Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

MAI TRONG TÂM THỨC VIỆT TỘC

Cây mai là một loại cây gần gũi với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống có ý nghĩa. Như cây mai vàng rể cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.

Mùa Xuân Đến

Tác giả: Hoàng Nghi

 Cánh én trao nghiêng xuân đến rồi

Mai vàng hé nở rộn lòng tôi
Mây trời thay áo màu xanh biếc
Cây lá đổi cành sắc úa trôi
Hương bưởi bay theo làn gió thổi
Sắc hồng lan tỏa khắp chân đồi
Người người vui đón mừng xuân mới
Hạnh phúc an khang đến mãi thôi



Trở về câu chuyện về Tết nhất đầu năm, chúng ta thử nhín chút thời giờ nhớ lại kỷ niệm xưa nào đó ngó lên bàn thờ gia tiên có lư hương đồng bóng loáng, có mâm ngũ quả, có bánh chưng hay bánh tét, có mâm mứt, có trà mạn sen, có cặp dưa và có nhành mai ngày Tết và hỡi bạn còn nhớ hương thơm của mai khi tỏa hoa cho lộc may đầu năm ? Thật vậy, hoa mai rất thơm. Đặc biệt khi tiết trời đầu năm càng lạnh, khiến cho mai càng tỏa hương thơm ngát. Chính cái khứu giác đó làm cho ta trân quí mai hơn.
Mai là loài hoa mà ông cho là giống thanh cao, để mai sau trở thành một bức tranh tuyệt tác, chng những cho văn thi, nhạc sĩ mà cho người đời say ngắm. Nhắc đến hoa mai, hai trăm năm nay ai cũng nhớ câu thơ rất thần của Cao Bá Quát về hoa mai:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

nghĩa:

Mười năm chu du tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai

Trong thực vật học về nguồn gốc của hoa mai và được biết như sau:


Tên Việt: mai vàng
Tên Hoa: hoàng mai
Tên Anh: Vietnamese mickey-mouse plant
Tên khoa học: Ochna integerrima

Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Malpighiales
Họ (familia): Ochnaceae
Chi (genus): Ochna

Họ: Ochnaceae Mai có các loại như mai tứ quý (Ochnaceae serrulata, quế diệp hoàng mai (Ochnaceae kirkii Oliv. Heima), mai chiếu thủy (Wrightia religiosa).

Mai và đào chính ra cùng dòng họ, nhưng về sau các nhà thực vật học nghiệm thấy đào (peach) hay mơ (apricot), mận (plum hay prune) và anh đào (cherry) là loại ra quả, nên tách riêng dòng họ mai ra. Mai có nhiều màu như: hoàng mai, hồng mai, bạch mai và mai tứ qúi http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_tứ_quý .


Nguồn gốc – Tên gọi
Ochna integerrima (Hoa Mai, Hoàng Mai) là một cây loài (đôi khi cây bụi) của nhánh Ochnaceae. Các hoa màu vàng đẹp nhất của loài này rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam, nơi Mai được mua và trưng bày trong dịp Tết, theo truyền thống đón năm mới ở Việt Nam. Ochna integerrima cũng là hoa của tỉnh Mukdahan tỉnh, Thái Lan .Ở Việt Nam phổ biến là mai vàng và Mai núi. Hoa có năm cánh hoa được gọi là Mai vàng, trong khi mai Núi hoa có từ năm đến chín cánh..Mai vàng ( hoàng mai) còn được gọi là Lạp Mai:Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. 

Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch)
Cây mai vàng thường trút bõ những chiếc lá già cỗi vào cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai. Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.
Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẻo dai,xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 – 18 cánh, gọi là “mai núi” (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp.Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”. Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ”. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh
CÁC LOẠI HOA MAI TRẮNG

Mai trắng cùng họ với hoa đào, cây thân gỗ, khá cứng và nở hoa trắng muốt. Mai trắng hợp với khí hậu lạnh ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thường chỉ nở vào dịp Tết. Trong tiết đông giá lạnh, nhiều cây và các loài hoa úa tàn, nhưng hoa mai trắng vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.


Nhất Chi Mai ( Hoa mai trắng miền bắc)

Cây dáng nhỏ, hoa chúm chím, cánh mỏng manh nhưng lại được rất nhiều người sành chơi hoa Hà Thành yêu thích mỗi độ Tết đến xuân về.



Ngày nay ít ai biết được loài hoa được cha ông ta liệt kê vào bộ tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai” chính là mai trắng. Thân dáng mảnh dẻ nhưng cứng cáp, sau nắng gắt, gió đông vẫn nở hoa trắng tinh khiết, hương thơm lại nhẹ nhàng, kín đáo, nên người xưa ví hoa mai với khí phách của người quân tử. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Vóc dáng của mai còn được ví như người con gái quyền quý, khuê các. Vì lẽ đó mà mai trắng còn được gọi với tên “Nhất Chi Mai”.

Ngoài tô điểm không gian gia đình, mai trắng còn được chọn làm món quà biếu họ hàng, người thân vào dịp Tết. Dù rằng, mai trắng không còn vị trí độc tôn như trước nữa, nhưng vẫn còn đó nét đẹp tinh tế mang tên Nhất Chi Mai và lối chơi hoa độc đáo của người dân Kinh Kỳ mỗi độ xuân về.


 Nhất chi mai (hồng mai): Thật ra, với cái tên như thế cũng khó biện minh được ý nghĩa hàm chứa. Bởi lẽ, hiểu theo ngữ cảnh thì không thể là một cành mai như trong câu “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” được, mà phải hiểu là “mai một cành”. Cách hiểu này cũng dễ đươc chấp nhận trong lĩnh vực phân loại học thực vật, nhưng gợi cho người nghiên cứu là “mai đơn cành”, nhưng trong thực tế thì không phải thế. Loài hoa Nhất chi mai còn có tên gọi là Hồng mai, và theo tôi thì tên gọi này có ý nghĩa thực tế hơn, đó là một tên gọi tượng hình, góp phần vào việc nhận dạng.
Hồng mai có tên tiếng Anh là Peregrina hay Spicy Jatropha, tên khoa học là Jatropha integerrima, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Đây là loài cây bụi thường xanh, cao trung bình 1-3 m; cành nhánh mềm mại, hơi trườn. Lá đơn nguyên hình xoan thuôn, bầu dục hay xẻ thùy, màu xanh thẫm, thường tập trung đầu cành. Hoa mọc thành cụm hình xim, đơn tính, hoa cái mọc ở trung tâm, chung quanh là khoảng 4- 6 hoa đực với tràng hoa 5 cánh màu hồng phấn hoặc hồng thắm; nhị đỏ mang hai bao phấn vàng tạo thành đường viền đẹp mắt.
Thông thường rên đất nước Việt Nam, người ta biết nhiều đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác.

Các loại hoa mai vàng :
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.


1. Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung. 

  2. Mai rừng : 
Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Mai (Ochnaceae), khác với các loại hoa Mai mơ ở Trung Quốc, hay loại mai được nhắc đến trong thi ca cổ là loại mai có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi
3. Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).


4. Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..
5. Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.

6. Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là “Mai thơm” vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là “Mai ngự” vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là “Mai ngự”.
7. Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành “mai châu”.

8. Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.
9. Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
10. Mai Cà Ná
Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.
 Mai Cà Ná
11. Mai Vĩnh Hảo
Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo. Đây nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là “Nước khoáng Vĩnh Hảo” thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này. Nó không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là “Mai Vĩnh Hảo”. Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.
Hoa mai vàng đẹp ngày tết


12. Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.

Thường trên cây mai tứ quý hoa màu đỏ, hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy, trông giống như nụ hoa vừa nhú. Nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy 5 đài hoa bung ra trông như hoa mai đỏ vừa nở. Hạt ở giữa các cánh hoa có màu xanh khi còn non và đổi sang màu đen khi già.
Mai tứ quý là loại cây trồng làm cảnh lá xanh quanh năm, rất ít bị sâu bênh, vừa chịu nắng tốt lại có thể sống được nơi ít nắng và có thể xén cành để tạo thành hình cầu, hình nón, hình chóp hoặc để tự nhiên. Đây là loại cây có sức sống tốt, thích hợp trồng trang trí sân vườn nơi công cộng cũng như tư gia. Mai tứ quý vừa là loại cây trồng trang trí nhưng khi trồng lâu năm sẽ trở thành mai cổ thụ có giá trị.
13. Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.

Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống thay đổi dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh) rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh); mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp).
14. Mai vàng Yên Tử
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn…
Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về. Theo những nghiên cứu gần đây, cây mai vàng Yên Tử không khác mấy về loài so với cây mai vàng miền Nam, cùng có tên khoa học là Ochna integerrima. Mặc dù vậy, do phải sống trong khu vực miền Bắc nói chung và Yên Tử nói riêng, nền khí hậu có nhiệt độ 4 mùa rõ rệt, rất lạnh vào mùa Đông, lâu dần đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái. Mai Yên Tử có hình hài "khắc khổ", "phong trần" hơn.
Mai vàng Yên Tử, mọc thành rừng. Trong đó, qua khảo nghiệm, có nhiều gốc mai có tuổi đời tương đương với thời điểm vua Trần Nhân Tông mới đến đây tu hành (khoảng từ năm 1285-1288, cách đây hơn 700 năm).
Do đặc điểm của loài, tuy là "cụ" mai nhưng cây già nhất, cao nhất cũng chỉ có chiều cao trên 10m, đường kính gốc hơn 50cm mà thôi. Vì vậy, giống mai này được các nhà thực vật gọi là "đại lão mai vàng", phân bố tại nhiều điểm quanh núi Yên Tử: như chùa Đồng, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái. Ngoài ra, một số điểm khác nằm trong vùng rừng đặc dụng Yên Tử như Dốc Ranh, Khe Chè, chùa Hồ, Trại Lốc, chùa Ba Bậc, Dốc Hẩy... thuộc xã Tây Sơn, huyện Đông Triều cũng có thấy "đại lão mai vàng" mọc tập trung, mật độ hàng trăm cây mỗi điểm với tuổi đời từ vài chục đến vài trăm năm.
Điểm khác biệt đáng kể nhất là mai miền Nam hoa nhiều, cánh hoa dày, nhiều lớp, vàng rực nhưng rất ít hương thơm, trong khi đó, "đại lão mai vàng" Yên Tử hoa thưa, cánh ít, có sắc xanh, khi nở toả ra hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, lan toả cả góc rừng thiền môn chay tịnh

Hoàng hôn trên núi Yên Tử

Với người dân nước Việt, hoa mai đã trở thành sứ giả biểu tượng cho mùa xuân ở vùng đất phương Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng ở Quảng Ninh cũng có rất nhiều loài mai, đặc biệt phải kể đến cây mai vàng Yên Tử. Mai Yên Tử có sức sống mãnh liệt, thuộc họ mai vàng có tên khoa học là OCHNACEAE. Các cụ xưa thường gọi giống mai vàng là Kim liên mộc, còn người dân địa phương thì gọi là Mai ký đá.
Cây mai ký đá thường có rễ len lỏi ở các khe đá. Mai vàng Yên Tử sống thành quần thể rừng, ước định trên 800 năm tuổi. Có thể rừng mai cổ này được hình thành từ khi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, các vị tu thiền đã tự tay trồng và chăm sóc. Mai Yên Tử có điểm khác biệt với các loài mai khác là lá non của nó lúc nào cũng xanh mướt chứ không nhuộm sắc tím, vàng như các giống mai khác.
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn…”.
Sự thanh thoát của đại lão mai vàng Yên Tử.
Điểm khác biệt đáng kể nhất là mai miền Nam hoa nhiều, cánh hoa dày, nhiều lớp, vàng rực nhưng rất ít hương thơm, trong khi đó, "đại lão mai vàng" Yên Tử hoa thưa, cánh ít, có sắc xanh, khi nở toả ra hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, lan toả cả góc rừng thiền môn chay tịnh.
SÁU LOẠI MAI VÀNG KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
1 - Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung. Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.

2 - Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khaong3 7m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, pah62n thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

3 - Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.

4 - Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.

5 - Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.

6 - Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.

Đó là 20  loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4, thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt Nam. Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn nhiều hơn nữa. Đúng là hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung Hoa họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.

Ngày tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của sự mai mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.
MAI ĐỎ (MỘC QUA) NHẬP CẢNG SẮC ĐỎ RỰC RỠ   
Gần đây có một loại hoa Tết nhập vào Việt Nam  được gọi là mai đỏ. Hoa có hình dáng giống Hải đường chỉ có 5 cánh màu đỏ chúng nở cùng dịp với hoa anh đào. Hoa này ở Nhật được gọi là Mộc qua.
 Mộc qua (Chaenomeles speciosa ) là loài cây bụi có gai, cao từ 1-3 mét, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản,Trung Hoa và Đại Hàn. Hoa có đường kính 3-4,5 cm với 5 cánh, có màu đỏ cam nở vào cuối mùa đông hoặc đầu xuân.



MAI TRONG THƠ NHẠC:

"Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi."
(không r
õ tác gỉa)



Mai với Vũ Hoàng Chương:
TẾT ĐỀ MAI


"Cao sâu từng nhập bóng cây già
Cây vẫn thân xưa bóng chẳng nhòa
Vườn trải băng sương trăm thức cỏ
Xuân còn thúy vũ một cành hoa
Lòng nghe nắng ấm say đôi chút
Cánh để men hồng nhuốm phớt qua
Vang tiếng chim xanh về hót đấy
Bồng lai hẳn nhớ kẻ đi xa"
hay:




CÀNH MAI TRẮNG MỘNG

"Rồng lên một bóng u hoài
Ôi thôi từng khúc ngã dài tâm tư!
Chín giao thừa, tám năm dư
Cành mai trắng mộng đêm trừ-tịch xuông..."

hay:

"Ngàn mai lối tuyết đêm đông lạnh
Hai gã say sưa lạc nẻo về
Đắm giấc mơ tình trên nệm tuyết
Quanh người âu yếm lá mai che"

hay:

"Tuyết tan mai rụng còn đâu nữa
Dĩ vãng tìm đâu một chút ghi
Chăn gối đêm xưa nơi vực thẳm
Điêu tàn mang cả ái ân đi"



MAI VỚI SƯƠNG NGUYỆT ÁNH: 

Khi viếng Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vỹ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác hai bài thơ tiêu biểu là "Thưởng Bạch Mai Cảm Đề" và "Linh Sơn Nhất Thụ Mai" như sau:


"Non Linh đất phuớc trổ hoa nhân
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng hắt khói trần
Sắc nước hương trời nên cảm mến
Non linh đất phước trổ hoa thần.
("Thưởng Bạch Mai Cảm Đề")

Và bài thơ Đường làm bằng hán tự khi xuân vịnh về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê đã cảm tác:



"Quỳnh tư ngọc cốt bản thiên chân
Tịnh độ cô liêu viên tục trần
Noãn nhập ám hương xuân dật từ
Hàn xung sơ ảnh nguyệt tà thần
Tuyết trung tự khước lưu phong vận
Phong ngoại ưng liên đạp tuyết nhân
Thừa hứng mạc hiếm sơn thủy viễn
Đồng lai dữ tử phú dương xuân".
( Xuân dật Tứ)

Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm chuyển ngữ sang Việt ngữ:

"Ngọc quỳnh cốt cách trời ban
Đất tịnh trơ vơ lánh thế gian
Ấm áp hương đầm xuân buổi sớm
Lạnh lùng bóng nhạt nguyệt đêm tàn
Nghĩ thân ánh tuyết hơi sương đượm
Thương kẻ hài sương gót tuyết chan
Mến cảnh nước non xa chớ ngại
Cùng lên ngâm vịnh tứ xuân tràn."


MAI VỚI CAO BÁ QUÁT:

Thơ ông ca ngợi hoa mai như sau:
"Thập tái luân giao cầu cố kiếm
Nhất sinh đê thứ bái mai hoạ"
(Mười năm chu du tìm gươm cổ
Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).
Cao tiên sinh cúi đầu lạy hoa mai một kiếp đời chân quí hoa mai.


Xuân về với chúng ta, phải chăng hoa mai đã phô sắc diễm kiều, hoa mai đã đóng góp một sắc thái văn hóa dộc đáo cho dân tộc VN. Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình hay cho một đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Người người làm ăn phát đạt sung mãn của năm mới đang đến với xa hội nói chung.

Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.

Xuân về là niềm vui đến với mọi tầng lớp trong xã hội VN. Người người ăn mặc đẹp, chúc nhau những lời đẹp và hạnh phúc đầu năm. Mai là biểu tượng của một niềm hy vọng trong suốt tương lai. Người Việt trong và ngoài nước, mỗi độ Hoa Mai nỡ là dịp đễ cầu hồn thiêng sông núi phù trợ cho công cuộc đấu tranh giải thể cộng sớm hoàn thành, để hạnh phúc như hoa mai nở rộ khắp nơi khi mùa Xuân tới.
Hướng dẫn canh hoa mai nở đúng Tết
Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Mai là loài hoa được rất nhiều người ưa chuộng và trang trí cho ngôi nhà của mình trong những ngày đón xuân, vui Tết. Để làm cho cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán cần áp dụng phương pháp sau.

1. Phương pháp tuốt lá
Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.
Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.
Làm cho hoa mai ra đúng Tết để nhà cửa thêm không khí Xuân
Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.
Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Cách làm cho mai ra hoa sớm
Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.
Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.
3. Cách cho mai ra hoa muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ 

ĐẦU XUÂN MẬU THÂN 1968
Việt tộc là thế, ngày đầu Xuân là ngày đoàn tụ trong không khí ấm áp của gia đình trong lúc tiết trời đẹp nhất trong năm, ngày tràn đầy yêu thương nới nơi chan hoà tiếng chúc nhau nhân dịp đầu Xuân. Duy chỉ có một tên khát máu Hồ chí Minh là chúc Xuân bằng lệnh Tổng Tấn Công trên toàn miền Nam VN vào đầu xuân Mậu Thân 1968.http://www.youtube.com/watch?v=lQVEzHy4krM

Đây là một vết nhơ trong lịch sử Việt Nam do ác thú Hồ chí Minh và bọn Việt cộng gây ra . Chúng đã sẵn sàng xé bỏ cam kết,vi phạm hiệp định ngừng bắn trong 3 ngày Lễ Tết Cổ truyền Dân Tộc. Chúng chà đạp lên những phong tục, những gì thành kính thiêng liêng nhất của tổ tiên ,dân tộc ,quê hương, đất nước... Quyết định (Tổng tiến công) của ác thú Hồ chí Minh đã man rợ thảm sát đồng bào ngay trong Đêm Giao Thừa. Việt cộng đã để lại lịch sử một cái TẾT Mậu Thân kinh hoàng mà đồng bào không bao giờ quên !!!



"....Có tiếng pháo nổ ran tiễn Đinh Mùi đón Mậu Thân. Cùng lúc, từ chiếc Radio, lời chúc Tết của ác Hồ vang lên sang sảng:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!

Phải đến gần hết sáng mồng Một Tết Mậu thân, mới có tin chiến thắng báo cáo tới ác Hồ: “Đánh khắp miền Nam” . Ánh mắt Bác rực sáng niềm vui....."
Trích đoạn : (Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy ) Vũ Kỳ Nguồn: Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998, tr. 4.
Mật khẩu Tổng tấn công Tết Mậu Thân của HCM

BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN 1968 !!!.

GỞi CHO Thế Hệ 9X _ 8X _ 7X _ ....và ...những X đã từng vỗ tay reo mừng ca hát "Mừng Chiến Thắng Mậu Thân"
Những ai chưa bao giờ biết Cộng sản đã thảm sát đẫm máu 5800 đồng bào Huế và các Linh mục,Ni ,Sư đã bị sát hại :Chôn sống,chặt đầu,đập đầu... trong suốt thời gian CSVN chiếm đóng và tháo chạy ở Huế .
Một vết nhơ trong lịch sử chiến tranh Việt Nam do bên CS Bắc Việt gây ra họ đã sẵn sàng xé bỏ ,vi phạm hiệp định ngừng bắn trong 3 ngày Lễ Tết Dân Tộc,chà đạp lên những phong tục, những gì thành kính nhất của quê hương, đất nước...khi quyết định (Tổng tiến công) và gây ra thảm sát ngay đêm giao thừa để lại lịch sử một cái tết kinh hoàng khi nhắc đến ( MẬU THÂN 1968 ).
Những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, người viết ghi lại tội ác của HCM và CSVN để cung cấp tư liệu cho các thế hệ sau nầy những chứng liệu quan trọng trong cuộc chiến vừa qua, lột trần tất cả tuyền truyền dối trá của Đảng Cộng Sản Việt Nam về ác ma họ Hồ.. về việc giải phóng miền nam những mỹ từ đầy máu và nước mắt mà đồng bào miền nam VN đã phải hứng chịu.
Có cộng sản là không bao giờ có một mùa xuân truyền thống đúng nghĩa. Đã 40 năm qua, có bao giờ đồng bào cã nước có được một mùa xuân đúng nghĩa với tiếng pháo rộn rã khắp xóm làng như miền nam trước 1968?? Đảng cộng sản thường tự hào CHXHCNVN là một đất nước an ninh thái hoà yên vui (?) sao h lại sợ tiếng pháo truyền thống ngày xuân? 
Có phải chúng đang lo sợ oan hồn của những nạn nhân trong Tết Mậu Thân hiện về đ đưa tiển những người cộng sản cuối cùng ra khỏi đất nước vào những dịp đầu xuân Ất Mùi 2015? Có sợ cũng không thoát, rồi cũng sẽ có ngày vất cùm vất đảng...đòi lại oan khiên cho những oan hồn đã bị chúng sát hại trong dịp đầu năm 1968. Một vết thương chưa bao giờ lành của người dân Huế.

Người viết cám ơn tác giả các bức hình và một số tài liệu được trích dẩn từ trên Internet.

Võ Thi Linh 23/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét