Các câu ca dao về bánh đã đóng góp cho kho tàng văn hoá truyền khẩu của VN chúng ta một vốn liếng khá lớn về ẩm thực VN. Từ thời xa xưa, trong nghệ thuật ẩm thực, người Việt Nam ta đã biết làm nhiều loại bánh. Ngoài sự tích bánh chưng, bánh dày, món quà dâng cha mẹ của chàng Lang Liêu hiếu thảo, truyện cổ tích còn kể về nàng Út Ít, cũng là con gái vua Hùng học theo Lang Liêu, dùng nếp làm ra bánh ít. Và cũng theo truyện cổ, loại bánh cổ xưa nhất của người Việt là bánh do mẹ Âu Cơ làm ra, dùng mật trộn với nếp quết thành ra bánh mật.
Suốt mấy ngàn năm văn hiến, nhiều loại bánh với cách chế biến đa dạng đã đi vào đời sống dân gian, tô điểm cho những mâm cỗ thêm màu sắc. Ca dao, hò vè cũng có nhiều câu liên quan đến hình dáng, tên dân gian của các loại bánh:
“Ai được thoát thân, thì ăn bánh lọt
Trôi nước rất ngọt, để các thợ chài
Dầm mưa hoài hoài, thì ăn bánh ướt
Bất toại vô phước, thì sẵn bánh bò”
Hò vè còn dày công tư duy để gán ghép bánh với nhiều nghề nghiệp khá bất ngờ, như nghề đầu bếp : “Đầu bếp mấy tên, phải ăn bánh… rế”, thợ dệt thì: “Kẻ dệt lụa tơ, bánh tằm sẵn để”. Thầy thuốc cũng được dành cho một thứ bánh khá ngon: “Còn như bánh quế, các đấng y sanh”. Chắc các bạn đã nhận ra cái rế là vật dụng nhà bếp, nên bánh rế là bánh cho đầu bếp, “tằm” dễ nghĩ ngay đến nghề dệt lụa, còn quế là một vị thuốc nên được ưu tiên cho thầy thuốc!
Hầu hết các món bánh đều được chế biến rất công phu, nên bánh cũng gói trọn tâm tình của người con gái dành cho người yêu của mình. Biết bao nhiêu hy vọng, đợi chờ gói ghém qua câu ca dao:
“Hai tay bưng quả bánh bò
Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi”
Với câu ca dao này, bài dân ca Lý Bánh bò còn triển khai chi tiết hơn về nỗi nhiêu khê của… bánh bò trên đường trao tận tay bạn tình chung: “Chân đi khé né, tối trời sợ té, giấu cha giấu mẹ…”Còn mấy anh chàng thì hở một chút là thề thốt sâu nặng và ngon ơ như … bánh:
“Bánh canh trắng, bánh canh ngọt
Rượu bọt đầy xe
Bao giờ mặt trời hết quay
Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường” Nghe vậy các cô nàng hơi xiêu lòng, nhưng vẫn còn đắn đo:
“Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định, sợ dài đường đi”.
“Anh về bẻ trăm khuôn dừa
Gói trăm bánh nếp sang nhà hỏi em”
“Em đây như chiếc bánh gai
Áo nâu phai nắng, da thời lại đen
Ai ơi ăn thử mà xem
Ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”.
Cô gái cũng mạnh dạn cho chàng trai thấy mong ước của mình về hôn nhân thật đơn giản:
“Cỗ cưới em thật là sang
Bánh đa cả sọt, bỏng rang cả sề
Họ mạc ăn uống thỏa thuê
Lại lấy phần về ít hạt bỏng rơi!”
Bánh đa theo tiếng Bắc hay bánh tráng theo tiếng Nam đều là biểu tượng cho hạnh phúc và những điều tốt đẹp nhất. Chàng trai xứ Bắc nói: “Vợ chồng ta bánh đa bánh đúc”, chàng trai Nam bộ cũng ví von:
“Muốn ăn bánh tráng cho giòn
Muốn thương cô gái cho tròn lòng trinh”.
Cô gái quê dịu dàng khiêm nhường nhưng cũng khéo léo mượn hình ảnh của một chiếc bánh cho chàng trai thấy phẩm chất của mình:
Thế là anh liền khẳng định tình yêu bằng một hành động nữ công gia chánh rất cụ thể:
Các bài vè về Bánh
Bà con cô bác, lẳng lặng mà nghe Tôi nói cái vè, vè các thứ bánh Mấy tay phong tình huê nguyệt, thì sẵn có bánh trung thu Mấy gã thầy tu, bánh sen thơm ngát Ai mà hảo ngọt, thì có bánh cam
Bánh cam
Những kẻ nhát gan, này là bánh tét Còn như bánh ít, để mấy ông câu Hủ lậu xưa nay, thì ưa bánh tổ Mấy tay háo võ, bánh thuẫn sẵn sàng Các thứ bánh bàn, kỉnh chư chấp bút Nên dùng bánh gừng Còn bánh ít trần, cu ly chia lấy Kẻ nào trồng rẫy, thời sẵn bánh khoai Mấy gã hay say, bánh men rất quý Này là bao chỉ, để các thợ may Má phấn mấy tay, thì ưa bánh dứa Những tay làm lửa , thì có bánh phồng
Bánh kẹp bánh cồng, để cho đạo tặc. Lại như quai vạc, đạo chốp nên ăn Ai bị thoát gian, thì ăn bánh lọt
Bánh lọt
Trôi nước rất ngọt, để các thợ chài Dầm mưa hoài hoài, thì ăn bánh ướt Bất toại vô phước, thì sẵn bánh bò Những kẻ hay lo, phải ăn tai yến Ai ham trồng kiểng, có bánh bông lan Còn như bánh tráng, để hạng trai tơ Mấy ả giang hồ, bánh bèo sẵn đó Ai mà mặt rỗ, kìa bánh chôm chôm Mấy chú tạ sơn. Bánh bao khá ních Những tay bán thịt, da lợn sẵn dành Còn trả bánh canh, cho ba chú lính Chủ nhân Lục tỉnh, thì có bánh in Đầu bếp mấy tên, phải ăn bánh rế Này là bánh nghệ, mấy chị nằm nơi Kẻ dệt lụa tơ, bánh tằm sẵn để
Bánh tầm bì
Còn như bánh quế, mấy đấng y sanh Tọc mạch mấy anh, nên ăn bánh hỏi Hễ là thầy bói, ăn đỡ bánh qui Mấy ổ bánh mì, cho người nho nhã Quảng Đông mấy gã, ăn bánh cà na Béo thịt thẳng da, thì ăn bánh ú Rộng đường mấy chú, như để sẵn đây Phật giáo mấy thầy, xin ăn bánh cúng Phận tôi lúng túng, trái đất tôi dành Ai có lanh chanh, tôi cho bánh khọt.
Ăn bánh trả tiền
Ăn bánh vẽ Ghi Chú:Ý nói lời hứa suông, không thực hiện được Ăn chực đòi bánh chưng
Ăn khoai lang trả tiền bánh rán
Ăn quà cho biết mùi quà Bánh đúc thì dẻo bánh đa thì dòn
Ăn vỏ khoai lang, trả tiền bánh rán
Đồng tiền bằng bánh xe
Đi bán bánh bò Một vốn mà chín mười lời Em biểu anh cứ việc ăn chơi Để em đi bán kiếm đồng lời nuôi mẹ nuôi cha.
Bánh bò
Đánh chết mà nết không chừa Đến mai đi chợ, bánh dừa lại ăn
Đánh chết mà nết không chừa Vẫn còn lắc lẻo cùi dừa bánh đa
Đèn nào cao bằng đèn Ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông Trách ai ăn ở hai lòng Sang sông rồi nỡ quên công người chèo
Đèn nào cao bằng đèn Ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông Anh thương em từ thuở má hồng Bây giờ em lớn, lấy chồng bỏ anh
Đi xa nhớ bánh tráng mè, Mùi quê phảng phất dặm hòe hương đưa.
Ai ham trồng kiểng thì mê bánh bông lan Còn như bánh tráng thì để hàng trai tơ Ai mà hảo ngọt thì ăn bánh cam, Ai mà nhát gan thì sợ bánh tét
Ước gì ta được quần thâm Thì ta làm cỗ mười mâm bánh dày Bánh chưng cho lẫn bánh dày Giò hoa chả lụa ta bầy lên trên. Quang nong tám rẻ cho bền Mượn người cho khoẻ gánh lên họ hàng.
Ai mà hảo ngọt thì ăn bánh cam Ai mà nhát gan thì sợ bánh tét Ai ham trồng kiểng thì mê bánh bông lan Còn như bánh tráng thì để hàng trai tơ Chỉ mấy ả giang hồ bánh bèo đớp sạch
Bánh bèo
Anh đi ghe rổi chín chèo Bởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo Nợ treo kệ mặc nợ treo
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh Bà con cô bác, lẳng lặng mà nghe Tôi kể cái vè về các thứ bảnh Phong tình huê nguyệt là bánh trung thu Thấy gã Phật tu, bông sen thơm ngát Mấy người hảo ngọt thì có bánh cam Những kẻ nhát gan thì ăn bánh tét
Bánh đúcbẻ ba Mắm tôm quẹt ngược, cả nhà anh xiêu
Bánh đúc mặn
Bánh đúc làng Go Chè xanh làng Núi
Bánh bò bông làm bằng bột tàn nữ Trứng gà khuấy lộn, nó quỳ bốn chân
Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít ? Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không? Trai nam nhi không đối đặng Gái má hồng xin thử đối xem !
Bánh canh trắng Bánh canh ngọt Rượu ngọt bỏ ve Ai kêu tôi đó Dạ có tôi đây Bốn mùa bông cúc vần xoay Để xem trời định duyên nầy về đâu?
Bánh canh
Bánh dầy nhiều đậu thì ngon Cha mẹ chuốt ngót thì con đắt chồng Bánh giầy nếp cái Con gái họ Ngô Bạc Tỉnh Tuyên, Ai có duyên thì được!
Bánh ít đi bánh qui lại
Bánh ít trao đi bánh chì trao lại
Bánh này bánh lọc bánh trong Ngoài tuy xám ủng trong lòng có nhân. Ai ơi! xin chớ tần ngần, Lòng son em vẫn giữ phần dẻo dang!
Bánh nhiều quá cũng kêu bánh ít, Chuối non nhớt cũng gọi chuối già. Trượng phu đối được mới là đáng khen. - Canh chua lét sao kêu canh ngọt, Cây cao nghệu cũng gọi cau lùn, Đối chơi với bạn anh hùng há thua? Bánh tráng Mỹ Lồng bánh phồng Sơn Đốc Măng cụt Hàm Luông Vỏ ngoài nâu trong trắng như bông gòn Anh đây nói thiệt sao em còn so đo
Bánh tráng Mỹ Lồng Bánh xe tạo hóa Bì bà, bí bạch chân cò Bí ba bí bách, nằm co giữa giường Đoạn rồi sờ vú sờ sườn Sờ sao cho nó đỡ buồn mà thôị Bánh dầy Bình Lãng rút kén ươm tơ Chợ trâu Quỹ nhất, bánh đa làng Vò
Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng (ruộng) sâu chưa về Bắt được một lũ cá trê Xách cổ lôi về, nấu cháo ngủ ăn!
Con cá trê
Ngủ ăn không hết, để dành đến Tết Mèo già tha hết, mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ, con quạ đứt đuôi Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu Củ ấu có sừng, bánh chưng có lá Con cá có vẩy, ông thầy có sách Đào cạch cần dao, thợ rào có búa Xay lúa có chàng, việc làng có mõ Cắt cỏ có liềm, câu liêm có lưỡi Cây bưởi có hoa, cây cà có trái Con gái có chồng, đàn ông có vợ. Kẻ chợ có vua, trên chùa có bụt!
Cái bút có ngòi, con voi có quản….
Con sáo
Cái sáo mặc áo em tao (câu ) Làm tổ cây cà, làm nhà cây chanh Đọc canh bờ giếng Môi miệng tiếng kèn Hỡi cô trồng sen Cho anh hái lá Hỡi cô trồng bưởi Cho anh hái hoa…
Một cụm cà là ba cụm lý Con nhà ông Lý mặc áo tía tô Con nhà thằng Ngô mặc áo lang khách Hai con chim khách đánh nhau trên cây Hai cái bánh dày đánh nhau mâm cổ Hai hạt đỗ đánh nổ nồi rang Hai con kiến càng đánh nhau lọ mật Hai hòn đất đánh vật bờ ao Mày tát chuôm tao, tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá, tao đầy rổ tôm Mày đi chợ Cầu Nôm, tao đi chợ Cầu Dền Mày bán cửa đền, tao bán cửa vua (Tiếp theo) Xem tiếp câu Bóc bánh chẳng được dính tay
Cà Mau hãy đến mà coi Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội lềnh bềnh như thể bánh canh
Con Đỉa
Cái cò là cái cò kỳ Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô Đêm nằm thì ngáy o o Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà Hàng bánh hàng bún bầy ra Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê Ăn rồi cắp đít ra về Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào Chả nầy bà bán ra sao Ba đồng một gắp, thì nào tôi mua! Nói dối rằng mua cho chồng Về đến quãng đồng, ngả nón ra ăn Ăn rồi đau quặn đau quăn Chạy về cho kịp, nằm lăn cả ngày Đem tiền đi bói ông thầy Bói ra quẻ nầy: những chả cùng nem Ông thầy (Thầy bói) nói dối đã quen Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ!
Thầy bói
Cái cú cái cao (câu ) Mặc áo em tao Làm tổ cây cà Làm nhà cây chanh Đọc canh bờ giếng Mở miệng tiếng kèn Hỡi cô trồng sen Cho anh hai lá Hỡi cô trồng bưởi Cho anh hái hoa Có một cụm cà Với ba cụm bí Con nhà ông Lý Mặc áo tía tô Con nhà thằng Ngô Mặc áo lang khách Hai con chim khách Đánh nhau trên cây Hai cái bánh dầy Đánh nhau mâm cỗ Hai cái hạt đỗ Đánh nhau nồi rang (Còn tiếp) Xem tiếp câu Chị em ta như bánh đa bánh đúc Chị em người thì dùi đục cẳng tay Chị em ta đồng quà, tấm bánh, Chị em người, đòn gánh gót chân!
Chẳng ngon cũng bánh lá dong Tuy rằng xấu xí cũng dòng con quan Chẳng ngon cũng bánh lá dong Dù em có dại cũng dòng trâm anh
Chọc gậy bánh xe
Chợ Vị Hoàng một tháng sáu phiên () Cùng cô hàng xóm kết duyên bán hàng Hàng cô cánh kiến võ vàng Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu Gương soi với lược chải đầu Hòn son bánh mực gương Tầu bày ra Vải đen vải trắng lụa là Quần hồng áo tía đem ra bầy hàng Xem bài chợ quê Chợ Quê Chừng nào bánh đúc có xương Dây tơ hồng có rễ, mới kết đường nghĩa nhơn.
Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Bánh dầy nếp cái con gái họ Ngô Mướp già thì mướp có xơ Gái già thì gái nằm trơ một mình Bánh dầy và con gái họ Ngô ở làng Thanh Oai Hà Đông ngon, đẹp Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người quân tử (áo trắng) khăn điều vắt vai Vắt vai chạy ngay vô chợ Kiếm ba đồng tiền trả nợ bánh canh
Bánh canh
Chó gầy hổ mặt người nuôi Tôi gầy, hổ mặt chúa tôi chăng là Chúa tôi mang tiếng chúa nhà Mượn được đứa ở khéo là đành hanh Rạng ngày nấu cá mè ranh Chúa ăn hết nạc, để dành xương cho Chúa tham, chúa lại hay lo Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm Chúa bà là chúa ăn tham Đồng quà tấm bánh, cất luôn trong buồng Ăn nhiều chết rục, chết chương Chẳng nhớ thằng ở, chẳng thương con đòi Ba năm được cái khố sồi Chiều ngang một tấc, chiều dài năm gang!
Cô (Con) gái Sơn Tây yếm thủng tày giần Răng đen hạt nhót, đôi chân đi cù lèo Tóc rễ tre chải lược bồ cào Xù xì da cóc, hắc hào tứ tung Trên đầu chấy rận như sung
Rốn lồi quả mít, má hồng trôn niêu Cô tưởng mình cô ái ố mĩ miều Chồng con chả lấy để liều thân ru Hai nách cô thơm như ổ chuột chù Mắt thì dán nhấm, lại gù lưng tôm Trứng rận bằng quả nhãn lòng Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh Hàng xóm vác gậy đi rình Hóa ra rận đực nóng mình bò ra Bánh đúc cô nếm nồi ba Mía de tráng miệng hết và trăm cây Giã gạo vú chấm đầu chày Xay thóc cả ngày được một đấu ba Đêm nằm nghĩ hết gần xa Giở mình một cái, gãy mười ba thanh giường
Xay thóc Cô Thỉ cô Thi Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ? Cô tú kẽo kẹt cô cai Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông Mâm cốm kẹo với mâm hồng Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi Mâm thịt kẹo với mâm xôi Thịt bùi xôi dẻo kẹo nơi bà già Cùi dừa kẹo với bánh đa Cái đĩa thịt gà kẹo với lá chanh
Nồi cơm kẹo với nồi canh Quả bí trên cành kẹo với tôm he Bánh rán kẹo với nước chè Cô kia cò kè kẹo với ai đây ? Bà cốt kẹo với ông thầy Con chim loan phượng kẹo cây ngô đồng
Coi đồng bạc bằng bánh xe
Con quạ nó đứng chuồng heo Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa?
Con quạ nó đứng chuồng heo, Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa?
Công danh bánh vẽ sang giàu chiêm bao
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
Da hơ phải lửa thì co Bánh dầy phải lửa thì to phồng phồng
Dao vàng cắt bánh mì Tây Cau non khéo bửa cũng dầy Lòng thương anh vô hạn cha mẹ rầy em hết thương.
Bánh mì Tây Dì Hai ơi hỡi dì Hai Miệng nhai bánh tráng, mồm nhai cùi dừa Rủi (Dẫu) mà không mẹ (mạ) cháu còn cậy trông Dì ruột thương cháu như con
Em đây nói tức anh đáp phức cho rồi Trăm thứ bánh, bánh men không nhân Trăm thứ gừng, gừng khô không lá Trăm thứ cá, cá khứa không đầu Trăm thứ trầu trầu khô không cuống Trăm thứ muốn, muốn vợ không vay Trăm thứ cây, cây trắc không trái Trăm thứ gái, gái thục nữ không chồng Trai nam nhân anh đây đối đặng Gái nữ nguyền em hãy tính sao?
Em liều một cái bánh bò Còn nào chót chét, cặp giò em chặt hai
Em tôi buồn ngủ lại buồn nghê Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa Buồn ăn khoai nướng cùng là ngô rang! Khoai , bấp nướng
Gãi góc bánh chưng Ghe không tay sao kêu ghe vạch Bánh không cẳng sao gọi bánh bò Anh đà đối đặng, hãy chèo đò theo anh
Gió đánh (đặp) cành đa Thầy tưởng rằng ma Thầy ù thầy chạy Ba thằng ba gậy Đi đón thầy về Bắt con lợn sề Cho thầy chọc tiết Bắt con cá diếc Cho thầy bóc mang Bát con tôm càng Cho thầy bóc vỏ Lấy đôi đũa đỏ Cho thầy gải lưng Bóc đồng bánh chưng Cho thầy chấm mật Có bản khác: Đom đóm bay qua Học trò thò lò mũi xanh
Ăn vụng bánh đúc chạy quanh nhà thầy
Học trò
Hà Nội như động tiên sa (Câu ) Sáu giờ máy hết đèn xa đèn gần Vui nhất là chợ Đồng Xuân Thức gì cũng có xa gần bán mua Giữa chợ có anh hàng dừa Hàng cam, hàng quít, hàng dưa, hàng hồng Ai ơi đứng lại mà trông Hàng vóc, hàng nhiễu thong dong nượp nà Cổng chợ có chị hàng hoa Có người đổi bạc chạy ra chạy vào Lại thêm “sực tắc” bán rao Kẹo cau, kẹo đạn, miến xào, bún bung Lại thêm bánh rán, kẹo vừng Trước mặt bún chả, sau lưng bánh giò
Bánh gìo
Ồn ào chuyện nhỏ, chuyện to Líu lo chú khách bánh bò bán rao Xăm xăm khi mới bước vào Hàng tôm, hàng tép xôn xao mọi bề Lịch sự là chị hàng lê Quàng quạc hàng vịt, tò te hàng gà Nứt nở như chị hàng na Chua vào hàng sấu, ngọt ra hàng đường (Còn tiếp từ câu Số: ) Xem tiếp Hai tay bưng quả bánh bò Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi
Bún chả Hà Nội
Bánh giò Hò...ơi...má ơi đừng gả con xa Chim kêu mà vượn hú hò...ơi… Chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu Từ ngày xa đất Tiền Giang Em theo anh về xứ Cảnh Đờn Muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh Em yêu anh nên đành xa xứ, Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau Gió lao xao thổi vào mái lá, như ru tình cô gái Tiền Giang , Yêu quê hương thương miền cổ cựu, Vấn vương tình đất tổ quê cha Đêm đêm ra đứng hàng ba Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn À ơi... Ới ơi... bông bần rụng trắng ngoài sông Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về, Xa xưa con ở vựa kề Bên ba mà bên má vỗ về ca dao, Má ơi đừng gả con xa, chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu, Sương khuya ướt đọng giàn bầu, Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai
Kẻ chơi một huyện Thanh Trì Mọc thì gạo xáo, Láng thì trồng rau Đình Gừng bán cá đội đầu Định Công đan gối, Lủ Cầu bánh trong.
Kẻ Dầu có quán Đình Thanh Kẻ Hạc ta có Ba Đình Ba Voi Mười tám kéo thuyền xuống bơi Mười chín giã bánh Hai mươi rước thần (*)
Bánh dầy
Ít bột không nặn được nhiều bánh Khoai làng Triều Khúc Bánh đúc Đơ Bùi
Khôn khéo bánh dầy vụng dại chày cối
Không ngon cũng bánh lá dong, Dù có em có dại cũng dòng con quan. - Không ngon cũng bánh lá gai, Dù anh có dại cũng trai học trò.
Kính cha tấm lụa tấm là Trọng cha tấm quà tấm bánh
Lầu nào cao cho bằng lâu ông Chánh, Bánh nào trắng cho bằng bánh bò bông. Bớ cô Ba ơi! Khoan hãy lấy chồng. Ở đây buôn thị bán hồng, Lấy tiền nuôi cha mẹ, để tấm lòng thương anh.
Bánh bò bông
Lạt này gói bánh chưng xanh Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Làng Gạ đi bán bánh trôi Làng Sù bán bún dính môi lằng nhằng.
Lòng em muốn lấy thợ sơn Một mình một cỗ còn hơn thợ kèn Lòng em muốn lấy thợ kèn Đám trọng được bánh, đám hèn được xôi
Lòng ta muốn lấy thợ kèn Đám sang thì bánh đám hèn thì xôi
Mạch nha Phi Thổ Bánh nổ Thu Xà Muốn ăn chà là Lên núi Ðịnh Cương…+
Lúc thương nhau cho đường thêm bánh Buổi ghét nhau tay đánh miệng la
Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời trọc phú lại thương dân nghèọ Mắm Mỹ á, cá Vực Tre, Mắt gừng Đức Phổ, Bánh nổ Nghĩa Hành, Đậu xanh Sơn Tịnh . các địa danh trên thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mắt bánh rán, Trán bánh chưng Lưng tôm càng Trâu có mắt lớn, cái trán vuông vức như cái bánh chưng
và lưng không oằn là trâu khỏe mạnh Mặt bánh đúc Mặt bèn bẹt như bánh dầy
Một cụm cà là ba cụm lý Con nhà ông Lý mặc áo tía tô Con nhà thằng Ngô, mặc áo người khách Hai con chim khách mỗ nhau trên cây Hai cái bánh giầy, đánh nhau mâm cỗ Hai hạt đậu đỏ, đánh nổ nồi rang Hai con kiến càng đánh nhau lọ mật Hai mươi hòn đất đánh vật bờ ao Mày tát chuôm ta, tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá, tao đầy rổ tô Mày đi chợ Hôm, tao đi chợ Rền Mày ngồi cửa Đền, tao đứng cổng vua Mày làm mắm chua, tao làm mắm thính Mày con ong Chánh, tao con ông Xã Mày là cái Cả, tao là Cái Hai Mày đội bù Đài, tao đội nón méo Mày cầm cái kéo, tao cầm cái dao Mầy nói làm sao, tao nói làm vậy Mày đi buôn cậy, tao đi buôn hồng Mày đi lấy chồng, tao đi lấy vợ Mày lê kẻ Chợ, tao về nhà quê
Mứt gừng
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh, Một lời nói, được đòn gánh phang nghiêng.
Mứt gừng Đức Phổ Bánh Nổ Ðức Thành Đậu xanh Sơn Tịnh
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân
Má bánh đúc da đường phèn
Má bánh đúc mặt mầm xôi
Má bánh bầu xem lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi muốn mua
Mèo già ăn trộm (câu ) Mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ Con quạ đứt đuôi Con ruồi đứt cánh Đòn gánh có mấu Củ ấu có sừng Bánh chưng có lá Con cá có vây Ông thầy có sách Thợ ngạch có dao Thợ rào có búa Xay lúa có giàng Việc làng có mõ Cắt cỏ có liềm Câu liêm có lưỡi Cây bưởi có hoa Cây cà có trái Con gái có chồng Đàn ông có vợ Kẻ chợ có vua Trên chùa có Bụt Cái bút có vòi (ngòi) Ông voi có quản Mình tròn, da lại trắng tinh Hể nóng đến mình thì ưỡn vú ra Ăn phải thịt gà lại tịt vú đi bánh đa trát chè kê Muốn ăn bánh ít lá (bánh gai) gai Lấy chồng Bình Ðịnh sợ dài đường đi
Bánh ít lá gai Muốn ăn bánh ít lá gai, Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.
Muốn ăn bánh ít nhân mè, Lấy chồng Hòa Đại () đạp mè đen chân. Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm ghế mì. Hòa Đại : Thuộc huyện Phù Cát, Bình Định. Muốn ngon ăn chả giò Muốn no ăn bánh đúc
Nước da bánh mật
Nước mắm chanh, đành ăn bánh hỏi Qua thương nàng theo dõi mấy năm Cớ sao vắng bặt tin thầm Hay là thục nữ có hồng nơi nao.
Nước mắm ngon dành ăn bánh hỏi Qua thương nàng mòn mỏi mấy năm
Nắng đổ chang chang Thấy mặt con bán khoai lang Tui bàng hoàng muốn làm cử rét Trời mưa sấm sét Thấy mặt con bán bánh tét Tui muốn hét rụng rời…
Bánh tét Nào nghề bánh trái cũng là Đến khi ky chạp trong nhà càng hay
Nem chả Hòa Vang Bánh Tổ Hội An Khoai lang Trà Kiệu Thơm (Cơm) rượu Tam Kỳ…
Người dưng ơi hỡi người dưng Bánh dầy phải lửa thì sưng phồng phồng
Nhật Tân đào nở tưng bừng Làng Quảng bánh mật, bánh chưng giãi đầy Tây Hồ xách bị cả ngày Nghi Tàm chặt rẽ được ngay quan tiền. Yên Phụ buôn trám dưới thuyền Xuống đò phố Mới bán than quạt trà. Làng Võng bán lợn bán gà Làng Thụy nấu rượu la cà cả đêm. Làng Hồ làm giấy thực nền Chợ Bưởi lại có cô tiên bán hàng Làng Sài dệt lĩnh quay tơ Làng Sở chi có xuống hồ quanh năm.
Đào Nhật tân Quà đói bánh giò Quà no bánh đúc
Nôi Am là chính quê em Bện thừng, đẽo guốc đã quen lắm rồi Lại còn nổi tiếng khắp nơi Làm bánh mứt kẹo ăn chơi tết, rằm.
Ông cúm bà Co, Ông từ trong Nghệ, Ông bò ra đây, Tín chủ tôi nay Có chút quà nầy, Mắm tôm bánh đúc, Ông xơi xong rồi Mời ông đi xa. Trò Chơi Ông Giẳng ông Giăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có bát cơm xôi Có nồi cơm nếp Có ệp bánh chưng Có lưng hũ rượu Có chiếu đánh đu Bồ cu vẩy chài Bắt trai bỏ giỏ Cái đỏ bế em Đi xem đánh cá Cái rá vo gạo Cái gáo múc nước Cái lược chải đầu Có trâu cày ruộng Có muống thả ao Có sao trên trời Cái đỏ tiếng gọi đứa con gái; Có bản khác: Thằng cu xí xoài Sớm mai tôi lên núi Tôi xách cái còng queo Bắt được con công Đem về cho ông Ông cho trái thị Đem về cho chị Chi cho cá rô Đem về cho cô cô cho bánh ú Đem về cho chú Chú cho buồng cau Chú thím rầy lộn nhau Thôi, tôi trả buồng cau cho chú Trả bánh ú cho cô Trả cá rô cho chị Trả trái thị cho ông Xách con công về rừng
Sa Nam trên chợ dưới đò Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên
Sông Thương nước chảy đôi dòng Đèn khêu đôi ngọn em trông ngọn nào Muốn tắm mát lên ngọn Sông Đào Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh Đôi tay em víu đôi cành Quả chín em bẻ quả xanh thì đừng Ba bốn năm nay ăn ở trên rừng Chim kêu vượn hú nửa mừng nửa lo Sa chân lỡ bước xuống đò Gieo mình xuống sạp những lo cùng phiền Chợ Vị Hoàng một tháng sáu phiên Gặp cô hàng xén kết nhân duyên bán hàng Hàng cô cánh kiến vỏ vang Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu Gương soi với lược chải đầu Hòn son bánh mucgượng Tàu bày ra Đèn nhang sắp để trong nhà Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng Chợ Vị Hoàng thuộc thành phố Nam Định Xem bài chợ quê Chợ Quê Tấp tửng như trẻ được bánh
Tay cầm cái bánh ít ngọt Tay bưng chén rượu bọt Miệng kêu bớ ông mai ơi Đèn treo trước gió, bấc cháy sáng ngời Ưng không tự bụng, trời nào ép duyên
Thầy chùa đi lùa bánh cúng Vợ ở nhà xách thúng đi theo
Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng Thanh Trì cảnh đẹp người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
Tháp Bánh ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh, núi càng xanh rì, Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi đường này. Nghìn thu gương cũ còn đây.
Bãi cát Tiên Sa Ở chân bán đảo Sơn Trà. Tương truyền nơi đây xưa cảnh đẹp, các nàng tiên thường xuống tắm và chơi cờ; Tháp Bánh ít : Tháp Chăm nằm Ở chân núi Thú Thiện, cạnh; một nhánh của sông Côn. Trên sông có cầu tục gọi là câu Bà Di, Đà Nẵng Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Non xanh nước cũng xanh rì Từ Nam ra Bắc ai cũng đi đường này
Thênh thênh chiếc bánh giữa dòng, Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì. Gió đưa cây trúc ngã quì, Ba năm chực tiết còn gì là xuân. Giàu thì thịt cá cơm canh, Khó thì lưng rau đĩa muối cúng anh tôi đi lấy chồng. Hỡi anh chồng cũ tôi ơi! Anh có khôn thì xin anh trở dậy ăn xôi nghe kèn. Thôi anh đã về nghiệp ấy xin anh đừng ghen, Để cho người khác cầm quyền thê nhi. Miệng em khóc tay em bế ẳm ông thần vì, Tay em gạt nước mắt tay em thắp nén nhang, Bởi vì đâu mà nên nỗi xót xa muôn vàn. Thuyền không bánh lái thuyền quày Con không cha mẹ, ai bày con nên Có bản khác: Em không cha mẹ, bảo bày sao nên Tiếng anh ăn học cũng thông, Lại đây em hỏi làm bánh bò bông bột gì? - Làm bánh bò bông bằng bột tàn mì Trứng gà khuấy lộn nó quì bốn tai.
Trời mưa lâm râm Cây trâm có trái Con gái có duyên Đồng tiền có lỗ Bánh tổ thì ngon Bánh dòn thì béo Cái kéo thợ may Cái cày làm ruộng Cái xuổng đắp bờ Cái lờ đơm cá Cái ná bắn chim Cái kim may áo Cái giáo đi săn Cái khăn bịt đầu Cái cầu đi chợ Có vợ đàn ông Có chồng con gái Cái trái mù u Ông cu đi câu Để trâu ăn lúa Bắt được chặt đầu, chặt đầu đuôi Còn hai con mắt đem nuôi mẹ già
Tráng bánh chưng lưng tôm càng Tròn như mặt trăng Đó là bánh xèo Có cưới có cheo Đó là bánh hỏi Đi đứng mệt mỏi Đó là bánh bò Ăn không đặng no Đó là bánh ít Giống nhau như hệt Đó là bánh in…
Vái ông Tơ một chầu bánh tráng Vái bà Nguyệt một tán đường đinh Đôi ta gá nghĩa chung tình Dầu ăn cơm quán ngủ đình cũng ưng Ông Tơ hay Nguyệt Lão xem chi tiết: Nguyệt Lão Vui nhất là chợ Đồng Xuân (Câu )
Trông lên thấy dãy hàng cà Bánh đúc, bánh đậu, bánh đa, xôi vò Trông lên thấy dãy thịt bò Chú bồi, chú khách đợi chờ bán mua Trông lên thấy dãy hàng cua Em xách một rỏ, anh mua mấy hào Trông lên dãy phố Hàng Đào Miệng chào hớn hở anh vào cùng em.
Hàng đào ảnh xưa
(Tiếp theo ) Xứ nào bằng xứ Cạnh Đền Muỗi kêu như sáo thỗi, đỉa lội lền như bánh canh
Ghi Chú: Cạnh Ðền: Ðịa danh ở Cà Mau. Cà Mau: miền
đất cực Nam của nước Việt Nam; nguyên là đất thủy Chân Lạp, tiếng Cam Bốt là Tuk Khmau có nghĩa là nước đen. Mũi Cà mau thòng xéo theo chiều Ðông Bắc xuống Tây Nam. Sau khi hiệp định Genevè được ký kết, thì Cà Mau được chỉ định là nơi dành cho những người kháng chiến tập trung trong vòng tháng, trước khi tập kết ra Bắc. Từ thì Cà Mau là một quận lớn cùng với vài quận khác (trừ Gia Rai), nhập chung với tỉnh Bạc Liêu cũ để trở thành tỉnh An Xuyên. Ngày nay đổi thành tỉnh Cà Mau, diện tích rộng . cây số vuông, dân số khoảng .. người. Cà Mau cách Sài Gòn khoảng cây số bằng đường bộ và khoảng đến cây số bằng đường thuỷ.
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ Bánh niền sắt cứ khua rột rột Tui ra chợ mua đường thốt nốt Tui mua cân bột cùng gói đậu xanh Tui về nấu chè trôi nước đặt lại tên anh Để cho trong trào ngoài quận Biết tiếng thằng Sở Khanh điếm đàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét