Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

 NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CHUỐI

Chuối tên khoa học: Musa Basloo Sieb. Et Zucc. Thuộc họ Musaceae
Chuối tiếng Anh là: Banana, tiếng Pháp: La banane. tiếng Đức: Bananen  ..là một trong số 2 trong 3 chi của họ Musaceae; nó bao gồm các loài chuối và chuối lá. HIện tại người ta công nhận khoảng 50 loài thuộc chi Musa với nhiều công dụng khác nhau đối với con người. Đặc điểm cây chuối: thân thảo lớn, nhiều bẹ, cao trung bình 2-4m, tròn, bóng, càng lên cao thân càng nỏ. Lá chuối to, dài, gân lá đối xứng qua sống lá. 
Lá chuối non có màu xanh lá mạ, mỏng và mềm; lá già màu xanh đậm, gân nổi rõ; lá khô có màu nâu. Cây chuối tên khoa học: Musa sapientum thuộc họ Chuối Musaceae, chi Musa; nguồn gốc ở Đông Nam á và Úc. Chuối xuất hiện bắt đầu trễ nhất năm 5000 TCN, nhưng có thể từ 8000 TCN theo sự phân tích của các nhà khảo cổ học.
Cây chuối là cây thân thảo, cây bụi, cây cảnh trái. Cây thường được trồng ngoài trời hay trồng trong bóng râm. Mặc dù nhìn bề ngoài chúng mọc cao như các loại cây gỗ, nhưng chuối và chuối lá không phải là cây thân gỗ và phần thân biểu kiến của chúng trên thực tế chỉ là phần gốc của các cuống lá của các lá lớn. Vì thế, về mặt kỹ thuật mà nói thì chúng là các loại cây thân thảo khổng lồ.
Chuối Musa, là dạng từ La tinh,   tiếng Ả Rập mauz (موز), là tên gọi để chỉ quả của các loài chuối. Mauz mang nghĩa Musa được ghi nhận trong bách khoa thư tiếng Ả Rập thế kỷ 11 Quy chuẩn y học của Avicenna, đã được dịch sang tiếng La tinh trong thời Trung.  Mauz cũng là từ trong tiếng Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ để chỉ quả chuối. Một số nguồn khác lại cho rằng Musa được đặt tên theo Antonius Musa, một bác sĩ phục vụ cho hoàng đế Augustus.

Musa acuminata với hoa và buồng quả.
Lá và hoa chuối hồng (Musa velutina
Từ trái qua phải: chuối lá, chuối rừng, chuối Latundan, chuối lùn.


Chuối là cây kém chịu rét và gió mạnh, cần nhiều nước nhưng ưa đất thoát nước và đất tốt có nhiều nitrogen và kalium. Lượng mưa đều 120-150mm hàng tháng là tốt nhất; khô hạn trên 2 tháng liền thì phải tưới. Nhiệt độ thích hợp 25-30oC, tối thiểu tuyệt đối trên 12oC. Nắng cần vừa phải; nếu nắng gắt thì cây cháy lá, nám quả; trời âm u, cây mọc vóng và kéo dài thời gian sinh trưởng. Năng suất trung bình 150 buồng/1 ha, nặng 15-20kg/buồng.
Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống. Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm: 
 Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) có đến 5 giống mà phổ biến là giống lùn cao và lùn thấp là giống Chuối ăn tươi điển hình có bột chuyển hết thành đường, dễ tiêu hoá, có quả cong, vỏ dày, thường trồng ở đồng bằng sông Hồng và sông Chu. 

Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ) có quả to và ngắn hơn Chuối tiêu, vỏ cũng mỏng hơn; có giá trị calo cao hơn Chuối tiêu lại có nhiều bột hơn, nên có thể luộc, có thể chiên; dùng làm rau (nõn thân giả, hoa chuối) ít chát hơn chuối tiêu. Thường được trồng nhiều nhất. Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm, có quả hơi chua nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ; Chuối bột không ăn tươi mà để lấy tinh bột; chuối ngự, chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp; chuối lá quả dài 4 cạnh; chuối hột quả to thẳng 5 cạnh, có hạt.

                 

Hoa chuối

Chuối “cô đơn”, hay còn gọi là chuối bạc hà, là một loại chuối hiếm quý tại VN. Cây chuối nầy thường sống đơn độc giữa rừng già. Nó được gieo trồng bằng hạt chứ không nảy mầm từ gốc mẹ như chuối thường.
Giống chuối này cao tới 3m, đường kính thân có chỗ tới 0,60m, thon dần lên ngọn, bản lá có kích thước 0,60m x 3m.
Cây thân kép, màu xanh nhạt có phủ lớp sáp trắng. Loại chuối này rất ít khi ra hoa nhưng đã ra hoa thì rất kỳ lạ. Hoa chuối màu xanh cốm, rất to, đậu ít quả nhưng nhiều hạt. Cây chuối “cô đơn” được tìm thấy ở vùng Bản Cỏi (xã Xuân Sơn- Phú Thọ).    

      
Chuối “cô đơn”

Mới đây các nhà khoa học Úc đã phát triển thành công “siêu chuối” biến đổi gen, sẵn sàng để cho người Mỹ ăn thử trong vòng 6 tuần.

Sở dĩ được gọi là “siêu” bởi vì các quả chuối được các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Queensland (Úc) biến đổi gene để tăng cường hàm lượng vitamin A, theo AFP.

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến tử vong. Hàng trăm ngàn người thiệt mạng hàng năm trên thế giới vì thiếu vitamin A và nhiều người thì bị mù lòa, các nhà khoa học Úc cho hay.

“Hậu quả của thiếu vitamin A khiến 650.000-700.000 trẻ em trên thế giới tử vong hằng năm và ít nhất 300.000 người bị mù”, giáo sư James Dale, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích vì sao họ phát triển “siêu chuối” và dự án nghiên cứu này được Tổ chức Bill và Melinda Gates tài trợ.

Ông Dale cho biết “siêu chuối” trông không có gì khác biệt so với chuối bình thường.
Nếu thử nghiệm thành công ở Mỹ, giống “siêu chuối” sẽ được đem sang trồng ở Rwanda, Kenya, và Tanzania, nhằm cải thiện dinh dưỡng cho người dân châu Phi.

Thực phẩm biến đổi gene vẫn còn là một chủ đề tranh cãi đối với các nhà khoa học trên thế giới.

THÀNH PHẦN DINH DƯỞNG TRONG CHUỐI

Thành phần hoá học: Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, chuối chín có tỉ lệ g%: glucid 16-20; tinh bột 1,2; protid 1,32; lipid 0,5; theo tỉ lệ mg%: calcium 8, kalium 28, sắt 0,5 và các vitamin PP 0,07, vitamin C 0,6. Còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Trong Chuối có 2 hợp chất quan trọng về mặt sinh lý là serotinin và nore-pinephrin, cùng với dopamin và một catecholamin chưa xác định. 

Trong 100g chuối chín có: glucid 26,1g, protein 1,2g, lipid 0,3g, tro 0,8g, Ca 12mg, P 32mg, Fe 0,8mg, vitamin A (-caroten) 225μg, vitamin B1 0,03mg, vitamin C 14mg.

Ngoài ra còn có Mg, Na, S, Zn… Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt. 100g chuối cung cấp cho cơ thể 100 kcal và dễ tiêu hóa. Mặt khác, trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể.



Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn.

Do có các hoạt chất này mà Chuối có những ứng dụng quan trọng trong y học (chữa đau tạng phủ, táo bón, loét ống tiêu hoá...). Bầu của hoa chuối chứa tryptophan và các hợp chất Indol.


Để xem chi tiết về các giống cây trồng đối với chuối và chuối lá có quả ăn được và sử dụng tên gọi theo hệ thống vừa đề cập.

Cây chuối có nhiều công dụng: để gói bánh; hoa, quả và thân non dùng để chế biến thức ăn; quả chín ăn không cần qua chế biến. Mỗi cây chuối chỉ ra hoa và cho quả một lần., sau khi lấy trái xong là chặt bỏ cây chuối để mầm non của chuối tiếp tục lớn lên.
Cây chuối phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nước ta. Cây chuối thường được trồng trong vườn để lấy quả và rau ăn hoặc trồng làm kinh tế.

CÁC LOẠI CHUỐI THƯỜNG THẤY Ở VIỆT NAM

chuối lùn
Chuối tiêu hồng
Chuối Laba
Chuối táo quạ
Chuối cau lửa
Chuối sáp
Chuối hột
Chuối gìa hương
Chuối bơm
Chuối cau
Chuối sứ
Chuối chà hột

Chuối được trồng ở 107 nước trên thế giới, ở nước ta chuối được trồng khắp nơi, thậm chí có vùng làm giàu nhờ chuối như ở làng Năm mẫu, xã Tứ dân, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên. Ở đây họ trồng loại chuối Tiêu Hồng, nhờ cây chuối dân  làng này nổi tiếng, gọi là làng triệu phú ven sông.

Riêng đối với Quảng trị chuối được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Ngay cả vùng cao ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa  Khe sanh, đi trên đường 9, hai bên sườn núi chuối bạt ngàn. Còn ở miền nam thì chuối là cây vườn, nên lúc nào cũng có mặt khắp các nơi thôn dã.

CÂY CHUỐI TRONG PHONG THUỶ

Câu tục ngữ  “Chuối sau cau trước” là để nói lên vị trí cách trồng những cây vườn chung quanh nhà cửa theo phong thu. Cây cau đẹp nên trồng phía trước, còn bi chuối lúc nào cũng vị trí là phía sau hè (nhà), vì cây chuối trông dáng không được đẹp.

Cây cau dáng đẹp, cao, thẳng, cứng cáp, sống thọ - thuộc dương. Cây chuối thân mềm, thấp, lúp xúp, dáng nghiêng ngả, tuổi đời ngắn - thuộc âm. 

Theo phong thuỷ, t
rước nhà nên trồng cây thuộc dương không nên trồng cây thuộc âm là vì người ta mong cầu sinh khí (thuộc dương) đưa vào nhà để phát lộc , phát tài cho gia chủ. Trước nhà mà trồng hai cây cau đứng hai bên, vừa thanh cao, vừa thoáng đáng cho ánh sáng lại tạo cảnh quan đẹp mắt có giá trị dẫn khí, tạo luồng khí sống động, hưng vượng.

Nếu trước nhà mà trồng bụi chuối thì vừa rậm rì vừa u tối, trồng được ba lần ba bẩy hai môt ngày thì cây đã có dáng úa tàn, tạo cảnh quan u ám, trông rất xấu
 xấu, cây chuối đời sống không thọ, sau khi ra buồng chuối thì tận, phong thủy như thế thật là hung hiểm! 

Ngược lại sau nhà thuộc âm, trồng chuối sau nhà là hợp cách. Nếu kết hợp đủ chuối sau - cau trước thì ngôi nhà đó đủ cả khí âm và dương hoà hợp, có nghĩa là
 làm cho âm dương thuận chiều bồi bổ cho nhau làm vượng phát, thịnh vượng cho gia chủ. 


CÂY CHUỐI TRONG VĂN HỌC


Trong văn học VN, cụ Nguyễn Trãi có sáng tác một bài thơ " Cây chuối", nói lên tâm sự của ông khi từ quan về ẩn tại quê nhà. Đây là một bài thơ được nhiều người biết đến và lưu truyền trong dòng văn học VN.


Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín.
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Cây chuối r quạt
Nguyễn Trãi là tác giả của nhiều thơ văn xứng đáng là những sáng " thiên cổ hùng văn" của dân tộc. Bên cạnh đó, tiếng thơ của ông còn chan chứa tình yêu bất tận đối với thiên nhiên, tâm sự gắn bó và thể hiện mối đồng cảm giữa cái vũ trụ trong tâm hồn nhà thơ với cái vũ tru của đất trời. Bài thơ Cây chuối thuộc vào chiều hướng sáng tác thứ hai.

Theo tinh thần bài thơ, người ta có thể phỏng đoán rằng Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này lúc về ở ẩn, khi ngắm một cây chuối đang trổ buồng vào một đêm cuối xuân đẹp trời. Bài thơ phác họa lại những gì thi sĩ đã trông thấy, cảm thấy.

Ông chợt nhìn lên ngọn cây. Một đọt chuối non run run trong cơn gió nhẹ, vẫn còn tự cuộn tròn lại. Đến khi cái nõn đủ độ lớn, chỉ cần một cơn gió thổi qua là sẽ xòe rộng ra, thực sự bắt đầu cuộc đời của một chiếc lá. Với tâm hồn nghệ sĩ thiên nhiên qua lăng kính yêu đời. Nguyễn Trãi tưởng tượng rằng hình ảnh chiếc lá non cuộn tròn các văn bản cần gửi đi, ngoài cột sợi lụa hay phong bằng sáp ong. Một cuộn thư như thế dễ khiến người ta liên tưởng đến khi ngắm nõn chuối kia. chỉ khác là chiếc lá non không có sợi lụa cột ngang thân. Nhưng ai dám chắc rằng không có sợi tơ trời nào đó đang giữ chiếc lá khỏi bị mở ra? Nhà thơ Nguyễn Trãi ngắm chiếc nõn đã gần đến lúc mở ra và khe khẽ gọi. " Gió nơi đâu? Gượng mở xem!" Cảnh tượng chiếc lá sẽ từ từ mở ra trong khí xuân tươi tốt, gợi trong lòng nhà thơ niềm thích thú tựa như đang run rung giở xem bức thư tình.

Có thể nói rằng bài thơ tả thiên nhiên này hoàn toàn thành công. Chỉ bằng vài nét phát họa, nhà thơ đã gợi lên bức tranh hoàn hảo mà bình dị làm cho tâm hồn người đọc cũng lâng lâng cái cảm giác dịu dàn

Cây chuối trong bài thơ này ắt hẳn ra hoa vào độ khai xuân, đến nay " bén hơi xuân" nên càng thêm tươi tốt, bắp chuối ngày một to ra. Giữa cái bắp chuối tròn trĩnh, ngộ nghĩnh màu tím đó ấy bật ra những nải chuối con xinh xắn. Chúng thon dài rồi lớn dần lên, tỏa mùi ( màu) suốt đêm...Hương chuối ấy với hương thơm của đất trởi, làm dâng lên trong lòng tác giả một niềm tin yêu vào cuộc sống mỗi ngày một sinh sôi, nảy nở.

Bài thơ không chỉ đơn thuần là bài ca yêu đời, yêu thiên nhiên của thi sĩ. Lồng vào trong từng chữ, từng ý là cuộc đời của nhà thơ, phảng phất quanh hình ảnh " cây chuối".



 Xem lại tiểu sử Nguyễn Trãi người ta có thể hiểu thêm về hình tượng "Tình thư một bức phong còn kín" đó là giai đoạn Nguyễn Trãi về ở ẩn. Lúc này " như bức thư phong kín", ông sống khép mình với thế giới xung quanh, đầy rẫy bọn xiểm nịnh. Ông hướng về nội tâm nơi đó âm ỉ ngọn lửa trung hiếu. Ông trở về với cuộc sống khép kín, không hẳn là ông quay lưng lại với cuộc sống sinh động xung quanh mình. Ông luôn tin tưởng một ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ngày đó ông sẽ quay trở lại phục vụ cho đất nước. Và ông chờ, Ông đợi một làn gió mới, trong thâm tâm, ông mong cơn gió ấy chóng đến thổi lên đầy sức trẻ, sức xuân, tình đời mà ông hằng nuôi dưỡng.

Ngoàì ra trong văn học người ta còn thấy một số ca dao tục ngữ nói về  chuối như:

"Chuối khoe lòng chuối còn trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con?".

"Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời".

"Em mời anh miếng chuối ngào đường
 Bên tình bên nghĩa anh thương bên nào!"

Trong dân gian còm tìm thấy nhiều bài thơ  rất vui về chuối:

CHUYỆN TÌNH CỦ CHUỐI
( thơ vui)

Có anh chàng củ chuối

Nhà ở bên bờ suối
Yêu cô nàng bán muối
Nhà có một cây chuối
Họ yêu nhau đắm đuối
Dắt nhau ra bờ suối
Rồi dìm nhau chết đuối
Thế là hết đoạn cuối
Một câu chuyện củ chuối
Nghe xong ai cũng đuối???!!! 
 Đúng là chuyện củ chuối!

CA DAO
Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông...
(nguyên bản bài thơ)

Thơ hoạ vui

Gió đưa bụi chuối sau hè 
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ 
Con thơ tay ẩm tay bòng 
Tay xách thằng chồng dục xuống dưới sông!



    • Gió đưa bụi chuối sau hè,
  • Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ

    Con thơ tay ẵm tay bồng
    Tay dắt mẹ chồng, nách cặp con dao.



    BÀI HÁT: Rau răm ở lại
     ( Sáng tác Song Ngọc, ca sĩ Ỷ Lan)

    Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè
    Chớ anh mê vợ bé, mà anh mê vợ bé
    anh bỏ bè con thơ.....

    Gió đưa, à ơi, gió đưa cây cải về trời
    rau răm ở lại chịu lời đắng cay
    gió đưa ơi ah ơi ah
    cây cải mà về đâu, rau răm ở lại 
    lòng sầu là sầu năm canh
    con ơi à ơi, con ngủ đi con
    hỡi à ơi à, cha con mê mãi lầu son mà quên về
    gió đưa bụi chuối sau hè
    à ơi sau hè
    anh ơi vợ bé bỏ bè là bè con thơ

    Gió đưa à ơi gió đưa
    cây cải về trời
    rau răm ở lại chịu lời đắng cay
    gió đưa ới à ơi à
    cây cải về đâu
    rau răm ở lại, tình sầu là sầu thiên thu...


    ẨM THỰC CHUỐI 


    Các món ăn được chế biến từ chuối, phải kể đầu tiên là món mà ai ai cũng ưa thích vì hương vị ngọt thơm từ chuối hoà huyện với nước dừa, đó là món chuối chưng và chuối xào dừa là hai món ăn ngọt truyền thống, đặc trưng của miền Nam VN . Giống chuối quen thuộc nhất là chuối sứ thường được bà con Nam bộ VN dùng làm hai món ăn này. Khi làm món nầy, nên chon chuối có vị ngọt đậm đà và thơm để món ăn thêm phần quyến rũ. 

    Thí dụ như giống chuối sứ Mỹ Tho ruột vàng có đặc tính là từ khi chín hườm cho đến chín rục, ruột chuối có màu vàng mật o­ng rất quyến rũ và khi bẻ ra, mùi chuối mới tỏa thơm, vị chuối ngọt dịu nên ăn không ngán. Đây là loại chuối chắc thịt, ít bột cho nên luôn được chọn để làm những món chưng, nấu, ép… Đây cũng là yếu tố hàng đầu mà các bạn nên để ý khi so sánh với các loại chuối khác. Thí dụ như giống chuối chà bột, chuối chà bom… có rất nhiều tinh bột; còn như giống chuối già, trái lớn, vỏ xanh lại không thường dùng để làm hai món ăn này.


    Chuối chưng

    Sau chuối sứ là giống chuối xiêm cũng khá thông dụng khi người ta không tìm được chuối Mỹ Tho. Nếu muốn loại chuối chắc thịt hơn nữa thì chọn chuối sáp. Nạc chuối tuy không ngọt mịn bằng chuối Mỹ Tho nhưng rất chắc, dẻo. Còn giống chuối Sa Đéc trái lớn, dài có hơn 30 phân, vỏ màu đỏ tím, vị hơi lạt, nạc chuối xốp so với chuối xiêm nhưng vẫn được người địa phương chế biến thành những món ăn ngọt theo cách riêng.

    Miền Nam còn có giống chuối cau trái nhỏ, nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn chút ít.

    Ở miền Bắc, miền Trung thì có giống chuối tiêu trứng cút có hình dáng, màu sắc tương tự chuối cau nhưng khi chín thì vỏ chuối có thêm những chấm đen lấm tấm như vỏ trứng cút.

    Còn loại chuối nổi tiếng là giống chuối ngự – xưa được chọn để dâng vua – của vùng chiêm trũng làng Đại Hoàng, Hà Nam, Nam Định.

    Chuối ngự và món chè chuối nướng
    Chuối ngự hay còn gọi là chuối tiến vua

    Loại chuối này không để chín trên cây mà phải giấm – nghĩa là dú, giấu… đúng cách trong những căn phòng nhỏ, kín, vách bằng đất gọi là lò giấm, mỗi lò chừng mươi phòng nhỏ để tạo nhiệt độ thích hợp cho chuối chín mà không ngấu nát. Khi chín vỏ chuối có sắc vàng óng rực, ruột màu vàng nhạt, có mùi thơm rất quyến rũ nhưng không gắt như mùi thơm của loại chuối già. Đây là loại chuối thường chỉ để ăn tươi.


    Chuối chà bột

     
    Chuối sứ, chuối cau, chuối gìa

    Miền Bắc, Trung VN những món như chuối chưng, chuối xào dừa… không phổ thông như trong giới bình dân như ở miền Nam.

                       
    Hình thức thành phẩm của hai món chuối chưng và chuối xào dừa mới nhìn khá giống nhau tuy nhiên hai món ăn ngọt này được phân biệt rất rõ ràng cách chế biến.

    Chuối nướng
    Chuối nướng

    Bánh tét nhân chuối
    Vũ khúc chuối trong ẩm thực Tây Nam Bộ - 2
    Bánh dừa nhân chuối
    Vũ khúc chuối trong ẩm thực Tây Nam Bộ - 3
    Bánh chuối chiên

                                      
    Gió đưa bụi chuối sau hè
    Giỡn nhau chút xíu ai dè sinh đôi (thơ vui)

    Trái chuối chín thơm ngọt, nhiều chất bổ lại lành tính nên người lớn, trẻ em đều ưa thích. Chuối sống có thể nấu ăn thay cơm đỡ lòng khi giáp hạt, lá chuối, cây chuối được tận dụng tối đa để phục vụ cho đời sống con người từ nông thôn cho đến thành thi.....


                 
    Nói đến những loại cây trồng quen thuộc trong vườn nhà người ta có thể kể hàng chục cây trái khác nhau: loại cho vị chua ngọt như cam, quýt, bưởi, xoài, mận, khế, … loại cho vị ngọt thơm như mít, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, … đặc biệt là không thể vắng mặt cây chuối.


              


    Chuối có tới năm bảy loại, mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Bề ngoài của các loại chuối lại chung vẻ bề ngoài giống nhauThân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột nhà. Thực ra đây chỉ là thân giả, còn thân chính được dân gian quen gọi là củ hũ chuối nằm dưới đất. Từ củ hũ này mọc lên nhiều thân chuối khác nhau. Vì thế, ca dao có câu hỏi khó:


    "Chuối khoe lòng chuối còn trinh
    Chuối ở một mình sao chuối có con?".


    Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, khi lá rủ xuống nó có độ dai nhất định.

    Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Suốt đời, cây chuối chỉ cho một buồng thông thường mỗi buồng có từ năm đến hơn chục nãi. Mỗi nãi trên dưới chục trái.

    Tuổi thơ của trẻ con miền sông nước gắn liền với cảm giác hồi hộp, lo sợ, sung sướng hòa lẫn khi năm bảy đứa cùng ôm thân cây chuối lần đầu tiên bì bõm trong lòng con rạch trước nhà để tập lội; hay phập phồng, nhấp nhổm ngồi trên chiếc bè chuối chông chênh chống ngang qua con sông nhỏ hái rau giúp mẹ,

    Những bẹ chuối tươi được dùng để ốp các cây cột dựng rạp đón khách trong ngày lễ cưới hỏi. Màu vàng xanh vừa tăng thêm vẻ đẹp vừa in đậm dấu ấn khó phai nhòa của tình yêu đôi lứa.


            

    Trong lễ cúng tống ôn tống gió trong đời sống dân gian miền đất này, thân chuối được kết thành chiếc thuyền trang hoàng rực rực để “ôn binh” làm phương tiện lên đường, khỏi phải quấy rối xóm làng. Tương tự, trong ngày cúng Sel Dol-ta của người Khmer, người ta cũng dùng bẹ chuối làm thuyền để tiễn đưa ông bà về cõi hư vô!

    Thân chuối khi đã đốn buồng rồi lại được tận dụng xắt, bằm nhuyễn cho heo, gà vịt ăn.
    Cứ mỗi khi gần tết hay nhà chuẩn bị cúng giỗ ông bà thì người ta xách dao đi rọc lá chuối về để gói bánh. Bánh tét, bánh ít đều được gói từ lá chuối xiêm vừa xanh vừa dẻo. Ngoài đồng về bắt được con cá lóc đem nướng trui, vói tay ngắt tàu chuối để cá lên mà cạo tro rồi dùng nó để dọn luôn món ăn dân dã này.
              
    Lá chuối xanh còn được dùng để gói những chiếc nem, những đòn chả vừa xinh xắn vừa có hương vị đậm đà. Lá chuối khô cắt về cho các loài vật nuôi trốn trú muỗi mòng.
    Tàu chuối, bẹ chuối khô được tận dụng làm dậy buộc. Dây chuối được dùng để đươn võng. Nó cũng được dùng làm quai chèo, giúp cho những chiếc ghe xuồng di chuyển được trên sông nước.

    Ngày trước, khi vợ chồng trẻ cưới nhau được vài năm, cha mẹ cho ra riêng, công việc đầu tiên họ thường là trồng tỉa chăm sóc cho khu vườn của mình và một trong những cây trồng đó là chuối. Chuối ở miệt này có nhiều loại. Từ cây chuối hột còn đậm chất hoang dã đến chuối xiêm, chuối cau, chuối già, chuối sáp, chuối táo quạ.

    Gà vịt luộc trong nồi cháo đem ra xé phay thì gỏi để trộn chắc chắn phải là chuối ghém. Chuối ghém là thành phẩm được xắt từ cây chuối non đã cao cỡ đầu người. Thân chuối tươi non được xắt nhuyễn bóp trong nước giấm rồi vắt khô, cho chúng ta thứ rau vừa giòn vừa mềm lại ngọt ngào.

    Thịt gà vịt trộn chuối ghém và vào thêm ít lá rau răm, ót, … thì khó có món ngon nào sánh kịp. Cũng có khi người ta trộn chuối ghém với các lóc nướng vàng, … Tương tự, chuối ghém, dân quê đợi khi chuối trổ buồng xong thì cắt bắp chuối để chế món ăn.

    Bắp chuối xắt nhuyễn bóp sơ qua nước dấm chua pha loãng để loại bỏ trái non và chất chát rồi trộn với nước cốt chanh, nêm chút đường, muối làm thành món gỏi. Thực phẩm được dùng nhiều nhất là khô. Khố sặc rằn, khô cá lóc, cá chạch đều trở thành những món ăn hảo hạng.

    Gỏi bấp chuối

    Độc đáo người dân quê ở đây còn trộn gỏi bắp chuối với ốc đắng. Loại ốc này con nhỏ hơn ốc lát, chúng sống nhiều dưới các đám rể ô rô, mái dàm ven bờ sông rạch. Xúc ốc về ngâm qua trong nước vo gạo hoặc nước muối, ớt cay cho chúng nhả hết cặn, nhớt, rửa sạch rồi luộc với lá ổi, lá sả hay lá chanh cũng được.

    Cho ốc vào rổ, xốc cho ốc bung hết mài, lể mình ốc ra khỏi vỏ, ngâm rửa sơ qua nước dấm loãng, để ráo rồi trộn vào bắp chuối đã làm sẵn. Thêm ít ngò, húng thơm, ít lát ớt đỏ nữa là có món ngon để đãi bạn bè kèm theo vài ba chung rượu nghĩa tình.

    Trong các tô bún nước lèo ở miệt Trà Vinh – Sóc Trăng – Bạc Liêu bên cạnh rau muống bào mỏng thì cũng không thể nào thiếu bắp chuối xắt sợi. Bắp chuối còn được để chung với các loại rau rừng khác khi ăn cá kho, lẩu mắm.

    Vũ khúc chuối trong ẩm thực Tây Nam Bộ - 8
    Bánh chuối hấp



    Vũ khúc chuối trong ẩm thực Tây Nam Bộ - 9
    Chuối phơi khô

    Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất của cây chuối chính là trái chuối. Người miền Tây ăn chuối từ khi chuối còn xanh cho đến khi chín rục. Bữa nhậu rượu vua với năm ba người ngay tại vườn nhà khi thiếu mồi thì một hai trái chuối chát, ít trái me, trái bần với vài cục muối cũng chơi mát trời ông địa! Người bình dân đã sánh nó ngon như cao lương mỹ vị vua chúa chưa chắc được dùng lên gọi là rượu vua (?) hay danh từ ấy được dịch nghĩa từ rượu đế (?). Xem ra ngôn ngữ dân gian đáo để thật!

    Chuối chát xắt mỏng ăn kèm với cá lóc nướng hay chấm cá, mắm kho vừa ngon miệng vừa phảng phất dấu ấn của những ngày đầu tiền nhân đến vùng đất này khai hoang lập nên xóm làng.

    Có loại như chuối sáp, trái nhỏ, ruột vàng chỉ dùng để luộc, chứ không ăn chín. Người ta đốn chuối đã già về cắt ra từng nãi rồi bỏ vô nồi luộc sôi. Chuối nấu chín ăn vừa ngọt vừa bùi.
    Chuối xiêm, chuối già thì thường để cho chín mới ăn. Ngọt nhất là chuối chín bói.

    Chuối xiêm hườm gần chín được chặt cả buồng phơi nắng gắt ngoài sân cho bớt mủ rồi bẻ từng trái lột bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, dùng dao bén xẻ nhẹ một đường dọc thân chuối rồi bỏ lên bếp than để nướng. Dưới sức nóng của bếp than, trái chuối dần khô săn lại, da vàng tươi, thơm lựng. Có người cầu kỳ hơn còn lấy hành phi với mỡ để xối lên. Món ăn dân dã này thường xuất hiện trong những buổi chiều tà hay những đêm đông gió se lành lạnh. Điều thú vị là trái chuối bên ngoài còn sống, cứng nhưng bên trong thì hườm vàng mềm, dẻo, ngọt. Kết hợp với vị béo, thơm của hành phi đã đủ sức quyến rủ trẻ con, phụ nữ miệt vườn đến với món ăn giản dị miền sông nước.

    Cầu kỳ hơn thì người ta dùng chuối để nấu kiểm. Kiểm là món chè thập cẩm nấu toàn bằng trái cây, củ quả. Dân quê miệt này thích nấu kiểm trong những bữa chay, ngày sóc, vọng. Kiểm nấu để cúng Phật, cúng ông Địa, Táo quân, sau là ăn chơi vừa ngon vừa no bụng.
    Chè kiểm chuối

    Chuối cũng dùng để làm bánh. Ngoài bánh chuối nướng, người ta còn làm bánh chuối hấp và bánh chuối chiên. Chuối xiêm chín còn được dùng làm nhưn bánh tét, bánh lá dừa.
    Còn nữa, chuối chín, đem ép phơi khô. Chuối lột sạch vỏ, đặt trái chuối vào giữa hai miếng lá chuối tươi, rồi dùng thớt ép nhẹ cho trái chuối dẹp mỏng ra. Phải ép thật khéo tay để miếng chuối không mỏng quá sẽ khó gỡ, còn dày quá thì lâu khô. Chuối ép xong trải trên những miếng vỉ tre đươn, phơi ba bốn nắng thì khô. Miếng chuối thơm mùi nắng, vừa dẻo vừa ngọt, là thứ quà ăn hấp dẫn đối với trẻ con miền quê. Ai đã từng thưởng thức qua có lẽ sẽ khẳng định rằng nó ngon không kém bất cứ thứ quà bánh nào thời hiện đại.

    Cũng từ những miếng chuối khô đó, chịu khó một chút, người ta đem ngào đường để đổi khẩu vị. Để chuối khô không bở, người ta dùng dao bén xắt theo chiều xuôi, đều đặn giống như cọng đu đủ bào. Rồi lấy thêm một ít đường mật, củ gừng gọt sạch xắt sợi, mua ít đậu phộng về rang vàng, đâm bể ba, bể bốn, dừa khô lột vỏ, nạo rồi vắt lấy nước cốt.

    Hương vị chuối ngào đường dân dã ngọt lịm lòng người, nó khiến cho ai đã từng thưởng thức thì mãi bâng khuâng như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao quen thuộc:


    "Em mời anh miếng chuối ngào đường
     Bên tình bên nghĩa anh thương bên nào!"
    Chuối ngào đường

    Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng sâu rộng, nền kinh tế tự túc tự cấp dần lùi xa, nhiều nét văn hóa truyền thống về chuối cũng dần dần bị mai một, võng vải, võng ni lon chứ ít ai xài võng dây chuối, dây lát.

    Trái chuối chín thơm ngọt, nhiều chất bổ lại lành tính nên người lớn, trẻ em đều ưa, đều thích. Chuối sống có thể nấu ăn thay cơm đỡ lòng khi giáp hạt, lá chuối, cây chuối đều được tận dụng tối đa để phục vụ cho đời sống con người khắp miền đất nước. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=870124#ixzz3CwptHuSp doc tin tuc www.xaluan.com

    Bánh Tét Chuối

    Thường làm bánh tét chuối, người ta ngâm nếp với nước cốt dừa và thêm 1 ít đậu đỏ - chuối thì dùng chuối xứ chín làm nhân - đòn bánh ốm hơn không thì nếp nhiều quá mất ngon - ăn không hết thì để freezer rồi từ từ cho lên lò nướng lại càng ngon hơn. 

    Nguyên Liệu:

    - 1 kg gạo nếp
    - 1 ít đậu đỏ, đậu đen
    - 1 vài lá dứa (optional - tùy ý)
    - 12 trái chuối sứ chín mùi
    - 1 trái dừa tươi nạo ra lấy nước cốt dừa (hoặc dùng 1 lon nước cốt dừa)
    - 2 muỗng café muối
    - 3 muỗng canh đường
    - 6 Lá chuối

    Cách Làm:
     
    - Chuối sứ chín mùi, lột vỏ, cho thêm chút muối + đường vào chuối. 

    - Gạo nếp vo sạch để ráo (nếu là loại gạo nếp dẹp dài, còn nếu là nếp loại tròn thì cần ngâm khoảng 12 tiếng), trộn thêm ít đậu đỏ đậu đen. Lá dứa xắt nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt mầu xanh có mùi thơm. Bắc chảo nóng, cho nếp vào xào, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước lá dứa vào trộn cho đều, khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm một it nước cốt dừa trộn đều xong nhắc ra khỏi bếp. Nhớ canh sao để nếp đừng bị nhão hay quá chín, chỉ hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ mà thôi. Hãy xem trình tự của 8 giai đoạn sau đây:


     1 2
    34
    56
    78
    CHUỐI ĐỂ GIÃM CÂN

                       
    Chuối xanh,  là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả

    giảm cân nhờ chuối xanh
    Giảm cân nhờ ăn chuối xanh
    Chuối xanh, cùng với ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, và thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho việc giảm mỡ bụng, sở dĩ là vì những loại thực phẩm này chứa chất kháng tinh bột, đây là một loại carbohydrate giúp ngăn ngừa  lượng đường trong máu tăng cao, đặc  biệt giúp loại bỏ cảm giác đói, thèm ăn một cách hiệu quả. Giáo sư Bilton khuyến cáo những người thừa cân, béo phì nên tiêu thụ ít nhất 20g chất kháng tinh bột/ngày từ chuối xanh.
                                   
    CHUỐI, CÂY THUỐC MANG NHIỀU DƯỢC TÍNH
    Dược tính, tác dụng: Chui xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đến mức để tránh không bị lở loét dễ dàng mà còn có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có. Chuối xanh còn có tác dụng diệt nấm, làm se. Quả Chuối chín nhuận tràng, chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét. Thân giả và rễ củ chống scorbut; rễ trị giun.

    Dân ta còn dùng cả củ Chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng nứa tép đâm sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm thuốc giải nhiệt chữa nóng quá phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. 
    Đông y cho rằng, những người phổi yếu, đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn, cơ thể hàn không nên ăn chuối.
    Một số bài thuốc hay từ chuối:

    Nếu tóc rụng nhiều, bạn có thể dùng nước nhựa trong của cây chuối để bôi vào vùng da đầu hằng ngày. Nhựa chuối có tác dụng ngăn rụng tóc và giúp tóc mọc lại. Mỗi ngày cần dùng 30 ml để bôi.
    Sỏi thận, mật, bàng quang: Lấy nước từ cây chuối hột, uống vào buổi sáng một chén. Dùng liên tục 1-2 tháng mới hiệu quả. Hoặc: Lấy quả chuối hột già hoặc mới chín vàng, đốt không cháy hoàn toàn (đốt tồn tính), sau tán thành bột, uống mỗi lần một muỗng cà phê bột chuối với 30 ml rượu nếp trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần và liên tục 1-2 tháng. Cần kiên trì, sẽ hiệu quả.
    Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Lấy một chén nước từ cây chuối hột uống vào mỗi buổi sáng, sẽ tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Hoặc: Dùng quả chuối hột già hoặc vừa chín, xắt mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.
    Viêm loét dạ dày: Chuối hột già đem sắt mỏng, phơi khô trong râm mát, tán bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê với nước nóng vào trước bữa ăn, ngày 3 lần. Dùng liên tục 1-2 tuần.
    Chữa đau nhức răng: Lấy củ cây chuối hột, giã nát cùng một chút phèn chua và muối ăn, sau cho vào vải sạch vắt lấy nước cốt đủ để ngậm 3-5 lần trong ngày, làm như vậy trong 3-5 ngày liền sẽ hết đau nhức.
    Trị lang ben, hắc lào: Dùng quả chuối tiêu xanh cắt theo chiều dọc của quả rồi chà xát vào vùng lang ben hay hắc lào sau khi đã làm sạch. Làm như vậy đến khỏi thì thôi.
    Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh thái mỏng ăn sống chung với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau sống hay thịt cá.
    Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hằng ngày ăn 3-5 quả chuối chín, sẽ góp phần làm giảm huyết áp vì trong chuối chứa nhiều kali.
    Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, xắt lát mỏng rồi chấm với muối ăn.
    Hỗ trợ chữa phù do suy tim, viêm thận: Hằng ngày lấy một quả chuối tiêu chín ăn chung với cơm mỗi bữa. Tác dụng chống phù là nhờ khả năng lợi tiểu của chuối.
                
     CHUỐI CUNG CẤP NHIỀU NĂNG LƯỢNG

    Trong chuối tiêu có chứa nhiều tinh bột, 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluluza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, đu đủ chín cho 36 calo, nhãn cho 49 calo, vú sữa cho 43 calo…). Lượng chất glucid có trong chuối chín như vậy là rất cao, ở dạng glucoza (20%), fructoza (1,5%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng.


    Chuối tiêu

    CHUỐI CHỬA TRỊ CÁC BỆNH:

    1.Các bài thuốc có chuối tiêu theo TÂY Y:
    Chữa trúng độc do ăn uống: Củ chuối tiêu thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước, lấy một bát cho uống để làm nôn mửa.
    Chữa nhọt, sưng tấy, mụn nhọt: Củ hoặc rễ chuối tiêu giã nát đắp.
    Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: Rễ chuối tiêu 60 g, rau sam 30 g, giã nát, ép lấy nước, đun ấm, bỏ bã uống nước.
    Chữa đái ra máu: Rễ chuối tiêu tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g, sắc nước uống.
    Chữa sốt cao phát cuồng, mê sảng, co giật: Dùng một lóng trúc hoặc nứa vót nhọn đầu, chọc vào giữa thân cây chuối tiêu cho nước chảy ra. Hứng lấy một bát uống. Có thể dùng củ và rễ, giã nát vắt lấy nước cốt uống.
    Chữa hắc lào: Rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho sượt da ra, lau khô. Lấy một quả chuối xanh còn non trên cây, bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm bôi vào chỗ có nấm, làm 4-5 lần.
    Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Thịt quả chuối tiêu xanh, phơi sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C, tán bột, ăn hằng ngày với liều 20-30 g.
    Chữa phụ nữ ít sữa và người già táo bón: Hoa chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hoặc muối lạc rang, ăn 2-3 bữa liền.
    Chữa táo bón: Chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín ăn, dùng nhiều lần.
    Chữa tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu 30-60 g, sắc uống, dùng nhiều lần.
    (BS HƯƠNG TÚ)

    2.CÁC BÀI THUỐC CHUỐI TIÊU THEO ĐÔNG Y:

    1.Thuốc bổ dùng cho người mới bệnh nặng dậy, sút cân, kém ăn, mất ngủ, thiếu máu: Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg, Men rượu 10 miếng. Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Chuối tiêu và lòng đỏ trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hũ sành ủ thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày ăn nửa chén vào lúc đói (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
    2.Trị hắc lào: lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh, thái thành từng lát mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam). 
    3.Trị bạch đới: Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g. Hầm cho nhừ, lấy nước uống (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    4.Trị bị phỏng: Lá chuối tiêu, sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    5.Trị ho, lao phổi: Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g, thêm nước, hầm cho nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung hoa dân gian bách thảo lương phương).
    6.Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống):  Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái. Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    7.Trị tai giữa viêm: dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc, ép lấy nước côt, nhỏ vào tai. Ngày 2-3 lần (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    8.Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng: Rễ chuối tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát, ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    9.Trị huyết áp cao, não xung huyết: Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g, sắc uống (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).
    10.Trị bàng quang viêm, tiểu gắt: Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g. Sắc, chia làm 3 lần uống (Trung hoa dân gian bách thảo lương phương).
    11.Trị thai động không yên: Rễ cây chuối tươi 60g, thịt heo nạc 120g, thêm nước, hầm thật nhừ, ăn (Trung Hoa dân gian bách thảo lương phương).

    CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CÂY CHUỐI HỘT

    Từ lâu chuối hột đã được xem như là vị cứu tinh cuả nhiều bệnh nhân trong đó có bệnh nhân tiều đường. Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại trong việc điều trị bệnh thì cây chuối hột vẫn giữ một vị thế nhất định trong điều trị  bệnh tiểu đường. Nhiều người vẫn thường sử dụng quả chuối hột phơi khô lấy hạt ngâm rượu thuốc chữa được nhiều bệnh nhưng thật ra thân và rễ cây cũng có công dụng làm thuốc trị bệnh tiểu đường rất hay. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng các bộ phận của cây chuối hột để điều trị bệnh tiểu đường.

    CÁCH ĐIỀU TRỊ

    Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.

    Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

    Lát chuối hột

    Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng.
    Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống.
    Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh tiểu đường cũng thuyên giảm rõ rệt.
    Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống

    Những hữu ích không ngờ từ trái chuối chín 
    Giảm rụng tóc và xơ tóc
    Khi được dùng thường xuyên, mặt nạ tóc làm từ chuối có thể làm tăng độ ẩm của tóc, làm mềm tóc xơ và làm dịu cơn ngứa đầu từ gàu. Bạn cũng sẽ thấy ngạc nhiên vì tóc ít rụng đi đáng kể. Thực hiện: Làm một hỗn hợp gồm 2-3 thìa mật ong và 2-3 quả chuối chín đánh nhuyễn. Sau khi làm ướt tóc để tạo độ ẩm, hãy đắp hỗn hợp vào tóc và massage cho hỗn hợp thấm vào được từng sợi tóc, chân tóc và da đầu. Sau đó ủ bằng khăn lạnh khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó gội sạch đầu, dùng dầu gội và dầu xả như bình thường.
     8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối

    Tóc hết xơ rụng đáng kể nếu bạn dùng mặt nạ chuối cho tóc đều đặn 2 lần 1 tuần.
    Chữa khô da 
    Dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn 1 quả chuối chín và 1/2 cốc yến mạch rồi đắp hỗn hợp lên mặt trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm, massage nhẹ nhàng hoặc vỗ nhẹ để dưỡng chất ngấm sâu vào da. Vào mùa thu đông nên thực hiện 2-3 lần/ tuần để dưỡng ẩm đều đặn cho da khô. Chuối nhuyễn đóng vai trò như chất tẩy tế bào chết tuyệt vời và có tác dụng dưỡng ẩm.
    8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối
    Giúp da trắng hồng, giảm nếp nhăn
    Sử dụng mật ong, sữa chua và chuối để làm mặt nạ cho da là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm nếp nhăn. Mật ong làm sạch da và giúp da mềm, mịn. Sữa chua cung cấp những dưỡng chất cần thiết và vitamin cho da. Hai thành phần này kết hợp với chuối sẽ tạo nên một loại mặt nạ hữu hiệu để giảm nếp nhăn quanh mắt, trán và khóe miệng. Bạn trộn thật đều hỗn hợp và bôi lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2 lần/tuần để ngăn ngừa nếp nhăn và các vết rạn da cho tăng hoặc giảm cân quá nhanh.
    8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối
    Mặt nạ mật ong, sữa chua và chuối là biện pháp hoàn hảo cho làn da hết nhăn nheo.
    Chuối đặc trị cho da dầu
    Da dầu thường là nguyên dân làm lỗ chân lông to và gây ra mụn. Bạn có thể thử làm mặt nạ với công thức sau để có được làn da khô thoáng: Cho một thìa sữa với 2 thìa nước cốt chanh vào dằm với chuối. Đắp hỗn hợp này lên mặt 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Làn da nhờn của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
    8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối
    Sữa tươi, chuối và nước cốt chanh sẽ giúp bạn hết lo lắng vì da nhờn dầu.
    Giúp xóa mờ sẹo
    Chà xát lớp bên trong của vỏ chuối lên vùng da sẹo 4-5 lần/ngày và thực hiện liên tục trong vài ngày, bạn sẽ không chỉ thấy sẹo thâm sớm mờ đi. Vùng da đó cũng trở nên mịn màng hơn nhiều.
    Chuối giúp trị mụn hiệu quả
    Chuối có chất chống khuẩn tự nhiên và có khả năng trị mụn nhọt tuyệt vời. Trộn nhừ chuối với một thìa sữa, 1 nhúm hạt nhục đầu khấu, 1 thìa yến mạch và đắp lên da mặt đã rửa sạch. Rửa mặt khi hỗn hợp khô lại. Dùng thường xuyên sẽ trị được mụn nhọt một cách đáng kể.
    8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối
    Da bị mụn, đặc biệt là mụn bọc thì hãy nghĩ ngay đến cách trị mụn bằng chuối.

    Làm trắng răng
    Dùng vỏ chuối để làm trắng răng thì rất an toàn và hiệu quả vì vỏ chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không chứa những chất mài mòn như hầu hết các sản phẩm thương mại. Bạn dùng mặt trong của vỏ chuối (phải là vỏ của chuối chín thì mới chứa hàm lượng cao chất potassium) chà nhẹ nhàng vào răng độ 2 phút. Các khoáng chất có trong vỏ chuối chín sẽ thấm vào bề mặt răng và làm sáng răng. Sau đó, đánh răng bằng các loại kem đánh răng thông thường.
    8 tác dụng làm đẹp cực hay từ chuối
    Hàm răng trắng sáng hơn nhờ chuối.
    Chữa khô mắt
    Làm việc với máy tính liên tục khiến mắt bạn bị khô? Rất đơn giản, hãy ăn một quả chuối mỗi ngày. Chuối giàu ka-li giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và kiểm soát việc tiết chất lỏng của tế bào, nhờ đó sẽ ngăn chặn việc khô mắt.

     CÁC MÓN ĂN VỚI HOA CHUỐI


    Canh sườn non nấu khế và hoa chuối

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối

    Nồi canh thanh mát lạ mà quen, có vị chua nhẹ của khế lẫn với hoa chuối và thịt sườn ngọt, thỉnh thoảng có miếng sụn giòn giòn, bạn cùng thử vào bếp nhé!
    Nguyên liệu:
    300g sườn non
    1-2 quả khế chua
    150g hoa chuối thái mỏng, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít chanh
    Hành lá, mùi tàu, muối, hạt nêm, nước mắm.

    Cách làm

    Bước 1: – Sườn non rửa sạch, cho sườn vào nồi, thêm nước lọc, đun sôi, đun khoảng 30 phút.

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối

    Bước 2: – Khế bắt bỏ diềm, rửa sạch, thái lát.

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối

    Bước 3: – Hoa chuối thái mỏng, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít chanh, ngâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối


    Bước 4: – Phần sườn non sau khi hầm 30 phút thì cho khế vào đun cùng, đun đến khi ăn thử sườn mềm, nêm vào một ít muối, nước mắm.

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối



    Bước 5: – Cho tiếp hoa chuối vào đun khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, đun đến khi phần hoa chuối vừa ý thì tắt bếp, thêm mùi tàu, hành lá, thái nhỏ vào nồi canh, múc canh ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.

    [Chế biến] - Canh sườn non nấu khế và hoa chuối

    Tất cả hình ảnh trong bài viết nầy đều mang tính minh hoạ được lấy từ trên mạng xuống, người viết xin được cám ơn các tác gỉa của các bức hình kể trên.

    Nguyễn Thị Hồng sưu tầm và tổng hợp (11.9.2014)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét