Vietnam A Complete Photographic History)
Hình trên: Tháng 7, 1946, HCM Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam đi giữa, rời văn phòng Bộ Ngoại Giao Pháp trong chuyến qua Paris. Bên mặt là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Ngoại Giao.Hình dưới: Ngày 4 /7/1946, HCM, Chủ Tịch của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ký tên vào quyển khách đến thăm trong lúc viếng Tòa Thị Chánh tại Paris.

Sau khi ký Tạm ước Việt - Pháp nầy, Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: "Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi!". Hồ chí minh lấy lý do không quen đi máy bay để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến Toulon để lên chiến hạm Dumont d'Urville về Việt Nam. Khi ghé Marseille, thay cho sự đón tiếp nồng nhiệt lúc ông mới sang Pháp, Việt kiều biểu tình gọi ông là Việt gian, nguồn: 
Như vây nhân dân VN hiểu con người về hồ chí minh như thế nào ?? khi xin được Pháp công nhận Việt Nam thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Dù rằng trước đó Việt Minh do hồ chí minh lãnh đạo đã lên án triều đình nhà Nguyễn bán nước. 
Như trên đủ thấy là văn bản 14/9/1946 ký giữa hai người (không phải đại diện chính phủ Pháp) vào lúc quá khuya tại giường ngủ chỉ là một kế sách mẹo vặt của Hồ. Nó được xem như một lá bùa mang về miền Bắc hộ trì cho chế độ trong giai đoạn ngắn khoảng 3 tháng trước khi chiến tranh với Pháp. Mọi người (thiếu thông tin, thiếu kiến thức) hiểu nó như thật. Nhưng dù có thật đi nữa văn bản đó vẫn là văn bản bán nước vì cấu kết với ngoại bang Pháp về miền Bắc cai trị. Nó cũng na ná như Hiệp Ươc Sơ Bộ trước đó mà thôi. Một số nhà nhận xét cho rằng với tài thủ đoạn của Hồ thì kế sách này là có thời gian vài ba tháng để thanh toán những thành phần chống lại ông ta. Chính vì thế sinh viên và kiều bào VN tại Pháp xuống đường biểu tình với  khẩu hiệu “HCM bán nước” tại Toulouse ngày 18/9/1946 khi HCM trên đường xuống tàu về nước. Trước đó vào 3/1946, dân Hà Nội cũng xôn xao gọi “HCM bán nước” ngoài đường phố sau khi HCM ký với Sainteny Hiệp Ước Sơ Bộ, mà nhà báo Jean Lacouture chứng kiến đã biên vào sách.

Rồi đến hiệp đinh Genève năm 54, hai miền, 2 quốc gia. Hồ chí minh và bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN bảo là Ngô Đình Diệm bán nước cho Mỹ rồi. Nên đảng đã hiệu triệu thanh niên miền Bắc lên đường vượt Trường Sơn vào Nam giải phóng. Hàng triệu thanh niên miền Bắc vì cã tin nên đã bỏ mạng khi vào nam chiến đấu. 


Đến hiệp định Paris 1973, khi Mỹ rút về nước, nhân dân miền bắc  lo sợ khi Mỹ  rút về nước thì nó đem miền Nam về luôn bên Mỹ mất, vì Tổng thống Diệm bán rồi. Hoá ra không phải, người Mỹ chẳng đem 1 kg đất nào của VN về Mỹ.
Tài liệu tuyên truyền của csBắc Việt về quân đội của
ông Diệm ăn thịt người. 

Đó là những gì cộng sản làm và tuyên truyền về Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hoà. Nay hàng ngũ hậu duệ VNCH viết lên những sự thật về cái bố láo của hồ chí minh và đảng csVN trong nhiều thập niên qua, để trã lại công đạo cho người nguyên thủ đáng kính của nền đệ nhất cộng hoà, đó là chí sĩ Ngô Đình Diệm, tổng thống dân cử của VNCH.
Nhân k niệm ngày ban hành Hiến Pháp VNCH 26.10.1956, hậu duệ VNCH miền nam Đức xin được thắp nén tâm nhang để tưởng kính đến công ơn dựng nước VNCH của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chúng tôi những hậu duệ VNCH ngày hôm nay, nguyện sẽ tiếp nối công trình dựng nước còn đang dang dở của ông.


SỬ VIỆT NỞ HOA
Lịch sử bước vào thời nở hoa.
Muôn dân nghênh đón phút chan hòa.
Dẫu là một nửa phần non nước!
Một nửa bên kia mắt lệ nhòa.

Ai đã tạo nên cảnh tóc tang?
Cắt hai đất nước chẳng huy hoàng...
Bắc-hà, nơi ấy đầy tăm tối!
Chịu cảnh lầm than bởi sói lang.

Di sản thỉnh về: Mao với Marx,
Con dân thấp thỏm đến mơ hồ...
Biết bao người chết trong oan khuất!
Vạn sự trần ai bởi cáo Hô.

''Cải cách'' theo Mao nào: ''Ruộng đất'' 
''Văn nhân Giai phẩm'' - môt cào trào.
Đấu tranh tự cứu nhưng vô phúc!
Gặp lũ côn đồ có khác đâu?

Lịch sử vạn thu còn khắc tạc,
Đời sau thế hệ chớ tin lầm.
Phải vì Dân Nước mà tranh đấu!
Bảo-quốc, an dân phải rõ ràng.
@
Chính-thể Cộng Hòa trưng Hiến-pháp,
Lập thành chính phủ cứu non sông.
Do nhà Chí-sĩ Ngô Đình Diệm (1)!
Vốn rất trung thành chẳng kiếm công.

Chẳng phải chạy theo tìm chỗ dựa,
Mà vì đất nước phút lâm nguy!
Niềm tin ngời sáng... lo khai hóa!
Trải chín năm trời sử đã ghi.

Ngẫm lại ngàn xưa từng bất khuất!
Xem thường những kẻ vốn vô lương.
Chẳng quan tâm đến tình dân tộc!
Cứ chạy theo thời: Nước khóc thương.

Đệ-nhị theo sau cũng rõ ràng!
Tiếc rằng vận nước chửa hanh thông!
Giá mà đất nước đừng chia cắt!
Sự nghiệp chung nhau... giống Lạc Hồng....
***
Giới trẻ ghi tâm vì đất nước!
Lòng tin trong sáng chớ theo thời.
Nhất tâm mà giữ lòng tôn kính!
Lấy sử làm gương cứu nước tôi.
Vĩnh Nhất Tâm - 26.10.2015 (Bài thơ của thi sĩ 
Vĩnh Nhất Tâm viết tng tảc giả bài viết)

Hình ảnh có trong bài viết nầy được sưu tầm trên Internet, người viết cám ơn tác giả các hình ảnh và tài liệu được đính theo bài viết nầy. 

  
Lê Kim Anh, 23/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét