Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

 Triều Nguyễn và những Ấn rồng vàng

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý, tài liệu lịch sữ


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fe/Prince_Canh_MEP.jpg
Hoàng tử Cảnh
(hình vẽ bên Pháp bởi họa sĩ Maupérin vào năm 1787)
image 
Vua Gia Long, người thành lập Triều đại nhà Nguyễn (1802-1820) 

TIỀN THÂN NHÀ NGUYỄN

Chúa Nguyễn đàng trong, những người tiên khởi của triều đại nhà Nguyễn, đó là những nhân vật cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu vào đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Họ là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam.
Năm 1527Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà MạcNguyễn Kim (1468-1545), một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công. Về sau, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Ông có ba con. Người con gái lớn nhất, tên Ngọc Bảo, lấy chúa Trịnh Kiểm; hai người con trai cũng là tướng giỏi được phong chức Quận công. Vì người con trai lớn, Nguyễn Uông, bị Trịnh Kiểm giết nên người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để xa Chúa Trịnh. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn:
  1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
  2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế.
  3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.
  4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
  5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
  6. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.
  7. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế.
  8. Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Vì năm 1744 vào dịp tết Nguyên Đán có một cậy sung nở hoa và một lời sấm'Bát thế hoàn trung đô' Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
  9. Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần để dễ kiềm chế lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.
  10. Nguyễn Phúc Dương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình. Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm 2 phe: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Ánh(Gia Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương, Lý Tài. Năm 1777 cả phe đều bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh được chạy thoát thân.. 
 Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh là Hoàng Thái Tổ  người sáng lập ra vương triều nhà Nguyễn, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, là vương triều cuối cùng tại Việt Nam .

ĐI XEM NHỮNG CHIẾC ẤN VÀNG TRIỀU NGUYỄN

Xem những chiếc ấn của từng vị vua trong triều Nguyễn, được chế tác lại y như thật. Trong thời gian tồn tại 143 năm của triều Nguyễn, một số ấn được thấy xuất hiện khoãng 100 chiếc, các chiếc ấn thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Dưới thời Nguyễn (1802-1945), thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc, thời Minh Mạng (1820-1840) có đến 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) cũng có 15 chiếc, thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều chỉ có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc; và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.
Các ấn rồng vàng phiên bản 1:1
Các ấn rồng vàng tái chế 
Về cấu trúc và kiểu dáng, các bảo tỷ nói chung bao gồm 2 phần: thân ấn và quai ấn. Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có năm móng. Trong văn hoá phương Đông, đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị và quyền lực. Các ấn chế tác lại được triển lãm tại Đại nội Huế ngày 18.5.2013.
Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn có tính biểu tượng như chiếc ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Cộng hòa Pháp, một số chiếc đã bị đánh cắp và tiêu hủy như chiếc ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo. Nhưng hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc, bằng bạc của triều Nguyễn. Nhũng hình dưới đây là nhũng chiếc ấn mạ vàng được tái chế bởi một người thợ Trần Độ, ông đã bỏ công sức làm 11 phiên bản của từ các tiêu bản lưu trữ tại Bảo tàng Việt Nam. Đó là 11 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng với tỷ lệ 1/1 y như thật.
Ấn
Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng ~ 8,3 kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827). Sau khi đúc, ấn Sắc mệnh chi bảo được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân.
Ấn
Chiếc ấn thuộc dạng lớn nhất với con rồng rất tinh xảo và bệ vệ. Quai rồng cuộn ngồi xổm, đẩu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân 5 móng.
 
Ấn
Ấn Văn lý mật sát bằng vàng 8 tuổi (nặng 6 lạng 9 phân), đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này dùng để đóng dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào hoặc những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.
Ấn
Ấn Bảo Đại thần hàn, vàng 15 lạng, quai hình rồng bay, đầu ngẩng, há miệng, lưng cong vồng, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa.
Ấn
Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng (vàng 10 tuổi, 76 lạng, 6 tiền, 5 phân) đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).Quai hình rồng chầu, 2 chân trước chống, 2 chân sau quỳ, đầu ngẩng, mũi cao, bờm dài, đuôi xoáy.

Ấn
Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng tuổi 8 năm rưỡi (nặng 86 lạng 4 tiền 8 phân), đúc vào niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn tôn cho Hoàng thái hậu Từ Dũ vào năm 1885. Ấn quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân chùn.


Ấn
Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, quai hình rồng chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa, 4 chân nghiêng
Ấn
Ấn Hoằng Tông Tuyên hoàng đế chi bảo bằng vàng. Quai rồng tư thế chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xoắn, sừng bờm vây lưng dài, 4 chân 5 móng tư thế đứng.
Ấn
Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi rưỡi, nặng 111 lạng 5 tiền 4 phân. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng, đuôi xoáy 6 dải nhọn, chân 5 móng.

Ấn
Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Sau khi vua Kiến Phúc băng hà, vua Hàm Nghi chỉ thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, Giản Tông Nghị hoàng đế  là miếu hiệu của vua Kiến Phúc, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi, nặng 49 lạng 5 tiền 1 phân. Rồng đầu ngẩng, miệng ngậm ngọc, lưng cong, đuôi cuốn, 4 chân chùn.



Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889). Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, mũi cao, sừng và râu dài, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân đứng thăng bằng.

Ấn rất quan trọng là
Ấn rất quan trọng là Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác. Quai hình rồng đứng, đầu quay lại, lưng cong, đuôi cụp lại.

Chiếc ấn này có hình dáng rất đẹp
Chiếc ấn này có hình dáng rất đẹp
Chiếc ấn này có hình dáng rất đẹp
Sắc phong thời Bảo Đại được đóng bởi ấn vàng dấu đỏ

Sắc phong thời Bảo Đại được đóng bởi ấn vàng dấu đỏ


KHÁI QUÁT VỀ TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYẼN

Vua Gia Long (1802-1820)
gialong.jpg (48855 octets)Vua Gia Long, người thành lập Triều đại nhà Nguyễnhoang-tu-canh.jpg (62166 octets)Hoàng tử Cảnh (hình vẽ bên Pháp bởi họa sĩ Maupérin vào năm 1787)
.
.
Vua Minh Mạng (1820-1840)
vua Minh Mang.jpg (124309 octets)Vua Minh MạngSceau Minh Mang.jpg (105736 octets)Ấn của vua Minh Mạngtombeau de Minh Mang.jpg (218903 octets)Lăng vua Minh Mạng ở HuếHue, tombeau de Minh Mang.jpg (216339 octets)Cổng vào lăng vua Minh Mạng
Vua Tự Ðức (1847-1883)
vua Tu Duc.jpg (88332 octets)Vua Tự Ðứccac ba vo vua TuDuc.jpg (163851 octets)Các bà vợ vua Tự Ðức sống đến đầu thế kỷ thứ 20..
Vua Hàm Nghi (1884-1885)
HAMNGHI.JPG (15843 octets)
Vua Hàm Nghi
Ham-Nghi.jpg (41133 octets)Di ảnh vua Hàm nghi thờ tại lâu đài De la Nauche (France)Dam_cuoi_vua_HamNghi.jpg (21656 octets)Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)Dam_cuoi_vua_HamNghi2.jpg (89110 octets)Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)
Dam_cuoi_vua_HamNghi3.jpg (94096 octets)Ðám cưới vua Hàm Nghi ở AlgérieDam_cuoi_vua_HamNghi5.jpg (78300 octets)Dân chúng chờ đợi xe đám cướiLang_mo_vua_Ham-Nghi.jpg (56009 octets)Ngôi mộ của vua Hàm Nghi ở làng Thonac (France).
Vua Ðồng Khánh (1885-1889)
dongkhanh.jpg (53868 octets)Vua Ðồng Khánh...
Vua Thành Thái (1889-1907)
vua-thanh-thai.jpg (95328 octets)Từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. Các em của Vua Thành Thái (1891)Hue_deux_reines.jpg (121268 octets)Hai người vợ của vua Thành Tháihue_les_freres_du_roi_et_leurs_precepteurs.jpg (118990 octets)Các anh em của vua Thành Thái và các ông thầy (phụ đạo).
ThanhThai 01b.jpg (136359 octets)Vua Thành TháiRoi-Thanh-Thai.jpg (70940 octets)Vua Thành Thái trong triều phục

Thanh-thai1.JPG (44241 octets)Vua Thành Thái trong lúc bị đày bên đảo Réunion
ThanhThai_et_son_frere_1900.jpg (133371 octets)Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900)ThanhThai_et_son_frere_1900_1.jpg (138712 octets)Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900)..
Thanh-Thai3.JPG (44721 octets)Cựu hoàng Thành Thái về thăm Huế lần cuối (1953)Bao-Dai-Thanh-Thai-Saigon-1953.JPG (48267 octets)Vua Bảo Ðại đến thăm cựu hoàng Thành Thái tại Saigon (1953)Hoang-hau-Tu-Minh.JPG (34368 octets)Hoàng hậu Từ Minh, thân mẫu cựu hoàng Thành TháiThu-phi-Doan-Thi-Chau.JPG (38179 octets)Bà Ðoàn Thị Châu, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái
Vua Duy Tân (1907-1916)
duy-tan-5-9-1907.jpg (90332 octets)Vua Duy Tân (5-9-1907)Duy-Tan-19-9-1907.JPG (74468 octets)Vua Duy Tân (19-9-1907)vua-duy-tan.jpg (44864 octets)
Vua Duy Tân
Roi-Duy-Tan.jpg (71476 octets)Vua Duy Tân (1907)
Duy-Tan.JPG (50199 octets)
Vua Duy Tân (năm 30 tuổi)
Thu-phi-Nguyen-Thi-Dinh.JPG (42104 octets)
Bà Nguyễn Thị Ðịnh, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái, mẹ của vua Duy Tân
Vuong-phi-Mai-Thi-Vang.JPG (50638 octets)
Bà vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân (năm 72 tuổi)
DuyTan_voi_chi_va_em_1910.jpg (56399 octets)
Duy Tân và các anh chị em
Vua Khải Ðịnh (1916-1925)
Roi-Khai-Dinh.jpg (65101 octets)
Vua Khải Ðịnh
vua-khai-dinh.jpg (98710 octets)
Vua Khải Ðịnh
KhaiDinh.jpg (216012 octets)
Vua Khải Ðịnh
KhaiDinh1.jpg (153317 octets)
Vua Khải Ðịnh
KhaiDinh_bureau.jpg (97454 octets)Vua Khải ÐịnhKhaiDinh_prince_VinhThuy_a_Paris_1922.jpg (131683 octets)Vua Khải Ðịnh và thái tử Vĩnh Thụy tại Paris năm 1922Mot_hoang_hau.jpg (33154 octets)Bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định (theo ông Nguyễn Duy Chính ở VN).
Vua Bảo Ðại (1925-1945)

Prince VinhThuy.jpg (104684 octets)
Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai)
bao-dai1.jpg (61201 octets)
Thái tử Vĩnh Thụy  (1925)
vua-bao-dai.jpg (62649 octets)
Vua Bảo Ðại
BAODAI.JPG (33469 octets)
Vua Bảo Ðại
bao_dai.jpg (23950 octets)
Vua Bảo Ðại
BaoDai_NamPhuong.jpg (78308 octets)
Vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương
NamPhuong 1.jpg (24881 octets)
Hoàng hậu Nam Phương, vợ của vua Bảo Ðại
NamPhuong.jpg (30956 octets)
Hoàng hậu Nam Phương
BaoDai.jpg (71380 octets)
Vua Bảo Ðại
BaoDai_ceremonie_officielle_de_1930.jpg (101727 octets)
Vua Bảo Ðại trong một buổi lễ năm 1933
BaoDai_12-1995.jpg (20945 octets)Cựu hoàng Bảo Ðại bên Pháp (tháng 12 năm 1995)BaoDai_va_chiec_an.jpg (57444 octets)Cựu hoàng Bảo Ðại và chiếc ấn Hoàng Ðế Chi Bửu
chiec_an_Hoanh_De_Chi_Buu.jpg (58615 octets)
Chiếc ấn Hoàng Ðế Chi Bửu
.
hoang-tu-bao-long.jpg (96721 octets)
Thái tử Bảo Long, con của vua Bảo Ðại
hoang-tu-bao-long1.jpg (62807 octets)
Thái tử Bảo Long và các quan đại thần
Những người trong hoàng tộc
.
Hoang Thai Hau trieu Nguyen.jpg (134306 octets)
Một Hoàng Thái hậu (không biết tên gì)
Hue_funerailles_dela_reine_mere_1908.jpg (140366 octets)
Ðám ma mẹ vua (không biết của ai) (1908)
Hue_funerailles_dela_reine_mere_1908 a.jpg (100379 octets)
Ðám ma mẹ vua (không biết của ai) (1908)

Ý NGHĨA VỀ NIÊN HIỆU, MIẾU HIỆU và TÊN HUÝ

Thời quân chủ (vua chúa) lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu cái giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua đã mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ. Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không được nhắc đến tên. Ví dụ vua Minh Mạng có bà phi tên là Hồ Thị Hoa. Vì kỵ húy bà nên cầu Hoa ở Sài Gòn đã được đổi tên lại là cầu Bông.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRIỀU NGUYỄN

image
Vua Minh Mạng (1820-1840)
image
Ấn của vua Minh Mạng

image
Lăng vua Minh Mạng ở Huế

image

image

image

Vua Hàm Nghi (1884-1885)

image
Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)

image 

image

image
Dân chúng chờ đợi xe đám cưới

image

image
Vua Thành Thái (1889-1907)Từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. 
Các em của Vua Thành Thái (1891)

image
Hai người vợ của vua Thành Thái

image
Các anh em của vua Thành Thái và các ông thầy (phụ đạo)

image
Vua Thành Thái trong triều phục


image 


image


image

image


image

image


image

 image
image

image

image

image

image

GIÁO DỤC TRONG THỜI PHÁP THUỘC


image

image
image


image

 image
image
image
image
image


image

LÝ BÍCH THỦY SƯU TẦM và TỔNG HỢP
10.9.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét