Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG


SƠ LƯỢC VỀ NHA TRANG TRƯỚC 1975
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao, biển rộng, người thương đi v
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², chạy dọc theo bờ biển. Về địa lý Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.
                                    
Tháp bà Nha Trang di tích của người Chăm
Bải biển đẹp Nha Trang
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn(Đại Cù Huân). Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện lân cận.
 Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9 km và nhánh phía Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6 km.
Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).

Nha Trang đầu thế kỷ 20 
Ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971, chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang. Và tại Nha trang một vị trí tương đối của 3 miền đất nước vào năm 1951, người Pháp đã cho xây cất một trường đào tạo các quân nhân của Hải Quân trong Liên Hiệp Pháp. Đến năm 1955, Pháp trao cơ sở huấn luyn nầy lại cho Hải Quân VN, từ đó quân lực VNCH mới đầu đãm trách việc huấn luyện cho Hải Quân VNCH.

 
Mời các bạn xem tiếp bài viết của cựu SVSQ.HQ.VNCH  Nguyễn-Tấn-Đơn về trường Hải Quân Nha Trang VNCH. 
Tượng Đức Trần Hưng Đạo trước   Học Viện Hải Quân   Cơ sở tọa lạc tại đường Duy Tân, Nha Trang. Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân. 

I - Thành-Lập và Chuyển-Giao :

Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang nằm trên đường Duy-Tân nối dài về hướng Chụtt, mặt tiền hướng ra biển Nha-Trang, bên cạnh rào trái mặt Bắc là nhà máy điện. Cạnh rào phải mặt Nam là trường trung-học Kỹ-Thuật Nha-Trang. Mặt sau là khu gia-binh của Lực-Lượng Đặc-Biệt.
Trung-Tâm được Hải-Quân Pháp khởi công xây cất vào tháng 11 năm 1951, giai-đoạn đầu thì khuôn-viên quân-trường 
gần như là một hình vuông mỗi cạnh khoảng 400 mét. Công-tác xây cất được hoàn tất vào tháng 7 năm 1952. Hải-Quân Pháp sử-dụng trung tâm này vào việc huấn-luyện. Sau Hiệp-Định GENÈVE ( 20.07.1954 ) Pháp chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam quản-trị vào tháng 7 năm 1955. Khi đó Bệnh-Xá trung-tâm là một bệnh viện tư-nhân của người Pháp đã có sẵn và hoạt-động từ trước " gọi tên là Bệnh-viện Chapeau " cũng trao lại cho Việt-Nam và được sát-nhập vào trường Hải-Quân Nha-Trang. Từ năm 1956 trở về sau trung-tâm đã đào-tạo trực-tiếp những khóa Sĩ-Quan ngành chỉ-huy và ngành cơ-khí. Tiêu-chuẩn được chọn-lựa để được theo học các khoá SQ, HSQ, ĐV phải qua một cuộc thi tuyển. Thời-gian thụ-huấn tùy theo nhu-cầu. Đối với các khóa Sĩ-Quan thì chương-trình huấn luyện từ 6 tháng đến 2 năm. Trong giai-đoạn đầu Pháp đào-tạo một số Sĩ-Quan Việt-Nam được tiếp-tục đào-tạo tại Pháp và một số tại TTHL/NT; từ khóa 7 ( 1956 đến 1957 ) cho đến khóa 26 thì hoàn toàn được đào-tạo tại quân-trường Nha-Trang. Năm 1958 các cố-vấn Mỹ đã đến làm việc trợ giúp huấn-luyện, dạy Anh ngữ, trang-bị trợ-huấn-cụ, cung-cấp tài-liệu cho thư-viện theo tiêu-chuẩn của Hải-Quân Hoa-Kỳ. Trong thời gian thụ-huấn thì cũng có chương-trình thăm viếng và thực-tập hải-nghiệp trên các chiến-hạm Việt-Nam cũng như các chiến-hạm ngoại quốc ghé vào vịnh Nha-Trang.
Cuối năm 1961, trong chương-trình trang-bị cho các đơn-vị Hải-Thuyền ( sau gọi là Duyên-Đoàn ) của các Duyên-Khu 1 và Duyên-Khu 2 ( sau gọi là Vùng Duyên-Hải ).Khoảng 40 ghe có trang-bị máy và buồm từ Sàigòn ra miền Trung ghé vào bến Cầu-Đá Nha-Trang cho Sinh-Viên thực-tập. Giám-

Đốc Quân-Huấn kiêm Tiểu-Đoàn-
Trưởng Sinh-Viên lúc bấy giờ là HQ Tr/Uý Đỗ-Kiểm ( Khóa 3 Brest sau vinh-thăng Đ/Tá ), cùng một số Cán-Bộ và Huấn-Luyện-Viên dẫn Sinh-Viên đi hành-quân đổ bộ đảo Hòn-Tre Nha-Trang bằng thuyền. Tất cả Sinh-Viên chia nhau từng nhóm cứ 2 đến 4 người lên một ghe. Ghe bắt đầu căn buồm chạy quanh các đảo trong vịnh Cầu-Đá, cuối cùng đổ-bộ vào bãi Bắc của Hòn-Tre. Đoàn quân được trang-bị vũ-khí cá-nhân, súng GARANT M1, đạn dược đầy đủ, máy truyền-tin PRC 10 cho mỗi Trung-Đội. Vào tới nơi, đoàn quân được lệnh cắm trại, từng Trung-Đội nằm rải rác trên các triền đồi. Đến 9 giờ tối hôm đó cuộc hành-quân bắt đầu tiến quân theo con đường mòn qua bãi Nam. Sau đó băng rừng leo núi suốt đêm để đến mục-tiêu là Hải-Đăng Hòn-Tre. Sáng ngày hôm sau tất cả xuống ghe tại bờ Nam và trở về lại quân-trường.
Ngoài ra chương-trình học cũng có chu-kỳ cứ 3 tháng cho Sinh-Viên đi di-hành. Vai mang ba-lô, súng cá-nhân GARANT M1, tổng-cộng trọng-lượng mỗi người khoảng 15 Kg. Bắt đầu đi bộ từ Trung-Tâm xuống Chụtt, Cầu-Đá, vòng theo đường mòn quanh núi qua khu Bình-Tân Cửa-Bé ra tới Ngã Ba Chụtt trở về trường. Mục-đích của việc đi bộ là tạo cho Sinh-Viên thêm sức chịu đựng để khi đi tầu bớt say sóng. Có khóa đi di-hành qua Đồng-Đế rồi trở về.
Năm 1962 có tầu ngầm Hoa-Kỳ USS Queen-Fish ghé bến cho Sinh-Viên thực-tập cùng một số chiến-hạm VN tham-dự. Sinh-Viên được chia ra thành từng nhóm, mỗi nhóm 20 người lên tầu ngầm một ngày. Tầu ngầm và các chiến-hạm thực-tập săn đuổi ngoài khơi Nha-Trang. Cũng năm 1962 có Tuần-Dương-Hạm Pháp mang tên JEANNE D'ARC trong chuyến viễn-du để thực-tập cho Sinh-Viên, ghé vào vịnh Nha-trang. Một số Sinh-Viên VN được đại-diện lên tầu dùng cơm tối với Sinh-Viên Hải-Quân Pháp. Ngoài ra chiến-hạm Pháp còn mang theo một số kiếm truyền-thống của trường Hải-Quân. Các Sinh-Viên Sĩmua một cây " kiếm " làm kỷ-niệm.

Năm 1965 trong chương-trình viện-trợ và hiện-đại hóa Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam. Hoa-Kỳ đã cho tu-bổ, nới rộng cơ-sở huấn-luyện nhằm đáp ứng và thích-nghi cho nhu-cầu. Hãng thầu xây-cất Hoa-Kỳ RMK đã trúng thầu-Quan Việt-Nam mỗi người được  thực-thi công-tác tại TTHL/HQ/NT và TTHL/CR. Quân-trường Nha-Trang được nới rộng ra cả hai phía.Từ Q1 nới rộng qua phía trái được xây cất thêm 4 dãy nhà song song có khả-năng làm chỗ ở cho trên 300 HSQ khoá-sinh, Đoàn-Viên chuyên-nghiệp. Từ Q13 nới rộng qua phía phải được xây cất thêm 4 dãy nhà mới và một phạn-xá có khả năng làm nơi ăn ở cho trên 400 SVSQ. Ngoài ra các dãy nhà cũ đều được tân-trang, giảng-đường, lớp học được thiết-trí rộng rãi và tiện-nghi hơn. Đường xá trong Trung-Tâm và Thao-Diễn-Trường được tráng nhựa mới. Toàn thể Trung-Tâm có 4 câu-lạc-bộ dành cho : SQ, SVSQ, HSQ và Đoàn-Viên Khoá-Sinh Chuyên-Nghiệp. Một thư-viện lớn tại dãy G ( Phụ-Bản A Phóng-Đồ Trung-Tâm ).
Các vị Chỉ-Huy-Trưởng từ ngày được chuyển-giao cho HQVN/CH như sau : 

HQ Th/Tá Chung-Tấn-Cang :Từ ngày 07-10-55 đến 29-03-58.


HQ Th/Tá Đặng-Cao-Thăng : Từ ngày 29-03-58 đến 10-02-60.


HQ Th/Tá Vương-Hữu-Thiều : Từ ngày 10-02-60 đến 19-01-63.


HQ Đ/U Dư-Trí-Hùng : Từ ngày 19-01-63 đến 23-12-63.


HQ Tr/Tá Nguyễn-Đức-Vân : Từ ngày 23-12-63 đến 26-02-66.


HQ Th/Tá Bùi-Hữu-Thư :Từ ngày 26-02-66 đến 13-07-66.


HQ Đ/Tá Đinh-Mạnh-Hùng :Từ ngày 13-07-66 đến 01-03-69.


HQ Đ/Tá Khương-Hữu-Bá : Từ ngày 01-03-69 đến 06-08-71.


HQ Tr/Tá Nguyễn-Trọng-Hiệp :Từ ngày 06-08-71 đến 16-01-73.


Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu :Từ ngày 16-01-73 đến tháng 4-1975.

Tư-dinh của vị Chỉ-Huy-Trưởng TTHL toạ-lạc tại số 52 đường Duy-Tân.
Vào tháng 08 năm 1965, lần đầu tiên Trung-Tâm bị Việt-Cộng pháo-kích từ mật-khu Đồng-Bò, một quả rocket trúng ngay khu Sinh-Viên, lúc bấy giờ là khóa 14, đây là dãy nhà vừa mới xây sau. Kết-quả có 3 SVSQ bị tử-thương ( các anh : Nguyễn-Hữu-Trang, Nguyễn-Đăng-Đóm và Đinh-Ngọc-Tri ) và một số đông bị thương nặng.


Thời-gian huấn-luyện cho các khóa Sĩ-Quan theo chương-trình bình thường là 2 năm. Tốt nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị. Cuối năm 1962 vì nhu-cầu khẩn-thiết để tiếp-nhận các chiến-hạm. Chương trình được rút ngắn 6 tháng, do đó từ khóa 11 cho đến khoá 18 là áp-dụng chương-trình huấn-luyện 18 tháng. Số lượng Sinh-Viên Sĩ-Quan được thu-nhận cũng thay đổi. Từ năm 1957 đến 1960 mỗi khóa không quá 60 Sinh-Viên. Năm 1961 thu-nhận 82 Sinh-Viên. Từ khóa 12 đến khoá 18 là trên 100. Đặc biệt tháng 5 năm 1963 khi Khóa 13 nhập trường thì có 15 Th/Úy Hiện-Dịch tốt nghiệp Khóa 16 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt nhập học để chuyển ngành qua Hải-Quân Hiện-Dịch. Tuy nhiên khi khai-giảng thì chỉ còn 7 Sĩ-Quan tham-dự khóa học. Đầu năm 1969 do nhu-cầu chuẩn-bị chuyển-giao trách-nhiệm chiến-trường Sông-Biển cho Hải-Quân Việt-Nam đảm-trách, số lượng Sinh-Viên mỗi khoá bây giờ là trên 200.

Hoa-Kỳ cũng nới rộng việc huấn-luyện các SVSQ/HQ/VN tại quân-trường Sĩ-Quan Trừ-Bị, Officer Candidate School ( OCS ) ở NewPort, Tiểu-Bang Rhode Island. Các Sinh-Viên Sĩ-Quan để được BTL/HQ chấp-thuận theo học các khóa OCS phải qua các giai-đoạn như sau :
- Phải có văn-bằng Tú-Tài 2.
- Phải hoàn tất 12 tuần huấn-luyện Căn-Bản Quân-Sự tại TTHL/Quang-Trung hoặc tốt nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức.
- Thi trắc-nghiệm Anh ngữ phải đạt từ 70% trở lên.


Trường OCS nằm trên một đảo lớn của Tiểu-Bang Rhode Island, gần trường Naval War College và Căn-Cứ Hải-Quân Đệ-Lục Hạm-Đội Hoa-Kỳ. Trường có diện-tích rộng lớn hơn TTHL/HQ/NT, có khả-năng cung-cấp nơi ăn chỗ ở cho trên 1300 khóa-sinh. Chương-trình huấn-luyện các Sĩ-Quan OCS kéo dài 6 tháng, gồm các môn học chú-trọng nhiều về thực-hành như sau: Vận-Chuyển, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Hàng-Hải, Phòng-Tai, Cứu Tàu Lâm Nạn, Hải-Pháo, Lý-Thuyết Thuyền-Bè, Căn-Bản Quân-Sự, Lãnh-Đạo Chỉ-Huy và Hành-Quân tập-trận đổ-bộ.

Sau 26 tuần lễ thi tốt nghiệp, rồi tiếp-tục học về Chiến-Tranh Sông-Ngòi ( Brown Water Navy Operation ) tại Treasure Island, San Francisco, California. Khoảng 2 tuần lễ thực-tập trên các Giang-Đĩnh đủ loại như : Command, Monitor, ASPB, Tango, LCVP, LCM, PBR, kể cả các Duyên-Tốc-Đĩnh ngoài biển như PCF. Trong thời gian này có 3 ngày đêm tập trận hành-quân Thủy-Bộ tại Mare Island California, địa-hình và dàn-cảnh giống chiến-trường VN, bị phục-kích và chiến-đĩnh đánh trả bằng vũ-khí đủ loại như thật.
Sau khi hồi-hương lễ gắn cấp-bậc Ch/Uý được tổ-chức trọng thể tại BTL/Hạm-Đội. Một năm sau thì được Quyết-Định thăng-cấp Th/Uý trừ-bị. Sinh-Viên Sĩ-Quan OCS được huấn-luyện mỗi khóa khoảng 60 người. Khóa OCS 12 cuối cùng gồm có cả các Sĩ-Quan Bộ-Binh từ Th/Uý đến Tr/Uý cũng được tham-dự, sau khi mãn khóa thì về phục-vụ tại các đơn-vị Hải-Quân.
Khóa OCS đầu tiên vào tháng 02 năm 1970, khóa 2 vào giữa tháng 03, cứ thế mỗi khóa cách nhau 6 tuần. Khóa OCS 12 hoàn tất vào tháng 09 năm 1971. Sau chương-trình OCS thì Hoa-Kỳ chuyển qua huấn-luyện International Officer Candidate School ( IOCS ), khóa đầu tiên gồm 197 Sinh-Viên trong số đó có : 22 SVHQ Việt Nam, 1 Ba-Tư, 7 Thổ-Nhỉ-Kỳ, 8 Á-Căn-Đình, 2 Campuchia, số còn lại là Sinh-Viên và Sĩ-Quan Hoa-Kỳ. Tổng cộng khoảng trên 750 Sinh-Viên Việt-Nam đã thụ-huấn các khóa Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ.

Ngoài ra Hải-Quân Úc cũng phụ-giúp huấn-luyện 2 khóa OCS với số lượng tổng-cộng khoảng trên 10 SVHQ/VN.

Tại quân-trường Nha-Trang kể từ khoá 19 đến khóa 23 thời-gian huấn luyện là 1 năm. Về văn-hoá vẫn dạy theo chương-trình đại-học như các khóa đàn anh. Về quân-sự được tổ-chức và điều-hành theo hệ-thống tự-chỉ-huy. Sau khi thụ-huấn một năm, các Sinh-Viên tốt-nghiệp với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Được đi thực-tập thời-gian một năm theo chương-trình OJT ( On the Job Training ). Khi hoàn tất mang cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị.

Từ khóa 24 về sau việc huấn-luyện trở lại áp-dụng chương-trình 2 năm và tốt nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị.
Năm 1956 để huấn-luyện Hải-Nghiệp cho Sinh-Viên khóa 7 và các khóa kế tiếp, tại vịnh Cầu-Đá thường xuyên có 3 chiếc Trục-Lôi-Hạm đó là HQ 111 ( Hàm- Tử ), HQ 112 ( Chương-Dương ) và HQ 113 ( Bạch-Đằng ). Tình-trạng các chiến-hạm này quá cũ nên không còn khử-từ để sử-dụng cho việc rà mìn. Tất cả các vị Hạm-Trưởng đều là Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam. Từ năm 1961 cho đến năm 1963 các Trục-Lôi-Hạm này đã lần lượt được phế-thải. Các Trục-Lôi-Hạm HQ 114, HQ 115, HQ 116 thay thế, ngoài việc huấn luyện còn tham-gia tuần-phòng lãnh-hải. Hàng năm có chương-trình khử từ tại Subic-Bay Phi-Luật-Tân, mỗi chuyến khử-từ được sắp xếp cho các Sinh-Viên đi thực-tập hải-hành viễn-dương. Các tân Sĩ-Quan cũng được Hải-Quân Hoa-Kỳ phối-hợp cho thực-tập OJT trên chiến-hạm Mỹ.
 

Giữa năm 1962 toàn thể Sinh-Viên khóa 10 HQNT được đi thực-tập trên các chiến-hạm một tháng. Khởi đầu từ Cầu-Đá Nha-Trang nhập-hạm, hải-hành xuyên đại-dương qua Subic-Bay, Phi-Luật-Tân và trở về lại Cầu-Đá Nha-Trang.
Năm 1963 được dự-trù các tân Sĩ-Quan đến thực-tập OJT tại San Diego Hoa-Kỳ, nhưng sau đó thực-tập trên các chiến-hạm thuộc Đệ 7 Hạm-Đội đang hoạt-động tại các nước như Nhật-Bản, Phi-Luật-Tân, Đài-Loan, HongKong, Singapore v.v. Từ khi Đệ 7 Hạm-Đội tham-gia Market Time của CTF 115 tại Cam-Ranh thì các tân Sĩ-Quan nhập-hạm ngay tại vùng biển Việt-Nam và nghỉ bến tại các bến cảng ngoại quốc. Trên mỗi chiến-hạm là 2 tân Sĩ-Quan Việt-Nam thực tập.
Cuối năm 1971, sau khi Khóa 22 ra trường thì Trung-Tâm chuẩn-bị tiếp-nhận thêm các Sĩ-Quan khóa-sinh, được gọi là Khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt. Đó là những Sĩ- Quan có cấp-bậc từ Chuẩn-Úy đến Thiếu-Tá đã tốt nghiệp tại các quân-trường Bộ-Binh và đang làm việc tại các đơn-vị bờ của Hải-Quân, kể cả các Sĩ-Quan ngành Cảnh-Sát thuộc các Lực-Lượng Giang-Cảnh. Thời-gian thụ-huấn là 6 tháng lý-thuyết, chương-trình thuần-túy về hải-nghiệp, khi tốt nghiệp thì vẫn mang cấp-bậc như cũ nhưng danh xưng bây giờ là HQ. Được chỉ-định phục-vụ trên các chiến-hạm. Khóa 1 Sĩ-Quan Đặc-Biệt có sự tham-dự của Tr/Uý Trần-Minh-Chánh là con của Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn đương kim Tư-lệnh Hải-Quân lúc bấy giờ. Đồng thời Trung-Tâm còn huấn-luyện 3 tháng chuyên-nghiệp cho các khoá-sinh trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt trong mùa văn-hóa. Đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 Khóa 24 và 25 đến thụ-huấn 3 tháng lý-thuyết.

Tháng 09 năm 1974 Khóa 25 Sinh-Viên Hải-Quân Nha-Trang mãn khóa. Quân-trường Nha-Trang chỉ còn lại khóa 26 là khóa cuối cùng của Trung-Tâm. Cho đến cuối tháng 3 năm 1975, thành-phố Nha-Trang được lệnh di-tản. Từ ngày thành-lập cho đến 30-04-1975 Trung-Tâm đã đào-tạo được 2538 sĩ-quan chung cho ngành Chỉ-Huy và Cơ-Khí. Riêng về trường Sơ-Đẳng chuyên-nghiệp thì đã đào-tạo được 15.050 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
II- Sơ đồ Tổ chức TTHL/HQ/NT ( Phụ-Bản B )
Như trong sơ-đồ tổ-chức, khối Quân-Sự-Vụ và Văn-Hoá-Vụ liện-hệ mật-thiết đến việc huấn-luyện cho khóa-sinh.
1 ) Khối Quân-Sự-Vụ : Có 2 Liên-Đoàn :
a ) Liên-Đoàn SVSQ gồm 2 khoá, một khóa đàn anh và một khóa đàn em.
b ) Liên-Đoàn Chuyên-nghiệp gồm các khoá sinh tân-tuyển cũng như các khoá- sinh học chuyên-nghiệp, các HSQ học chuyên-nghiệp.
Trách-nhiệm về sinh-hoạt, quân-phong quân-kỷ, hệ-thống tự chỉ-huy, các cuộc thanh-tra, tổ-chức các cuộc lễ diễn-hành và lễ mãn khóa.
c ) Phòng Thể Thao đảm-trách việc huấn-luyện thể-dục, thể-thao và vỏ-thuật.

2 ) Khối Văn-Hoá-Vụ : Có 2 trường :
a ) Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, có một hiệu-trưởng.
b ) Trường Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp Hải Quân , có một hiệu trưởng.
Trách-nhiệm về các chương-trình huấn-luyện, tổ-chức thi định-kỳ, thi trắc-nghiệm và thi mãn-khóa.

c ) Quản-Lý thư-viện và phòng Trợ-Huấn-Cụ.
Truyền-Thống Trường Sĩ-Quan Hải-Quân tức là Liên-Đoàn Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân.
Khi nhập khóa các tân Sinh-Viên được đặt dưới sự hướng-dẫn và điều-hành của khóa đàn anh theo tập-tục Hải-Quân. Sinh-Viên mỗi khi di-chuyển từ 2 người trở lên là phải bước đều. Di-chuyển tập-thể là phải có người chỉ-huy đếm và hát theo nhịp. Khoảng từ 1 tuần đến 30 ngày sau là CHT cho phép Khối Quân-Sự-Vụ để khóa đàn anh huấn-nhục khoá đàn em. Thời-gian huấn-nhục kéo dài theo truyền-thống qui-định là một tháng. Giờ huấn-nhục nằm ngoài giờ học-tập. Chương-trình huấn-nhục phải được thông-báo trước cho Sĩ-Quan-Trực quân trường. Trọng-tâm chương-trình huấn-nhục nhằm cho khóa đàn em biết tuân-thủ mệnh-lệnh của cấp trên. Một khi bước chân vào đời quân-ngũ và sẽ trở thành các cấp Chỉ-Huy trong tương-lai, thi-hành trước báo-cáo sau. Bất cứ một sự thi-hành chậm trễ hay không đúng yêu-cầu, khóa đàn anh áp-dụng kỷ-luật đối với cá-nhân hay tập-thể sai-phạm bằng các hình phạt như hít đất, chạy vòng quanh sân hay ngồi xổm tay chống ngang hông đi chân vịt ...
Mùa huấn-nhục là thời-gian mà khóa đàn anh tự tạo ra những trò chơi vừa có tính ra lệnh vừa có tính bất ngờ. Đối với khóa đàn em thì đó là một thời kỳ căng- thẳng về kỷ-luật, hệ-thống quân-giai và quân-phong quân-kỷ nhập-môn.

Khi giai-đoạn huấn-nhục chấm dứt, toàn thể khóa đàn anh làm lễ tiếp-nhận khóa đàn em đã trải qua thời-kỳ gian-khổ và kết-tình Bố-Con. Khi đã nhìn nhận Bố-Con thì khóa đàn anh giúp-đỡ và tạo điều-kiện cũng như hướng-dẫn cho đàn em khi cần đến. Trong lịch sử huấn-nhục tại trường Hải-Quân Nha-Trang từ trước đến nay theo một truyền-thống có tính cách quốc-tế rất tốt đẹp. Sau khi hết giai-đoạn khổ-nhục thì khóa đàn anh và đàn em sống với nhau rất hài-hòa, chấp-hành tốt các kỷ-luật và hệ-thống quân-giai trong hệ-thống tự chỉ-huy. Ít có trường hợp gây hận-thù. Tuy nhiên chúng tôi rất bàng-hoàng khi nghe tin có khóa một số Sinh-Viên bị chết vì trò chơi huấn-nhục. Trong số đó có một Sinh-Viên khóa 17, rồi thì một Sinh-Viên khóa 18 vì quá hoảng sợ mà phải đào ngũ. Tại sao vậy ? Việc đó làm nhà trường mang tai tiếng không ít.
Khi tôi đảm-nhận công việc Khối QSV thay thế cho HQ Th/Tá Cấn-Văn-Tâm thì lúc đó thời-kỳ huấn-nhục cho khóa 23 đã kết-thúc được một tuần. Tuy nhiên dư-âm vẫn còn vì có một số trường-hợp chết người vừa mới xảy ra. Thân-nhân từ Saigòn ra nhận xác và than khóc trách móc quân trường. Sau khi sự việc được điều-tra y-chứng của bệnh-viện thì xác nhận các trường-hợp đó bị chết vì kiệt sức sau thời-gian thực-tập trên biển, không phải do vụ huấn-nhục.
Tôi đã nghe kể rằng : Có khóa đàn anh đặt ra những hình phạt rất độc-đáo và siêu-đẳng hơn các bậc tổ-sư đàn anh ngày trước. Như một đàn anh bắt phạt một đàn em sau buổi ăn trưa xong, chui vào thùng phi cho lăn tròn trên sân trường giữa trưa nắng. Sau đó thì đàn em này bị đau bệnh một thời gian. Cũng có vài đàn anh áp-dụng huấn-nhục trong bữa ăn, chế nước mắm nước muối vào chung một chén bắt buộc đàn em phải uống hết. Hậu quả gây cho một số đàn em bị đau thận phải đi khai bệnh. Lại cũng có đàn anh bắt phạt một đàn em bằng cách treo 2 chân ngược đầu trên quạt trần, xong mở công-tắc điện cho quạt quay tròn. Nghe thật khủng-khiếp, dĩ nhiên các hình phạt đó chỉ lén lút xảy ra trong thời-gian huấn-nhục và Cán-Bộ trách-nhiệm không có mặt tại chỗ.

III - Chương-Trình Huấn-Luyện
a - Ngành Chỉ-Huy : Mặc dù thời gian học tại quân-trường là 2 năm, 18 tháng hay một năm thì các môn học chính vẫn như nhau, chỉ có rút ngắn cho thích-hợp với thời gian.
- Giai-Đoạn 1 : Sinh-Viên Sĩ-Quan từ cầu vai đen đến Chuẩn-Uý, phải hoàn tất các môn học như toán học đại-cương, lượng-giác hình học phẳng và lượng- giác không gian ( lượng giác cầu ). Vận-Chuyển thực-tập và lý-thuyết nhập-môn. Điện-Từ-Trường, Điện-Kỹ-Nghệ cấp 1, Anh-Văn và các môn phụ. Căn-bản quân-sự , tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.
- Giai-Đoạn 2 : Sinh-Viên chuẩn-bị tốt nghiệp Thiếu-Uý gồm có các môn chính trong Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển lý-thuyết, Hàng-Hải Thiên-Văn, Sức-bền Vật-Liệu, lý-thuyết Thuyền-Bè tầu nổi và tầu ngầm. Cơ-Khí Động-Cơ Nổ 2 thì và 4 thì. Điện-Kỹ-Nghệ cấp 2, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Anh-Văn và các môn phụ.


b - Ngành Cơ-Khí : Có các môn chính như sau : Động-Cơ-Nổ 2 thì và 4 thì. Động-Cơ Diesel, Điện-Kỹ-Nghệ, Phòng-Tai, Sức-Bền Vật-Liệu, Lý-Thuyết Thuyền-Bè áp-dụng cho tầu nổi và tầu ngầm. Chú-trọng nhiều về nguyên-tắc và thực-hành các loại động-cơ. Các môn phụ như ngành Chỉ-Huy, kể cả căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.
c - Khóa Ngắn Hạn 6 Tháng và 3 Tháng :
Các khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt thì thời-gian học 6 tháng nên chỉ học các môn chính của giai-đoạn 2 trong Hải-Nghiệp như Hàng-Hải lý-thuyết, Vận-Chuyển lý-thuyết, Khí-Tượng, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, một số môn phụ do Khối Văn-Hóa-Vụ chọn lựa và soạn thảo cho thích hợp với yêu-cầu.
Các khóa 3 tháng của Sinh-Viên trường Võ-Bị Đà-Lạt thì chú trọng các môn Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển, Hành-Hải lý-thuyết và thực-hành.

IV - Chương Trình Thực Tập :
Tùy theo thời-gian học tại quân-trường mà việc thực-tập áp-dụng có khác nhau. Những khóa từ 18 tháng đến 2 năm thì thực-tập hải-hành trên chiến-hạm nằm trong chương-trình huấn-luyện tại quân-trường. Các khóa 1 năm thì sau khi mãn khóa được đi thực-tập OJT trên chiến-hạm một năm.
Học trong quân-trường thì không thấy gì, vì ai cũng như ai. Nhưng khi bước chân xuống chiến-hạm thì nhiều chuyện lạ đời và bất ngờ xảy ra. Nhất là những chuyến đầu tiên, có anh vừa mới xuống xe GMC còn đang đứng trên cầu. Nhìn thấy những chiến-hạm HQ 114, HQ 115, HQ 116 đang cập cầu lắc-lư tại chỗ là tự nhiên bắt đầu buồn nôn ngay tại cầu. Có anh nói chuyện cười đùa vui vẻ hồn nhiên, bước chân xuống tầu, chạy được một khoảng ra khỏi vịnh Cầu-Đá là mặt mày xanh lơ bèn tìm nơi an nghỉ. Anh nào còn tỉnh-táo tới giờ lấy thức ăn ra, có anh vừa ăn trái cà chua thì sau đó ói ra màu đỏ cà chua. Có anh ăn quả chuối thì lại cho ra chè chuối. Trong khi có anh không ăn được gì cả nên cho mật vàng, mật xanh, rồi không còn chút mật nào để cho cá nữa...thì còn nhiều anh đầy thiện-chí sẳn sàng tình-nguyện xơi thế ! Lại có anh, tầu càng lắc, sóng càng to thì càng tỉnh-bơ, thản-nhiên phì-phà điếu " BASTOS " như đang dệt mộng !
Thật " bái-phục " !
Thời gian học trong quân-trường càng lâu, càng lắm gian-nan, càng thêm gian-khổ. Cũng chừng đó môn học nhưng sao lắm cuộc thi, lắm bài, lắm vở, lắm các môn phụ, nhớ lại mà phát sợ ! Khi đã ra rồi có người không dám nhìn lại ngôi trường cũ yêu quí của mình !!!

V - Thi Mãn Khóa Và Chọn Thủ-Khoa :
a - Hội-Đồng Chấm Thi :

Trước khi một khóa SVSQ sắp đến giai-đoạn mãn khóa. Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm thông-báo cho BTL/HQ/Khối Quân-Huấn tối thiểu trước 1 tháng để chỉ-định hội-đồng Giám-Khảo. Hội-Đồng thi ngoài thành-phần cơ-hữu của Trung-Tâm như CHT, các Trưởng-Khối VHV, QSV và Giáo-Sư các môn chính. Thành phần chủ-động cuộc thi do Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-định gồm một vị Chánh-Chủ-Khảo và các vị Giám-Khảo từ Saigòn ra để chấm thi các môn chính Vận-Chuyển, Hàng-Hải, Cơ-Khí, Điện-Khí, Truyền-Tin, Khí-Tượng.
Bài thi do các Giáo-Sư đương-nhiệm của trường đề-nghị mỗi môn 3 đề tài. Tất cả các đề thi giao nạp cho Khối Văn-Hoá-Vụ. Khối Văn-Hoá-Vụ có nhiệm-vụ đánh máy và bỏ vào bì niêm phong. Trước giờ thi môn nào, vị Chánh-Chủ-Khảo chọn một trong 3 phong bì đó và trao cho các vị Giám-Khảo khui phát cho Sinh-Viên. Cuộc thi gồm cả lý-thuyết tại phòng, vấn-đáp và thực-hành.

b - Tính Điểm và Chọn Thủ-Khoa :
 Điểm thi mãn khóa được tính chung là 100 hệ-số.
 - Ngành Chỉ-Huy :
           Vận-Chuyển lý-thuyết hệ-số 25, Hàng-Hải lý-thuyết hệ-số 25.
- Ngành Cơ-Khí : Có phương-thức tính riêng cho ngành Kỹ-thuật cũng có 100 hệ-số.
- Các môn phụ và các điểm thi trong giai-đoạn cũng như thực-tập tính trung bình có 30 hệ-số.
- Điểm CHT sẽ cho sau cùng có 20 hệ-số.
- Chọn Thủ-khoa : Theo truyền thống thủ-khoa là một Sinh-Viên cao điểm nhất của ngành Chỉ-Huy. Sau khi có kết-quả điểm thi mãn khóa các môn xong, ban Giám-Khảo trao cho khối Văn-Hóa-Vụ để đúc-kết và trình lên Hội-Đồng tuyển- chọn các Sinh-Viên cao điểm nhất. Hội-Đồng gồm có CHT, vị Chánh-Chủ-Khảo, Trưởng Khối Quân-Sự-Vụ và Trưởng-Khối Văn-Hóa-Vụ. Chỉ-Huy-Trưởng dựa vào hồ-sơ quân-kỷ, chấp-hành nội-quy, vóc dáng, tác-phong, quân-phục cũng như cách xưng hô khi trình-diện. Sau đó theo nghi-thức Liên-Đoàn Sinh-Viên cho những người cao điểm nhất trình-diện CHT bằng quân-phục đại-lễ. Điểm của CHT sẽ quyết-định là người Sinh-Viên nào Thủ-Khoa. 

VI - Vài Nét Về Các Khóa Sĩ-Quan HQ :
Trước 20 tháng 07 năm 1954 Hải-Quân Việt-Nam được hình thành xuất-phát từ Hải-Quân Pháp. Ngày 20 tháng 07 năm 1954 Chính-Phủ Pháp ký Hiệp-Định Genève chia đôi đất nước Việt-Nam từ vĩ-tuyến 17 trở ra Bắc theo chế-độ Cộng-Sản, từ vĩ-tuyến 17 trở vào Nam theo chế-độ Tự-Do thuộc về VNCH. Khi đó Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa được Hoa-Kỳ tham-gia trợ-giúp huấn-luyện và trang-bị cũng như hiện-đại-hóa để bảo-vệ miền Nam.
Các khóa do Hải-Quân Pháp trực-tiếp Chỉ-Huy và huấn-luyện tại Việt-Nam gồm từ Khóa 1 đến Khóa 6 SQHQ/VN :

Khóa 1 :
Tổng số có 9 Sinh-Viên gồm 6 người thuộc ngành Chỉ-Huy như sau : Chung Tấn-Cang, Trần-Văn-Chơn, Lê-Quang-Mỹ, Trần-Văn-Phấn, Hồ-Tấn-Quyền, Lâm-Ngươn-Tánh và 3 Sinh-Viên ngành Cơ-Khí: Đoàn-Ngọc-Bích, Nguyễn-Văn-Lịch, Lương-Thanh-Tùng. Tất cả Sinh-Viên thuộc khóa 1 được thi tuyển chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Đầu năm 1952 gia nhập vào Hải-Quân Pháp, được thực-tập Hải-Nghiệp và phục-vụ trên các chiến-hạm. TTHL/HQ/NT được xây cất xong vào tháng 07 năm 1952. Ngày 01 tháng 10 năm 1952 cử-hành mãn khóa Sĩ-Quan Hải-Quân đầu tiên đó là khóa 1 SQ/HQVN. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Văn-Chơn, cấp-bậc sau cùng là Đề-Đốc.
Sau khi mãn khóa, đa-số Sĩ-Quan khóa 1 được bổ-nhiệm phục-vụ tại các DINA ( Division Navale D'Assaut ) của Pháp ở các lưu-vực sông Cửu-Long và sông Hồng-Hà cuối năm 1952. Tháng 04 năm 1953 DINA 1 tại Cần-Thơ ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 21 ), về sau Pháp di chuyển Hải-Đoàn Xung-Phong 21 về Mỹ-Tho. Tại Cần-Thơ thì sau này Việt-Nam thành-lập Giang-Đoàn 25. Tháng 6 năm 1953 là DINA 3 ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 23, sau này đổi thành Giang-Đoàn 23 ) đồn-trú tại Vĩnh-Long. Ngoài Bắc thì có DINA 2 ( tiền thân của Hải-Đoàn Xung-Phong 22 ) hoạt-động vùng Châu-Thổ sông Hồng-Hà. Sau Hiệp-Định Genève DINA 2 trên đường rút về thì phụ-giúp đồng-bào di-cư vào Nam.


Trong lịch-sử Hải-Quân VNCH, tất cả các vị Sĩ-Quan thuộc khóa 1 đã nắm giữ các chức-vụ Chỉ-Huy như sau :
-

 HQ Th/Tá Lê-Quang-Mỹ, Tư-lệnh Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên từ ngày 20 tháng 08 năm 1955 đến năm 1957. Sau chiến-dịch Rừng-Sát dẹp tan Lực-Lượng Bình-Xuyên được vinh-thăng Trung-Tá đầu năm 1956.
- HQ Tr/Tá Trần-Văn-Chơn, Tư-Lệnh Hải-Quân từ năm 1957 đến đầu tháng 08 năm 1959.
- HQ Đ/Tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ ngày 06 tháng 08 năm 1959 cho đến cuối tháng 10 năm 1963 thì bị ám-sát trong cuộc đảo-chánh Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
- HQ Đ/Tá Chung-Tấn-Cang, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ đầu tháng 11 năm 1963 đến gần cuối tháng 04 năm 1965. 

- HQ Đ/Tá Trần-Văn-Phấn, Tư-Lệnh Hải-Quân kể từ ngày 26 tháng 04 năm 1965 đến cuối tháng 09 năm 1966.
- Trong giai-đoạn từ cuối tháng 09 đến hết tháng 10 năm 1966 chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân tạm-thời do Trung-Tướng Cao-Văn-Viên nắm giữ.
- HQ Đ/Tá Trần-Văn-Chơn, tái đảm-nhiệm Tư-Lệnh Hải-Quân từ ngày 01 tháng 11 năm 1966 cho đến cuối năm 1974, lúc bấy giờ đã được vinh-thăng Đề-Đốc.
- Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh,
Tư-Lệnh Hải-Quân thay thế Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn cho đến cuối tháng 03 năm 1975.
- Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang, vị Tư-Lệnh Hải-Quân sau cùng từ cuối tháng 03 năm 1975 đến 30 tháng 04 năm 1975.
Ba vị Sĩ-Quan ngành Cơ-khí có cấp-bậc sau cùng như sau :
- HQ Đ/Tá CK Đoàn-Ngọc-Bích, Tổng-Thanh-Tra BTL/HQ.
- HQ Đ/Tá CK Nguyễn-Văn-Lịch, Giám-Đốc Hải-Quân Công-Xưởng.
- HQ Đ/Tá CK Lương-Thanh-Tùng, Tham-Mưu-Phó Tiếp-Vận
BTL/HQ.
Khóa 2 : 
Tổng số có 16 Sinh-Viên gồm 12 người ngành Chỉ-Huy và 4 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng Hải Thương Thuyền. Nhập trường vào ngày 01 tháng 11 năm 1952, thời-gian thụ-huấn 6 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 05 năm 1953 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Đinh-Mạnh-Hùng, cấp-bậc sau cùng là Phó Đề-Đốc. Khóa 2 có 2 vị được vinh-thăng lên Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng, Phụ-Tá Tư-Lệnh Hành-Quân Lưu-Động Sông. Phó Đề-Đốc Nghiêm-Văn-Phú, Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Tuần-Thám 212.
Khóa 3 :
Tổng số có 9 Sinh-Viên gồm 6 ngành Chỉ-Huy và 3 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Nhập trường tháng 07 năm 1953, thời-gian thụ-huấn 6 tháng. Chú trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 01 năm 1954 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Thông, cấp-bậc sau cùng là Đ/Tá. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Trần-Phước-Dũ, cấp-bậc sau cùng là Đ/Tá. Khóa 3 có 4 vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Diệp-Quang-Thủy, Tham-Mưu-Trưởng BTL/HQ. Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí, Tư-Lệnh Lực Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Phòng 213. Phó Đề-Đốc Vũ-Đình-Đào, Tư-Lệnh Vùng 3 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.3 và Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu, Chỉ-Huy-Trưởng TTHL/HQ/NT.

Khóa 4 :
Tổng số có 15 Sinh-Viên gồm 12 ngành Chỉ-Huy và 3 ngành Cơ-Khí, hầu hết được thi tuyển-chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền. Nhập trường tháng 02 năm 1954, thời-gian thụ-huấn 10 tháng. Chú trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa vào tháng 12 năm 1954 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Ánh, ông đã từng đảm nhiệm chức-vụ Tham-Mưu-Trưởng BTL/HQ từ năm 1965 - 1968. Cấp-bậc và chức-vụ sau cùng là HQ Đ/Tá biệt-phái Phủ Thủ-Tướng. Khóa 4 có 1 vị được vinh thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, Tư-Lệnh Vùng 1 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.1.

Khóa 5 :
Tổng số có 21 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy, gồm đa-số là xuất-thân từ Hàng-Hải Thương-Thuyền và một số được chọn qua cuộc thi-tuyển ngoài dân-sự. Nhập trường ngày 27 tháng 07 năm 1954, thời-gian thụ-huấn 10 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo thực-hành, Hàng-Hải Cận-Duyên, Viễn-Duyên, Vận-Chuyển và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa tháng 05 năm 1955 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Viết-Tân, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Đ/Tá, Chỉ-Huy-Trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải. Sau 30 tháng 04 năm 1975 ở lại trình-diện bị đi tù Cộng sản. Tháng 05 năm 1976 được chuyển trại từ Suối-Máu Biên-Hòa ra Yên-Bái Bắc-Việt bằng phi-cơ C-130. Nhập trại tù Liên-Trại 2 Hoàng-Liên-Sơn. Cuối năm 1978 được chuyển về trại tù Hà-Sơn-Bình ( Hà-Tây ), năm 1983 chuyển trại một lần nữa về Hà-Nam-Ninh. Tại đây một thời-gian sau ông bị bệnh nặng, năm 1988 ông được ra tù về Sàigòn, tuy nhiên căn bệnh phù-thủng tiếp tục tàn phá hành-hạ, cuối cùng ông đã kiệt sức vĩnh-viễn ra đi năm 1989. Khóa 5 có 1 vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh, Tư-Lệnh Vùng 2 Duyên-Hải kiêm Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 213.2.
 Khóa 6 :
Tổng số có 21 Sinh-Viên gồm một số được chọn qua cuộc thi-tuyển ngoài dân-sự. Nhập trường ngày 21 tháng 04 năm 1955, thời-gian thụ-huấn 11 tháng. Chú-trọng huấn-luyện về Căn-Bản Quân-Sự, Vũ-Khí, Tác-Xạ, Hải-Pháo thực-hành, Hàng-Hải Cận-Duyên, Viễn-Duyên, Vận-Chuyển và ôn-tập Hải-Nghiệp. Mãn khóa ngày 08 tháng 03 năm 1956 với cấp bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Bùi-Huy-Phong, cấp-bậc và chức-vụ sau cùng là HQ Tr/Tá phục-vụ tại TTHL/HQ Sàigòn. Sau ngày 30 tháng 04 năm1975 trình diện đi tù Cộng sản và bị bệnh chết tại trại K2 Suối-Máu Biên-Hoà đầu năm 1976. Sinh-Viên Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Văn-Tần, bị đau bệnh chết lúc còn mang cấp-bậc Đ/uý.
 Các khóa do Hải-Quân Pháp trực-tiếp huấn-luyện tại BREST:
Trường Hải-Quân Pháp nằm trên một ngọn đồi thuộc thành phố Brest. Mặt tiền nhìn ra biển Đại-Tây-Dương. Trường luôn luôn có 2 khóa, một khóa đàn anh và một khóa đàn em. Mỗi khóa có chừng 100 Sinh-Viên thụ-huấn, trong số đó hầu hết là người Pháp. Thời-gian thụ-huấn từ 20 tháng đến 2 năm. Các môn học chính trong chương-trình gồm có :
Toán học Đại-Cương, lượng-giác không-gian, Vận-Chuyển thực-hành và lý-thuyết, Thiên-Văn, Khí-Tượng, Hàng-Hải cận-duyện viễn-duyên, Kiến-Trúc Chiến-Hạm, Tầu Ngầm, Hải-Pháo, Điện Lý-Thuyết và Kỷ-Nghệ, các loại Động-Cơ nỗ và Diesel, các loại máy điện-tử dùng để quan-sát không-gian, máy Sonar, Sondeur ( Fathometer ), Radar, máy bay, thực-tập phi-hành, Căn-Bản Quân-Sự và Vũ-Khí. Hàng tháng đều có chuyến đi thực-tập ngắn hạn trên biển.
Giai-đoạn 1 của khóa học là một năm, trước khi qua giai-đoạn 2 là thời-gian đi nghỉ hè. Trước khi được nghỉ hè phải làm một chuyến viễn-du qua các quốc-gia lân cận rồi trở về Brest. Dịp nghỉ hè cũng là lúc khóa đàn anh mãn khóa, nhà trường lại tiếp nhận thêm khóa mới. Sau kỳ nghỉ hè vào học giai-đoạn 2 là trở thành Sinh-Viên đàn anh, cũng có những trò chơi huấn-nhục cho đàn em theo truyền thống của trường Sĩ-Quan Hải Quân. Mãn khóa các tân Sĩ-Quan với cấp-bậc Thiếu-Uý trên vai, phải qua một chuyến hải-hành viễn-du kéo dài nhiều tháng, sau chuyến đi cuối cùng này là hồi-hương.

Khóa 1 Brest :
Được chọn qua một cuc thi, có các ứng-viên trúng tuyển khóa 1 :
- Ngành Chỉ-Huy : Nguyễn-Văn-Duyên,
Nguyễn-Tân, Đặng-Cao-Thăng, Vương-Hữu-Thiều, Nguyễn-Vân, Nguyễn-Đức-Vân.
- Ngành Cơ-Khí : Nguyễn-Gia-Định.
- Ngành Bác-Sĩ : Nguyễn-Văn-Đăng,
Đặng - Tất - Khiêm, Dương - Hồng - Mô, Phạm - Minh - Nghĩa, Trần - Ngươn -Phiêu, Phạm - Vận.
- Ngành Hành-Chánh Tài-Chánh : Đỗ-Đăng-Công, Phạm-Trung-Giám, Đặng-Văn-Tất.
Ngành Chỉ-Huy và Cơ-Khí khai-giảng vào tháng 10 năm 1952 tại Brest. Tất cả rời khỏi VN bằng phi-cơ đến phi-trường Orly vào tháng 09 năm 1952. Mãn khóa vào tháng 06 năm 1954. Trở về nước vào tháng 04 năm 1955 tính ra phải mất 2 năm 6 tháng mới trở lại quê-hương. Sau khi mãn khóa các tân Sĩ-Quan còn đi hải-hành một chuyến dài vòng quanh thế-giới mất 8 tháng trên Tuần-Dương-Hạm JEANNE D'ARC. Khóa 1 Brest có một vị được vinh-thăng Phó Đề-Đốc đó là : Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 4 Sông-Ngòi.

Khóa 2 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng-viên trúng-tuyển khóa 2 :
- Ngành Chỉ-Huy : Vũ-Xuân-An, Dư-Trí-Hùng, Nguyễn-Kim-Lượng, Hồ-Ngọc-Ngà, Phương-Xuân-Nhàn, Trịnh-Xuân-Phong, Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Nguyễn-Tân ( từ K1 học lại ), Đinh-Gia-Tường.
- Ngành Cơ-Khí : Ủ-Văn-Đức, Bùi-Văn-Lễ, Bùi-Tiến-Rũng.
Khóa 2 Brest nhập-trường năm 1953. Trong thời-gian đi thực-tập thì Sinh-Viên Đinh-Gia-Tường và Dư-Trí-Hùng đi trên Tuần-Dương-Hạm JEANNE D'ARC, các Sinh-Viên khác thực-tập trên Hạm-Đội Địa-Trung-Hải.
Về nước năm 1956, hai Sĩ-Quan Phương-Xuân-Nhàn và Đinh-Gia-Tường sau khi phục-vụ được 1 năm thì vượt-tuyến ra Bắc, năm 1957.

Khóa 3 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng-viên trúng-tuyển khóa 3 :
- Ngành Chỉ-Huy : Phạm-Cừ, Nguyễn-Quang-Dật, Nguyễn-Văn-Khánh, Đỗ-Kiểm, Vũ-Nhân, Lê-Phụng, Phạm-Văn-Sanh, Bùi-Hữu-Thư, Vũ-Tư-Trực, Trịnh-Quang-Xuân.
- Ngành Cơ-Khí : Đặng-Đình-Hiệp, Nguyễn-Ngọc-Oánh.
Khoá 3 Brest nhập-trường năm 1954, sau khi mãn giai-đoạn 1 thì Sinh-Viên Phạm-Cừ và Vũ-Nhân hồi-hương, Sinh-Viên Nguyễn-Văn-Khánh bỏ dở việc thụ-huấn và hồi-hương vì sức khỏe. Riêng Sinh-Viên Vũ-Tư-Trực cũng hồi-hương sau năm thứ 1 và học ngành Bộ-Binh, bị chết vì tại nạn tại trường Thủ-Đức. Khóa 3 Brest mãn khóa hồi-hương năm 1957.
Cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975 cấp-bậc cao nhất của các vị khóa 3 Brest là Đ/Tá.

Khóa 4 Brest :
Được chọn qua một cuộc thi, các ứng -viên trúng-tuyển khóa 4 :
- Ngành Chỉ-huy : Lê-Triệu-Đẩu, Nguyễn-Địch-Hùng, Nguyễn-Kim-Lượng, Võ-Duy-Ninh.
- Ngành Cơ-Khí : Nguyễn-Tiến-Ích, Trần-Văn-Sơn.
Khóa 4 Brest nhập trường tháng 9 năm 1955, mãn khóa cuối tháng 6 năm 1957.
Từ khóa 1 đến khóa 6 ở tại Nha Trang cũng như 4 khóa xuất-thân từ trường SQHQ Pháp tại Brest thì không có đặt tên riêng cho từng khóa.
Khi chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam, ngoài số thứ-tự ra còn có tên riêng của khóa. Mỗi tên tượng-trưng cho một chòm sao.

Trong Hải-Quân, với biển cả mênh-mông, hải-hành xuyên đại-dương là nghề của chàng. Thời đại văn minh tiến-bộ như hiện nay dù có vệ-tinh theo dõi, nhưng căn-bản của việc định vị-trí trên biển bằng các tinh-tú vẫn phải học, vẫn phải biết đối với các chiến-sĩ áo trắng. Đó cũng là một niềm vui mà cũng là một nghệ-thuật vừa áp-dụng toán-học cũng như kinh-nghiệm trong ngành hàng-hải. Trong vũ-trụ, ngoài Thái-Dương-Hệ, chúng ta quan-sát thấy có những chòm sao kết-hợp với nhau thành những hình dạng gần như không thay đổi, xuất-hiện trên bầu trời tùy theo ngày giờ và vị-trí của người nhìn. Đó cũng là những mục-tiêu của chúng ta dùng để xác-định vị-trí con tầu. Theo toán học không-gian, trái đất tạm xem như là trung-tâm điểm của Vũ-Trụ hình cầu. Mặt Trời di-chuyển giáp vòng trên Hoàng-Đạo ( Ecliptic ) trong thời-gian là 365 ngày 1/4 ( một năm ), đi qua 12 chòm sao nằm dọc theo vòng cung lớn. Các chòm sao này tạo thành 12 con giáp ( Zodiac ) của khoa chiêm-tinh-học Tây-Phương như sau :
- Bảo-Bình ( Verseau hay Aquarius : từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02 )
- Song-Ngư ( Poissons hay Pisces : từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03 )
- Dương-Cưu ( Bélier hay Aries : từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04 )
- Kim-Ngưu ( Taureau hay Taurus : từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05 )
- Song-Nam ( Gémeaux hay Gemini : từ 21 tháng 05 đến 21 tháng 06 )
- Bắc-Giải ( Cancer: từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07 )
- Hải-Sư ( Lion hay Leo : từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08 )
- Xử-Nữ ( Vierge hay Vergo : từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09 )
- Thiên-Xứng ( Balance hay Libra : từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10 )
- Hổ-Cáp ( Scorpion hay Scorpius : từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11 )
- Nhân-Mã ( Sagittaire hay Sagittarius : từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12 )
- Nam-Dương ( Capricorne hay Capricornus: từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 01 )

Như trên các chòm sao được xếp thứ-tự ngày tháng theo khoa Tử-Vi Tây-Phương. Đầu tiên là Bảo-Bình và cuối cùng là Nam-Dương.Tuy nhiên trong Hàng- Hải Thiên-Văn, Hoàng-Đạo và Xích-Đạo hợp với nhau một góc nghiêng là 23 đ 27 phút. Hai vòng tròn đó cắt nhau tại 2 điểm " gamma " và " gamma ' ", ta gọi là Xuân-Phân và Thu-Phân. Vòng khởi điểm được tính từ lúc mặt trời đi từ " gamma " và trở về lại là một năm.
Ngày 21 tháng 03 Dương-Lịch hằng năm là lúc mặt trời đi qua điểm xuất-phát, cũng là vùng có chòm sao Dương-Cưu nên được coi như số 1 và mặt trời mỗi tháng chiếm một cung, khi đi giáp vòng thì đến chòm sao Song-Ngư là số 12. Căn-cứ vào số thứ-tự các chòm sao ở trên để đặt tên cho khóa.
-Khóa 7:SQHQ/NT, lúc này vị Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên là HQ Th/Tá Lê-Quang-Mỹ. Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân đầu tiên là HQ Đ/Uý Chung-Tấn-Cang. Giám-Đốc trường SVSQ là HQ Đ/Uý Nguyễn-Đức-Vân. Tuy nhiên dù Pháp đã chuyển-giao cho HQVN nhưng Giáo-Sư và Huấn-Luyện-Viên vẫn là người Pháp. Ngoại trừ Căn-Bản Quân-Sự và Vũ-Khí-Nhẹ là do Huấn-Luyện-Viên Việt-Nam phụ-trách. Đến tháng 5 năm 1957 tất cả Sĩ-Quan và Huấn-Luyện-Viên Pháp cuối cùng rút khỏi quân-trường. Khóa 7 được đặt tên Đệ Nhất Thiên-Xứng đó là chòm sao số 7. Các khóa kế tiếp cứ thế mà tính theo vòng thứ-tự 12 con giáp như trên. Khóa 8 là Đệ Nhất Hổ-Cáp, khóa 9 là Đệ Nhất Nhân-Mã và tiếp-tục cho đến Đệ Nhất Song-Ngư. Tiếp-theo là Đệ Nhị, Đệ Tam. v.v.

 Khóa 7 :
 Đệ Nhất Thiên-Xứng 
Tổng số có 46 Sinh-Viên gồm 29 ngành Chỉ-Huy và 17 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 01 năm 1956 thời gian thụ-huấn 20 tháng. Mãn khóa tháng 07 năm 1957 với cấp bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Văn-Thiện, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Đ/Tá Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-Lệnh V4ZH, kiêm CHT LĐĐN 213.4 , kiêm Đặc-Khu-Trưởng Đặc-Khu Phú-Quốc. Trong những ngày của tháng 04 năm 1975 đảo Phú-Quốc tràn ngập gần 60 ngàn người tị-nạn được các tầu chở đến từ Miền Trung. Trước cảnh hỗn-loạn cướp-bóc hãm-hại trong thành-phần tị-nạn rất phức-tạp đang xảy ra, Tổng Tham-Mưu-trưởng QLVN Cộng-Hòa chỉ-định Đ/Tá Thiện vào chức-vụ Tổng-Trấn Phú-Quốc. Trong thời-chiến Đ/Tá Thiện được phép kết-án tử-hình mà không chờ án-lệnh của tòa. Từ khi nhận được lệnh trên giao, Đ/Tá Thiện đã thận-trọng áp-dụng trừng-trị những tên tội-phạm có tang-chứng trong bọn người lợi-dụng tình-thế rối ren quấy phá đoàn người di-tản, để đem lại an-ninh trật-tự cho đảo Phú-Quốc. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Đoàn-Văn-Tiếng, cấp-bậc cuối cùng là Tr/Tá.
 Khóa 8 :
Đệ Nhất Hổ-Cáp 
Tổng số có 48 Sinh-Viên gồm 38 ngành Chỉ-Huy và 10 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 01 năm 1958 thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa tháng 01 năm 1960 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 8 là khóa đầu tiên do Giáo-Sư và Huấn-Luyện-Viên người Việt-Nam hoàn toàn đảm-trách. Sinh-Viên Thủ-khoa là Trịnh-Tiến-Hùng, cấp-bậc cuối cùng là Tr/Tá. Người mang cấp-bậc cao nhất của khóa 8 là HQ Đ/Tá Lê-Hữu-Dõng, Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99. Hậu-cứ của LLĐN/99 tại CCHQ Nhà-Bè. Đây được coi như là lực-lượng tổng trừ-bị của Hải-Quân kể từ khi Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang là Tư-Lệnh vào cuối tháng 03 năm 1975.
 Khóa 9 
 Đệ Nhất Nhân-Mã 
Tổng số có 37 Sinh-Viên gồm 28 ngành Chỉ-huy và 09 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 03 năm 1959 thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa tháng 05 năm 1961 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Hà-Ngọc-Lương, cấp-bậc và chức-vụ cuối cùng là HQ Tr/Tá Hà-Ngọc-Lương, Trưởng-Khối Văn-Hóa-Vụ Trung-Tâm Huấn-luyện Nha-Trang. Ngày thành-phố Nha-Trang di-tản, Tr/Tá chạy vào chạy ra cố sức thuyết-phục vợ. Tr/Tá Lương chở vợ con từ cư-xá Lê-Văn-Duyệt vào tạm-trú tại phòng làm việc của Văn-Hóa-Vụ Trưởng. Vào phút chót vợ Tr/Tá Lương thay đổi ý-kiến và quyết-định không chịu đi. Biết không thể nào sống được với Cộng-Sản nên Tr/Tá Lương đã tự-sát cùng vợ và 5 con. Xác của 7 người được một số Hạ-Sĩ-Quan ở lại trong đó có Tr/S Tô-Thừa đem đào huyệt chôn ngay tại bãi cát trước Công-Viên Trần-Hưng-Đạo. Mấy tháng sau thân-nhân của gia-đình bà Lương trở về và cải-táng. Sự việc trên gây bàng-hoàng và xúc-động cho toàn quân-chủng Hải-Quân. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí của khóa 9 là Mai-Văn-Hoa, cấp-bậc sau cùng là Trung-Tá. Người mang cấp-bậc cao nhất của khóa 9 là HQ Đ/Tá Nguyễn-Hữu-Xuân Tư-Lệnh-Phó Vùng 3 Sông-Ngòi.
 Khóa 10 :
Đệ Nhất Nam-Dương 
Tổng số có 55 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 07 năm 1960 thời gian huấn-luyện 2 năm. Ra trường ngày 14 tháng 07 năm 1962 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lê-Bá-Thông, cấp-bậc sau cùng Trung-Tá. Đầu năm 1974 HQ Tr/Tá Lê-Văn-Thự Hạm-Trưởng HQ 16 trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa.
 Khóa 11 :
 Đệ Nhất Bảo-Bình 
Tổng số 82 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường 01.09.1961, thời gian thụ-huấn 18 tháng. Ra trường ngày 14.04.1963 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Quang-Thiệu. Đầu năm 1974 HQ Tr/Tá Vũ-Hữu-San Hạm-Trưởng HQ 4 và HQ Tr/Tá Phạm-Trọng-Quỳnh Hạm-Trưởng HQ 05 trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa.

Khóa 12 : 
Đệ Nhất Song-Ngư 
Tổng số 102 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường ngày 13 tháng 08 năm 1962, thời gia thụ-huấn 18 tháng. Ra trường tháng 03 năm 1964 với cấp Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Trọng-Ngà. Đầu năm 1974 HQ Th/Tá Ngụy-Văn-Thà Hạm-Trưởng HQ 10 hy-sinh trong trận hải-chiến Hoàng-Sa được truy-thăng cố Tr/Tá.

                     

Khóa 13 : 
Đệ Nhị Dương-Cưu
Tổng số 115 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 5 năm 1963, thời gian thụ-huấn 18 tháng. Ra trường tháng 11 năm 1965 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Phạm-Gia-Chính.
Khoá 14 : 
Đệ Nhị Kim-Ngưu 
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 04 năm 1964. Mãn khóa vào tháng 12 năm 1965 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trương-Minh-Hoàng.
Khóa 15 : 
Đệ Nhị Song-Nam 
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 11 năm 1964. Mãn khóa vào tháng 07 năm 1966 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Thành- Lộc.
 Khóa 16 : 
Đệ Nhị Bắc-Giải 
Tổng số có 136 Sinh-Viên gồm 106 ngành Chỉ-Huy và 30 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 01 năm 1966. Mãn khóa vào tháng 07 năm 1967 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lý-Ngoc-Ẩn. Thủ-khoa Cơ-Khí là Phạm-Huy-Hy.
 Khóa 17 : 
Đệ Nhị Hải-Sư 
Tổng số có 135 Sinh-Viên gồm 102 ngành Chỉ-Huy và 33 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường vào tháng 8 năm 1966. Trong thời-gian đầu Sinh-Viên Vũ-Thế-Tiệp bị bệnh tiểu đường chết. Mãn khóa vào tháng 08 năm 1968 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 17 năm thứ hai gặp lúc biến-cố Tết Mậu-thân nên thời-gian học bị kéo dài thành ra 2 năm. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Ngọc-Điển. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Trần-Vĩnh-Tuấn.
 Khóa 18 : 
Đệ Nhị Xử-Nữ 
Tổng số có 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Một người đào-ngũ trong thời-kỳ đầu là Sinh-Viên Huỳnh-Kim-Tỷ, sau được bổ-sung thêm 1. Thời gian thụ-huấn 18 tháng, nhập trường tháng 09 năm 1967. Mãn khóa vào ngày 14 tháng 07 năm 1969 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Khóa 18 năm đầu gặp lúc biến-cố tết Mậu-thân nên thời-gian học cũng bị kéo dài thành ra 22 tháng. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Anh-Tuấn. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Bùi-Ngọc-Anh.
Khóa 19 
Đệ Nhị Thiên-Xứng 
Tổng số có 268 Sinh-Viên gồm 189 ngành Chỉ-Huy và 79 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 1 năm. SV nhập trường từ tháng 10năm1968 cho đến ngày 19 tháng 02 năm 1969 mới chính thức khai giảng khóa. Đây là khóa đầu tiên trong chương-trình ACTOV. Khóa 19 mãn khóa vào ngày 21 tháng 02 năm 1970 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lê-Văn-Từ. Thủ-Khoa Cơ-Khí là Đỗ-Khắc-Mạnh.
Khóa 20 : 
Đệ Nhị Hổ-Cáp 
Tổng số có 270 Sinh-Viên gồm 190 ngành Chỉ-Huy và 80 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 1 năm, nhập trường ngày nhập trường ngày 17 tháng 08 năm 1969. Mãn khóa vào ngày 17 tháng 08 năm 1970 với cấp bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Lưu-Đức-Huyến. Thủ Khoa Cơ-Khí là Lê-Vĩnh- Hiệp.
 Khóa 21 :
 Đệ Nhị Nhân-Mã 
Tổng số có 270 Sinh-Viên gồm 135 ngành Chỉ-Huy và 135 ngành Cơ-Khí. Thời gian thụ-huấn 1 năm, nhập trường ngày 04 tháng 03 năm 1970. Mãn khóa vào ngày 20 tháng 03 năm 1971 với cấp bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Phạm-Đức-Lai. Thủ-Khoa Cơ-Khí là Lê-Tất-Chánh. 
Khóa 22 :

Đệ Nhị Nam-Dương 
Tổng số có 248 Sinh-Viên gồm 124 ngành Chỉ-Huy và 124 ngành Cơ-Khí. Nhập trường tháng 09 năm 1970, thời gian thụ-huấn 1 năm. Mãn khóa ngày 11 tháng 09 năm 1971 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Tấn-Khải. Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Thanh.
 Khóa 23 :
 Đệ Nhị Bảo-Bình 
Tổng số có 282 Sinh-Viên gồm 140 ngành Chỉ-Huy và 140 ngành Cơ-Khí còn 2 người bị chết trong thời-gian đầu. Nhập trường ngày 14 tháng 4 năm 1971, thời gian thụ-huấn 1 năm. Đây là khóa cuối trong chương trình ACTOV kể cả các khóa OCS Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ cũng đến khoá 12 là chấm dứt. Mãn khóa ngày 15 tháng 04 năm 1972 với cấp-bậc Chuẩn-Uý. Sau một năm thực-tập OJT sẽ mang cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Công-Minh, Thủ-Khoa ngành Cơ-Khí là Nguyễn-Thế-Hùng.

Khóa 24 : 

Đệ Nhị Song-Ngư 
Tổng số có 279 Sinh-Viên ngành Chỉ-huy. Nhập trường ngày 28 tháng 09 năm 1971, thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa vào ngày 01 tháng 09 năm 1973 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Trần-Văn-Thuận.
 Khóa 25 :
 Đệ Tam Dương-Cưu 
Tổng số có 185 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường ngày 15 tháng 11 năm 1972, thời gian thụ-huấn 2 năm. Mãn khóa ngày 03 tháng 09 năm 1974 với cấp-bậc Thiếu-Uý. Sinh-Viên Thủ-Khoa là Nguyễn-Chí-Thành.
 Khóa 26 :
 Đệ Tam Kim-Ngưu 
Tổng số có 182 Sinh-Viên ngành Chỉ-Huy. Nhập trường tháng 08 năm 1973, thời gian thụ-huấn 2 năm. Tháng 10 năm 1974 thi mãn giai-đoạn 1 mang cấp-bậc Sinh-Viên Chuẩn-Uý. Dự-tính sẽ thi mãn khóa vào tháng 08 năm 1975. Tuy nhiên vì hoàn cảnh đất nước đã đến lúc sôi-động. Việc thu-nhận Sinh-Viên khóa 27 bị đình-trệ, do đó khóa 26 vẫn chưa có thêm khóa đàn em theo như truyền-thống từ trước.
Đầu tháng 03 năm 1975 HQ Tr/Tá Nguyễn-Văn-Nhựt CHP được thuyên-chuyển về BTL/HQ. HQ Tr/tá Nguyễn-Nam-Thanh ( Khóa 7 HQNT ) thay thế. Cuối tháng 03 năm 1975 Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu nhận được lệnh chuẩn-bị di-tản toàn bộ Trung-Tâm. Ngày 02 tháng 04 Hải-Vận-Hạm Hậu-Giang HQ 406 do HQ Tr/Tá Nguyễn-Quốc-Trị ( Khóa 10 HQNT ) là Hạm-Trưởng vào vịnh Nha-Trang để đón.Trong cảnh xôn-xao náo loạn từ mọi phía như dân chúng và giới quân-nhân. Chiến-hạm không thể nào giữ được an-ninh để ủi bãi trước công-viên Trần-Hưng-Đạo mà phải đánh lạc hướng đám đông. HQ 406 vào vịnh Cầu-Đá từ đó liên-lạc máy cho TTHL. Khoảng chừng trên 400 Sinh-Viên, Học-Viên Chuyên-Nghiệp cùng Đại-Đội 2 của Trung-Tâm chạy bộ xuống Cầu-Đá. Tại đây người chen lấn đông-đúc và dẫm bừa lên nhau, có người bị chết. Một số lên được tầu, một số phải đi quá-giang ghe Duyên-Đoàn để vào đến Cam-Ranh mới lên được chiến-hạm. Phó Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu được di-tản bằng phi-cơ, cuối cùng thì toàn bộ Trung-Tâm về đóng quân tại CCHQ/Cát-Lái. Hai tuần sau di chuyển về Sở-Thú Sàigòn trách-nhiệm phòng thủ thành-phố cho đến ngày 30.04.1975. 

VII - Các Khu-Vực Phụ ( Phụ-Bản C )
Khu-vực nằm đối-diện với TTHL/HQ/NT trước đây chỉ là một bãi cát của bờ biển mà thôi. Bên phải tiếp giáp với đầu xóm Chụtt, bên trái tiếp giáp với bãi ủi thuộc Quân-Vận 5 Nha-Trang. Được chia thành 4 khu-vực riêng biệt ( xem sơ đồ Phụ-Bản C ).
1- Khu-Vực I :
Đây là khu bến tầu, có cầu tầu và bãi ủi của công-ty Alaska. Ranh giới tiếp giáp với khu dân cư Chụtt cho đến rào ngăn cư-xá Trần-Hưng-Đạo. Tại khu này vào năm 1953, thời kỳ còn Hải-Quân Pháp, một chiến-hạm loại LST ủi bãi để tiếp-tế đạn dược và vũ-khí cho quân-đội Pháp tại Nha-Trang. Trong khi chuyển đạn lên bờ, bị lực-lượng Việt-Nam chống Pháp đặt bom. Tầu đạn bị nổ tung bỏ xác tại bãi này. Năm 1965, Tổng-Thống Mỹ cho Quân-Lực tham-chiến vào miền Nam trợ giúp cho QLVN/CH chống Cộng-Sản. Nhiều cơ-sở dân-sự và quân-đội của Mỹ được thiết-lập như phi-trường quân-sự Mỹ có cổng vào ngang qua trước trại Tây-Kết, Trại Hoàng-Diệu thuộc Binh-Chủng Thủy-Quân Lục-Chiến, phi-trường Không-Quân Nha-Trang, căn-cứ Mc Dermott khu Cửa-Bé Bình-Tân, căn-cứ Radar phòng không và Phòng-Thủ Hải-Cảng trên đỉnh núi Cầu-Đá đối-diện với hòn Bảy-Miếu. Tất cả cơ sở trên cùng với TTHL/HQ/NT có nhu cầu tiêu-thụ điện rất cao mà nhà máy đèn Chụtt không thể nào thỏa mãn nổi. Do đó Hoa-Kỳ thuê 2 tầu dân sự thường xuyên neo tại khu-vực này để cung-cấp điện cho tất cả các nơi trên. Cho đến năm 1972 khi chương-trình ACTOV hoàn tất thì 2 tầu điện cũng chấm dứt nhiệm-vụ và rút đi.
2- Khu-Vực II :
Đây là khu cư-xá Trần-Hưng-Đạo. Hoa-Kỳ đã có kế-hoạch nhằm thực-thi chương-trình ACTOV năm 1969 chung cho toàn quân-chủng HQ . Đoàn Công-Binh kiến-tạo " Sea Bee " của HQ Hoa-Kỳ khởi công xây cất nhiều nơi. Tại Nha-Trang khu gia-binh V2 DH nằm phía trong Ngã Ba đường Bình-Tân cạnh trại Tây-Kết và trại gia-binh TTHL nằm đối-diện, cũng có xây cả trường tiểu-học tại đây. Khu cư-xá Sĩ-Quan Trần-Hưng-Đạo nằm trước quân-trường tại khu 2, tiếp giáp với công-viên. Toàn khu cư-xá có 64 căn, gồm 2 dãy nhà mỗi dãy 10 căn dành riêng cho Thượng-Sĩ và HSQ Huấn-luyện-viên. Tám dãy, mỗi dãy 5 căn dành cho các Sĩ-Quan của V2DH và TTHL sử-dụng chung, thêm hai dãy mỗi dãy 2 căn đôi dành cho SQ cấp-tá. Tất cả được đưa vào sử-dụng từ năm 1970. Ngoài ra TTHL còn có một cư-xá Sĩ-Quan từ trước gọi là cư-xá Lê-Văn-Duyệt Nha-Trang.
3- Khu-Vực III : 
Công-Viên Trần-Hưng-Đạo.
Trung-Tâm Huân-Luyện từ ngày Hải-Quân VN nhận lãnh trách-nhiệm đào-tạo trực-tiếp tay nghề hải-nghiệp cho các người con của Tổ-Quốc yêu mộng hải-hồ. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 những ai đã vào ra cũng như xuất-thân từ quân-trường này, tất cả đã trở thành chuyện của quá-khứ. Nhưng có những kỷ-niệm khó quên đó là công-lao, thành-tích của những người đã đóng-góp vào sự đào-tạo và phục-vụ tích-cực tại quân-trường trong số đó ta phải nói đến cựu HQ Tr/Tá Kỹ-Sư Cơ-Khí Trần-Văn-Sơn, ông thuộc khóa 4 Brest tương-đương khóa 7 HQNT. Ông là thầy của những vị thầy, ông là một vị giáo-sư khả-kính đã đào-tạo nhiều thế-hệ học trò quân-đội cũng như dân-sự mà cụ-thể là trường trung-học Võ-Tánh Nha-Trang. Ông đã đắc-cử Dân-Biểu Việt-Nam Cộng-Hoà năm 1971, hiện nay ông là một bình-luận-gia chính-trị có tầm cở lấy bút-hiệu Trần-Bình-Nam trong cộng-đồng tị-nạn Việt-Nam tại Hoa-Kỳ.
Một người nữa không ai ngờ cũng như ít ai nghĩ tới, tuy rằng vết-tích vẫn còn lưu lại hiện nay tại Công-Viên quân-trường, ngay trước Trung-Tâm là công-viên Trần-Hưng-Đạo, người đó là cựu HQ Tr/Tá Nguyễn-Văn-Nhựt ( khóa 8 HQNT ) nguyên Chỉ-Huy-Phó TTHL/HQ/NT.
Giữa năm 1971 trong khi khoá 22 còn đang thụ-huấn thì kế-hoạch xây-dựng tượng đã được bàn-thảo.

Tháng 10 năm 1971 HQ Tr/Tá Nguyễn-Văn-Nhựt được thuyên chuyển ra Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang đảm-nhận chức-vụ CHP chức-vụ mà HQ Tr/Tá Nguyễn-Trọng-Hiệp, đương kiêm CHT, giữ trong thời-kỳ Đ/Tá Khương-Hữu-Bá còn là CHT trước đây 2 tháng.

Lý-Do Xây-Dựng Công-Viên :


Khu vực 3Phụ-Bản C ) trước Trung-Tâm, nguyên-thủy còn là một bãi cát làm bãi ủi rất tốt cho các tầu loại đổ-bộ và lên xuống hàng. Những ai đi qua lại đường Duy-Tân Chụtt cũng thấy vẻ thẩm-mỹ của TTHL/NT có mặt tiền nhìn ra biển đông rất xinh đẹp và thanh nhã. Nay vì nhu-cầu tiếp nhận hàng, tiện-lợi cũng như an-ninh, nên BCH 5 Tiếp-Vận đã lập thành các kho chứa luôn tại bãi. Trước mặt quân-trường đã có hàng đống CONEX chồng chất án-ngữ trông mất vẻ mỹ-quan. Ngay khi đảm-nhận nhiệm-vụ, Tr/Tá Nhựt đã được CHT giao cho trọng-trách khó-khăn này. Một dự-án công-viên chuẩn-bị theo bài bản đã có kế-hoạch từ trước được mang ra tái bàn-thảo.

Trong một buổi họp các Đơn-Vị-Trưởng hàng tháng tại BTL/HQ được tổ-chức vào cuối tháng 11 năm 1971. Tr/Tá Nhựt được chỉ-định đi họp thay CHT. Cơ-hội này, Tr/Tá Nhựt đã chuẩn-bị đầy đủ mô-hình công-viên Trần-Hưng-Đạo. Trong phần thuyết-trình Tr/Tá Nhựt đã nêu ra động-cơ thúc đẩy gồm có 3 yếu tố :
- Vẻ thẩm-mỹ cho quân-trường.
- Thu-hút du-khách đến viếng thắng cảnh.
- Nêu cao truyền-thống và noi gương Thánh-Tổ theo mô-hình của công-trường Mê-Linh.

Bài thuyết-trình được Tư-Lệnh HQ lúc bấy giờ là Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn và các vị Tư-Lệnh Vùng cũng như CHT hiện-diện tán-đồng thuận-lợi. Sau đó qua mọi thủ-tục hành-chánh, Tư-Lệnh HQ đã trình lên Bộ Tổng-Tham-Mưu. Được sự can-thiệp từ BTTM, Bộ-Chỉ-Huy 5 Tiếp-Vận Nha-Trang đã cắt nhường 200 mét bãi trước cho TTHL. Từ đó dự-án được thi-hành mà trong tay không có một ngân- khoản nào. Mọi thứ đều nhờ vào những nguồn thu-nhặt do phế-thải tình cờ từ các Căn-Cứ Mỹ tại Cam-Ranh, Nha-Trang đã rút đi và do sự quen biết giúp đỡ, cũng như nguồn nhân tài vật lực dựa vào sức mình. Ông đã kiên trì, chịu khó, không quản-ngại nắng mưa, hy sinh cả thời-gian riêng tư và tốn kém để vượt mọi trở-lực đem lại sự thành-công là xây-dựng được một công-viên có ý-nghĩa, một tượng-đài Thánh-Tổ có sử-tích. Những chi-tiết như Tứ-Phương: làm nền, tượng trưng cho Đông, Tây, Nam, Bắc. Tám-Hướng : Là 8 mặt. Mặt trước ghi danh xưng của Thánh-Tổ, mặt sau ghi Hội-Nghi Diên-Hồng. Ba mặt kế tiếp bên phải ghi các trận thủy-chiến : Chương-Dương, Hàm-Tử, Tây-Kết. Ba mặt kế bên trái ghi : Vân-Đồn, Vạn-Kiếp, Bạch-Đằng. Phần thân bệ đứng hình thoi, mũi hướng ra biển. Chiều cao toàn bộ của tượng và chân đế tối đa 14 mét. Không được phép làm cao hơn vì sợ bị trở ngại cho phi-đạo của phi-trường Nha-Trang. Đó là chi-tiết của mô hình mà sau khi hoàn tất thì cũng y như vậy. Còn nói về phần thân tượng và áo giáp thì lấy mẫu từ Thư-Viện Quốc-Gia. Do Sinh-Viên K.24 đi phép về Sàigòn đem theo giấy giới thiệu của quân-trường xin sao chép và copy lại các hình ảnh.
Khi thực-hiện công-trình thì một cánh tay mặt đã giúp ông là cựu HQ Th/Tá Nguyễn-Dinh ( Khóa 13 HQNT ) Liên-Đoàn-Trưởng Sinh-Viên, một cánh tay trái nữa cũng đã đóng-góp vào sự thành-công là HQ Th/Tá Tôn-Thất-Nghĩa ( Khóa 13 HQNT ) Liên-Đoàn-Trưởng Chuyên-Nghiệp. Đặc biệt Trưởng-Khối Tiếp-Vận là HQ Th/Tá CK Mai-Văn-Hoa ( Khóa 9 HQNT ) đã yểm-trợ vật-dụng và phương tiện cho công-trình thi-công suông sẻ.
Đầu năm 1972 chương-trình thi-công bắt đầu vào một buổi sáng đẹp trời ngày chúa nhật. Sinh-Viên khóa 23 phân lô và cắm cọc theo mô-hình. Một tuần sau Liên-Đoàn Sinh-Viên và Liên-Đoàn Chuyên-Nghiệp chỉ định một số tạp-dịch để phụ-trách đào móng chân tượng và đóng cừ. Khởi đầu đào 4 góc và một lỗ móng ở giữa. Cừ là những cọc sắt kẽm gai do ban phòng-thủ là HQ Th/Tá Đặng-Hữu-Thân ( Khóa 12 HQNT ) cung-cấp. Cọc sắt mỗi cây dài 1m80, bề sâu của cọc cừ trên 5mét. Được hàn dính nối tiếp nhau và dùng búa tạ loại 10 kg. luân-phiên đóng bằng sức người, mỗi người thử sức vài búa là thay thế. Việc đào móng và đóng cừ cũng phải mất vài tháng, vì khi đóng cừ xong thì hàn chéo góc nối tiếp các chân cừ rồi đổ bê-tông. Tháng 04 năm 1972 khóa 23 ra trường, công-việc tiếp-tục do khóa 24 đảm-trách.
Tiếp đến Liên-Đoàn Sinh-Viên còn phải tham-gia tập diễn-hành chuẩn-bị cho ngày Quân-Lực 19-06-1972. Khóa 24 chọn 160 về Saigòn, số còn lại vẫn học tại trường và làm công-viên.
Cuối tháng 6 thành-phần diễn-hành xong từ Saigòn trở về trên chiến-hạm HQ 502. Ngày 15 tháng 11 trường tiếp-nhận Sinh-Viên khóa 25. Lúc này khóa 24 mới làm xong tới phần bệ đứng của tượng cao 10 mét. Ban xây-dựng tượng của khóa 24 miệt-mài làm công-tác ban ngày, ban đêm thì lên lớp học, xem lại các bài vở mượn của bạn bè cùng khóa để cho công-việc xây-dựng tượng được liên-tục và nhanh chóng. Khóa 25 trong số được tuyển-chọn có anh Trịnh-Văn-Nhơn là cựu-sinh-viên Kiến-Trúc và một ít bạn cùng trường. Một điều đáng ca-ngợi là Sinh-Viên khóa 24 và khóa 25 đã hoàn-tất mỹ-mãn việc học và hoàn-tất công-việc được giao-phó cho công-trình xây-dựng Tượng Thánh-Tổ cũng như thiết-trí công-viên Trần-Hưng-Đạo đúng theo dự-tính của Tr/Tá Chỉ-Huy-Phó. Từ ngày có nhóm phụ-trách công-viên của Sinh-Viên khóa 25 tham-gia hợp lực cùng khóa 24 thì công-việc tiến-hành có kết-quả nhanh chóng.


Ngày Khóa 24 ra trường vào tháng 09 năm 1973 cũng là lúc khánh-thành giai-đoạn 1 cho công-viên. Đó chỉ mới xong phần tượng chính và chòi Tao-Ngộ. Một điều đáng nói lên ở đây là với công-trình tương-đối to lớn mà được hoàn tất rất tốt đẹp. Không một tai nạn đáng tiếc hoặc trở ngại gì xảy ra trong hoàn cảnh cực kỳ khó-khăn, eo hẹp về phương-tiện vật-chất và tài-chánh. Tất cả đã nói lên sự nhiệt-tâm, sáng tạo của lớp trẻ và tấm lòng hăng say đóng góp công-sức.
Phần Tượng đã xong thì kế đến phần công-viên. Nói đến công-viên thì phải nghĩ đến việc xây Thánh-Miếu và Tượng ngồi sát phía phải. Đồng thời để trang điểm cho công-viên hoa cảnh thêm thơ mộng và quyến-rũ du-khách, SVSQ khóa 25 đã cống-hiến cho TTHL/HQ/NT 4 ghế dài bằng đá rửa để đặt tại chòi Tao-Ngộ, mỗi chòi 2 chiếc.

Thánh-Miếu và Tượng ngồi do Sinh-Viên 25 đảm-trách công-việc, vẽ kiểu và đúc " Lưỡng-Long Tranh-Châu " trên nóc Thánh-Miếu. Cho đến khi mãn khóa vào ngày 03 tháng 09 năm 1974 là kịp khánh-thành giai-đoạn 2. Quân-trường lúc này chỉ còn lại Sinh-Viên khóa 26 tiếp-tục hoàn-chỉnh phần Thánh-Miếu và Tượng ngồi. Cho đến trước ngày di-tản 01.04.1975 thì mọi việc chỉnh-trang công-viên vẫn được khóa 26 tiếp-tục đảm-trách.
Công-trình đó ngày nay vẫn còn lưu lại vết-tích. Một công trình được hoạch-định và thực-thi kéo dài suốt hơn 3 năm trời, đã trải qua 3 lần mãn khóa, với sự đóng góp tích-cực của Sinh-Viên khóa 23, 24, 25, 26, Liên-Đoàn Khóa-Sinh Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp và nhân-viên cơ-hữu của Quân-Trường. Trong số đó thành-quả to lớn nhất phải nói là sự đóng góp của Sinh-Viên 24 và 25. Chi-tiết xây-dựng và đóng góp công-sức của Khóa 24 sẽ được nêu trong tài-liệu viết riêng cho Đệ Nhị Song-Ngư. Ngày nay không thể nói thành-quả đó thuc về một nhóm nào. Mỗi người, mỗi khóa đều có từng giai-đoạn khác nhau. Tuy nhiên trọn vẹn cho thời-gian thụ-huấn tại Trung-Tâm trong 2 năm là có Khóa 24 và 25 đã tham-gia mọi công-tác được giao-phó.
Ngày nay thành-quả đó đang bị bỏ rơi và lãng quên, một số bị hư-hỏng theo thời-gian, do thiếu tu-bổ, do bàn tay phá-hoại của Cộng-Sản. Một thành quả mà theo nguồn dư-luận của giới xe LAM chạy đường Duy-Tân Chụtt rất hoan-nghênh, nhờ đó mà ăn nên làm ra do tiếng tăm và quyến-rủ khách viếng thăm.

Theo lời kể của một cựu SQ HQ tên " H..." tại Nam Cali đã về và có ghé lại công-viên ngày xưa, nơi mà chính anh và bạn anh đã bỏ nhiều công sức xây-dựng. Được biết như sau : Ngày 30 tháng 04 năm 1975 Cộng-Quân vào tiếp-quản Trung-Tâm. Dân-cư gần đó cho biết " Bọn vô thần ra sức hủy-hoại các thành-quả mà chế độ Việt-Nam Tư-Do đã tạo nên. Tên Thủ-Trưởng đem " Tượng-Thánh ngồi " vứt xuống biển dự-tính lấy Thánh-Miếu làm nhà kho hay quầy hàng gì đó. Không ngờ tên Thủ-Trưởng sau đó bị phát bệnh điên, cho đến nay thì Thánh-Miếu vẫn còn bị niêm-phong, không được sử-dụng ".

Riêng cư-xá Trần-Hưng-Đạo thột số nhà chỉ còn trơ nền xi-măng mà thôi !
Ôi ! Quân-Trường thân yêu và kỷ-niệm nay còn đâu !


4- Khu-Vực IV :
Kế tiếp công-viên Trần-Hưng-Đạo là khu-vực bãi ủi Tiếp-Vận 5. Dùng để các chiến-hạm ủi bãi lên xuống hàng cho B-Chỉ-Huy 5 Tiếp-Vận Nha-Trang.
 

Mùa Hè Sydney Năm 2000
Nguyễn-Tấn-Đơn


Đính-Kèm
1 ) Phụ-Bản A Phóng-Đồ TTHL/HQ/NT
2 ) Sơ-Đồ Tổ-Chức TTHL/HQ/NT
3 ) Phóng-Đồ Các Khu-Vực Phụ Đối-Diện Quân-Trường
4 ) Sơ-Đồ Tổ-Chức Hệ-thống Tự-Chỉ-Huy Của Liên-Đoàn Sinh-Viên Sĩ-Quan
Email : tandonnguyen@hotmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------
Cảm-nghĩ và Cám Ơn của người viết:


Đây là tập tài-liệu được viết lên để ghi lại những nét chính của tất cả các khóa SQHQ VNCH. Tài-liệu không đi sâu vào từng khóa vì đó là thuộc về phần tiểu-sử của mỗi khóa. Từ lâu tôi có thắc mắc về Gia-Phả của quân-chủng HQ, một quân-chủng có truyền thống và nền nếp tốt đẹp. Ngày nay, sau hơn 25 năm mất nước, nhiều vị đàn anh cũng như đàn em đã lần lượt vĩnh-viễn ra đi. Trong một vườn cây, thỉnh thoảng nghe có trái già chín rụng xuống, có người biết cũng có người không biết những trái đó thuộc về cây nào, cành nào. Từ một tài liệu đơn-sơ tôi viết cho Đặc-San 2001 Đệ Nhị Nam-Dương Khóa 22 nói về TTHL/HQ/NT. Thì được một số khóa mong muốn tìm hiểu thêm về quân-trường thân yêu. Nơi mà chúng ta đã xuất-thân và cũng từ đó phục-vụ cho cuộc đời Hải-Nghiệp để đóng góp xương máu cho quê-hương Việt-Nam. Tôi không dám nghĩ mình có thể nào hoàn-thành được như ý mong muốn. Nhất là đa số các vị Niên-Trưởng cũng như các vị đàn em ngày càng mờ nhạt những việc của quá khứ dù rằng đó là chuyện của đời mình. Tôi thử quyết-tâm làm một việc như là một thiện-nguyện xem sao ! Tôi đã gởi 7 Email riêng rẽ cho 7 nơi tại Hoa-Kỳ để xin làm quen và cho biết mục-đích của việc làm. Kết quả cho thấy 3 Email không hồi âm, 2 Email cho biết vì tuổi già nên quên xin từ chối, 2 Email khích-lệ và hứa giúp-đỡ. Ở đời chúng ta luôn luôn có luật " bù-trừ " trong cái xui có cái hên, trong cái không thì lại có những cái có. Trong số các vị quên thì cũng còn có các vị nhớ. Nhờ đó đã khơi lại chuyện cũ của quá-khứ, từ chuyện quá-khứ này lôi cuốn đến chuyện khác rất tình-cờ, may mắn và chính-xác. Phần lớn nhờ sự thông-cảm và tiếp tay của các vị Niên-Trưởng từ Hoa-Kỳ đã giúp tôi hoàn thành nhanh chóng được tập tài-liệu này.


Tôi xin cám ơn Niên-Trưởng Đặng-Cao-Thăng (K1 Brest/USA), Niên-Trưởng Phạm-Văn-Cổn (K3 HQNT/USA), Niên-Trưởng Phạm-Mạnh-Khuê (K4 HQNT/USA ), Niên-Trưởng Nguyễn-Văn-May (K5 HQNT/USA), Cựu Dân-Biểu VNCH Nguyễn-Văn-Ân (K6 HQNT/USA), Niên-Trưởng Nguyễn-Văn-Hoa (K7 HQNT/USA), Cựu Dân-Biểu VNCH Trần-Văn-Sơn (K4 Brest/USA ), Niên-Trưởng Nguyễn-Văn-Nhựt ( K8 HQNT/USA ).

Cám ơn các vị khóa sau như : Nguyễn-Khương-Ninh (K12 HQNT/Úc), Nguyễn-Hồng-Diệm ( K13 HQNT/Úc ), Trương-Công-Hải (K14 HQNT/Úc), Nguyễn-Văn-Thịnh (K15 HQNT/Úc), Lê-Công-Trứ (K16 HQNT/Úc), Trương-Thanh-Việt (K17 HQNT/Úc), Trần-Chấn-Hải (K18 HQNT/USA), Mai-Công-Minh (K19 HQNT/USA), Nguyễn-Việt-Long (K19 HQNT/Úc), Phạm-Chiến-Thắng (K3 OCS/Úc) Bùi-Cảnh-Bằng (K20 HQ NT/USA), Dương-Ngọc-Lợi (K21 HQNT/Úc), Phạm-Văn-Khuông (K23 HQNT/Úc), Nguyễn-Bá-Thắng (IOCS/Úc ), Bùi-Kế-Giản (K24 HQNT/Úc), Huỳnh-Văn-Tân (K25 HQNT/Úc), Nguyễn-Thanh-Liêm ( K26 HQNT/Úc ).
Bản quyền tập tài-liệu này là của chung, khóa nào cũng là trong " Gia-Phả " của gia-tộc SQHQ/VNCH. Khóa 22 Đệ II Nam-Dương và khóa 24 Đệ II Song-Ngư sẽ có vài nét viết thêm riêng cho Đặc-San của từng khóa. Thành-thực cảm ơn quý vị. 
                              

Trịnh Khánh Tuấn 18/3/2015
              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét