Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

 TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ CHỈ NHẰM PHỤC VỤ 
CHO CÁC CHẾ ĐỘ NHẤT NGUYÊN.
Ảnh minh hoạ Khổng Tử
Như truyền thông của đảng cộng sản loan báo, học Viện Khổng Tử được thành lập ngay tại trường đại học mang tên thủ đô và được quan thiên triều Du Chính Thanh cắt băng khánh thành trong một chuyến đi thăm mấy đứa con hoang tại Bắc Bộ Phủ. Sự ra đời Viện Khổng Tử tại VN bắt nguồn từ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường là thỏa thuận về Viện Khổng Tử được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013. Viện này sẽ được thành lập tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Tuy nhiên Lý Khắc Cường cũng chỉ hoàn thành nốt cái công việc mà Tập Cận Bình vào cuối năm 2011 trên cương vị Phó Chủ tịch Trung Cộng đã đề cập với lãnh đạo Việt Nam. Hay ho gì cái thứ người ta vứt đi hoặc chê bai bây giờ nước CHXHCNVN lại trịnh trọng thành lập. 

Học Viện Khổng Tử thuộc Trường Đại học McMaster University Canada đã đóng cửa từ tháng 7/2013 sau năm năm hoạt động. Học Viện này bị chỉ trích là được chỉ đạo bởi Tổng Lãnh sự Trung Cộng tại Canada để làm công tác tình báo với cái võ bọc văn hoá giao lưu, nhằm chi phối và gây ảnh hưởng tới các quan chức bản xứ. 


Còn người Anh cho rằng sự tồn tại của Viện Khổng Tử ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị. Luân Đôn (LSE- London School of  Economics and Political Science) là một điều kỳ quặc vì Khổng Tử vốn trọng Nho học và xem thường việc buôn bán, thương mại và chê bai người phụ nữ. Tờ China Daily đưa ra một thống kê cho rằng có 64 Viện Khổng Tử đang hoạt động trong các trường đại học ở Mỹ. Cũng tờ báo này lại mâu thuẩn với chính mình khi đưa ra một thống kê rằng có 81 Viện Khổng Tử ở Mỹ. Năm 2012 có 51 trong số 600 giảng viên người Trung Cộng làm việc trong các Viện này buộc phải về nước vì vi phạm luật di trú của Mỹ. 

Như vậy Khổng Tử có cái gì không còn đúng với sự suy tôn là Vạn thế Sư biểu-Bậc thầy của muôn đời ?!. Vậy thì cũng cần nên xem xét lại vấn đề Khổng Tử qua cái nhìn của các người trẻ hải ngoại.


TIỂU SỬ KHỔNG TỬ

Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子  tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công Nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo. Thực tế, ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ.
Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông.
Năm lên ba, Khổng Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi.
Nhờ làm việc chăm chỉ, xuất sắc, Khổng Tử được thăng chức lên làm quan tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử hay gọn hơn là Khổng Tử, có nghĩa là thầy họ Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường.

Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị (?!) sách Tàu và các báo lề phải đã quá đề cao về khả năng của Khổng Tử. Một sự cải tạo xã hội không thể chỉ trong vòng có 3 tháng mà thành tựu được, chuyện đó là việc không thể xãy ra, mà chỉ nhằm phô trương cho học thuyết Khổng Tử.

Như trong sách Tàu cũng đã nói con đường quan lộ của Khổng Tử không được trơn tru, trong khi làm quan bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại phải bõ nước ra đi một lần nữa. Chuyế di hành của Khổng Tâ lần hai không đem đến cho ông một chức quan nào đáng kể. Năm 68 tuổi, Khổng Tử quay trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách cho tới khi mất.

Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử rong ruổi khắp 6 nước để tìm minh chúa tin dùng và sử dụng học thuyết của mình, song không thành công. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông được duy trì song vẫn không được dùng tới một thời gian dài sau đó.

Cho tới tận thời nhà Hán, học thuyết của Khổng Tử mới chính thức được trọng dụng, trở thành tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Hoa. Cũng bắt đầu từ đy, người ta mới tôn xưng Khổng Tử và tư tưởng của ôngT đó mọi lời nói, hành động của Khổng Tử khi trước đều được coi là chuẩn mực của lý tưởng Nho gia. Thậm chí, tư tưởng Nho giáo ở Trung Hoa và một số nước Đông Á còn được coi như một thứ tôn giáo.

Có một điều có lẽ sẽ khiến nhiều người thắc mắc, trong tất cả các sử sách ghi chép về bậc thánh nhân Khổng Tử, người ta dường như không thấy nhắc tới cuộc sống gia đình, đặc biệt là người vợ và con của Khổng Tử? Vi gia đình là nền tảng của xã hội, xem cách tề gia của Khổng Tử  để định giá được Khổng Thuyết trong việc bình thiên hạ?

BÀN VỀ CÁCH "TỀ GIA" CỦA KHỔNG TỬ

Tìm kiếm trong nhiều tài liệu, người ta biết rằng, Khổng Tử lấy vợ vào năm 19 tuổi, tuy nhiên, vợ Khổng Tử là ai thì gần như không mấy ai để ý. Vậy, vợ của “vạn thế sư biểu” Khổng Tử mà người ta tôn sùng rốt cuộc là ai? Giở lại sử sách thì người đầu tiên đề cập đến vợ của Khổng Tử có lẽ là Vương Tiêu người thời Tam Quốc. Trong cuốn sách “Khổng Tử Gia Ngữ”, Vương Tiêu có viết về toàn bộ cuộc đời của Khổng Tử một cách tóm lược như sau: “Năm Khổng Tử 3 tuổi Thúc Lương Ngột chết, chôn ở đất Phòng.Tới năm 19 tuổi, lấy Nguyên Quan thị người nước Tống, một năm sau thì sinh ra Bá Ngư”. Từ đoạn văn này có thể biết được rằng, năm Khổng Tử kết hôn đúng như các tài liệu sau này thường nhắc tới, đó là khi Khổng Tử 19 tuổi.
Còn vợ của Khổng Tử chính là Nguyên Quan thị người nước Tống. Sau khi kết hôn 1 năm thì Nguyên Quan thị sinh cho Khổng Tử người con cả chính là Bá Ngư.

Nguyên Quan thị là người ra sao, xuất thân thế nào thì tuyệt nhiên không thấy sử sách nào nhắc tới. Ngay cả bản thân Khổng Tử cũng chưa bao giờ nhắc tới vợ của mình với người khác.
Sau khi Khổng Tử qua đời, các học trò của ông đem những bài giảng ông giảng trên lớp học hoặc những cuộc đối đáp giữa ông với học trò biên soạn thành cuốn “Luận Ngữ”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này người ta cũng tuyệt nhiên không thấy Khổng Tử nhắc tới Nguyên Quan thị, các học trò của Khổng Tử cũng không?

Thậm chí, trong cuốn “Luận Ngữ”, chỉ có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc tới phụ nữ mà nhiều người cho rằng, phần nhiều có liên quan tới người vợ Nguyên Quan thị ít khi được nhắc tới:

Khổng Tử nói: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Nghĩa là, Khổng Tử nói: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”).Khi đem phụ nữ ghép liền với tiểu nhân không hiểu Không Tử có nghĩ đến mẹ mình không?  
“Tiểu nhân” trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm đối lập với “quân tử” vốn được coi là hình mẫu một con người lý tưởng. Nếu người quân tử là người có đạo đức, có chí khí, làm theo điều nhân nghĩa thì tiểu nhân là kẻ ti tiện, không có chí khí, làm theo điều lợi.
Chính vì vậy, Khổng Tử từng khuyên học trò là Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân). Theo cách hiểu đó thì Khổng Tử xếp phụ nữ vào cùng một hạng với hạng “tiểu nhân”, khó có thể “nuôi dưỡng, dạy dỗ” được.

Khổng tử đã hạ thấp giá trị của người phụ nữ qua lối nói khinh thường và chà đạp nhân phẩm khi ví người phụ nữ chỉ là những người khó dạy, khó giáo dưỡng...là kẻ ti tiện, không có chí khí...Những lời nói nầy rất tiếc lại từ một người được tôn xưng là " Vạn thế sư biểu ?!"

 Ý nghĩa và cách hiểu về những từ ngữ quân tử và tiểu nhân ở vào thời đại của Khổng Khâu (và rất lâu sau khi ông đã qua đời) nên họ thường hay coi sĩ và quân tử là những giá trị tinh thần, biểu tượng của một nhân cách, một đạo đức và họ hay đồng hóa sĩ và quân tử với sự cao thượng. Nhưng giai cấp quân tử, hay sĩ, do đâu mà có? Trong đó có thể là những người trong giai cấp tiểu nhân may mắn được các vua chúa tin dùng, nâng đỡ rồi nhờ chức vụ mà đạt tới sự hiểu biết hơn quần chúng. Đó cũng có thể là những quí tộc sa sút, hay những người thua trận được kẻ chiến thắng dùng làm tay chân. 

Phần lớn nhân sinh quan của Khổng Khâu được ghi chép lại trong sách Luận Ngữ. Khổng Khâu làm công việc đào tạo ra các quân tử, ông vạch ra một mẩu người quân tử. Thường thường những lời giáo huấn của Khổng Khâu có hai vế: Người quân tử thì... còn kẻ tiểu nhân thì... . Khổng Tử không tiết kiệm lời đề cao người quân tử và cũng không tiếc lời miệt thị tiểu nhân. Những lời gọi là vàng ngọc của Khng T luôn đứng hẳn về phía các vua chúa, giai cấp thống trị-Trong lịch sử Trung Hoa và thế giới chưa có ai có thái độ khinh bỉ đối với quần chúng bằng ông. Điều rất đáng ngạc nhiên là phần lớn khi bàn luận về Khổng Giáo, đa số họ thường coi giai cấp sĩ ( sĩ, nông, công, thương, binh) và quân tử là thành phần lãnh đạo xã hội và có chổ lầm lẩn là đồng hoá và cổ võ hai giai cấp nầy trong xã hội, mặc dầu là thiểu số trong quần chúng đương thời.

Thực ra nho giáo chỉ cổ võ và đào tạo ra những người học để ra làm quan, sĩ là những nhà nho được tuyền chọn để được đào tạo thành quan. Quân tử là một giai cấp, giai cấp của kẻ sĩ, nhưng chân dung đích thực là kẻ làm tay sai cho các vua chúa để thống trị tầng lớp quần chúng. Truyền bá Khổng Giáo không phải là một phương pháp tốt trong việc đặt nền móng cho nền giáo dục quốc dân, để nâng cao trình độ cho toàn bộ các giai cấp khác sinh hoạt chung trong một quốc gia. Trong thời quân chủ, một tỉ lệ thất học rất cao chiếm trên 90% trong tổng số dân số của quốc gia như Trung Hoa, Việt Nam ngày xưa. Tình trạng thất học nầy ở VN kéo dài cho đến đầu thế kỹ 20. Cái uyên bác của Khổng Tử chỉ chuyên nhắm vào giai cấp thiểu số thống trị. Khi rước Khổng Tử trở lại VN, không biết các quan thái thú Ba Đình có nghĩ gì đến một học thuyết lỗi thời, đang bị các trường Đại Học trên thế giới lần đang tháo gở và vất vào sọt rác. 

 Một nền giáo dục tốt để đất nước thăng hoa không phải là một nền giáo dục được tiếp sức bằng loại văn hoá lỗi thời của Nho Giáo, mà  giáo dục ngày hôm nay phải biết đặt trên tiêu chuẩn Dân tộc -  Nhân Bản - Khai Phóng -Tiến Bộ.

THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống sự thăng tiến của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Khổng Tử đã lấy giai cấp thứ nhất ( sĩ) để làm gốc mà không lấy dân để làm gốc. Như vậy Khổng Tử chỉ là một học thuyết  có thể ví như một loại phân bón để dùng cho cây cối trong vườn Thượng Uyển- không phải là thứ phân bón cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền nông nghiệp quốc dân.
Và giáo dục phải được đặt trên căn bản đại chúng, không chỉ nhắm vào một giai cấp nào, mà phải coi đó là công cụ dùng để phát triển tư tưởng con người và xã hôi. Với Khổng Tử chỉ cổ võ cho một nền giáo dục hẹp, không mang tính đại chúng. Không xây dựng được người để phát triển toàn bộ xã hội mà chỉ nhđào tạo  
HỌC THUYẾT KHỔNG TỬ PHÁT XUẤT TỪ MỘT SỰ THẤT BẠI TRONG QUAN TRƯỜNG
Tìm trong sử liệu, người ta thấy Khổng Tử năm lên ba, mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi.

Ông là con của một vị quan nhỏ nước Lỗ tên là Thúc Lương Ngột. Năm 19 tuổi ông được bổ nhiệm vào chức vụ một quan thu thuế, rồi sau đó được cử trông coi đàn súc vật dùng vào việc cúng tế. Vào thời đại đó, cúng tế trời đất quỉ thần là một việc quan trọng hàng đầu. Theo sử sách thì Khổng Tử say mê việc cúng tế ngay từ hồi còn thơ ấu cho nên thạo việc cúng tế rất sớm; ngay khi ông còn trẻ đã có những gia đình gởi con theo ông học nghề cúng. Như vậy nghề chính của Khổng Tử là ngh thầy cúng. Hai nghề thu thuế và thày cúng đã có ảnh hưởng quyết định lên cá tính của ông. 

Ông sống tại nước Lỗ, không được vua nước Lỗ tin dùng  và cất  nhắc, đến năm 34 tuổi ông mới bõ nước ra đi để mong được thành công trong con đường quan lộ, nhưng cũng không được như ý, ông quay trở lại nước Lỗ năm ông 51 tuồi. Khổng Tử mới được bổ nhiệm vào chức Trung Đô Tể và sau đó thăng dần tới chức tướng quốc, chức vụ đứng đầu các quan.  Nhưng chỉ một năm sau khi nhận chức tướng quốc, ông từ chức vì một lý do rất nhỏ mọn: vua nước Lỗ đã không chia phần thịt cho ông trong buổi tế Giao.  Sau khi từ chức, ông lại rời khỏi nước Lỗ một lần nửa. Nhìn nguyên nhân tư chức Tể Tướng của Khổng Tử, người ta chỉ thấy nơi ông là một người có bụng dạ rất hẹp hòi, không biết đặt quyền lợi quốc gia lên trên. 

Sau khi từ chức ông bắt đầu phiêu lưu vào một cuộc hành trình mới, lần thứ hai vất vả dài hơn 11 năm, qua nhiều nước để xin làm quan, nhưng ông không được vua nào dùng cả. Khi ông chán nản quay trở về nước Lỗ thì đã 68 tuổi, ông bỏ mộng làm quan và tập trung cố gắng  ghi lại những lời giảng với học trò để lưu lại cho những đời sauÔng mất tháng 4 năm 479 (TCN), thọ 73 tuổi. 

Thất bại trong con đường quan lộ đã đưa Khổng Tử đến việc hình thành những căn bản cho nền tảng  Khổng Thuyết. Trong quá trình phát huy tư tưởng Khổng Tử, sau thời Đông Chu Liệt Quốc, có những thay đổi về nội dung cho Nho Giáo từ các thế hệ sau Khổng Tử - đó là của Đồng Trọng Thư và Dương Hùng dưới thời nhà Hán (202-220 trước Tây lịch); Vương Thông vào thời nhà Tùy (581-618), Hàn Dũ vào thời nhà Đường (618-906); Vương An Thạch, Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, Chu Di vào thời nhà Tống (960- 1280); Vương Dương Minh đời nhà Minh (1368- 1648). Những đóng góp đó đã khiến các học giả bối rối khi bàn về Nho Giáo và thường đặt câu hỏi Nho Giáo nào? Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho hay Minh Nho?. Tuy nhiên, các thay đổi này chỉ là những thay đổi về cách diễn đạt và áp dụng mà không thay đổi bản chất và tinh thần của Nho Giáo.

Nho Giáo với  Khổng Thuyết vẫn là một hệ thống ý thức tôn vinh chế độ quân chủ nhất nguyên, bảo thủ và chuyên chế không còn phù hợp với trào lưu dân chủ và nhân quyền.

HỌC THUYẾT KHỔNG TỬ BẮT NGUỒN TỪ SỰ THẤT BẠI TRONG TÌNH TRƯỜNG 

Theo các nhà nghiên cứu về Học Thuyết của Khổng Tử,  nguyên nhân khiến Khổng Tử cảm thán như vậy có thể t hai nguyên nhân: Một là Khổng Tử gặp phải trắc trở trong quá trình yêu đương, hai là, sau khi kết hôn, cuộc sống tinh duyên và vấn đề chăn gối của Khổng Tử chắc chắn không có được hnh phúc mỹ mãn như mong đợi đó. Nói cách khác, có thể cho đó là một người có tâm sinh lý không hoàn mỹ. Chuyện tình duyên trắc trở của Khổng Tử là có thật và  liên quan nhiều tới ngoại hình của Khổng Tử.
Theo mô tả của sử sách thì Khổng Tử vốn không phải là một người có ngoại hình khá, nếu như không muốn nói là “dưới mức trung bình”. Hầu hết các tài liệu đều mô tả Khổng Tử là có “dị tướng”: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở).
Ảnh minh hoạ về thể hình của Khổng tử 

Mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh. Với một tướng mạo như vậy, Khổng Tử khó mà chiếm được cảm tình từ các cô gái hay một người phụ nữ cùng trang lứa, nếu không phải bị ép hôn
Vì thế, trong quá trình yêu đương, Khổng Tử có thể bị phụ nữ từ chối hay bị cười chế nho cũng là chuyện khó tránh. Điều này có thể tạo nên một ấn tượng và ám ảnh không tốt trong  quan hệ của Khổng Tử với phụ nữ.
Nếu như chuyện rắc rối trong tình duyên chưa thể chắc chắn thì chuyện cuộc sống hôn nhân của Khổng Tử không mỹ mãn là chuyện hoàn toàn có thực. Trong cuộc đời của Khổng Tử chỉ lấy một người vợ là Nguyên Quan thị, không lâu sau đó, Khổng Tử và Nguyên Quan thị đã ly hôn, thời ấy gọi là “xuất thê, xuất hôn”. Câu chuyện " xuất thê" của Khổng T  là một việc làm bất nhân không xứng đáng với tầm vóc gọi là "Vạn Thế Sư Biểu"Trong khi Khổng Tử đi chu du thiên hạ tư nước nầy qua nước nọ để tìm kiếm một chức quan trong hệ thống cai trị thời quân chủ,  Lúc đó Nguyên Quan thị phải ở nhà chờ chồng, nuôi con và phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu mà chính là bên chồng, vì thế không có một lý do chính đáng nào làm cho ông phải ruồng rẫy một người vợ như thế. S xuất thê của ông chỉ bắt nguồn từ sự oán hận phụ nữ qua cuộc tình thiếu hạnh phúc. Trong khiá cạnh giáo dục con trai Bá Ngư, người ta nhìn thấy được nơi ông là một người cha rất thiếu trách nhiệm.
 Một câu hỏi được đặt ra ở đây: "nếu như Khổng Tử có hạnh phúc trong tình duyên, liệu Khổng Tử có viết ra được Ngũ Kinh  để làm nền tảng cho Nho giáo?"  

CÂU CHUYỆN CÔ ĐƠN CỦA KHỔNG TỬ

Có một hôm, Khổng Tử cùng các học trò đi qua một bến đò. Thấy một người ngồi lủi thủi trên bờ, nét mặt buồn bã, đang ném những viên sỏi xuống dòng sông. Khổng Tử bèn tới gần hỏi:
- Có điều gì mà người buồn bã vậy?
Người kia không ngẩng mặt lên, chỉ buông một câu nhát gừng:
- Tôi đang cô đơn.
Khổng Tử bảo:
- Thời buổi đảo điên như thế này mà cô đơn thì cũng không có gì lạ. Song cô đơn mà còn biết buồn thì chẳng qua chỉ là cái cô đơn tạm thời, cô đơn trong chốc lát mà thôi. Cô đơn mà không còn biết buồn là gì nữa mới là sự cô đơn vĩnh cửu.
Nói xong dắt học trò đi thẳng. Duy có Nhan Hồi còn cố nán lại hỏi han, biên rõ tên họ, quê quán người ấy lại rồi mới đuổi theo thầy.
Mấy năm sau, thầy trò lại có dịp qua bến đò ấy. Nhớ lại chuyện xưa, Nhan Hồi lân la hỏi thăm thì được biết người kia quả đã tìm được bạn tri kỉ, không còn cô đơn nữa rồi. Họ Nhan phục quá, bèn hỏi Khổng Tử:
- Năm xưa, làm sao thầy biết kẻ ấy chẳng qua chỉ cô đơn tạm thời mà thôi? 
Khổng Tử trả lời:
- Lòng người nghĩ mà chưa tới thì thôi. Một khi nghĩ mà đã tới thì có khác gì vũ trụ thu nhỏ (nguyên văn: “tâm đắc tiểu vũ trụ”). Khi ấy linh tính lúc nào cũng tràn ngập cả trời đất. Còn cảm thấy buồn nghĩa là vẫn có người tri kỉ ở đâu đó trong đời, có điều chưa đến lúc gặp đấy mà thôi. Nhưng cô đơn mà cảm thấy lòng mình lạnh tanh, không còn biết buồn là gì nữa, thì thế gian quả không còn ai là người tri kỉ nữa rồi. Như thế mà chỉ cô đơn đến trọn kiếp thì vẫn còn là may đấy. Việc này ta đã chứng kiến cả cuộc đời rồi.
Nhân chuyện ấy, có mấy câu truyền lại trong đời như sau:
“Thiên hạ thùy nhân tri kỉ? Hận nhất dạ.
Thiên hạ vô nhân tri kỉ! Hận thiên thu.”
(Còn hỏi được) thiên hạ ai là người tri kỉ? thì (chỉ) hận một đêm. (Khi đã biết) thiên hạ không còn người tri kỉ nữa thì hận đến nghìn thu). 
Đời sau có người hỏi: Vậy Khổng Tử có phải là người cô đơn không? Nếu là người cô đơn, thì cô đơn như thế nào?
Khổng Tử đúng là người cô đơn. Không những thế, đó là người cô đơn vĩnh cửu. Hiểu được lòng mình chỉ có thể là người tri kỉ. Song trên đời đã không có ai là kẻ như thế, thì mong gì có ở những đời sau. Vì thế rốt cuộc, Khổng Tử là người phải ôm hận nghìn thu trong cô đơn

Nói người biết người mà không được soi rọi được bản thân đí chính là " Vạn thế sư biểu"

KẾT LUẬN

Nho giáo nói rằng, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. “Một cái gia đình mà không tổ chức được gọn ghẽ và ngăn nắp thì làm sao có thể bình được thiên hạ”??. Lý thuyết của Khổng Tử bị rn nứt ngay từ trứng nước. Khi còn sống, học thuyết của Khổng Tử không được một vị vua nào trọng dụng, không biết có phải Khổng Tử đã thất bại ngay từ việc “tề gia” của mình, một nền móng căn bản nhất mà Khổng Tử cũng đã không bao giờ thành công được.

Căn bản của xã hội đó là gia đình, muốn bình được thiên hạ theo quan niệm Khổng Tử là phải biết tề gia, tuy nhiên Khổng Tử không phải là người biết cách tề gia

Với vợ, ông không là một người chồng tốt, với con ông không có khả năng giáo dục mà chỉ biết buông lời chê bai, thiếu trách nhiệm. Do đó ngày nay, nếu đọc những lời của Vạn Thế Sư Biểu (Khổng Tử) dạy như là: " Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" chỉ là những lý thuyết mà chính tác gi cũng chưa bao giờ làm được. Lập Viện Khổng Tử chỉ là để sinh viên nước CHXHCNVN tập tành đi theo con đường chuyên chế, nhất nguyên, độc tài, đi ngược thời gian....lội ngược dòng tiến hóa của tư tưởng con người 



QUAN NIỆM VỀ “CÔNG DUNG NGÔN HẠNH”NGƯỜI PHỤ NỮ NGÀY NAY

Ngày xưa khi nói tới phụ nữ trong xã hội Nho giáo thường lấy tứ đức “CÔNG DUNG NGÔN HẠNH”để đối chiếu, đánh giá phẩm chất của họ. Còn ngày nay, tứ đức này có xưa và phong kiến với phụ nữ không? Nó có còn là tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá người phụ nữ nữa hay không?
Thực tế bất cứ một xã hội tốt đẹp nào cũng có nề nếp kỷ cương phù hợp, có những chuẩn mực đạo đức xã hội lành mạnh. Những con người trong xã hội đó phải rèn luyện để có lối sống theo chuẩn mực đạo đức kế thừa truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc. Vậy “CÔNG DUNG NGÔN HẠNH” trong thời đại ngày nay ra sao?

Công ở đây người phụ nữ không thể chỉ hiểu là sự khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang việc nội trợ, chăm lo gia đình mà còn là có óc tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái ngoan, khỏe, học giỏi. Ngoài ra họ còn phải là người có trình độ, có tay nghề để góp phần vào việc phát triển xã hội từ chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật.....
Dung là vẻ đẹp hình thức kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn. Nếu người phụ nữ chỉ là người duyên dáng ăn mặc đẹp nhưng không có một tâm hồn cao đẹp thì thật sự không có vẻ đẹp. Cái đẹp hình thể hiện nay không phải là “Yểu điệu thục nữ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để giúp đời góp phần vào việc phát triển xã hội được tốt hơn, để gìn giữ hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh khỏe mạnh.
Ngôn là lời nói dịu dàng, khuôn phép có duyên... Ngày nay, chữ ngôn còn đòi hỏi người phụ nữ biết cách nói lịch thiệp, thẳng thắn thể hiện được sự thông minh, có kiến thức và biết ứng xử với môi trường chung quanh.
Hạnh ở đây thể hiện phẩm chất đạo đức của người con gái, người vợ, người mẹ giàu lòng nhân ái phẩm hạnh, chung thủy với chồng. Là tình yêu chân thật và chung thủy trong hôn nhân, không sa vào cuộc sống thấp hèn lôi cuốn bi vật chất.

Người phụ nữ ngày nay còn phải là một công dân tốt không vô cãm với đất nước, sống cần kiệm có ước mơ, biết quan tâm với những biến chuyễn của chính trị quiốc gia và thế giới, biết hài hoà trong việc tiếp cận giửa người và người. Không những thế họ còn phải có tinh thần trách nhiệm đối với tổ quốc với gia đình và với bản thân.
Như vậy ngày nay “CÔNG DUNG NGÔN HẠNH” hòa quyện kết hợp với nhau vẫn trở thành chuẩn mực để đối chiếu, đánh giá phẩm chất, nhân cách của người phụ nữ Viện Nam chính thống.



PHỤ ĐÍNH VỀ TỨ THƯ và NGŨ KINH

Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo
  1. Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
  2. Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
  3. Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
  4. Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dươngbát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vươngđặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
  5. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.


Tứ Thư (四書 Sì shū) Do các nho sĩ đời sau còn viết ra bốn cuốn sách khác là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn gồm:
  1. Đại Học (大學 Dà Xué)
  2. Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng)
  3. Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ)
  4. Mạnh Tử(孟子 Mèng Zǐ)
Đúng ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh


VÕ THỊ LINH
 7/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét