HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ TRƯỚC NĂM 1975
Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không , viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm cho đến khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30/4/1975
Phi cảng Tân Sơn Nhất vào năm 1965.
Ngày xưa khi chưa có máy bay phản lực, thì Air VNCH dùng máy bay nhiều động cơ, từ DC3 hai động cơ cho tới các máy bay chong chóng lớn hơn. Hình trên là một phái đoàn thể thao VNCH đi tranh đấu quốc tế, chụp hình kỷ niệm trước khi lên đường. Hình trước 1960.
Nếu du hành ra khỏi nước VNCH thì cần phải có một Sổ Thông Hành, tức là Passport. Thông Hành mầu Xanh lá cây là dành cho dân sự, nhân viên chính quyền, dùng thông hành công vụ, bìa mầu nâu đỏ.
Chị Y. là hôtesse de l’air[1] của Air Vietnam hồi trước. Con nhà giáo, nề nếp rất mực. Lại học trường Tây từ bé. Nên chị ấy đẹp, thanh lịch và sang trọng. Cứ một lần chị ấy đi bay về, mặc chiếc áo dài xanh nước biển có logo rồng vàng trên cổ, đồng phục của Air Vietnam thời đó, đường phố cứ như sáng lên với vẻ nhẹ nhõm và cực kỳ duyên dáng của chị ấy.
Thời ấy, làm gì máy bay đã được như bây giờ với vô số tiện nghi. Không có LCD xem phim, không có headphone nghe nhạc, thậm chí không có cả bữa ăn nhẹ … Thay vào đó, là một mâm bông gòn vo viên nút cho đỡ ồn và kẹo ngậm cho bớt đau tai (?)
Tuy vậy, máy bay vẫn là một phương tiện di chuyển sang trọng, tiện nghi…, như nó vẫn thế ở mọi thời. Hàng không thì đồng nghĩa với khoa học cao cấp, văn hóa nhẹ nhàng, cư xử lịch lãm. (Theo nguồn của Dr. Nikonian)
(Hình chụp 2 Hôtesses de l'air là Chị Kim Sa và Chị Thu Thuỷ.Được biết tin là mấy Chị ra đi hồi năm 1975 và sống tại California )
Thuở ấy, được vận chiếc áo dài xanh ngọc có biểu tượng rồng vàng trên cổ áo của Air Vietnam là bảo chứng tuyệt vời về công dung ngôn hạnh. Mỗi tiếp viên hàng không, đã là một quí bà đúng nghĩa: duyên dáng, thông minh, nhẹ nhàng, phúc hậu…
Nói quá một chút, những hôtesse de l’air như chị Y. là quí vật của đất nước. Quí vật này, không tự nhiên mà có, mà hình thành từ một nếp gia phong, giáo dục rất nghiêm cẩn, chu đáo và đến nơi đến chốn. Gia đình chị Y., mà tôi là nhân chứng là một ví dụ. (Theo nguồn của Dr. Nikonian)
Bảng giá biểu một chiều bằng USD, có đường bay chỉ có 3, 4 USD, lúc đó tiền còn có giá trị lớn. Có những đường bay đến Phước Long, Quảng Đức, là những nới hẻo lánh, hay xa xôi như Phú Quốc cũng có. Đây là khoảng thời gian trước 1960
Vì an toàn trong chiến tranh, chống đặt mìn bom, phá hoại, Phi Cảng TSN giới hạn không mở cửa cho công cộng vào, chỉ có những trường hợp xin giấy phép vào đưa tiễn thân nhân từ trước. Hành khách sẽ được xe bus của HKVN, đưa đón từ trụ sở vào phi trường. Các hãng hàng không quốc tế khác tự lo việc đưa đón hành khách của họ riêng từ trụ sở vào TSN và ngược lại. Ngoài ra, hành khách có thể xin giấy phép riêng để tự di chuyển vào ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Tân Sơn Nhất cũng như các phi trường lớn khác của miền Nam thường là các căn cứ quân sự quan trọng, nên chuyện được chụp hình rất là bị giới hạn, nhất là các hình ảnh có thể làm lộ các chi tiết của sự phòng thủ quân sự, có lợi cho những cuộc tấn công của đối phương. Cho nên sưu tầm được những hình ảnh của Hàng Không VNCH, và các phi trường của Miền Nam trước 1975 rất là khó khăn.
Tân Sơn Nhất cũng như các phi trường lớn khác của miền Nam thường là các căn cứ quân sự quan trọng, nên chuyện được chụp hình rất là bị giới hạn, nhất là các hình ảnh có thể làm lộ các chi tiết của sự phòng thủ quân sự, có lợi cho những cuộc tấn công của đối phương. Cho nên sưu tầm được những hình ảnh của Hàng Không VNCH, và các phi trường của Miền Nam trước 1975 rất là khó khăn.
Ngoài ra, Hàng Không VNCH còn có những máy bay nhỏ dành cho việc thuê bao bay riêng giống như Air Taxi. Bên trên là chuyến bay riêng đến An Lộc, Bình Long, trước trận chiến Hè đỏ lửa 1972.
Từ những năm sau 1954 cho tới tháng 4, 1975, Hàng Không VNCH đã duy trì một hoạt động không hành suốt trên 20 năm, trong những hoàn cảnh ác liệt nhất của chiến tranh VN, phục vụ biết bao nhiêu chuyến bay quốc nội, quốc ngoại, đã gia nhập vào Hàng Không Quốc Tế của thế giới. Cho đến nay, dấu hiệu của Phi Cảng Tân Sơn Nhất hiện tại vẫn mang ký hiệu quốc tế của Air Con Rồng, SGN.
Từ các máy bay chong chóng cánh quạt, cho tới những phản lực cơ tối tân nhất của thế giới. Hàng Không VNCH đã đưa tên tuổi của VN gia nhập gia đình Hàng Không Quốc Tế trên thế gìới.
Hãng hàng không Mỹ như Pan Am, Northwest hoạt động thường trực ở TSN, ngoài ra còn có Air France, các hãng bay Á Châu, và quốc tế khác đều có đường bay đến TSN, ký hiệu là SGN.
Người Sài Gòn đi máy bay 50 năm trước
Nửa thế kỷ trước, con đường dẫn đến sân bay Tân Sơn Nhất chạy giữa cánh đồng và rặng cây. Hành khách được kiểm tra an ninh ngay bên đường, qua ống kính của phóng viên Bill Eppridge (Mỹ) ngày 14/7/1965.
Cám ơn tác giả những tấm hình quý giá này.
Lê Kim Anh sưu tầm 30/3/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét