Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

QUÂN DÂN VNCH CHUNG LÒNG TRONG VIỆC
BẢO VỆ  HOÀNG SA

Một tâm niệm bất di bất dịch cho các chiến sĩ của Việt tộc từ xưa cho tới nay: "người lính yêu nước phải có trách nhiệm bảo vệ sự toàn chủ quyền, bảo vệ ngưòi dân của minh trước sự đe dọa bằng bạo lực trước các thế lực ngoại bang". Từ 8 thế kỷ trước, vua Đại Việt Trần Nhân Tông (1258-1308) từng căn dặn với quốc dân và con cháu:

"Các người phải nhớ lời ta dặn
không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại,
hãy đề phòng quân đại hán Trung Hoa!"
Lời nhắn nhủ trên cũng là lời di chúc cho muôn đời con cháu nước Nam ta. 



Tiếng súng Hoàng Sa của Nguỵ văn Thà tuy đã im từ 41 năm qua,  Hoàng Sa giờ đây đang tạm thời nằm trong tay Trung cộng, nhưng người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, đều cảm nhận một nỗi đau mất mát to lớn khi một phần lãnh thổ bị rơi vào tay ngoại bang. Người chiến sĩ VNCH, đã hết mình trong trọng trách bảo vệ tổ quốc trước dã tâm của người láng giềng nước lớn xấu tính. Thiếu tá Hạm trưởng tàu HQ 10 của Hải quân VNCH đã ý thức được lời dặn của tiền nhân, tiếng hờn của tổ quốc trước hiễm hoạ xâm lăng của bắc phương....anh đã hiên ngang chỉ huy con tàu của anh đi vào lịch sử. Tiếng súng từ tàu HQ 10 do anh chỉ huy cùng đồng đội đã anh dũng nã súng vào đầu giặc, để nói lên tiếng nói bất khuất của nhân dân miền nam về quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của mình. 


VNCH với quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quyền kế thừa Hoàng-Trường Sa
Trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đầy biến động, Việt Nam cũng như nhiều nước khác bị thực dân đế quốc đô hộ, nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam đã khéo léo trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc kế thừa văn hóa biển lâu đời của người Việt, mà bằng chứng thể hiện trên Trống Đồng Ngọc Lũ hay các di chỉ ven biển Đông cũng như các di tích khảo cổ ven bờ và các hòn đảo.
Triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận sự quản lý đối với Hoàng Sa từ triều Lê với nhiều văn bản cấp quốc gia quản lý Hoàng Sa. Năm 1802 dưới thời vua Gia Long đã thiết lập Đội Hoàng Sa đã kiểm soát và khai khẩn quần đảo.
Những năm đầu thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa, từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như sự ghi nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán... chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa.”

Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp.

Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm.
Bia chủ quyền của VNCH trên Hoàng Sa

Nghị định ra ngày 15/6/1932 toàn quyền Đông Dương đã đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, tức là dưới sự quản lý trực tiếp của Triều đình Huế. Binh lính được đưa ra đảo đồn trú. Năm 1938 có chỉ dụ của Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại số 10, ngày 30/3/1938 về Hoàng Sa. Mặc dù đất nước chịu họa xâm lăng của người Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn là nhà nước nắm giữ chính quyền, đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ địa lý hành chính khu vực miền Trung nơi có kinh đô Huế. 

Tháng 6 năm 1938, Pháp cho xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải”.

Trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa-Trường Sa nói chung.

Cuối năm 1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng Sa-Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.

Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa-Trường Sa cho QGVN

Sau khi hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7/1954. Sau thời gian ổn định quốc gia VNCH, phía nam vĩ tuyến 17, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tái xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ VNCH bằng một văn bản do ngoại trưởng Vũ văn Mẫu ký ngày 8/6/1956,  để đáp lại văn thư do Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố ngày 29/5/1956, qua đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 20/2/1957 Chính phủ VNCH cũng tái xác nhận chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo nầy cũng được đặt dưới quyền kiễm soát của quân đội VNCH 
Để củng cố vấn đề hải phận VNCH đã cụ thể hóa bằng Sắc lệnh số 81-NG của Thủ tướng chính phủ VNCH ngày 27/5/1965 ấn định hai khu vực: Một khu vực gọi là Khu vực phòng vệ trong giới hạn 03 Hải lý kể từ bờ. Một khu vực gọi là Khu vực kế cận kể từ ranh giới ngoài hải phận đến giới hạn 12 hải lý kể từ bờ. Trong khu vực kế cận, văn kiện ấn định cho quốc gia những thẩm quyền tương đương với quyền mà thỏa ước Geneve quy định cho một quốc gia ven biển, đối với vùng kế cận hải phận của mình.
Năm 1969, VNCH đã thành lập một Ủy ban Liên bộ soạn thảo dự luật quy định hải phận quốc gia. 
Vấn đề thềm lục địa cũng nóng lên cùng với những hoạt động con thoi: Một bản tuyên cáo của Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 7/9/1967 xác định phần lòng đất và đáy biển thềm lục địa là một phần lãnh thổ quốc gia, và thuộc thẩm quyền của Chính phủ VNCH.
Năm 1968, VNCH thành lập một Ủy ban nghiên cứu thềm lục địa, sau đó giao công việc lại cho Ủy ban Quốc gia dầu hỏa 2/6/1971.
Ngày 13/7/1961 dưới thời Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống VNCH đã ban hành sắc lệnh 174NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và thành lập lại quần đảo này thành xã Định Hải, quận Hòa Vang.
Dưới thời Đệ nhị cộng hòa, Nghị định số 709-BNV/HC ngày 21/10/1969 của Thủ tướng chính phủ VNCH đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.
Trong việc bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, chính quyền VNCH đã tích cực làm đúng theo di chúc của tiền nhân và thể hiện đúng trách nhiệm của một chế độ vì dân và vi tổ quốc VN.
Trách nhiệm lớn nhất của một chính quyền là phải bảo quốc an dân. Trong suốt thời gian hiện hữu, chính quyền VNCH trong quá khứ đã làm hết trách nhiệm về việc bảo vệ đất nước và người dân. Với sức mạnh quân đội dồn hầu hết vào không quân và bộ binh, Hải quân VNCH trước 1975, chỉ có một số chiến hạm chiến đỉnh khiêm tốn, nhưng tất cả đã được trưng dụng vào mục tiêu bảo vệ từ sông đến biển của tổ quốc ngày đêm, chứ không “bám bờ” hay thỉnh thoảng khoe đã đi “tuần tiễu chung” với hải quân (kẻ thù) Trung Cộng như CHXHCNVN ngày nay. 

Tất cã tàu lạ lẩn các tàu đánh cá Thái Lan mổi khi vi phạm hải phận Việt Nam đều bị HQ.VNCH bắt đưa về Phú Quốc hay Kiên Giang, bất kể Thái Lan đang là một đồng minh quan trọng. Nhìn qua việc bảo vệ chặt chẻ bờ biển miền nam VN của chính quyền VNCH, cho thấy rõ được bản chất của chê độ hết lòng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay thì tàu lạ liên tục đâm chìm tàu của ngư dân VN, mà hải quân hay lực lượng Cảnh Sát Biển đều không can thiệp được sự an toàn cho ngư dân trong lúc nguy khốn trước tàu lạ. 
Trước các vấn nạn lớn của đất nước, người dân miền nam VN vào thời điễm đó đã tự động tham gia góp phần cùng lo lắng, cùng báo động, cùng góp ý giải quyết chứ không chờ xin phép ai. Một trường hợp điển hình là Tập San Sử Địa thời đó. Đây là một tập san sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn tự đứng ra thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng. Số cuối cùng “Đặc Khảo về Trường Sa và Hoàng Sa”, thu thập và trình bày nhiều tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này mà hiện nay nhà nước CSVN đang phải dùng tới.


Nhân dân miền nam biểu tình phản đối Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn
TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA 
(VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂNVIỆT NAM CỘNG HÒA)

Nguyên văn: Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu. Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974. 
Ngoại trưởng Vương Văn Bắc
Bia chủ quyền Trường sa của VNCH

Bản chất của nguỵ quyền Hà Nội trong vụ Hoàng Sa 1974

Trong thời điễm anh hùng Nguy văn Thà hiên ngang chống giặc ngoài biển đông thì Hải quân miền bắc và nguy quyền Hà Nội đã có thái độ đồng loã với giặc trong việc tranh chấp chủ quyền  biển đảo với bọn xâm lược Tàu Cộng,  ngụy quyền cộng sản Hà Nội đã hoàn toàn giữ im lặng và bất động khi Trung Cộng tung ra huyền thoại về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa cũng như khi Trung Cộng ngang nhiên dùng vũ lực cướp đoạt quần đảo. Hà Nội đã không nói một lời ủng hộ nào, hay phác họa một cử chỉ nào để yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực phải đối, chống trả bọn xâm lăng nước ngoài và yêu sách chúng phải hoàn trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Thái độ bàng quan tiêu cực ấy dĩ nhiên đã làm cho bọn xâm lược vững lòng hơn để tiếp tục hành động trái phép, cũng như đã triệt tiêu phần lớn tín lực và hiệu quả của những điều khẳng quyết của Việt Nam Cộng Hòa, theo đó quần đảo Hoàng Sa chính thức thuộc chủ quyền của mình và toàn dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền này.

Chất hèn muôn năm của đám đầu lĩnh Ba Đình không những có từ 40 năm về trước nay cũng không kém gì xưa. Khi giàn khoan HD 981 tiến vào vùng biển VN, chắc hẳn nhân dân VN không quên câu nói lịch sử của Hán ngụy Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng BQP nước CHXHCNVN, một người trong đám đầu lĩnh Ba Đình, đã phát biểu vào ngày 31.5.2014 tại "Đối Thoại Shangri-La" ở Singapore:
"..... đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước........ không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc...."

Mật độ hèn đã lên tới đỉnh khi súng nước của Cảnh sát Biển mà chúng cũng không dám dùng để tắm cho các đại ca xâm lược.  Đã vậy chúng còn sợ người yêu nước tổ chức biểu tình tuần hành chống lại hành động ngang ngược của Tàu khựa, nên chúng lên tiếng khuyên những ngưòi yêu nước đừng có manh động với Tàu khựa. Hán Ngụy Phùng Quang Thanh nói : "Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc" ?! Tủi hổ cho một đất nước mà hàng ngủ lãnh đạo toàn là một đám  hèn cao cấp.
Thật là nhục nhã cho những con người khi họ mang một căn cước mà trong đó có ghi là quốc tịch VN.
Công hàm bán nước của Phạm văn Đồng và Hồ chí minh 1954
Báo cộng sản VN loan báo công nhận Tàu Cộng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

VNCH CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
Sau khi Trung Cộng tuyên bố, ngày 11/1/1974 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng, Bộ Ngoại giao VNCH đã phản ứng rất quyết liệt. Trong những cuộc họp báo tại Sài Gòn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng như ông Tổng trưởng Ngoại giao VNCH đã tố cáo trước dư luận thế giới về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp báo "đặc biệt" được tổ chức tại phòng họp của Bộ Ngoại giao VNCH, quy tụ đông đảo Đại diện báo chí trong nước và ngoài nước vào chiều 15-1-1974, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc đã lên tiếng tố cáo trước quốc dân và quốc tế về việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền VNCH trên quần đảo Hoàng Sa; ngày 16/10/1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra Tuyên bố về việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 17/01/1974, tờ Tia Sáng đăng bài phản đối những hành động gây hấn của Trung Cộng đã đe dọa đến hòa bình trong khu vực, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bài báo dẫn lời tuyên bố: "Đây là hành động trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH...Trước những hành vi thô bạo đó, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cộng hòa rất căm phẫn và quyết không dung thứ... sẽ cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình và dành quyền thi hành mọi biện pháp thích nghi cho mục đích ấy.
Một tuyên bố như vậy ra đời là quan trọng và cơ bản trong thái độ khẳng định chủ quyền, tuy nhiên trước tình hình Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải quân, phía VNCH đã có những hành động tương ứng để đối phó với chủ trương trước hết là giải quyết mâu thuẩn bằng biện pháp hòa bìnhTia Sáng ngày 19/01/1974 có bài với nội dung sau khi đưa tin tình hình tranh chấp ở Hoàng Sa, nêu chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, nhận định nguyên nhân vì sao Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, đã đề cập việc Bộ Ngoại giao VNCH khẩn báo lên Liên hiệp quốc đề nghị can thiệp giải quyết vụ Hoàng Sa.
"Hoàng Sa là một quần đảo chứa đựng sẵn một tài nguyên vô tận, chất phosphate và tương lai dầu hỏa dưới thềm lục địa của đảo này. Hai nguồn lợi này đã được coi như nguyên nhân thúc đẩy Trung Cộng tranh quyền, lấn đất với Việt Nam Cộng hòa kể từ đầu tháng 1-1974 đến nay. Nhân dịp này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sử dụng những biện pháp khả thi và cần thiết nhằm điều chỉnh lại tình trạng vừa xảy ra kể trên.
Sau khi chiến sự đã xảy ra, Tia Sáng dẫn lời Ngoại trưởng Vương Văn Bắc trong cuộc họp báo đặc biệt tại Bộ Ngoại giao ngày 27/01/1974 đã tố cáo những hành động vũ lực, xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng, khẳng định ý chí chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. "Ngoại trưởng Vương Văn Bắc lại một lần nữa xác nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những lãnh thổ bất khả phân của Việt Nam Cộng hòa, căn cứ vào những dữ kiện hợp lý về địa lý, pháp lý và thực tế. Việt Nam Cộng hòa sẽ không chịu khuất phục bất cứ một áp lực nào để phải từ bỏ phần lãnh thổ này của quốc gia."
Trong phương án giải quyết sau khi Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH đã nêu quan điểm là cần huy động sức mạnh nội lực và ngoại lực. "Muốn bảo vệ chủ quyền, chính phủ phải đạt được nhân tâm trong quốc nội và thế độc lập ngoại giao ở quốc ngoại. Đối với yếu tố nội lực là cần thống nhất nhân tâm, huy động tất cả các cơ quan chính quyền, hội đoàn thể, các đảng phái và các tầng lớp nhân dân thành một khối chung để đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Căn cứ vào bối cảnh tình hình VNCH lúc bấy giờ rõ ràng cho thấy, những phản ứng và biện pháp trên của chính quyền VNCH là những nỗ lực tới cùng. Hơn nữa, chính quyền đã có một kế hoạch liên hoàn để bảo vệ các quần đảo khác của mình. Tia Sáng ngày 31/01/1974 đưa ra kế hoạch phòng vệ của Quân lực VNCH. "Một nguồn tin hữu quyền nói với phái viên viết bài này rằng, những nỗ lực phòng thủ lúc nào cũng được chuẩn bị và chắc chắn đã được tăng cường bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải, là các quần đảo ngoài khơi VNCH. Hai khu vực quần đảo Trường Sa và Phú Quốc đã được đặt trọng tâm trong kế hoạch bảo vệ của quân lực VNCH kể từ khi Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đoạt".
Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã tuyên bố trong buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Thông tin Thượng viện rằng: "Việt Nam Cộng hòa bằng mọi phương pháp sẽ lấy lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì một nước bị xâm chiếm đất đai có quyền dùng mọi phương tiện chính trị, quân sự để lấy lại phần đất đã bị chiếm mất", đồng thời chính quyền VNCH xem "hành vi quân sự yểm trợ cho hành vi chính trị, bởi vậy những thất bại quân sự chỉ có tính cách chiến thuật, trong khi chúng ta lại đạt được những thành công trên mặt chiến lược chính trị lâu dài".
Với những nổ lực và quyết tâm của quân dân VNCH rất mạnh mẽ trước hàng động ngang ngược của Trung Cộng, nhưng Hoàng Sa đã an bài trước tinh hinh rất bất lợi trong thời điễm đó về mặt quân sự...tất cã phương tiện trong phạm vi quốc phòng đều bị hạn chế vì Hoa Kỳ đã bắt đầu cắt giãm các nguồn viện trợ quân sự, sau khi đã ép VNCH  ký vào Hiệp Định Paris. Hoàng Sa đã bị mất trong sự nghẹn ngào của toàn thể quân miền nam VN. 

NGỤY VĂN THÀ
Họ của anh là Ngụy lại nồng nàn yêu nước
Tổ Quốc gọi đích danh Anh… nhiệt huyết Văn Thà
Nghiệp hải chiến… tên Anh gắn liền cùng hải đảo
Quyết vùng trời sanh tử xông pha
Thiếu tá Hạm trưởng Hải Quân 10 Nhật Tảo
Ba mươi phút hào hùng… thề đắm mệnh giữa bao la
Phút đối đầu nguy khốn…
Anh cho tàu mình lao thẳng vào tàu giặc cướp
Quên hẳn tình thâm… con mong, vợ đợi chốn quê nhà
Biển oằn mình gọi trùng dương ngợi ca chiến tích
Ôm lấy linh hồn người con yêu của Trảng Bàng quyết giữ Hoàng Sa
Sóng nhìn căm vỗ ghềnh… khóc kiếp người tan tác
Gió ru bản chiêu hồn thành tấu khúc thương cảm sâu xa
Đồng đội cùng anh cất cao bài-hành-ca làm đạo quân giữ đảo
Hẹn mai này hợp lực giữa phong ba
Họ sẽ cùng Kiết Yêu chọc thủng muôn tàu giặc
Họ hộ mệnh Lê Bá Hùng vững vàng thần tượng quốc gia
Còn lưỡi bò là còn nhiều trang dũng tướng
Bởi Thềm Biển Đông còn dậy sóng Trường Sa
Hải quân VNCH phái anh đi ém quân binh ngày ấy
Anh nhận lệnh neo tàu gìn hải đảo vì Tổ Quốc Việt Nam ta
Khi vũ khí giặc giương tầm cao nhả đạn
Niệm-khúc-chiêu-binh anh phò Nguyễn Định khẩn cấp cứu sơn hà
Luật giao thông trên biển khép Tàu phù theo luật-hải-hành-quốc-tế
Lửa tim sôi rộn rã lời-thề-linh-ứng… làm lay chuyển mạch khơi xa
Trăm sông nghìn suối chứa chan dồn về biển lớn
Dòng sinh mệnh thắp đuốc thiêng dâng hiến…
Nguồn vô lượng băng mình… vẫy gọi hồn người từ hải lưu xa
Rảnh nước sâu mà giặc Tàu đang chiếm cứ để xây hạm đội
Do nhiều dòng sông từ Trường Sơn u hờn chảy xiết… nhớ Bạch Đằng Giang
Hỡi những đêm mưa, những ngày sưởi nắng
Anh khát khao một phút nhìn lại Tông Đường
Kính dâng Anh Hồn mấy dòng thơ quá muộn
Nơi quê người ôn ký ức… mong làm tiếng vọng quê hương

( thơ Lê Thị Việt Nam )
Anh đã chết không một nấm mồ, người anh hùng dùng thân tàu làm quan tài đi vào lòng đất mẹ. Hải Quân Thiếu Tá QLVNCH Ngụy Văn Thà. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà (1943–1974) là người chỉ huy Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, cùng chết theo tàu trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Tiểu Sử:


Cố Trung Tá Ngụy Văn Thà sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 Trảng Bàng, Tây Ninh. Ông tốt nghiệp khóa 12 Trường Sĩ Quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Nha Trang, khóa Đệ Nhất Song-Ngư, ngành Chỉ-Huy, tháng 03 năm 1964 với cấp bậc Thiếu-Uý.

Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên Hải Vận Hạm LST-1166 / MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải Quân Việt nam Cộng Hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:
Hạm Phó Tuần Dương Hạm Ngô Quyền (HQ-17),
Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
Hạm trưởng Tuầnđuyên-Đĩnh Kèo Ngựa (HQ-604),
Hạm trưởng Giang pháo hạm Tầm Sét (HQ-331), và
Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ-10) từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.
Ông được ân thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.


 Trong một chế  độ độc tài cá phương tiện truyền thông đều bị bưng bít và lịch sử bị bóp méo. phải mất 40 năm sau, khi hệ thống Internet phát triển các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng người trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo. https://www.youtube.com/watch?v=9d2eh67GOwk

Nguỵ văn Thà tấm gương chính khí, anh là người trung kiên, chân thực hết lòng vì tổ quốc. Qua bao thăng trầm của đất nước, bao thế hệ, có lúc mưa dồn sóng dập nhưng tấm gương chính khí của người xưa và nay vẫn luôn được trân trọng trong từng trang sử Việt chống ngoại xâm và những trang sử sau ngày quốc nạn 30.4.1975 của nước VNCH

 NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY

Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy

Nhưng anh :

Là Ngụy Văn Thà (*)
Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp

Tên anh còn mãi với Hoàng Sa

Biển vật mình thét đại bác

Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời

Ôm chặt tàu

Ôm chặt đảo

Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc

Ngụy Văn Thà

Mãi mãi neo tàu vào quần đảo

Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa

Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền

Ngụy Văn Thà

Tên anh không phải bài ca

Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…

Trần Mạnh Hảo
Sài Gòn 15-9-2009

Tháng Giêng, mùa của sóng dậy Hoàng Sa năm 1974, người Việt yêu nước khắp nơi trên thế giới không quên thắp những nén hương để sưởi ấm linh hồn cho những chiến sĩ Hải Quân VNCH vị quốc vong thân. Nhớ về Thiếu tá Hải Quân Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà, trong trận tử chiến với quân xâm lược Tàu Cộng đã lấy thân tàu làm quan tài đi vào lòng đất mẹ. Quân dân miền nam không khỏi hảnh diện với đứa con yêu của tổ quốc đã viết lên trang sử hào hùng cho nước VNCH. Để nhớ đến  người hùng Nguỵ văn Thà, nhà thơ Nguyên Thạch đã viết:

Hồn Quốc Tổ ngự trên biển thẳm
Biển không còn, Tổ Quốc điêu linh
Vì non nước, các anh hiên ngang chấp nhận
Ngụy Văn Thà, cùng 74 chiến sĩ quang vinh Noi chí dũng, lính Hải Quân căm hận
Người Việt Nam luôn vì nước quên mình
Dẫu hạm yếu, lòng chực chờ nã đạn
Nhưng đã bị lịnh khóa tay bởi lũ khốn Ba Đình!. Đã là lính, hy sinh là bổn phận
Chiến hay hàng là do bọn hoạt đầu
Đảng cúi mặt thì quân nhân đành chịu!
Họ hôm nay là Thái thú thuộc Tầu!.
Bọn xâm lược luôn thèm thòm dòm ngó
Lập mưu đồ…chiếm bằng được biển Đông
Mười sáu chữ vàng, bốn tốt vào tròng
Hoàng Trường, đất biển…giặc lấy không tiếng súng.
Giới lãnh đạo quốc gia, nên tự hỏi phải làm như thế nào là đúng?
Tại sao Việt Nam lại để bọn bành trướng Bắ Kinh thao túng hoành hành?
Nhục quốc thể này, sẽ ghi khắc mãi mãi trong sử xanh
Hồ Chí Minh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh…những khuôn mặt hôi tanh bán nước.

Hiểm họa vong nô
Đày dân xuôi ngược

Đất nước lâm nguy bởi Bộ chính trị, trung ương đảng là bọn cá cược bạc tiền
Bán giang sơn, nòi giống để làm tài sản riêng!
Gieo thảm họa khắp ba miền thống khổ.
Đất nước Việt sẽ ngập Tầu khắp đường khắp phố
Ô hợp nghênh ngang, lố nhố hung hăng
Đẩy lao nô lên rừng núi nhọc nhằn
Còn thành thị thì để bọn Tầu làm ăn, chiếm ngự.

Việt Nam Cộng Hòa, đã vì dân nên quyết tâm gìn giữ
Lính cộng hòa đã vì chữ trung kiên
Tổ Quốc ngàn sau, hơn cả bạc tiền
Nay cộng đảng lấy làm của riêng đổi chác!.

Tháng Giêng Hoàng Sa
Biển Đông sóng bạc
Biển ngàn sau, mãi ghi tạc chí hùng
Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc, các anh là niềm kiêu hãnh chung
Thay trống giục, lời Quang Trung réo gọi
Toàn dân Việt hãy giữ gìn bờ cõi.
( thơ Nguyên Thạch)

Danh sách tử sĩ quân đội VNCH
trong trận hải chiến Hoàng Sa
ngày 19 tháng 1 năm 1974


Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10

1/ HQ trung tá Ngụy Văn Thà, HT/ HQ 10
2/ HQ thiếu-tá Nguyễn Thành Trí, HP/ HQ 10
3/ HQ đại-úy Vũ Văn Bang
4/ HQ đại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch
5/ HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân
6/ HQ tr/úy Phạm Văn Ðồng
7/ HQ tr/úy Ngô Chí Thành
8/ Th/sĩ nhất TP Châu quản nội trưởng
9/ Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng
10/ Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt
11/ Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc Lễ (nhiều tuổi nhất)
12/ Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung
13/ Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân
14/ Tr/sĩ GL Vương Thương
15/ Tr/sĩ TP Nam
16/ Tr/sĩ TP Ðức
17/ Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang
18/ Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng
19/ Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận
20/ Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn
21/ Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn
22/ Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng
23/ Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân
24/ Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý
25/ Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ
26/ Tr/sĩ CK Trần Văn Ba
27/ Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân
28/ Tr/sĩ BT Trần Văn Ðàm
29/ HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây
30/ HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thú
31/ HS1/TP Nguyễn Quang Mến
32/ HS1/vận chuyển Ngô Sáu
33/ HS1/CK Ðinh Hoàng Mai
34/ HS1/CK Trần Văn Mộng
35/ HS1/DV Trần Văn Ðịnh
36/ HS vận-chuyển Trương Hồng Ðào
37/ HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ
38/ HS/GL Nguyễn Xuân Cường
39/ HS/GL Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
40/ HS/TP Phan Văn Hùng
41/ HS/TP Nguyễn Văn Thân
42/ TT/DT Thanh
43/ TT/TP Thi Văn Sinh
44/ Th/sĩ DT Thọ
45/ HS/TP Nguyễn Văn Lợi
46/ HS/CK Trần Văn Bảy

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4

47/ HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá
48/ HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh
49/ Biệt hài Nguyễn Văn Vượng

Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5

50/ HQ trung-úy Nguyễn Văn Ðồng
51/ Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào
52/ TS1/TP Nguyễn Ðình Quang

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16

53/ TS/ÐK Xuân
54/ HS/QK Nguyễn Văn Duyên

Lực Lượng Người Nhái

55/Trung-úy NN Lê Văn Ðơn
56/HS/NN Ðỗ Văn Long
57/TS/NN Ðinh Hữu Từ
58/TT/NN Nguyễn Văn Tiến

Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10

59/ HS/CK Nguyễn Văn Ðông
60/ HS/PT Trần Văn Thêm
61/ HS/CK Phạm Văn Ba
62/ HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa
63/ HS/ÐK Trần Văn Cường
64/ HS/PT Nguyễn Văn Phương
65/ HS/PT Phan Văn Thép
66/ TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa
67/ TT1/TP Nguyễn Văn Ðức
68/ TT1/TP Lý Phùng Quy
69/ TT1/VT Phạm Văn Thu
70/ TT1/PT Nguyễn Hữu Phương
71/ TT1/TX Phạm Văn Lèo
72/ TT1/CK Dương Văn Lợi
73/ TT1/CK Châu Túy Tuấn
74/ TT1/DT Ðinh Văn Thục

75/Trung sĩ Phạm Ngọc Đa - HQ-10 đã  được bổ túc vào danh sách tử sĩ Hoàng Sa, nguồn http://www.thanhnien.com.vn/hai-chien-hoang-sa/danh-sach-cac-quan-nhan-viet-nam-cong-hoa-hi-sinh-trong-hai-chien-hoang-sa-1974-5837.html

Hàng năm vào những ngày sau tết tây, là bắt đầu cho mùa tưởng niệm các tử sĩ Hoàng sa, hàng ngủ hậu duệ VNCH xin đốt nén tâm hương gởi đến 75 chiến sĩ anh hùng thuộc Hải Quân VNCH đã nằm xuống tại Hoàng sa, trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất mẹ. 

Nguyễn Thị Hồng (12/1/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét