Trên thế giới ngoài nước trà chế biến từ lá của cây Chè xanh (tên khoa học là Camellia sinensis, đôi khi được gọi là chè Assam với tên khoa học của một loài phụ là đôi Camellia sinensis assamica). Cây chè có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và những nước có chè nổi tiếng là Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Sri Lanka...). Ngoài lá dùng để làm các loại nước uống (chè tươi, trà nóng, trà đá...) thì hạt còn được dùng để ép dầu. Nước ta hàng năm xuất khẩu trung bình tới khoảng 2000 tấn chè khô. Diện tích trồng chè là khoảng 125 000 ha và cho sản lượng khoảng trên 1 triệu tấn mỗi năm. Ngoài cây chè thông thường, một số vùng núi phía Bắc còn có Chè tuyết (hay chè San tuyết) lấy từ những cây chè cổ thụ lâu năm mọc trên núi cao (nhất là ở vùng Suối Giàng (Yên Bái). Thời Pháp thuộc, vào thập niên 1930 chè được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B’Lao và Dji Ring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa chè của tỉnh Lâm Đồng. Khi hái chè người ta phân biệt loại 1 là Chè búp (chỉ chọn toàn búp non của cây chè), loại 2 là lá chè thứ hai, thứ ba. Còn chè lấy từ lá thứ tư, thứ năm được gọi là loại được dùng để chế biến Chè mạn.
Chè xanh Chè Tuyết Suối Già
Bản chất chè là một thảo dược. Các nghiên cứu ở nhiều nước trong lá chè Assam có chứa 22.2% polyphenol, 17.2% protein, 4.3% caffeine, 27.0% cellulose thô, 0.5% tinh bột, 3.5% đường khử, 6.5% pectin, 2.0% chất chiết xuất bằng ether và 5.6% tro (muối khoáng). Trong 100 g chè khô còn có chứa một nhiệt lượng khoảng 293 calo, 8.0 g nước, 24.5 g protein, 2.8 g lipidt, 58.8 g hydratcarbon, 8.7 g cellulose, 5.9 g tro, 327 mg Ca, 313 mg P, 24.3 mg Fe, 50 mg Na, 2700 UG đương lượng beta-carotene, 0.07 mg thiamine (B1), 0.8 mg riboflavin (B2), 7.6 mg niacin (B3), và 9 mg acid ascorbic (C) (theo Duke và Atchley, 1984). Lá chè còn có chứa acid malic và acid oxalic cùng với kaempferol, quercitrin, theophylline, theobromine, xanthine, hypoxanthine, adenine, gôm (gums), dextrins, và inositol. Thành phần dầu bay hơi chủ yếu (0.007-0.014% trọng lượng tươi của lá) chủ yếu là hexenal, hexenol, và các aldehyde bậc thấp, butyraldehyde, isobuteraldehyde, isovaleraldehyde, n-hexyl, benzyl và các phenylethyl alcohol, phenol, cresol, hexoic acid, n-octyl alcohol, geraniol, linalool, acetophenone, benzyl alcohol, citral. Một số thành phần trong lá chè có tác dụng chống oxy hóa như catechin, epigallocatechin, epigallocatechin gallate (Leung, 1980).
Tác dụng dược liệu của chè được xác định từ lâu trong các y văn Trung Hoa. Chủ yếu là các tác dụng chống độc (antitoxic), lợi tiểu (diuretic), long đờm (expectorant), kích thích (stimulant) và kích hoạt dạ dày (stomachic) (theo Leung, 1980). Chè còn có tác dụng co (astringent), kích thích (stimulant) và tác động như chất làm dịu thần kinh (giảm đau đầu). Nó còn có tác dụng làm tiêu tan rối loạn thần kinh (digestive disturbances). Lá chè có tạc dụng dieetjn trực khuẩn lỵ và amib lỵ (amebic dysentery), chống viêm dạ dày-ruột (gastroenteritis) và viêm gan (hepatitis). Ngoài ra còn có hiệu ứng chống xơ vữa động mạch (antiatherosclerotic) và có hoạt tính của vitamin P (theo Leung, 1980).. Duke và Wain (1981) chứng minh chè được dân gian dùng để giảm đau (analgesic), giải độc (antidotal), chất làm se (astringent), trợ tim (cardiotonic), thông trung tiện (carminative), chống viêm (demulcent), trợ giúp tiêu hóa (digestive), lợi tiểu (diuretic), long đờm (expectorant), tăng tiết sữa (lactagogue), gây mê (narcotic), bổ thần kinh (nervine), thanh nhiệt (refrigerant), kích thích (stimulant), kích hoạt dạ dày (stomachic)... .
Chè rõ ràng là một loại đồ uống tốt, vừa có tác dụng giải khát, vừa có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, tăng sức đề kháng với nhiều loại bệnh tật (kể cả bệnh ung thư).
Gần đây trên thị trường xuất hiên Trà Dr. Thanh (loại có đường và loại không đường) được giới thiệu là chế tạo từ 9 loại thảo mộc cung đình và có tác dụng thanh lọc cơ thể. Tôi uống thử và thấy hương vị rất dễ chịu. Ngay cả loại không đường vẫn có vị ngọt của thảo mộc.
Tìm hiểu về 9 loại thảo mộc cung đình tôi thấy toàn là những dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và giúp hạn chế một số bệnh tật.
1-Hạ khô thảo (chứa 1,8% trong trà Dr.Thanh): Đây là loại thảo dược có tên khoa học là Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Cây vào mùa xuân thì tươi tốt, mùa hạ khô héo, cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Hạ khô thảo vị đắng, tính hàn, có thể đi vào can - đởm (hai tạng phủ có liên quan với nhau).Theo Đông y Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn, thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, áp xe vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao; viêm thần kinh da, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, cước khí, vẩy nến, phù thũng, tiểu tiện ít không thông. Ở Pháp, người ta cho nó có các tính chất làm se, tiêu sưng, làm giảm đường huyết, dùng trong trị tiểu đường, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau thắt, viêm họng, viêm lưỡi, viêm miệng. Ở Trung Quốc, dân gian dùng trị đái buốt, lao hạch, đau mắt phong sưng đỏ; cũng trị được cao huyết áp, giữ mức hạ áp được lâu, giảm bớt bệnh buồn rầu. Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là clorua kali. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%), fenchon, một lượng nhỏ rượu fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic, ngoài ra còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g). Hạ khô thảo còn có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn ( thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt).
2-Hoa cúc (chứa 3,2% trong trà Dr.Thanh): Là hoa của cây Cúc, tên khoa học là Chrysanthemum indicum, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Hoa có vị ngọt đắng, tính hơi hàn đi vào can thận, phế cho tác dụng tán phong giáng hỏa, thanh nhiệt, giúp cân bằng âm dương của can, giúp khí huyết lưu thông, glàm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon,chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều. Dịch chiết xuất của Cúc hoa được xác nhận là có tác dụng chống vi khuẩn (antibacterial), chống nấm (antimycotic) và ức chế cả virus HIV-1 (theo Collins RA, Ng TB, Fong WP, Wan CC, Yeung HW,1997; Hu CQ, Chen K, Shi Q, Kilkuskie RE, Cheng YC, Lee KH, y 1994; Sassi AB, Harzallah-Skhiri F, Bourgougnon N, Aouni M, 2008; Marongiu B, Piras A, Porcedda S, et al.,2009).
3-Hoa sứ đỏ (còn gọi Hoa đại hay Đản hoa, chứa 1,5% trong trà Dr.Thanh): Hoa sứ đỏ có tên khoa học là Plumeria rubra (P. acutifolia, P. obtusifolia, thuộc họ Apocynaceae. Hoa có mùi thơm nhẹ, hay trồng ở các đền chùa. Theo Đông y hoa sứ đỏ đi vào kinh phế có tác dụng thông khí, dưỡng phế, vì vậy khi dùng hoa sứ đỏ để tắm sẽ làm da dẻ hồng hào, giúp lỗ chân lông đóng mở theo quy luật, ngăn cản khí độc vào lỗ chân lông gây bệnh. Khi uống, có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp.
4-Quả La hán (chứa 2,1% trong trà Dr.Thanh): Đây là quả chín của cây La Hán, tên khoa học làMomordica grosvenori Swingle, thuộc họ Cucurbitaceae. Theo Đông y thì La Hán quả có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào hai kinh phế và đại tràng. Có tác dụng thanh phế, hóa đàm, chỉ khát, lợi hầu, hóa đàm chỉ, nhuận tràng, thông tiện. Trong nhân dân thường dùng làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí... La Hán quả có tỷ lệ đường cao gấp 300 lần so với mía, dễ hoà tan trong nước và dung dịch cồn, có tính ổn định tốt, không bị phân huỷ ở nhiệt độ 160 0C trong thời gian dài, không lên men. Glucosid ngọt từ quả La Hán có hiệu quả chữa bệnh, nâng cao chức năng hoạt động của dạ dày, giảm nóng, ẩm phổi, làm mất cảm giác khát, giảm đờm và chống virus. La Hán dùng rất tốt cho người mắc bệnh phổi họng, ho hen, huyết áp cao, tiểu đường…
5- Cam thảo (chứa 1,6% trong trà Dr.Thanh): Cam thảo hay Cam thảo Bắc là rễ của loài cây có hoa, tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cam thảo một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y. Cam thảo tính vị ngọt, bình, chủ yếu dùng vào bổ tì, thanh nhiệt, giải độc, hoãn cấp, nhuận phế và là vị thuốc dược tính điều hòa. Dùng cho người ốm đau lâu ngày, chân tay vô lực, hụt hơi, ít nói, ăn không ngon, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng. Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo một số nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày với hiệu quả lên đến 91%. Cam thảo có tác dụng chữa viêm và chống dị ứng lại không gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể .Cam thảo có tác dụng điều chỉnh cân nặng vì nó giúp duy trì mức độ acid trong dạ dày. Trong cam thảo có chất chống dị ứng nên điều trị các rối loạn về đường hô hấp rất hiệu quả. Cam thảo còn có vai trò giúp ngăn ngừa các bệnh sốt. Nhiều nghiên cứu cho biết có thể dùng Cam thảo trong điều trị các bệnh như bệnh Herpes, bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, thấp khớp, các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh, làm giảm đường huyết, giúp nhuận tràng và lợi tiểu, chống các cơn co thắt...
Khi kết hợp trong bài thuốc này:
Hạ khô thảo là vị quân sẽ điều tiết gan mật, âm dương cân bằng.
Cúc hoa đóng vai trò thần đi với hạ khô thảo, giúp bình can giáng hỏa, giảm đau đầu choáng váng.
Hoa sứ đỏ giảm huyết áp giúp khí huyết lưu thông. Theo Đông y khí huyết lưu thông thì tâm và can hoạt động tốt, cơ thể thư thái.
La hán quả vị ngọt, giúp kiện tỳ (một tạng có chức năng biến thức ăn thành khí và huyết để nuôi dưỡng cơ thể), làm tỳ mạnh lên cho tiêu hóa tốt.
Cam thảo phải sao để giữ tính ôn giúp La hán quả “phát huy” bổ tỳ vị, và dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc.
6-Kim ngân hoa (chứa 1,4% trong trà Dr.Thanh): là hoa của cây Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, Tây y. Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều. Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae. Theo Đông y: Kim ngân hoa tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu. Nước sắc Kim ngân có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác; hoa tốt hơn cành lá (nếu dùng cành lá phải tăng liều lượng gấp 2 - 3 lần). Trong thành phần hoá học của Kim ngân hoa có nhiều Flavonoid. Hoa chứa Colymozid (Lonicerin), một số carotenoit (Scaroten), Cryptoxantin, Auroxantin; lá chứa Loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hoá chất béo.
7- Hoa Mộc miên hay Hoa gạo, Hoa Hồng miên (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Cây gạo có tên khoa học là Bombax ceiba, thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Đây là loài có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay đã được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam.
Đông y cho rằng, hoa mộc miên có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng làm se, tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. Thường được dùng để chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lị vi khuẩn, viêm dạ dầy và viêm ruột, chảy máu dạ dày, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chữa bỏng, chữa ứ huyết sưng đau, chữa mụn nhọt sưng tấy đau nhức, chữa thiếu máu nhược sắc do rong kinh, mất máu, phù thũng sau khi sinh, chữa sốt nóng ở trẻ em, chữa viêm khớp, tê đau do phong thấp, đau thắt lưng và đùi, chữa ít sữa, chữa suy nhược cơ thể, thần kinh yếu choáng do thiếu máu ...
8- Bung Lai, còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Tên khoa học của cây Bung Lai là Microcos panicutula L., thuộc họ Đay (Tiliaceae). Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm. Thường được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu; tiêu hoá kém, trướng bụng, ỉa chảy; viêm gan.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng để chữa cổ trướng, sưng thũng vàng da, tiêu nhiệt độc, giải độc rắn cắn, pha làm nước uống trừ tích thực. Dân gian vẫn dùng quả để ăn,lá đem hơ sấy trên than dùng sắc lấy nước cho trẻ em uống trị giun.
Ở Ấn Độ, cũng được sử dụng làm thuốc trị tiêu hoá kém, sốt, thương hàn, lỵ và loét ở môi, chữa bệnh phó đậu, eczema và ghẻ ngứa... Bung Lai, còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh). Tên khoa học của cây Bung Lai là Microcos panicutula L., thuộc họ Đay (Tiliaceae). Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm. Thường được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu; tiêu hoá kém, trướng bụng, ỉa chảy; viêm gan.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng để chữa cổ trướng, sưng thũng vàng da, tiêu nhiệt độc, giải độc rắn cắn, pha làm nước uống trừ tích thực. Dân gian vẫn dùng quả để ăn,lá đem hơ sấy trên than dùng sắc lấy nước cho trẻ em uống trị giun. Ở Ấn Độ, cũng được sử dụng làm thuốc trị tiêu hoá kém, sốt, thương hàn, lỵ và loét ở môi, chữa bệnh phó đậu, eczema và ghẻ ngứa... 9-Tiên thảo, còn gọi là Thạch đen, Sương sáo,Thủy cẩm Trung Quốc (chứa 0,7% trong trà Dr.Thanh) . Loài này có tên khoa học là Mesona chinensis Benth.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Tiên thảo được cho là có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Nhân dân thường khai thác để chế biến thành loại Thạch đen dùng làm nước giải khát.
Như vậy Trà Dr. Thanh đã biết khai thác các loại thảo dược cung đình được nhân dân ta vẫn thường dùng theo Đông y để chữa bệnh này, bệnh khác. Hướng khai thác này theo tôi là cần được khuyến khích và cần được nghiên cứu sâu hơn.
John Stith Pemberton(08/01/1831 - 16/08/1888), cha đẻ Coca Cola
Ở nước ngoài các loại nước giải khát nổi tiếng như Coca Cola, Pepsi Cola cũng được khai thác từ các thảo mộc. Coca Cola được sử dụng hai nguyên liệu là lá cây Coca và quả của cây Cola. Nhãn hiệu Coca Cola được đăng ký năm 1893 tại Mỹ và cha đẻ của Coca Cola là một dược sĩ. Cây Coca có tên khoa học làErythroxylum coca, thuộc họ Coca (Erythroxylaceae). Lá Coca có chứa loại alkaloid là Cocaine (từ 0,3 đến 1,5%), ngoài ra còn có các alkaloid khác nhu methylecgonine cinnamate, benzoylecgonine, truxilline, hydroxytropacocaine, tropacocaine, ecgonine, cuscohygrine, dihydrocuscohygrine, nicotine và hygrine.
Nguồn gốc ở Nam Mỹ, chủ yếu ở Bolivia, Peru, trên các vùng cao, lá lớn, to và dài. Cây coca được nhập vào nước ta cách đây 50 năm, trồng làm cảnh ở các vườn hoa chính của TP Hồ Chí Minh vì màu lá rất xanh, hoa màu trắng, quả màu đỏ, lại là thứ coca cảnh Erythroxylon coca var. novogratene. Lá coca dễ nhận vì có hai nếp gấp của lá trong chồi (gân giả). Nguồn gốc cây này ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Bolivia, Peru, trên các vùng cao, lá lớn, to và dài. Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã dùng lá coca để nhai với vôi hay tro đốt như người Việt Nam dùng lá trầu để nhai trầu thì sẽ cảm thấy không đói.
Cây Coca
Hạt Cola được lấy từ loài cây Cola acuminata (họ Bông-Malvaceae). Chưa rõ lắm về các hoạt chất chứa trong hạt Cola. Hạt Cola có tính chất kích thích, nên được sử dụng cả trong nước giải khát Coca-Cola lẫn trong Pepsi. Hoạt chất kích thích này tương tự như Xanthine có chứa trong chocolate, tea, coffee, guarana và yerba mate. Hoạt tính kích thích tác động lên hệ thần kinh trung ương. Thành phần hóa học của hạt Cola gồm có caffeine (2- 3.5 %), theobromine (1.0-2.5%), theophylline, catechin, epicatechin, D-catechin, phenolic, phlobaphen, betaine, protein, tinh bột, lipid. các vitamin B1, B2, C, niacin, đường, gôm (gum), cellulose...
Tất nhiên công thức chế biến các loại nước giải khát Coca-Cola và Pepsi đều được bảo mật ở mức cao nhất.
Quả và hạt Cola
Nguồn:© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr -Nguyễn Lân Dũng
|
Võ Thị Linh (22.3.2015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét