QUỐC THỚI DÂN AN XƯA và NAY
Khi đất nước thanh bình.
Dòng sông nước chảy lặng lờ.
Những rặng dừa lả ngọn.
Và lúa non xanh mướt tựa như thơ.
Khi đất nước thanh bình,
Đám cưới nhà ai sao vui, vui quá.
Sen cốm được mùa,
Pháo ròn rã và tình say như men rượu.
Khi đất nước thanh bình.
Gái Hội Lim hát hò quan họ.
Giọng em xinh xinh quá gái làng quê.
Trai thành đô nô nức rủ nhau về
Để chiêm ngưỡng áo tứ thân cổ kính.
Khi đất nước thanh bình,
Thì trường học cũng thanh bình.
Giờ ra chơi bao em nhỏ tung tăng.
Cây phượng vĩ cũng thấy đời hạnh phúc.
Khi đất nước thanh bình,
Đạo từ bi xa gần lan tỏa.
Buổi hoàng hôn thong thả tiếng chuông ngân.
Những buổi lễ ngàn vạn người tham dự.
( trích thơ Đào Văn Bình)
I.QUAN NIỆM QUỐC THỚI DÂN AN XƯA
Trước khi bắt đầu, chúng ta nên tìm hiểu về ý nghĩa cụm từ " quốc thới dân an" trong thời thanh bình: là ám chỉ một đất nước mà nơi đó người dân được hưởng một đời sống, yên ổn hạnh phúc đầy đủ, không có loạn lạc, không chiến tranh thiên hạ thái bình thịnh vượng....trong một xã hội ổn định.Trong thời quân chủ, các vị vua, hàng năm thường thăng đàn cầu Trời gia hộ cho đất nước minh cai trị để được "mưa thuận gió hoà, quốc thới dân an, thái bình thịnh trị "
Trước khi bắt đầu, chúng ta nên tìm hiểu về ý nghĩa cụm từ " quốc thới dân an" trong thời thanh bình: là ám chỉ một đất nước mà nơi đó người dân được hưởng một đời sống, yên ổn hạnh phúc đầy đủ, không có loạn lạc, không chiến tranh thiên hạ thái bình thịnh vượng....trong một xã hội ổn định.Trong thời quân chủ, các vị vua, hàng năm thường thăng đàn cầu Trời gia hộ cho đất nước minh cai trị để được "mưa thuận gió hoà, quốc thới dân an, thái bình thịnh trị "
Nghi thức tế giao đã có nguồn gốc từ xã hội nguyên thủy, khi con người quan niệm các yếu tố tự nhiên như trời, đất, mưa, gió, sấm, chớp đều là những bậc thánh thần và cần phải thờ cúng. Các nơi tế lễ trong thời quân chủ ngày xưa còn được truyền tụng tới ngày nay là những đàn tế được kể dưới đây:
Đàn Xã Tắc tại Kinh đô Thăng Long
Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Theo các chuyên gia khảo cổ, các nhà sử học thì Đàn Xã Tắc được xây dựng giữa thế kỷ XI. Do đó, đây là công trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, tâm linh.
Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Theo các chuyên gia khảo cổ, các nhà sử học thì Đàn Xã Tắc được xây dựng giữa thế kỷ XI. Do đó, đây là công trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, tâm linh.
Được vua Lý Thái Tông xây dựng năm 1048, để tế hai vị thần quan trọng nhất là Thần Đất và Thần Nông. Bốn mùa, Vua đều chủ trì tế lễ để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt cho muôn dân. http://www.baodanang.vn/channel/5453/201410/dan-te-nghin-nam-duoi-nha-quoc-hoi-2370583/
Di tích này được coi là đàn tế cổ và được đánh giá là một phần quan trọng
trong tổng thể cấu trúc Hoàng thành Thăng Long
Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m. Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm: vòng tròn trong có đường kính 9,34 m, vòng tròn ngoài đường kính 14,5 m.
Chi tiết chính tâm kiến trúc trung tâm.
Kiến trúc tâm linh để tế Thượng Đế và Ngũ Đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao Thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông.
Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý
đang còn được khai quật
Trong các di sản được tìm thấy trong hoàng thành Thăng Long khi được khai quật vào đầu năm 2014, mới xuất lộ một mặt bằng di tích kiến trúc hết sức đặc biệt, nằm trong diện tích hơn 40.000m2 của khu Hội trường Ba Đình, mà trước đó chưa hề tìm thấy. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học khảo cổ Nhật và Việt thì có thể đó là di tích của "đàn xã tắc", được xây dựng vào thời Lý. http://vov.vn/van-hoa/nghien-cuu-phuong-an-bao-ton-di-tich-tam-linh-thoi-ly-362466.vov
Di tích dàn Xã tắc ngày nay
Đàn Xã Tắc, được coi là một trong những di tích quan trọng bậc nhất của Thăng Long xưa, đàn Xã Tắc không chỉ là một kiến trúc đặc biệt góp phần cấu thành nên cấu trúc chỉnh thể của kinh đô mà đây còn là một công trình mang tính tâm linh, gắn với hệ thống nghi lễ của một nước nông nghiệp phương Đông và từ đó còn gắn với ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh, sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. https://www.youtube.com/watch?v=8pPpDqWeI3E
Đàn Nam Giao nhà Hồ
Được Hồ Hán Thương xây dựng năm 1402, tại núi Đún Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giờ đây đã thành phế tích, chỉ còn lại duy nhất Giếng Vua. Những đàn tế trời của các thời Lý, Lê, Trần, Tây Sơn đều không còn nữa. Đàn Nam Giao thời nhà Hồ, được khai quật từ năm 2004.
Tính đến nay, Đàn Nam Giao đã diễn ra 4 đợt khai quật và thám sát, với diện tích đã khai quật hơn 18.000m2. Hiện nay cuộc khai quật lần thứ 4 vẫn đang tiến hành.
Đợt khai quật lần thứ nhất tiến hành năm 2004 tuy mới chỉ làm xuất lộ được một số các dấu tích kiến trúc của Đàn Nam Giao nhưng kết quả của đợt khai quật đã cho biết sự có mặt của Đàn Nam Giao nhà Hồ và mở ra hướng nghiên cứu tiếp tục cho các cuộc khai quật tiếp theo.
Đợt khai quật lần thứ hai được tiến hành vào năm 2007 tiếp tục khẳng định vị trí của Đàn Nam Giao chính, cho phép xác định được phần nào quy mô của Đàn Nam Giao, góp phần quan trọng trong việc lập hồ sơ khoa học công nhận di tích cấp Quốc gia, đồng thời phát hiện một số bố cục kiến trúc mới của đàn cùng những di vật đặc trưng của thời Hồ.
Đợt khai quật lần thứ ba tiếp tục làm xuất lộ rõ hơn nền móng kiến trúc ba vòng tường đàn, đường thần đạo, sân lát gạch cũng như thu thập được nhiều di vật, hiện vật có giá trị nghiên cứu.
Đợt khai quật lần thứ 4 (đang diễn ra) tiếp tục khẳng định, ở nền đàn 2 ngoài đường thần đạo được lát đá đã phát hiện từ các cuộc khai quật trước, còn lại là khu vực sân lát gạch vuông nằm gọn trong vòng đàn 1; ở nền đàn 3 đã xác định được hướng và quy mô của đường thần đạo, sân lát gạch ở nền đàn 3, phạm vi của con đường lát đá phiến, kè đá ở chân nền đàn 2 và 3, tường đá vòng đàn 1 và vòng đàn 2; ở nền đàn 4 đã xác định chắc chắn vị trí, quy mô của giếng Vua, kè đá phía Đông Nam của nền đàn 4.
Qua 4 đợt khai quật và kết quả bước đầu của cuộc khai quật lần thứ tư, hầu hết nền móng kiến trúc và cấu trúc chính của Đàn Nam Giao đã phát lộ.
Cấu trúc Đàn Nam Giao nhà Hồ
Nền đàn 3- Đàn Nam giao nhà Hồ
Dí tích đường Thần Đạo của đàn Nam Giao nhà Hồ
Nền đàn 1 quay theo hướng Nam, chếch Tây 500. Mặt Đông Bắc dựa vào núi, ba mặt còn lại trống, mặt Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc tiếp giáp với nền đàn 2 và được nền đàn 2 bao xung quanh. Hiện tại nền đàn 1 vẫn chưa được khai quật nên chưa xác định rõ cấu trúc và các lớp đất đá bên trong. Hình dáng bên ngoài của nền là hình chữ nhật, cao 1,07m so với code 0, diện tích 295,2m2 (Bắc Nam 12,3m x Đông Tây 24m) nằm ở trung tâm đàn, sát với chân núi, là nền đàn cao nhất.
2. Nền đàn 2
Nền đàn 2 mặt phía Đông Bắc tiếp giáp với nền đàn 1. Mặt Đông Nam và Tây Bắc tiếp giáp với nền thứ cấp thuộc vòng đàn 3, mặt Tây Nam dốc theo kiểu taluy, dốc 300, được kè đá ở dưới chân. Nền đàn 2 quan trọng nhất bởi tất cả các kiến trúc chính liên quan đến tế giao đều tập trung ở đây.
3. Nền đàn 3
Nền đàn 3, mặt phía Đông Bắc tiếp giáp với kè đá nền đàn 2, mặt phía Tây Bắc và Đông Nam vẫn là vùng thấp trũng. Mặt Tây Nam tiếp giáp với nền đàn 4. Chiều Đông Tây 140,6m, chiều Bắc Nam 31,9m, trong đó lòng đàn phía Đông Tây 109,26m.
Niên đại tuyệt đối của Lễ tế Giao nhà Hồ đã được cổ sử nước ta ghi chép chính xác năm cử hành. Đại Việt sử ký toàn thư đã cho biết năm 1402 đã cử hành Lễ tế Giao đầu tiên và cũng là duy nhất: “Tháng 8 [1402] Hán Thương đắp Đàn Giao ở Đốn Sơn để lễ tế Giao, đại xá thiên hạ. Hôm tế, Hán Thương ngồi kiệu Vân Long, từ cửa Nam đi ra, các Cung tần, mệnh phụ, quan văn, quan võ trong Triều theo thứ tự đi sau. Mũ áo của đàn bà kém chồng một bậc, nếu bản thân là tôn quý thì không kém. Nhưng vì khi dâng chén rượu (Hán Thương) run tay, rượu bị đổ xuống đất nên phải dừng lại” [Ngô Sĩ Liên 1985: 194].
Đàn Nam Giao luôn luôn được dựng ở phía Nam Kinh thành và có khoảng cách không xa để thuận lợi cho việc tế lễ của Vương triều. Đàn Nam Giao được xây dựng dưới Triều Hồ, năm 1402, tuy niên đại không cổ bằng Đàn Nam Giao Thăng Long nhưng cũng thuộc vào loại đàn Nam Giao cổ nhất ở nước ta. Mặt khác, với mặt bằng hiện biết cũng cho thấy đây là một đàn tế hết sức độc đáo được xây dựng ở vị trí khác biệt so với tất cả các Đàn Nam Giao khác đã biết và có cấu trúc phức tạp nhất. Sức hấp dẫn của Đàn Nam Giao thời nhà Hồ vừa ở tính chất cổ kính, vừa ở quy mô hoành tráng, dấu tích rõ ràng, được dựng dựa vào núi.
Đàn Nam Giao Tây Sơn
Một đàn tế lễ đi vào lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của Việt tộc đó là Đàn tế của Vua Quang Trung trên núi Bân. Đến núi Bân ngưòi ta sẽ tìm thấy các bức phù điêu khắc, chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung. Bên cạnh bức phù điêu là lời thề của Hoàng đế Quang Trung vang lên giữa ba quân trước khi tiến ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long. "...Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...".
TƯỢNG ĐÀI QUANG TRUNG BÊN CẠNH NÚI BÂN
Theo tương truyền các dấu tích nơi núi Bân còn để lại, cho thấy Vua Quang Trung đã chọn ngọn núi thấp để xây dựng Đàn Nam Giao. Quanh chân núi có khoảng không gian rộng để tập trung hàng chục ngàn thớt voi, ngựa và binh sĩ. Trên đỉnh đàn tế được tạo thành ba tầng hình nón cụt chồng lên nhau. Tầng một có chu vi 220m, độ cao 40,9m; tầng hai chu vi 123m, độ cao hơn 42m; tầng ba trên cùng bề mặt bằng phẳng có chu vi gần 53m, độ cao gần 44m. Đường lên Đàn Nam Giao theo 4 lối đi Bắc, Nam, Đông, Tây.
Đàn Nam Giao của Hoàng đế Quang Trung tại núi Bân. Núi là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Phú Xuân - Huế; đồng thời còn là một di tích lịch sử đặc biệt về người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Dấu tích Đàn Nam Giao trên núi Bân nay không còn nửa.
https://www.youtube.com/watch?v=GriMfkzCR5Q
https://www.youtube.com/watch?v=eHgay7M9kyM
Đàn Nam Giao của vua triều Nguyễn
Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn.
được xây dựng lại năm 2012. Theo tương truyền, vùng non nước cẩm tú linh thiêng Ấn
Sơn cũng là nơi trời đất đã ban kiếm lệnh và ấn triện có khắc bốn chữ “Sơn hà xã tắc”
cho ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Ngày nay, đàn tế Ấn Sơn được xây dựng lại theo kiểu thức Đàn thiêng tế trời, có nhiều tên gọi khác nhau: Đàn Nam Giao Tây Sơn, Thái Giao, Giao Đàn, Giao Khâu, Viên Khâu, Thiên Đàn… Ấn Sơn nằm trong dãy núi Hoành Sơn cao 364 m nằm ngang theo hướng Bắc – Nam, ở phía Tây xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. https://www.youtube.com/watch?v=GriMfkzCR5Q
https://www.youtube.com/watch?v=eHgay7M9kyM
Đàn Nam Giao của vua triều Nguyễn
Hiện nay, chỉ còn Đàn Nam Giao của nhà Nguyễn ở Thừa Thiên-Huế là tương đối nguyên vẹn trên diện tích 10ha, được tổ chức UNESCO xếp vào danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật, Di sản Văn hóa thế giới.https://www.youtube.com/watch?v=GriMfkzCR5Q
Di tích nơi để cầu quốc thới dân an của triều Nguyễn nay còn thấy ở cố đô Huế. Đàn được thiết lập, ở phường Trường An. Đàn Nam Giao là nơi bậc quân vương hằng năm tổ chức lễ tế giao, tức tế trời đất, nhằm khẳng định vị thế của vua tuân theo mệnh trời cai trị thần dân và cầu xin các thần gia ân, gieo mưa thuận gió hòa, cho nhiều lúa gạo, không có dịch bệnh và mọi người đều được yên bình, hạnh phúc. Ngày lễ tế tại đàn Nam Giao thường được tổ chức vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch. Ngày 27 tháng 3 năm 1807, vua Gia Long lần đầu tiên làm lễ tế Trời Đất ở đàn Nam Giao, rước chúa Tiên Nguyễn Hoàng thăng phối. Từ đó, cứ tháng trọng xuân (tháng hai âm lịch) hoặc tháng quý xuân (tháng ba âm lịch) mỗi năm, triều Nguyễn lại tổ chức lễ tế Giao với sự chỉ trì của nhà vua. Nếu nhà vua không thể hành lễ thì sẽ sai người khác tế thay vua.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_Nam_Giao_%28tri%E1%BB%81u_Nguy%E1%BB%85n%29
Đàn Nam Giao Huế
Lễ tế đàn Nam Giao là nghi thức quan trọng trong năm của triều đình.
Sở dĩ lễ tế đàn Xã Tắc Thăng Long nói riêng và đàn Xã Tắc ở Việt Nam nói chung là thiêng liêng và quan trọng như vậy, vì đàn lễ này được xây dựng để tế thần Đất và thần Ngũ Cốc, hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau quyết định sự sống còn của con người. Nội dung thờ cúng và tế lễ ở đàn Xã Tắc được Quốc sử quan triều Nguyễn ghi rõ: “Xã là thần Đất hay nền tế thần Đất. Tắc là thần Ngũ Cốc hay nền tế thần Ngũ Cốc”.
Tất cả các nguồn sử cũ đều ghi rõ việc lập đàn Xã Tắc là để “bốn mùa cúng tế, cầu được mùa” hay “Bốn mùa cầu đảo cho mùa màng” hoặc “Để cầu cho quanh năm được mùa”
Số phận 3 Đàn Xã Tắc Việt Nam
Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội. Theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn.
Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Theo các chuyên gia khảo cổ, các nhà sử học thì Đàn Xã Tắc được xây dựng giữa thế kỷ XI. Do đó, đây là công trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, tâm linh.
II. QUỐC THỚI DÂN AN THỜI XHCN?
Đất nước VN tưởng đã được yên bình thịnh trị sau ngày ngưng tiếng súng (30/4/1975), nhân dân hai miền nam bắc đáng lẽ có được một thời gian thái bình hạnh phúc, để VN hoá rồng bên bờ Thái Bình Dương. Dân sẽ được hoan ca vui mừng trong những ngày hạnh phúc của đoàn tụ khi đất nước không còn tiếng súng, người lính được đoàn viên với cha mẹ già, vợ hiền, con ngoan và anh chị em trong gia đình sau bao ngày xa cách vì chiến tranh. Đó chính là ước mơ thầm kín nhất của bất cứ một người lính nào của cã hai bên. Vì đó là thời gian để họ đi ngắm lại vẽ đẹp của 3 miền đất nước, nghe tiếng trẻ hoan ca nơi đầu làng hoà trộn với những tiếng đồng dao..vè....hoặc đi thăm lại những cánh đồng lúa bát ngát của vùng đồng bằng sông Cữu Long, ngữi mùi thơm của lúa mớì.... lội ruộng để bắt cá lóc nướng trui, nhậu một bửa với bè bạn trong làng thôn cho đất trời lăn quay theo hương vị của một đất nước thanh bình .....Quốc thới dân an, người ta sẽ có dịp đi thăm miền tây, nghe lại câu hò đậm tình Việt ...chứa chan tình quê, những mối tình mộc mạc lẩn quất đâu đó sau lũy tre làng...
Hò ơ...
Ớ nầy em hai ơi, hãy nghe cho kỹ,
Xưa nay gái không cưới chồng, trai không ở giá.
Anh đoái thương nàng xinh đã quá xinh
Buông lời cất tiếng nỉ non,
Nếu như nàng lo việc cháu con,
Sao không kiếm chốn trao thân gởi thế?
Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân.
Làm người sao khỏi chữ lương nhân,
Mà nàng đành chịu để phòng không chiếc bóng?
Sách có chữ: phụ nhân nan hóa, ít kẻ yêu vì,
Nên lấy chồng phải luận phải suy,
Phải xem trong lóng đục.
Đây đã đến thời, phải lúc,
Hay nàng còn cúc dục cù lao?
Hơ... ơ... để anh ngơ ngẩn ra vào,
Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào bỏ anh ơ...
Ớ nầy em hai ơi, hãy nghe cho kỹ,
Xưa nay gái không cưới chồng, trai không ở giá.
Anh đoái thương nàng xinh đã quá xinh
Buông lời cất tiếng nỉ non,
Nếu như nàng lo việc cháu con,
Sao không kiếm chốn trao thân gởi thế?
Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân.
Làm người sao khỏi chữ lương nhân,
Mà nàng đành chịu để phòng không chiếc bóng?
Sách có chữ: phụ nhân nan hóa, ít kẻ yêu vì,
Nên lấy chồng phải luận phải suy,
Phải xem trong lóng đục.
Đây đã đến thời, phải lúc,
Hay nàng còn cúc dục cù lao?
Hơ... ơ... để anh ngơ ngẩn ra vào,
Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào bỏ anh ơ...
Khi đất nước thanh bình người ta có thể xuôi ngược về Bạc liêu nghe tiếng " Dạ cổ hoài lang " của ông Sáu lầu, một danh cầm của miền nam.....
Danh cầm Sáu Lầu ( nhạc sĩ Cao văn Lầu)
Cảnh thanh bình
Cuộc chiến với Campuchia 1975-1989
Nhưng than ôi! sau tháng tư năm 1975 đất nước VN đã rơi tiếp vào vòng chiến tranh với tham vọng của phe gọi là thắng cuộc. Thay vì dùng thời gian quý báu sau chiến tranh để chăm lo đời sống cho nhân dân, tổ chức lại trât tự xã hội và phát triển kinh tế, đảng lại tiếp tục xua thanh niên cả nước đi vào cuộc chiến khác, đó là cuộc chiến mà đảng gọi là đi làm nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia. Đây là cuộc chiến kéo dài trên 10 năm ở xứ chùa tháp với một lực lượng tham chiến vào khoãng 200.000 quân chính quy. kéo dài từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1989 êvi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_phản_công_biên_giới_Tây-Nam_Việt_Nam làm thiệt mạng khoãng 55.300 người trong đó 15.000 bộ đội bị tử trận.
Tham vọng của csVN gặp sự phản đối của các nước trên thế giới và yêu cầu VN rút quân khỏi Campuchia là: Nhật Bản, TháiLan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Iraq, Bắc Yemen, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Anh, Hà Lan, Italy, Nam Tư, Romania, Hoa Kỳ, Australia.
Cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979
Cuộc đổ quân qua Campuchia của VN bắt nguồn cho cuộc chiến biên giới Việt-Trung bùng nổ vào ngày 17/2/1979, bọn xâm lược Tàu Cộng lấy cớ giúp Khmer Đỏ đem quân vượt sang biên giới Trung Việt và chiếm một số địa điễm chiến lược như núi Lão Sơn tại vùng biên giới. Bọn lính Tàu theo lịnh của Đặng Tiểu Bình tấn công trừng trị đàn em CHXHCNVN với 400.000 ngàn quân và 400 xe tăng trong thời gian từ 17/2 tới 16/3/1979. Cuộc xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm sau đó mới thật sự chấm dứt với những ký kết nhượng đất biển của csVN cho đại ca Tàu Cộng. Kết qủa cuộc chiến tại biên giới làm thương hại 10.000 thường dân và 20.000 quân đội Bắc Việt. Núi Lão Sơn, 1/2 thác Bản Giốc, Ải Nam Quan....và một số đất đai nơi biên giới... Cuộc chiến biên giới cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống
Hướng tiến quân của Tàu Cộng ở biên giới Việt Trung 1979
CHXHCNVN dưới tảm bảng chỉ đường của bác đảng đã đưa đất nước và thanh niên đi từ cuộc chiến nầy đến cuộc chiến khác không ngừng nghĩ.
Trong thế giới cộng sản, một nếp sống hạnh phúc trong thanh bình chỉ có trong mơ của nhân dân từ. Chiến tranh đã giam hãm sự phát triển của Việt tộc hết 1000 năm bởi sự đô hộ của giặc Tàu, rồi đến 100 năm bởi giặc Tây, giờ đây là 70 (1945-2015) năm với giặc cộng.
Miền nam VN chỉ vỏn vẹn có 9 năm sống trong thanh bình hoan ca ( 1955-1960), cho đến khị công cụ ngoại vi của đảng csVN ra đời- MTDTGPMN. Cộng sản đã đưa hai miền nam bắc vào cuộc chiến uỷ nhiệm bởi Cộng Sản QT đệ III qua trung gian của bác vả đảng - Đã tròng vào cổ nhân dân hai miền Nam Bắc suốt 20 năm từ 1955-30/4/1975. Và hơn bao giờ hết thái bình thịnh trị là niềm khao khát của nhân dân đang sống hiện nay trong chế độ CHXHCNVN.
Từ Ngày Có Đảng
Tám mươi ba bốn từ ngày có đảng
Bóng tối đọa đày úp xuống non sông
Giai cấp căm thù chia lìa dân tộc
Vô sản lai căng xóa dấu Lạc Hồng.
Tám mươi bốn năm từ ngày có đảng
Chủ nghiã phi nhân ảo giác hoang đường
Bài ca vô luân kêu gào giết chóc
Xua giống Rồng Tiên vào bãi chiến trường.
Tám mươi bố năm từ ngày có đảng
Nam bắc phân tranh huynh đệ tương tàn
Phung phí máu xương điên rồ phi lý
Chồn cáo lên ngôi ngất ngưởng huy hoàng.
Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
Tổ quốc tủi buồn nuốt hận nô vong
Xã tắc xót đau ôm hờn mất đất
Giận kẻ nội thù bán đứng non sông.
Tám mươi bốn năm từ ngày có đảng
Xã hội thụt lùi trở lại man khai
Nhân dân khổ đau như thời ngoại thuộc
Riêng đảng sang giàu chễm chệ trên ngai.
Tám mươi bốn năm từ ngày có đảng
Là tám mươi bốn năm nô lệ lầm than
Là tám mươi bốn năm máu hòa nước mắt
Là tám mươi bốn năm khủng bố bạo tàn.
Tám mươi bốn năm từ ngày có đảng,
Tám mươi bốn năm rồi héo hắt đời con
Xin hãy buông tha cho nòi giống Việt
Khao khát tự do dân chủ mỏi mòn
(thơ Phan Huy)
HẠNH PHÚC NÀO CỦA NHÂN DÂN THỜI XHCN ?
Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiên
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu
Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài
Đảng ta là đảng thần tiên (thân tiền)
Đa lô (đô la) thì được, đa nguyên thì đừng
(ca dao)
Người xưa có câu ''Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên", có nghĩa là ''Nước ( quốc gia) lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Miếng ăn của dân rất được coi trọng, miếng ăn lớn hơn cả vua hay đảng và bác. Miếng ăn không ổn định là đầu mối của bất ổn xã hội, cũng là môi trường lên ngôi của trộm cắp, đi ngược với qui luật phát triển của một quốc gia thời bình. Tức quốc không thới, dân bất an trong chế độ CHXHCHVN.
CHXHCNVN một đất nước mà lợi tức đầu người quá kém so với các nước trong vùng. Nạn ăn cắp của công, tiến thuế quốc dân từ thượng tầng xuống tới hạ tầng, trong đảng bọn tà quyền thay nhau ngốn, nhõ ngốn theo nhỏ, lớn ngốn theo lớn. Kinh tế là yếu tố quan trọng trong việc phát triển hạnh phúc cho nhân dân, mà bất cứ triều đại nào cũng phải chú trọng trong thời bình, để dân cường nước mạnh. Không biết chăm lo tốt nền kinh tế quốc dân Nguyên nhân xáo trộn trật tự xã hội phát xuất từ nghèo đói, tham nhũng mà ra. Tham nhũng thời cộng sàn là một quốc nạn từ những tên lãnh đạo chóp bu xuống tới đảng viên.
Trong lịch sử nhân loại, độc tài về chính trị bao giờ cũng sinh ra tham nhũng. Trước kia niềm mơ ước của một công dân xã hội chủ nghĩa là làm thế nào để đạt được 4Đ, tức là được vào “đảng”, để có thể ký cóp những khoản tham nhũng cùng hối lộ cỏn con mà tậu một chiếc xe “đạp hay chiếc cúp”, một cái “đài” (radio hay TV), và một ”đồng hồ” đeo tay (đảng, đạp, đài, đồng). Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự tham nhũng công khai khiến các đảng viên đang nắm quyền trở thành giới tư bản đỏ với tài sản lên đến hàng triệu mỹ kim. Vì vậy, dân mình có những câu ca dao:
Công nhân, vợ ốm con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?
và:
Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi
Đảng viên cộng sản với đạo đức được chỉ đạo từ "tư tưởng hcm" là những tên cướp ngày hợp pháp, tạo nên thãm nạn dân oan từ nam cho tới bắc. Chúng cướp nhà cướp đất một cách công khai không chừa một giai cấp nào trong xã hội. Giai cấp dân oan ngày nay trong chế độ XHCN là một tổng hợp từ các bà mẹ, chiến sĩ anh hùng cho đến thương phế binh cộng sản, giai cấp dân oan của thành phần nhân dân bình thường đông đảo nhất.
Ngày xưa thời quân chủ, bất cứ một minh quân nào muốn quốc thới dân an, đều phải nghĩ ngay đến mưa thuận gió hoà. VN ngày xưa nền kinh tế quốc dân lệ thuộc phần lớn vào nông nghiệp - cây lúa cần đến nước để sinh sản,vào lúc đó khoa học kỹ thuật còn kém, phương pháp dẩn nước vào ruộng còn thô sơ, không đũ đáp ứng các nhu cầu nước cho ruộng lúa, Tất cã đều trông chờ vào lượng mưa, nếu như không mưa hoặc mưa thất thường, thì lúa sẽ không tốt, nguồn lợi thu hoạch kém, dân thiếu ăn, xã hội sẽ biến động vì đói. Một khi dân đói, thi quốc sẽ không thới, dân không an, từ đó xã hội bất ổn là điều khó tránh.
Nước ta từ thuở dựng nước đã từng là cái nôi lúa nước của thế giới http://bookhunterclub.com/cay-lua-nuoc-va-van-minh-viet-co/ vì thế trong thời quân chủ ở nước ta rất chú trọng đến việc chăm lo miếng ăn cho nhân dân theo quan niệm của Mạnh Tử: " Dân dĩ thực vi tiên", thất mùa là một sự lo lắng hàng đầu của bất kỳ vị vua nào.
Dân có đủ ăn thì sẽ không bạo loạn trong nước, cảnh quốc thới dân an mới viên mản như ước nguyện của cả hai phía chủ và thợ. Bất cân đối trong quan hệ chủ thợ ( theo cách nói của cộng sản) là có đấu tranh.
Nước ta từ thuở dựng nước đã từng là cái nôi lúa nước của thế giới http://bookhunterclub.com/cay-lua-nuoc-va-van-minh-viet-co/ vì thế trong thời quân chủ ở nước ta rất chú trọng đến việc chăm lo miếng ăn cho nhân dân theo quan niệm của Mạnh Tử: " Dân dĩ thực vi tiên", thất mùa là một sự lo lắng hàng đầu của bất kỳ vị vua nào.
Dân có đủ ăn thì sẽ không bạo loạn trong nước, cảnh quốc thới dân an mới viên mản như ước nguyện của cả hai phía chủ và thợ. Bất cân đối trong quan hệ chủ thợ ( theo cách nói của cộng sản) là có đấu tranh.
Suốt chiều dài lịch sử, chưa có một chế độ nào mà xã hội quá bất ổn và xuống cấp trọm trọng như hôm nay tại VN. Bước ra đường là thấy nhan nhản cảnh trộm cắp, xì ke ma tuý......dân oan hàng ngày biểu tình khắp 3 miền bắc, trung, nam...hổn loạn hấu như khắp nơi.
III.ĐỊNH MỨC GIÀU NGHÈO
Thế nào là dân giàu?
Năm 2012, tính trong các nước ASEAN, GDP/đầu người của Việt Nam nằm ở vị trí thứ 7 theo thứ tự như sau:Brunei, Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonexia, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.
Trong đó, GDP/đầu người của Việt Nam xấp xỉ bằng 1/7 của Mã Lai, bằng 1/4 của Thái Lan, bằng 1/2,5 Indonesia, bằng 1/15 của Hàn Quốc, và 1/30 của Nhật.
Vậy chúng ta tự hỏi, Việt Nam có giàu không?
Thế nào là nước mạnh?
Bàn về dân giàu nước Mạnh hay Yếu, ta cần nghĩ ngay tới hai mặt:
1. Thứ nhất, mạnh là đủ khả năng để bảo vệ được chủ quyền, được tính tự chủ của quốc gia đối với kẻ đang muốn xâm chiếm đất nước. Mạnh để Trung Cộng không dám bắt nạt hay lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam dù đó là đất liền hay hải đảo.
2. Thứ hai, mạnh ở đây là trên nhiều mặt: quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị, nội trị... Sức mạnh nầy gọi là phát triển chính lực của Việt tộc đủ khiến kẻ có dã tâm không dám lấn chiếm hay can thiệp vào chủ quyền của nước ta.
Về Ngoại giao: Việt Nam giao thiệp rộng, nhưng yếu vì không có bạn sống chết, nghĩa là không có đồng minh chí cốt, không là Đối tác chiến lược, không có Hiệp ước Phòng thủ chung với một cường quốc nào. Khi Trung Cộng tiến chiếm lãnh thổ đất liền hay biển đảo Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Chỉ khi Trung Cộng đụng chạm quyền lợi chung của tại biển đông, lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông thì thế giới mới phản đối, nhưng để bảo vệ tự do hàng hải, chứ không phải vì CHXHCNVN là đồng minh thân thiết của họ. Về mặt này, so sánh Việt Nam với Nhật hay với Philippines, Hàn Quốc, ta thấy rõ rằng Việt Nam rất yếu ớt vì không đủ tín nhiệm để quan hệ ngoại giao với các nước trong vùng.
Về Kinh tế: Việt Nam nằm ở vị trí thấp về thứ bậc kinh tế tính theo tổng hợp (composite) hay tính theo từng tiêu chí khác nhau. Hệ số ICOR là một trong các ví dụ rõ nét. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng và độ lớn của nợ công là những thí dụ khác. Nền kinh tế của VN càng yếu ớt hơn vì chi thu mất cân bằng, do đó sẽ bị lệ thuộc vào kinh tế của nước khác. Tai hại nhất, lại là lệ thuộc Trung Cộng, một nước ngàn năm nay luôn muốn chiếm nước ta, và hiện đang bộc lộ rõ ý đồ không chế Việt Nam!
Về Chính trị: Sự đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh tổng hợp cho quốc gia là nhu cầu cần thiết, nhất là nằm cạnh một anh khổng lồ Trung Cộng luôn mang ý đồ thôn tính VN. Thế chế độc tài và toàn trị đã phá hỏng nền tảng phát triển chính lực của Việt Nam. Lòng dân luôn bất mãn sinh ra thụ động rêi tiến tới việc vô cãm với đất nước. Do đó, vấn đề an dân phải dựa vào hệ thống công an trị. Thoáng nhìn xã hội có vẻ như ổn định, nhưng thật ra đó là ngọn lửa cháy ngầm giữa đảng cầm quyền và nhân dân, ngọn lữa lúc nào cũng trong trạng thái âm ỉ và có nhiều nguy cơ cháy bùng trong thời gian tới . Sinh lực của dân tộc thay vì dành cho phát triển hạnh phúc và bảo vệ độc lập và tự chủ của quốc gia, lại bị đưa vào quỷ đạo của đàn áp và trấn lột tình thần của người dân.
CHXHCNVN là một đất nước rất cô đơn, kinh tế lệ thuộc, chính trị không phù hợp, xã hội bất an và tiềm ẩn nội loạn, thì làm sao có thể chống giặc giử nước?? Một khi đảng csVN không tập trung được tổng lực quốc dân để dồn vào việc phát triển kinh tế và phòng thủ đất nước trước nạn ngoại xâm.
Về Dân chủ: Một nước mà người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không có quyền tự do lập hội, lập đảng, một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, không có Tam quyền phân Lập, nước đó có làm gì có Dân Chủ?
Về Bình đẳng và Công bằng: Một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, và danh sách ứng cử viên vào Quốc hội phải được đưa ra bởi đảng độc tài đó, người dân trong nước có bình đẳng trong việc tiếp cận quyền lực không? Một nước mà, trong thực tế, người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bị đưa ra tòa án (ngoại trừ khi đảng viên đó đã bị khai trừ khỏi đảng), thì dân chúng có bình đẳng trước pháp luật không?
Chính thể độc tài và toàn trị khiến quốc gia suy thoái mọi mặt, tầng lớp cầm quyền tham nhũng “không thứ gì không ăn” tạo thành một “bầy sâu tham nhũng lúc nhúc”, họ nắm hàng tỉ đô la trong một đất nước mà mức thu nhập trung bình trên đầu người khoảng hai ngàn đô la/năm. Đất nước có công bằng không? Một nước mà các cơ quan chính quyền cấp bộ nắm các tổng công ty hay công ty rất lớn, hoạt động kinh doanh trong nhiều lãnh vực kinh tế không liên quan hay liên quan rất ít với các lãnh vực then chốt về an ninh, quốc phòng… dân chúng trong nước có được tiếp cận nguồn lực phát triển của Tổ quốc một cách công bằng không?
VN một nước mà nạn lạm phát xãy ra hàng năm, nền kinh tế quốc dân thì đang chạm tới đáy thung lủng. Nợ công ngày càng chồng chất, đời sống ngày càng khó khăn, đâu đâu cũng thấy
nạn trộm cắp nhan nhản...xã hội loạn lạc khắp nơi, đúng là bần cùng sinh đạo tặc. https://www.youtube.com/watch?v=Izp9uxBD6Hk
Tóm lại, CHXHCNVN là một nước không giàu mạnh, không dân chủ, không bình đẳng, không công bằng, nước đó không thể được gọi là có hạnh phúc trong một xã hội thanh bình hay là một nước đạt tiêu chuẩn về Quốc thới, dân an.
Mượn câu ca dao thời XHCN để kết thúc bài viết về những ước mơ về an bình thịnh trị trong đời sống thời CHXHCNVN:
Dịch heo, nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.
Hình ảnh và tài liệu trong bài viết được tác giả sưu tầm trên Internet, Chân thành cám ơn tác gỉa các bức ảnh và tài liệu có trong bài nầy.
NGUYỄN THỊ HỒNG,
29/12/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét