CÂY TIÁ TÔ
Một dược liệu tốt dùng để trị bệnh
Tiá tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hayLabiatae) giống như húng. Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc.
MÔ TẢ
Thân cỏ mọc đứng, cao 40-100 cm, phân nhánh nhiều, toàn cây có mùi thơm và có nhiều lông. Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, màu xanh hay tím, có nhiều lông.
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến mỏng, hình trứng rộng, kích thước 7-13×5-9 cm, đỉnh lá nhọn, gốc tròn. Bìa lá có răng cưa nhọn, hai mặt lá có màu xanh hoặc tím nhạt; những lá ở ngọn thường tím mặt trên, khi lá già mặt trên trở thành màu xanh; gân giữa màu tím, gân bên 6-8 đôi.
Cuống lá dạng sợi, dài 2-5 cm, đường kính 1,5-2 mm, màu tím xanh.Cụm hoa dạng chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, dài 5-20 cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc hình trứng rộng, dài hơn hoa, đầu nhọn, kích thước 2,5-3×3 cm, màu xanh, có lông dài, tồn tại đến khi hoa thành quả. Cuống hoa dài 1-3 mm.
Đài hình chuông, màu xanh cỡ 3-4×2-3 mm, có 10 gân dọc, có vòng lông trắng dài ở họng
Tràng hợp thành ống màu trắng, dài 3-4 mm ở phía dưới, có vòng lông ở họng.
Nhị , đính ở 1/3 phía trên ống tràng, xen kẽ với cánh hoa, không nhô hẳn ra ngoài, 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên. Chỉ nhị dạng sợi, bao phấn màu tím.
Lá noãn , bầu 2 ô sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Bầu noãn đường kính 2 mm, hình vuông, góc tròn. Ở một số bầu noãn, có khi chỉ 3 hoặc 2 noãn phát triển thành quả, các noãn còn lại không phát triển. Vòi nhụy dạng sợi dài 2-2,5 mm, nửa dưới màu trắng, nửa trên màu tím nhạt, 2 đầu nhụy thò ra ngoài.
Quả hình trứng hoặc gần hình cầu, có gốc quả hơi nhọn, gồm 4 hạch nhỏ, mỗi hạch chứa 1 hạt. Khi chưa chín màu trắng ngà, đường kính mỗi quả khoảng 1-1,5 mm, cả “tứ bế quả” khoảng 3 mm. Lúc chín, quả khô lại và có màu nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra khỏi đài từng quả riêng rẽ. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị cay.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô được biết đến như một vị thuốc quý cho sức khỏe giúp chữa cảm cúm, sốt khi mang thai, dị ứng, mẩn ngứa, trị mụn cóc, dương vật bị lở, trị táo bón... Cùng tìm hiểu loại cây "thuốc quý" cho sức khỏe hoàn hảo - tía tô.
Thu hái và chế biến:
Lá: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.
Quả: Thu hoạch vào mùa thu, loại tạp chất, phơi khô.
Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.
Quả: Thu hoạch vào mùa thu, loại tạp chất, phơi khô.
Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.
Thành phần hóa học:
Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
Tác dụng dược lý - Công dụng:
1. Lá (Folium Perillae): còn gọi là Tô diệp, lá (hoặc có lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô. Phiến lá thường nhàu nát, cuộn lại và gẫy.
Công dụng: Trị cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua, cá. Ngày dùng 5-9 g, dạng thuốc sắc.
Công dụng: Trị cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua, cá. Ngày dùng 5-9 g, dạng thuốc sắc.
2.Quả (Fructus Perillae)- còn gọi là Tô tử: Quả chín già phơi khô.
- Mô tả: Quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có 2 lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Đập vỡ hạt có mùi thơm, vị hơi cay.
Công dụng: Trị đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón. Ngày dùng 3-9 g, dạng thuốc sắc.
- Mô tả: Quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có 2 lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Đập vỡ hạt có mùi thơm, vị hơi cay.
Công dụng: Trị đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón. Ngày dùng 3-9 g, dạng thuốc sắc.
Tía tô chữa bệnh gút:
Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.
Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.
Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.
Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.
Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.
NGOÀI RA DƯA LEO LÀ LOAI TRÁI CHỬA BỆNH GOUT RẤT HIỆU QUẢ
Xin mời theo dỏi đoạn video clip dưới đây
Chữa cảm lạnh:
Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm.
Cũng có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng.
Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Chữa ngộ độc cua:
Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Chữa ho, tức thở:
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
TIÁ TÔ TRONG ẪM THỰC
Lẩu Cua Tía Tô (Là món ăn rất hợp với mùa lạnh)
Nguyên liệu:
- 1 con cua (khoảng 1/2 kg) bóc bỏ yếm, lột mai, rửa sạch.
- 1 quả cà chua rửa sạch cắt làm 8 múi.
- 1 ít lá tía tô, rửa sạch, xắt nhuyễn.
- 100gr rau muống chẻ, rửa sạch.
- 1 con cua (khoảng 1/2 kg) bóc bỏ yếm, lột mai, rửa sạch.
- 1 quả cà chua rửa sạch cắt làm 8 múi.
- 1 ít lá tía tô, rửa sạch, xắt nhuyễn.
- 100gr rau muống chẻ, rửa sạch.
- 100gr hoa chuối, rửa sạch, giá sống, 1,5 lít nước dùng.
- 2 muỗng ớt sa tế.- 1/2kg bún, muối, bột nêm, nước mắm ngon.
Thực hiện:
- Chặt cua làm tư, xếp ra đĩa.
- Cho nước dùng vào nồi, đun sôi, cho tiếp cà chua vào, nêm gia vị vừa ăn.
- Đợi nước dùng sôi trở lại, cho ớt sa tế vào, để lửa nhỏ.
- Cho một ít lá tía tô vào, trộn đều.
- Xếp giá, rau muống chẻ, hoa chuối ra đĩa.
- Dọn tất cả ra bàn.
- Khi ăn, cho cua vào nồi nước dùng giữ cho sôi đều, ăn với bún.
Lá Tía Tô Cuộn Gà Nuớng
Xếp lá tía tô cuộn gà ra đĩa, dùng với nước mắm chua ngọt
Nguyên liệu:
- 200gr phi-lê gà.
- 1 củ khoai mì cỡ vừa.
- Lá tía tô.
- Nước mắm chua ngọt.
- 150gr rau thơm đủ loại.
- 2 thìa cà phê bột nêm.
- 1 thìa súp dầu ăn.
- 1/2 thìa cà phê tiêu.
- 1 thìa súp tỏi xay và sả băm.
Thực hiện:
- Lột vỏ khoai mì, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, đợi nguội cắt que.
- Ướp gà với bột nêm, tiêu, tỏi, sả băm.
- Đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào rán vàng, vớt ra để ráo.
- Cắt thịt gà thành miếng vừa ăn.
- Rửa lá tía tô, để ráo, trải ra khay, cho thịt gà, khoai mì, rau thơm lên trên, cuộn lại.
- 200gr phi-lê gà.
- 1 củ khoai mì cỡ vừa.
- Lá tía tô.
- Nước mắm chua ngọt.
- 150gr rau thơm đủ loại.
- 2 thìa cà phê bột nêm.
- 1 thìa súp dầu ăn.
- 1/2 thìa cà phê tiêu.
- 1 thìa súp tỏi xay và sả băm.
Thực hiện:
- Lột vỏ khoai mì, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, đợi nguội cắt que.
- Ướp gà với bột nêm, tiêu, tỏi, sả băm.
- Đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào rán vàng, vớt ra để ráo.
- Cắt thịt gà thành miếng vừa ăn.
- Rửa lá tía tô, để ráo, trải ra khay, cho thịt gà, khoai mì, rau thơm lên trên, cuộn lại.
Mực Cuộn Tía Tô
Nguyên liệu:
- 300gr mực.
- 2 thìa súp bột chiên giòn.
- 2 thìa súp bột chiên xù.
- 50gr đậu Hà Lan.
- Lá tía tô.
- 50gr cà rốt.
- 2 thìa cà phê bột nêm.
- 1 thìa cà phê tiêu.
- 1 quả trứng gà.
- 2 thìa súp dầu ăn.
Thực hiện:
- Làm sạch mực, thái nhỏ, quết với bột nêm, tiêu.
- Trụng chín đậu Hà Lan hạt và cà rốt thái hạt lựu, vớt ra để ráo, trộn với mực.
- Trộn bột chiên giòn với trứng gà.
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo, cho mực lên, cuộn lại, nhúng vào bột chiên giòn, lăn qua bột chiên xù rồi thả vào chảo dầu nóng, rán vàng.
- 300gr mực.
- 2 thìa súp bột chiên giòn.
- 2 thìa súp bột chiên xù.
- 50gr đậu Hà Lan.
- Lá tía tô.
- 50gr cà rốt.
- 2 thìa cà phê bột nêm.
- 1 thìa cà phê tiêu.
- 1 quả trứng gà.
- 2 thìa súp dầu ăn.
Thực hiện:
- Làm sạch mực, thái nhỏ, quết với bột nêm, tiêu.
- Trụng chín đậu Hà Lan hạt và cà rốt thái hạt lựu, vớt ra để ráo, trộn với mực.
- Trộn bột chiên giòn với trứng gà.
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo, cho mực lên, cuộn lại, nhúng vào bột chiên giòn, lăn qua bột chiên xù rồi thả vào chảo dầu nóng, rán vàng.
Cá Lăn Nấu Lá Tía Tô, và Nước Sốt Đậu
Món này thì trông nguyên liệu có vẻ rườm rà nhưng đừng tưởng thế mà khó bạn chỉ cần 5 phút đọc kỷ công thức này là có thể thực hành được rồi đó.
Nguyên liệu:
- 25g lá tiá tô tươi
- 2 muỗng nước sốt đậu
- 2 muỗng gừng miếng, tỏi miếng, hành củ
- 500g cá lăn
- 5g muối
- 5g bột ngọt
- 2,5g đường
- 2 muỗng nước sốt sẫm màu
- 1 ly nước dùng
- 1 muỗng dầu mè
- Nửa muỗng tiêu
- 500ml rượu kê
- 1 muỗng bột năng
Cách làm- Lá tía tô xắt nhỏ đợi dùng
- Cá lăn chiên chín vàng rồi vớt ra đợi dùng.
- Cho gừng, hành, tỏi, lá tía tô, vào nồi cá lăn, sau đó cho rượu và nước dùng vào nấu sôi, nêm gia vị, nấu từ 3-5 phút rồi cho tiêu, dầu mè, và nước bột năng vào cho sền sệt là được.
- 25g lá tiá tô tươi
- 2 muỗng nước sốt đậu
- 2 muỗng gừng miếng, tỏi miếng, hành củ
- 500g cá lăn
- 5g muối
- 5g bột ngọt
- 2,5g đường
- 2 muỗng nước sốt sẫm màu
- 1 ly nước dùng
- 1 muỗng dầu mè
- Nửa muỗng tiêu
- 500ml rượu kê
- 1 muỗng bột năng
Cách làm- Lá tía tô xắt nhỏ đợi dùng
- Cá lăn chiên chín vàng rồi vớt ra đợi dùng.
- Cho gừng, hành, tỏi, lá tía tô, vào nồi cá lăn, sau đó cho rượu và nước dùng vào nấu sôi, nêm gia vị, nấu từ 3-5 phút rồi cho tiêu, dầu mè, và nước bột năng vào cho sền sệt là được.
CHÙM ẢNH CÂY CẢNH TIÁ TÔ
Tía tô cảnh hay còn gọi là lá gấm có tên khoa học là Solenostemon scutellarioides thuộc họ hoa môi Lamiaceae, tên tiếng Anh là Coleus Blumei. Lá gấm bao gồm rất nhiều lá màu phong phú cùng với màu sắc sặc sỡ dễ tạo nên ấn tượng cho người ngắm cảnh.
Võ Thị Linh sưu tầm 31/3/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét