Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

"CHÍNH SÁCÁNH DƯƠNG" CỦA NAM HÀN
NỀN TẢNG CỦA SỰ HÒA GIẢI DÂN TỘC 
Trong ngày 27.4.2018, cả thế giới lên cơn sốt vì chú Ủn Bắc Hàn đã chịu bước qua lằn ranh ngăn cách tinh tự dân tộc từ 55 năm qua để gặp Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in và có buổi lể đón tiếp tại Nhà Hòa BìnhTừ sáng sớm 27/4 trước khi cuộc gặp lịch sử diễn ra tại Nhà Hòa Bình, rất nhiều người dân Nam Hàn mặc trang phục truyền thống của dân tộc Đại Hàn, mang theo cờ, những biểu ngữ lớn ủng hộ tiến trình Hòa giải -Hòa hợp đem đến hòa bình cho người dân Nam - Bắc Hàn, và họ đã tập trung bên ngoài làng Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) để chào mừng sự kiện này. Đây không phải là lần đầu lãnh tụ của hai nước Nam-Bắc Hàn gp nhau, trước đây cha của Ủn là Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) cũng đã từng gặp Tổng thống Nam Hàn Kim Dae Jung vào tháng 6 năm 2000, cuộc gặp gở này phát xuất từ các đề nghị của Tổng Thống Nam Hàn Kim Dae Jung.

Trong tiến trình hòa giải giửa Nam Bắc Hàn bắt đầu từ năm 1971 - khi hai bên mở đường dây nóng tiếp xúc ở Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) - tới cuối năm 2017, ít nhất đã có 6 lần gián đoạn, thông thường do phía Bình Nhưỡng (Pjöngjang) chủ động, phản đối phía Nam Hàn liên minh quân sự với Mỹ chống Triều Tiên.

Cần nhắc lại, sau khi nhậm chức ngày 25/2/1998, Tổng thống Nam Hàn  Kim Dae Jung đưa ra "Chính sách Ánh dương" để thực hiện việc hòa giải dân tộc với Bắc Hàn. Ông chủ động viếng thăm Bắc Hàn, tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền (13/6 – 15/6/2000) sau hơn nửa thế kỷ chia cắt kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1953."Chính sách  Ánh Dương", là một chương trình nhằm  giải tỏa sự thù địch giửa Nam Bắc Hàn mở đường cho việc thống nhất đất nước, hợp tác kinh tế chính trị với Bắc Hàn. Sụ thù địch này phát xuất tư bộ máy tuyên truyền của cs Bắc Hàn, giống như cs Bắc Việt là chống Mỹ cứu nước.


Để chủ động trong chương trình hợp tác này Tổng thống Nam Hàn đã đưa đề nghị về một cuộc họp thượng đỉnh của hai phía. Đáp ứng chủ trương của Nam Hàn, hai cuộc họp giửa Bắc và Nam Hàn đã được xúc tiến và diễn ra tại Bình Nhưỡng (Pyongyang) vào tháng 6 năm 2000 và tháng 10 năm 2007. Sau cuộc họp thượng đỉnh đôi bên đã họp tác tiến hành một số dự án kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận thế giới và nhất là tổ chức những s gặp mặt ngắn ngủi của những gia đình bị chia cắt sau khi đất nước bị chia  đôi. Sau đó Nam Hàn đã bắt tay vào việc phát trin hợp tác kinh tế, Nam Hàn đã xây dựng cho Bắc Hàn một tuyến đường sắt và khu du lịch Kim Cương Sơn, nơi mà hàng ngàn người Nam Hàn đến đó du lịch cho đến năm 2008. Chính sách Ánh Dương đã có tác dụng làm dịu thái độ căng thẳng của Bắc Hàn với Nam Hàn. Đây là sự thành công của tổng thống Kim Dae Jung trong việc đặt nền tảng nối lại tình anh em một nhà, đo đó ông đã được nhận giải Nobel Hòa bình vì những thành công của ông trong việc thực thi chính sách Ánh dương.

Chính sách Ánh Dương - an ninh quốc gia này có ba điều cơ bản:
*Không khiêu khích quân sự
*Miền Nam sẽ không cố gắng thu hút sự chú ý của miền Bắc theo bất cứ cách nào
*Miền Nam chủ động tìm kiếm sự hợp tác
Ba nguyên tắc này mang ý nghĩa truyền đi thông điệp rằng: Nam Hàn không có ý định xâm lăng và thôn tính hoặc ngầm phá hoại chính quyền của miền Bắc; mà chỉ có mục tiêu là thực hiện việc đôi bên cùng chung sống hòa bình trong tình anh em máu mủ.

LỊCH SỬ ÁNH DƯƠNG LIÊN TRIỀU
TRỞ THÀNH HIỆN THỰC YÊN VUI HOÀ BÌNH!
Lịch sử Ánh Dương bắt tay,
Liên Triều Bán Đảo Hoà Bình từ đây.
Nồng thắm vì tình núi sông,
Nam Hàn-Bắc Triều đều là anh em!
Xoá bỏ hận thù chiến tranh,
Cùng nhau thống nhất quê hương Liên Triều.
Không ai có thể cắt chia,
Tình thương đồng loại Liên Triều chúng ta!

Tổ chức thăm viếng lẫn nhau,
Bao năm chia cắt vĩ tuyến đau buồn.
Quyết tâm hướng đến Ánh Dương,
Ấm no hạnh phúc Liên Triều yên vui!.....
( trích thơ thi sĩ Hau Ong - 29.4.2018)
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA BẮC HÀN.

Bắc Hàn sau khi chia đôi đất nước năm 1953, đã có nhiều nổ lực trong việc phát triển kinh tế dựa vào các viện trợ của Nga và Tàu, chỉ sau có 33 năm xây dựng XHCN, đến năm 1986 đã trở thành một nước mạnh và có tiêm lực kinh tế  lẩn quân sự rất khả quan hơn cả Trung Cộng và CHXHCNVN. Bắc Hàn có diện tích 120.540 km với dân số (2008) 24.052.231 triệu người.

Năm 1986 GDP của Bắc Hàn đã đạt được mức 2.400 USD  (tương đương 5.500 USD thời giá năm 2017), thuộc nhóm nước có thu nhập khá cao trên thế giới trong thời kỳ này. Trong khi đó tại VN dưới tài lèo lái của các đỉnh cao trí tuệ GDP nền kinh tế Việt Nam chạm đáy thung lũng  GDP năm 1989 chỉ còn 6,3 tỷ USD, cho 66 triệu dân. Cùng trong năm này, GDP của Bắc Triều Tiên đạt 15,77 tỷ USD ( 20 triệu dân = 1/3 VN). Như vậy, thời điểm này GDP của Bắc Triều Tiên gấp 2,5 lần GDP của Việt Nam và tính theo GDP bình quân đầu người thì của Bắc Triều Tiên gấp khoảng 8 lần so với Việt Nam ( 300 USD). Đám đầu lĩnh CHXHCNVN đáng phải xấu hổ trước anh Bác Hàn vì tính tới thời điiểm 1986. CHXHCNVN đã có 41 năm xây dụng XHCN so với Bắc Hàn chỉ có 33 năm xây dựng XHCN mà đã vượt trội hơn các đỉnh cao trí tuệ VN gấp 8 lần.

Ngoài ra Bắc Hàn còn có thể tự chế tạo nhiều mặt hàng có chất lượng về kỹ thuật cao, từ các mặt hàng dân dụng như điện thoại di động, máy tính, Xe hơi, pin năng lượng mặt trời... cho tới các sản phẩm quân sự như máy bay không người lái, xe tăng, vệ tinh không gian, tàu ngầm...Đặc biệt, tháng 12/2012, Bắc Hàn đã phóng thành công một hỏa tiễn có mang vệ tinh do nước này tự chế tạo lên không gian, trở thành một trong số ít các quốc gia chế tạo thành công các phi thuyền không gian. Vào thời điểm này trong khu vực Á Châu, ngoài Bắc Hàn thì chỉ có Ấn Độ và Trung Cộng chế tạo thành công việc phóng phi thuyền vào không gian.

Đây là những phạm trù mà CHXHCNVN không chế tạo được, mà chỉ là gia công lắp ráp cho đến ngày hôm nay.

THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ CỦA BẮC HÀN
Bắc Hàn đã chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2006 do các chương trình phát triển hỏa tiễn tầm ngắn, trung  và có khả năng mang đầu đạn nguyên tử. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm đáp lại 5 lần thử hạt nhân và 2 vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên.

Đến năm ngoái 2017, nền kinh tế Triều Tiên được cho là đã suy giảm mạnh nhất kể từ 2007, sau khi bị Liên Hiêp Quốc ra lệnh trừng phạt. Một mặt khác vì Kim Jong Un dồn nguồn lực cho việc thử hạt nhân và phát triển những Hỏa Tiễn có khả năng mang đầu đạn nguyên tử xuyên lục địa, thế nên Bắc Hàn ngày càng cạn kiệt về tài chánh vì chương trình phát triển không gian và thử hạt nhân tốn kém rất nhiều ngân sách-Theo tiết lộ của Nam Hàn Yohap cho biết chi phí để phát triển vũ khí này lên tới 1,5 tỷ USD. Đây là khoảng tiền rất lớn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Đến tháng 2/2018 Trung Cộng lại ngưng nhập cảng than của Bắc Hàn, đây chính là nguồn chính thu nhập cho nền kinh tế của nước này chính thức bị cắt đứt, Trung Cộng cũng đang hạn chế xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Hàn, nên chú Ủn nhà ta mới xoay chiều và chịu ngồi xuống nối lại đàm phán với người anh em Nam Hàn trong tinh thần t quyết của dân tộc mình dưới sự ũng hộ của Mỹ.

Kim Jong Il tiếp đón Tổng Thống Nam hàn Kim Dea Jung
đến thăm Bình Nhưỡng tháng 6/2000


Theo BoK -Ngân hàng Trung ương Nam Hàn, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2017 của Bắc Hàn hiện đi xuống rất thấp, chỉ ở mức 1,39 triệu Won, tương đương khoảng 1.233 USD, bằng khoảng 4,5% so với thu nhập bình quân đầu người của Nam Hàn. Đây là thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất cho nền kinh tế Bắc Hàn cũng vì theo đuổi việc xây dựng đất nước của Bắc Hàn bằng chính sách Songun, nghĩa là "quân sự trên hết", một chính sách tăng cường sức mạnh đất nước và quân đội để đối phó với Nam Hàn và chống lại các cuộc xâm lăng tư bên ngoài. Bắc Hàn theo đuổi xây dựng một mô thức "xã hội quân sự" hiếm hoi trên thế giới, với tổng số 9.495.000 quân chính quy, dự bị, và nhân viên bán quân sự. Quân đội thường trực là 1,21 triệu, lớn thứ 4 trên thế giới.  "Songun" là một nguyên tắc dẫn đường cho đời sống chính trị và kinh tế tại Bắc Hàn, nó gần giống như " Chủ Nghĩa Quân Phiệt" như  Hitler của Đức và Nhật trong thế chiến thứ II. Đó cũng là nguyên nhân chính đưa đến việc cạn kiệt tài chính trầm trọng.
Toán cận vệ của Kim Jong Un

LỜI KẾT:
Bắc và Nam Hàn tuy bị chia đôi vào năm 1953, nhưng Bác Hàn chưa bao giờ đem quân tràn qua biên giới để giải phóng Nam Hàn như cs Bắc Việt, ngược lại từ khi chia đôi cho đến nay Nam Hàn cũng chưa bao giờ có chủ trương đem quân đánh Bắc Hàn, mà luôn đưa ra chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc với Bắc Hàn bằng "Chính sách Ánh Dương", một chính sách mang tính tôn trọng tinh thần HG-HH rất cao với thiện chí và tâm thành phát xuất từ tình anh em một nhà, không chủ trương lường gạt như nghị quyết 36 của csVN. Với thiện chí HG_HH của Nam Hàn đã đưa đến những sự đồng thuận của nhân dân hai miền nam bắc và các lãnh đạo của Nam-Bắc Hàn. Trong tiến trình thực hiện HG-HH đã có 6 lần gián đoạn tính tới năm 2017. Nhưng rồi đây với đồng thuận của hai phía, tiến trình này sẽ  từ từ được cải thiện và đang trên đà phát triển, có nhiều cơ hội thành tựu. Xem ra dân Bắc Hàn không cao ngạo, không tự tôn không khát máu như cs Bắc Việt, họ không dùng vũ lực để giết dân mình như cs Bắc Việt - một đám người man rợ nhất trong lịch sử Việt tộc, từng đem quân tiến chiếm miền nam VN và Cam Bốt gây chết chóc và tang tóc khắp nơi. 

 Oh hay! nay nó xảy ra,
Liên Triều Bán Đảo giải hoà chiến tranh,
Khu vực Bắc Á hướng Đông,
Dịu liền tức khắc Ánh Dương Liên Triều!
Ánh Dương hướng đến Tự Do!
Hoa Kỳ lại có đồng minh cựu thù.
Tuyệt vời chiến lược liên minh,
Liên Triều vững mạnh Phù tang siêu cường!
Đối với độc tài Sô-Tàu,
Trở thành ác mộng rõ như ban ngày.
Từ đây Bán Đảo Liên Triều,
Độc Lập Thống Nhất Đại Hàn Quốc Gia!
Nhìn người mà ngẫm nước nhà,
Lòng đau quặn thắt lệ rơi ngậm ngùi.
Ba mươi tháng Tư điêu tàn,
Giải phóng đổ nát Hòn Ngọc Viễn Đông?!
Lòng dân oán hận ngút trời,
Bốn ba năm sử nước nhà tan hoang.
Giống nòi nô dịch khắp nơi,
Suy vong dân tộc mất nước đến gần?!
Tội đồ phản quốc buôn dân,
Tay sai hán giặc nghìn kiếp quân thù.
Giang san biển đảo mất dần,
Nghìn năm Bắc thuộc nước NAM chư hầu?!
Ba đình nhục sử hán nô,
Cộng nô khát máu gây nên tội đồ.
Giống nòi máu lệ tang thương,
Quê hương tủi phận sông núi căm hờn!!!...
( trích thơ thi sĩ Hau Ong ) 

Biên khảo chính trị Lý Bích Thủy 29.4.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét