Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

TIẾNG PHÁO VÀ NỔI SỢ 
HÃI HÀNG NĂM CỦA BA ĐÌNH

Tí tách...đùng đùng...pháo đón xuân
Chập chập...cheng cheng...lân mừng tết
Tiếng pháo nổ... tiếng xèng la... tiếng trống...
Xuân đến rồi trông ngóng đã bao lâu
Xin chúc cho tất cả sẽ sang giầu
Một năm mới đầu xuân tài lộc đến (st)


Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây...uống nước nhớ nguồn; trong mấy ngày đầu xuân khi tiếng pháo nổ dòn từ đầu làng tới cui làng, xin hãy dành vài phút để nhớ về Quốc Tổ Hùng Vương, và khi thắp nén hương trên bàn thờ gia tiên, phải cám ơn người đã cố tạo được một giống dân hết sức quật cường được được kết hợp từ Cha Rồng và Mẹ Tiên.  “Uống nước nhớ nguồn” Nước nguồn, cây cội, là  đạo Việt, là nói đến cái gốc đại thụ của người Việt cồ, Tổ Hùng Vương. và mẹ Âu Cơ.
Đốt pháo ( pháo dây) là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt nam nói riêng và các dân tộc châu Á nói chung. Đốt pháo tết đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, còn hơn thế nữa nó mang tính tâm linh và truyền từ đời này sang đời khác. Tết không thể vắng tiếng pháo.


Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà mà, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi ( Tống cựu nghinh tân), tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng. Tiếng pháo như tiếng vui chào rộn rả đón rước ông bà tổ tiên về vui vầy cùng con cháu sum hộp, đón ông táo về nhà giữ ấm cúng bếp nút, đón ngài Hành Khiển về phù hộ gia chủ...Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Tiếng pháo đêm giao thừa như là thời khắc thiêng liêng, thời khắc giao thời giữa cũ và mới, giữa mùa đông giá lạnh và một mùa xuân ấm áp, giữa những buồn vui, nhọc nhằn trong năm cũ và những hy vọng tốt đẹp trong nắm mới. Thời khắc lòng người như giao hòa cùng đất trời, cùng thiên nhiên, vừa xao xuyến vừa hoan ca, như thỏa lòng mong đợi sau một năm với bao vất vả lo toan. Đêm giao thừa là những giây phúc quý báu rất thanh bình, rất riêng tư cho mỗi gia đình đòan tụ bên nhau sau một năm xuôi ngược mưu sinh, những mối dây liên kết gia đình càng thêm thắt chặt, gắn bó đằm thắm hơn. Đó là những mảnh ghép trong một bức tranh đất nước đón năm mới thái bình, an lạc.
CẤU TẠO
Khó có một nghiên cứu đầy đủ cho biết pháo đã được sử dụng chính xác từ thời điểm nào, nhưng, với sự truy nguyên nguồn gốc phát minh thuốc nổ đen từ Trung Hoa, cho thấy rất có thể pháo đã được sử dụng đầu tiên trên thế giới tại quốc gia này. Xa xưa hơn nữa, pháo trúc (âm Hán-Việt là "bộc trúc"), loại ống trúc kín hai đầu được cho vào lửa đốt nổ phá gây tiếng vang, và dị bản về sau của nó là ống trúc nhồi thuốc nổ đen, được sử dụng đầu tiên từ Tàu với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

Pháo rất đa dạng về kiểu dáng, hình thức, nguyên lý, phần lớn được làm thủ công tuy hiện nay nhiều loại đã được thực hiện tại các nhà máy. Các loại pháo thủ công thường sử dụng thuốc nổ đen (một loại thuốc nổ được phát minh sớm nhất là hỗn hợp của than củi, lưu huỳnh và muối nitrat kali) theo một tỷ lệ nhất định, với sự thêm thắt một số phụ gia như bột nhôm, hóa chất tạo màu (như magiê và nhôm đốt cháy tạo ra ánh sáng trắng, muối natri tạo ra màu vàng, stroni nitrat hoặc cacbonat tạo ra màu đỏ, bari nitơrat tạo ra màu xanh lá cây. Muối đồng tạo ra màu xanh nước biển). Các phụ gia thêm thắt vào thuốc nổ với dụng ý nhất định, hoặc tạo nên các bộ phận cấu thành của pháo (như thuốc phóng, ngòi nổ, chất cháy), hoặc tạo nên sắc màu của pháo khi đốt.


Bánh pháo, băng pháo, dây pháo, hay tràng pháo là tên gọi của một loại pháo, được tết, kết từ nhiều quả pháo, thường quấn bằng giấy điều (màu đỏ) có kích thước nhỏ (pháo con) thành một dây. Xuất xứ từ Trung Hoa và thịnh hành trong các nền văn hóa châu Á, tràng pháo thường dùng để đốt trong các dịp khai mạc, khởi điểm lễ hội, hội làng, lễ cưới, lễ ăn hỏi, đám ma người cao tuổi, và đặc biệt là trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày tết cổ truyền.
Bánh pháo thường kết từ nhiều quả pháo theo một vài phương thức: nếu các quả pháo với ngòi nổ ở đầu quả pháo (thường gặp), các quả pháo cùng kích thước sẽ được tết, kết phần ngòi nổ vào một trục, tạo thành hai dãy đối xứng hai bên băng pháo. Trục này cấu tạo từ một số sợi dây ngòi chính nằm ở giữa dây pháo và được quấn bằng lạt giang, bằng các sợi chỉ thật chắc chắn; nếu các quả pháo con được xoi lỗ tra ngòi ở giữa thân quả pháo, các quả pháo sẽ kết đơn xếp liền nhau và sử dụng dây ngòi buộc cắt ngang thân từng quả pháo. Cuối dây pháo có thể buộc dây sẵn để người sử dụng treo lên cây, còn phía đầu bánh pháo thường có một đoạn ngòi nhô ra vài cm để tiện châm lửa đốt.

Bánh pháo con thường đi kèm với một số quả pháo to hơn (gọi là pháo cối hay pháo đùng), để tạo các điểm nhấn về tiếng vang trong khi dây pháo đốt nổ liên thanh.
Các bánh pháo có độ dài tùy ý và kích thước pháo cũng khá đa dạng: từ loại bánh pháo tép dài khoảng 20 cm với những quả pháo có cỡ chỉ bằng que diêm quẹt, màu sắc vàng, đỏ, xanh đa dạng dành cho trẻ em chơi, cỡ vừa thì gọi là pháo tôm, cho đến những loại pháo cỡ khá lớn và băng pháo có thể dài vài mét hay hơn quấn bằng giấy hồng điều. Những quả pháo con xoi ngòi nổ ở giữa quả thường có kích thước khác nhau trong dây pháo, vài quả cùng kích thước (3-5 quả) lại xen kẽ vài quả có kích thước lớn hơn (3-5 quả khác), những dây pháo này có thể có 3-4 loại pháo có kích cỡ khác nhau. Với quả pháo dùng ngòi nổ ở đầu thì các quả pháo có kích thước đều đặn trong toàn bộ băng pháo, tràng pháo, được xếp đối xứng, và những quả pháo cỡ lớn chỉ được gắn kèm vào dây theo từng khoảng cách nhất định tùy ý người sử dụng.
Tiếng pháo giòn giã, mùi khét của khói thuốc súng, và xác pháo phủ khắp trên những con đường trong những ngày tết đã đi vào lòng người, đi vào thơ ca, nhạc, họa như một biểu tượng của ngày tết:






CÁC LOẠI PHÁO TẾT

Pháo hoa: Các loại pháo (thường được làm công nghiệp tại các nhà máy) được bắn lên trời tạo màu sắc của ánh sáng, tiếng nổ, hình khối màu trong một khoảng thời gian nhất định. Phổ biến toàn thế giới như một loại pháo dùng cho đại lễ, pháo hoa hiện cũng được Việt Nam sử dụng để bắn trong lễ đón giao thừa, hay trong các ngày lễ trang trọng tại các thành phố lớn.
Pháo sáng (pháo hiệu hay hỏa châu): Thường sử dụng trong quân sự, cứu hộ, nhưng cũng được sử dụng để bắn trong lễ hội về đêm, trong các màn bắn pháo hoa ngày lễ...
Pháo dù: Là loại pháo sau khi nổ bung ra một cái dù màu sắc đẹp mang theo cờ hoặc khẩu hiệu chào mừng. Pháo này phải đốt hoặc phóng cho nổ trên cao.
Pháo tháp: Các tháp bố trí nhiều loại pháo theo tầng, trên cùng thường là pháo mặt trời xoay tít, dọc theo tháp pháo là các bánh pháo rất dài và các loại pháo khác đốt cháy, nổ, phun lửa, tạo nhiều hoạt cảnh theo điển tích dân gian. Thịnh hành tại các hội pháo như Hội pháo Bình Đà.
Pháo phụt: Pháo làm dạng cây (Pháo cây), với một phần thuốc phóng nhồi xen lẫn với các viên thuốc nổ kết hợp với phụ gia tạo màu khi cháy, khi đốt thuốc phóng cháy lần lượt phóng các viên thuốc nổ lên trời và cháy sáng các màu khác nhau.
Pháo thăng thiên
Pháo thăng thiên: Pháo làm dạng mũi tên, với một phần thân nhồi thuốc phóng, đầu phía gần ngòi được làm không quá chắc chắn để thuốc phóng dễ dàng phụt ra ngoài tạo phản lực đẩy quả pháo đi. Đầu quả pháo nhồi thuốc nổ với các quả pháo con hoặc các viên thuốc nổ kết hợp phụ gia tạo màu. Pháo thăng thiên được gắn vào một que tre nhỏ và dài như lõi que hương để có thể mắc quả pháo vào dây hay cắm xuống đất mịn để khi được kích hoạt quả pháo bay theo quỹ đạo thẳng. Bên cạnh loại gắn que, một số loại pháo thăng thiên tương đối lớn thường làm theo hình quả tên lửa, có cánh định hướng, được đặt trên mặt phẳng khi đốt. Nguyên lý tương tự các quả pháo hoa công nghiệp nhưng pháo thăng thiên thường được làm thủ công. Khi đốt thuốc phóng cháy đẩy phần đầu quả pháo bay lên cao và phần đầu của pháo phát nổ khi tới hạn.
Pháo thăng thiên
Pháo nhị thanh, pháo tam thanh: Là loại kết hợp giữa pháo thăng thiên và pháo nổ. Phần đầu quả pháo chia thành hai hoặc ba ngăn riêng biệt, nhồi thuốc nổ và có ngòi. Khi thuốc phóng cháy hết sẽ lần lượt kích nổ từng ngăn một tạo ra hai hoặc ba tiếng nổ.
Pháo dây: Dây làm dạng ngòi pháo, cho thêm chất phụ gia (như bột nhôm) để khi đốt cháy sẽ phát sáng lấp lánh. Một biến thể về sau của loại pháo này là pháo que làm dạng giống que hương.
Pháo giật: Còn gọi là pháo xiết, là loại pháo nổ nhưng trong thân pháo, ngoài thuốc nổ còn có hai mảnh nhỏ để tạo ma sát được gắn sát nhau vào cùng một sợi dây, đầu dây thò ra ngoài mỗi đầu quả pháo. Pháo được kích nổ bằng cách giật mạnh hai đầu dây. Loại pháo này thường có liều lượng thuốc nổ ít để tránh gây nguy hiểm cho người giật.
Pháo nện: Là loại pháo sức nổ nhỏ được kẹp giữa hai lớp giấy mỏng, dùng búa hoặc hòn sỏi đập cho nổ. Người ta cũng chế ra súng đồ chơi bắn pháo nện. Loại pháo này chỉ dùng cho trẻ con chơi.
Pháo ném: Còn gọi là pháo đập, là các loại pháo được nhồi thuốc nổ nhạy kết hợp với những vật nhỏ tạo ma sát (như mảnh đá, sứ...), cho phép pháo tự kích nổ khi bị ném vào vật cứng.
Pháo diêm to bằng đầu đũa, dài cỡ que tăm đựng trong những hộp nhỏ bằng bao diêm. Chỉ cần đánh vào vỏ hộp như cách đánh diêm là pháo phát nổ.
Pháo tép: Các loại pháo có kích thước nhỏ.
Pháo cối hay Pháo đại: các loại pháo lớn từ ngón tay cái người lớn trở lên, tiếng nổ to, sức nổ mạnh.
Pháo chuột, còn gọi là pháo xì: Là loại pháo có nguyên lý giống pháo thăng thiên nhưng thuốc phóng tạo phản lực không mạnh bằng, phần đầu quả pháo không nhồi thuốc nổ mà nhồi thuốc tạo khói. Thân pháo cũng không gắn que tre như pháo thăng thiên. Khi đốt, quả pháo chạy theo quỹ đạo ngoằn ngoèo trên mặt đất (giống chuột chạy) và cuối cùng xịt ra một đám khói. Loại pháo này những năm gần đây ít phổ biến và từ pháo chuột còn dùng để chỉ những loại pháo bánh cỡ nhỏ.
Pháo vịt: Nguyên lý giống pháo chuột nhưng được chế tác để có thể nổi trên mặt nước, thường cho thêm phụ gia tạo màu. Khi đốt, pháo chạy loằng ngoằng trên mặt ao, hồ với màu sắc rự rỡ. Loại pháo này hay được dùng trong nghệ thuật múa rối nước.
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Tú xương cũng dành cho pháo những nét yêu thương:

" Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà".
Pháo với thi sĩ TTKH, là cái cớ để người ta thốt lên  những nỗi  khổ đau nhớ thương và thất vọng:
Đâu biết một đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu thương
Người xa  xăm quá ta buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường”
(Hai sắc hoa tigôn-TTKH)



Cả trần gian tí tởn
đón xuân sang tưng bừng

có một thằng dớ dẩn
ngồi làm thơ rưng rưng…

Cả thành phố như nổ
tiếng pháo rền vang xa
có một lão bị gậy
khóc khàn trên sân ga

Cả thành phố như cháy
lập lòe ánh hỏa châu
có bà già bới rác
nằm co ro gầm cầu

Cả thành phố như khói
khét lẹt mờ mịt mây
có một em điếm ế
đón giao thừa gốc cây

Cả thành phố như toác
xác pháo dày vỉa hè
có chú bé đi bụi
khoèo mé hiên lắng nghe

Toác, khói, cháy, nổ, tởn…
trận mạc nào đang qua?
có một người nạng gỗ
ngồi bên sông nhớ nhà…
(ST)

Mùi pháo khen khét quyện với hương nhang trầm và mùi thơm của hoa mai là bức tranh dân gian trong ngày truyền thống của Việt tộc vào Giao thừa, đúng vào lúc tống cựu nghinh tân, thời khắc giao hoà của đất trời.
Trẻ con chờ đến Tết, đ được mặc những bộ đồ mới rồi cùng cha mẹ đi chúc Tết họ hàng, để được sung sướng hân hoan cầm bao lì xì đỏ, để được nghe tiếng pháo rộn ràng trong giờ phút chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, để được thưởng thức mùi hương đặc biệt của đất trời trong đêm giao thừa có hương pháo nồng nàn. 
Ước nguyện của nười viết là có dịp nhìn, nghe tiếng pháo nổ để tận hưởng cái hương vị ngày Tết nguyên đán truyền thống mà tác gỉa chưa bao giờ có được. Nhất định tiếng pháo nổ mà người viết nghe được trên quê hương, phải là tiếng pháo tống tiển bọn bán nước, tay sai của cộng sản tàu ra khỏi đất nước VN, là tiếng pháo hoan ca từ bắc đến nam để mừng ngày đoàn tụ của đàn chim Việt từ Hải Ngoại về để đón mùa xuân Tự Do, Dân Chủ đích thực của dân tộc VN. 

PHÁO XUÂN MIỀN NAM VN TRƯỚC NĂM 1968



Theo lời kể của các bác, Cô, Chú, dì lớn tuổi sống ở miền nam trước năm 1968, đều cho rằng đó là những năm có mùa xuân rất yên bình, khi hoa mai bắt đầu nở, vào dịp giao thừa và đầu xuân,  nhà nhà.. nơi đâu cũng có tiếng pháo đì ..đùng từ thành thị tới thôn quê. 

".... Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng ngồi chờ sáng
Đỏ hây hây những đôi má đào....."



(trích bài hát "Xuân nầy con không về")

CỘNG SẢN SỢ PHÁO NHƯ CHUỘT SỢ MÈO


Như các năm qua, dân chúng cã nước sẽ bị cấm đốt pháo mừng tết nguyên đán Ất Mùi 2015, mặc dù csVN thường hay vênh váo là nuớc rất an ninh và hạnh phúc tầm cao trên thế giới (?). Nhưng họ lại rất sợ tiếng pháo đầu xuân. Mổi lần tiếng pháo nổ là chúng măt ăn mất ngủ, các oan hồn  bị cộng sản giết năm 1968 sẽ hiện về đòi mạng. 
Khôi hài nhất! CHXHCNVN là một đất nước được xếp hạng nhì, là đất nước hạnh phúc trên thế giới, thế nhưng cái hạnh phúc mà ngưi dân rất cần đó là được vui xuân với tiếng pháo, nhưng  cng đã bị đảng tước đoạt nốt hơn 20 năm qua. Thử hỏi 91 triệu dân từ Bắc chí Nam không ai là không mong đưc nghe tiếng pháo nổ trong những ngày Tết.Trên thế giới, nước nào cũng cho phép dân đốt pháo trong ngày Tết, chỉ ngoại tr nước hạnh phúc hạng nhì thế giới là tước bõ tiếng pháo giao thừa đầu xuân của người dân chúng!  http://www.huyenthoai.org/TranGiaPhung/tansatetmauthan.html
Sống với đảng, dân chúng miền nam đã phải âm thầm lặng lẽ trong niềm tiếc nuối vô biên về những cái tết xa xưa trước 1975- Theo lời kể của các người lớn tuổi từng sống  ở miền nam VN nói, không có năm nào mà không có tiếng pháo. Tiếng pháo của miền nam chỉ dừng lại khi bọn người khát máu, với chiêu bài giải phóng miền nam, lợi dụng tiếng pháo vui xuân đầu năm Mậu Thân 1968, tổng tấn công miền nam. Ác tặc Hồ Chí Minh đã ban hành lệnh tấn công khắp miền nam VN vào ngay giao thừa năm Mậu Thân 1968. bầy quỷ đỏ khát máu đã  tràn vào 41 tỉnh thành khắp miền nam, để đốt phá, bắn giết, chôn sống, đập đầu người dân Huế một cách tàn bạo. Mổi lần tiếng pháo giao thừa vang lên là mổi lần nhân dân miền nam sẽ nhớ lại tác tài trời nầy của HCM và đám đầu lĩnh Ba Đình. Tiếng pháo đầu xuân là tiếng đòi mạng của các oan hn chết năm 1968. Tôi ác của cộng sản đã  gây ra làm 45.311 người chết, 259.900 bị thương, hàng ngàn mất tích. Một niều uất hận chưa bao giờ nguôi trong lòng người dân miền nam. Hèn nhất của bọn người khát máu nầy, là cho tới giờ vẩn chối quanh về hành động khát máu nầy. https://www.youtube.com/watch?v=ovyXA1YhLLY

Cộng sản tấn công các tỉnh, thị xã miền nam 1968
Hiệu lệnh mở màn lệnh tổng tấn công năm Mâu Thân 68, là bài thơ chúc Tết của ác tặc Hồ Chí Minh:
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
 Với tội ác đó, đám đầu lĩnh Ba Đình không lúc nào mà không sợ hải tiếng pháo vào dịp đầu năm, vì chúng còn sợ oan hồn của các nạn nhân năm 1968 do chúng giết, bị chết oan, về đòi lại công đạo. Thế nên 21 năm qua chưa bao giờ chúng dám cho đồng bào đốt pháo vào dịp tết nguyên đán. Chúng đã cấm đốt pháo kể từ ngày 8-8 -1994 cho đến hôm nay. Sự sợ hải đó cho mọi người thđơợc đảng cs đang lâm vào tình trạng bất ổn tứ phía. Lúc nào cũng lo sợ một sự nổi dậy của quần chúng. Ác lai ác báo, ngày đền tội chúng sẽ không còn xa nữa. 
Từ 21 năm qua trên quê hương VN đã vắng tiếng pháo. Cấm đốt pháo,  đồng nghĩa là việc "bứt tử" một truyền thống văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc, bức tử một sinh hoạt mang đậm tính tâm linh, và tước đoạt một sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh, quý giá của người dân. Ngày tết cũng chính vì thế mà trở nên buồn tẻ, vô vị trên khắp 3 miđất nước.
 Đã đến lúc, đảng csVN phải trả lại tiếng pháo trong ngày đầu xuân phải trả lại tình tự dân tộc, trả lại những giá trị tinh thần, những giá trị thiêng liêng vốn có trong ngày tết cổ truyền. Đừng nại hết lý do nđến lý do khác để cấm dân chúng phải im tiếng pháo. Dân chúng không có n máu vi nhân miền nam. Chỉ có một số người trong đảng mới mang nợ máu, nổi s hải thì chỉ có nơi những bàn tay mang n máu với nhân dân miền nam. Đảng không thể bắt 91 triệu người khác phải s hải theo đảng. Đảng đừng đánh đồng nổi s hải với niềm vui của nhân dân trong ngày đầu xuân.
( tài liệu và hình ảnh được sưu tầm từ Internet)
Võ thị Linh 26/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét