Lô hội hay còn gọi là Nha đam, Long tu (danh pháp hai phần: A. vera (L.) Burm.f., 1768, đồng nghĩa: A. barbadensis Mill., 1768, A. vulgaris Lam., 1783) là một loài cây thuộc chi Lô hội, có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Phi.
Lô hội có lá dày dài, dễ gẫy và có gai hai bên mép; chất nhầy bên trong chứa nhu mô cấu trúc dạng lưới, có khả năng giữ nước do lá và rễ hấp thu vào. Qua quá trình trao đổi chất, chất này được chuyển thành một dạng gel màu trắng nhạt. Đây chính là chất gel mang nhiều đặc tính y khoa tuyệt vời. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4_h%E1%BB%99i
Lô hội có lá dày dài, dễ gẫy và có gai hai bên mép; chất nhầy bên trong chứa nhu mô cấu trúc dạng lưới, có khả năng giữ nước do lá và rễ hấp thu vào. Qua quá trình trao đổi chất, chất này được chuyển thành một dạng gel màu trắng nhạt. Đây chính là chất gel mang nhiều đặc tính y khoa tuyệt vời. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4_h%E1%BB%99i
Cây lô hội với các đặc tính y khoa của nó đã được nhiều thế hệ và nền văn minh trên khắp thế giới biết đến. Ngày nay, có nhiều nhà nghiên cứu đã xem nó như một loại thảo dược chữa "bách bệnh".
Cần nhớ là chỉ vài loại có tác dụng y học trong đó Aloe vera Barbadensis Miller là có hoạt chất cao nhất. Muốn trở thành sản phẩm cung cấp cho toàn thế giới, chỉ có sản phẩm nào ổn định thật sự về chất lượng nhờ trải qua một quy trình chế biến đặc biệt thì mới ứng dụng hết được các đặc tính y khoa.
Lịch sử diệu kỳ của cây lô hội
Lịch sử diệu kỳ của cây lô hội
Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, các vị vua Pharaoh đã xem nó như một loại thuốc trường sinh bất lão. Đối với người Hy Lạp cổ đại, cây lô hội là biểu tượng của sắc đẹp, sự kiên trì, vận may và sức khỏe. Hypocrate trình bày trong báo cáo của mình về một số đặc tính của Lô Hội như giúp mọc tóc, chữa vết sưng tấy. Với nhiều dân tộc ở Trung Đông nước ép Lô Hội nổi tiếng là loại nước mang lại sự thông thái và bất tử.
Ở thời kỳ phục hưng tác giả Robert Delin đã viết cuốn sách "Doctor Aloe" kèm theo một bài thơ nổi tiếng có nội dung như sau:
- Nó làm khô vết thương, mang lại sinh khí.
- Nó mang lại sự trong sáng cho đôi mắt và làm minh mẫn tinh thần.
- Nó giúp cho đôi tai và vòm họng được khỏe mạnh.
- Nó mang lại sức sống cho cái dạ dày bệnh hoạn.
- Nó chống rụng và mang lại sức sống cho tóc.
- Nó làm thuyên giảm bệnh gan và chứng vàng da.
Từ truyền thuyết đến khoa học chế tạo dược phẫm ngày nay. Lô hội đã được các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới xác nhận các đặc tính y khoa tuyệt vời của nó. Trong cuốn sách "Aloe Vera" của Carol Miller Kent có nói rằng loại thuốc mỡ được làm từ Lô hội là một trong những thứ thuốc được mang theo trên con tàu vũ trụ đáp lên mặt trăng năm 1969. Sau một thời gian dài âm thầm nghiên cứu nhà sinh vật học Israel ( Brekhman, đã chứng minh được tính hiệu quả của cây Lô hội trong việc nhiễm chất phóng xạ hạt nhân.
Mời xem vườn trồng cây Lô Hội trồng rên đất Mỷ: https://www.youtube.com/watch?v=m5fLd500xvo
Mời xem vườn trồng cây Lô Hội trồng rên đất Mỷ: https://www.youtube.com/watch?v=m5fLd500xvo
Tìm hiểu thành phần hóa học của cây lô hội
Trong hơn 50 năm qua, người ta đã xác định thành phần hóa học cùng với các đặc tính y khoa của chúng: Lignin - Saponin - Anthraquinones.
- Lignin có tác dụng vận chuyển và thấm sâu vào da
- Saponin có tác dụng tẩy trùng và khử trùng.
- Các anthraquinon như Aloin có tác dụng là chất tẩy nhẹ, Aloe amodine có tác dụng sát trùng và nhuận tràng, Isobarbaloin tác dụng giảm đau và kháng sinh, Aloe ulcin hạn chế tiết dịch dạ dày.
Các vitamin: A, E (tan trong dầu mỡ), B1, B2, B6, B12, C, Niacin (tan trong nước).
Chất khoáng: Ca - phốt pho - kali - sắt - Na - Mg - Mn - Crom - Zn
Mono và Polysaccharit: Glucoza, Mannoza Amronic - Acemannon (?)
Các axit amin thiết yếu: có 8/10 axit amin và có 11//14 axit amin không thiếu yếu.
Các enzym: Amylaza và Proteaza (tiêu hóa đường và đạm) Creatin Phosphokinaza (enzym thuộc nhóm cơ); Lipaza (hấp thụ chất béo), Bradikinaza (giảm đau, chống viêm, kích thích hệ miễn dịch).
Tổng hợp về các tính y khoa của lô hội
Lô hội đã tự chứng minh mình qua hàng thế kỷ là một phần trong kho tàng các dược phẩm dân gian truyền thống đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận. Kể từ năm 1960 trở đi đã có một dạng gel lô hội được làm ổn định và có thời gian sử dụng lâu dài hơn. Kỹ thuật giữ ổn định đó được Bill Coats, người sáng lập ra công ty Aloe Vera Americal - Hoa Kỳ (AVA) khai triển và đã nhận bằng sáng chế. Kỹ thuật này bao gồm những chất gel trong thùng đã được bổ sung các chất vitaminC (Ascorbic axit), VitaminE (Tocopherol) và Sorbitol để chống oxy hoá. Bằng cách kiểm soát quy trình ở những mức độ nhiệt chính xác, ông đã có thể tận dụng được những phản ứng hoá học có khả năng bảo quản được sản phẩm.https://www.youtube.com/watch?v=1ZfCFhIhBZ4
Phần gel là phần linh hoạt nhất trong cây Lô hội, có nhiều tác dụng như:
- Làm se da và giảm đau.
- Tác dụng làm lành vết thương nhanh và ít để lại sẹo.
- Chống viêm và dị ứng: trong nha khoa chống viêm lợi, chảy máu chân răng.
- Tác dụng loại bỏ tế bào già và tái sinh tế bào mới.
- Tác dụng kháng sinh: ngăn cản sự phá huỷ của các vi khuẩn đường ruột hay nấm Candida albicans...
- Tác dụng nhuận tràng, nhiều men tham gia vào quá trình tiêu hoá hấp thu, ức chế tiết quá nhiều Pepsin và HCl ở dạ dày.
- Giải độc: Do có nhiều kali kích thích gan - thận (là hai cơ quan thải độc của cơ thể) và có nhiều Uronic axit.
- Tác dụng dinh dưỡng tuyệt vời do có nhiều protein, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất và men.
- Chống kích ứng: trị vết cắn, vết của côn trùng gây ngứa rát. Và cũng được công nhận là chất điều chỉnh sinh học rất tốt, một chất kích thích miễn dịch.https://www.youtube.com/watch?v=zZ6wAErMLlg
Tác dụng dược lý của lô hội:
Có 3 tác dụng chính, liều thấp có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh; Ngoài ra còn là thuốc có tác dụng thông mật.
Ứng dụng chữa bệnh bằng cây lô hội
- Chữa đái tháo đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: lô hội tươi 20g, giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược). Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
- Chữa nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).
- Chữa ho đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).
- Chữa ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15-20 ngày là một liệu trình.
- Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa bỏng: lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
- Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần.
- Chữa Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Chữa viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30ml).
- Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; Kèm theo lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Lá lô hội tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa mụn nhọt: Lá lô hội tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.
- Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc chữa các bệnh ung thư có lô hội như sau:
- Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
- Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
- Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng
Tác dụng theo y học cổ truyền:
Lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Tác dụng chữa bệnh của lô hội: Tùy theo bộ phận dùng làm thuốc. Sách Trung dược như Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc. Chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.
Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng...
Lô hội trong chăm sóc sắc đẹp
Do những đặc tính kỳ diệu trên, các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ nhựa Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ axít của da.[cần dẫn nguồn]
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu...
Như vậy Aloe vera là một loại cây có vô số các đặc tính y học quý báu nhưng không phải tất cả các thành phần hoá học có trong cây đều đã được biết đến. Các thành phần linh hoạt trong cây không nhất thiết có tác dụng giống nhau trên từng người nên việc sử dụng nó phải theo các chỉ dẫn đi kèm. Dù sao chúng ta cũng biết Lô hội là vô hại và không có độc tố, nên hãy nghe một người nổi tiếng ngài Chiristopher Columbus nói về lô hội mà Sanvador de Madariage đã thuật lại "Bốn loại thực vật không thể thiếu được trong cuộc sống của con người là: Lúa mì - Nho - Ô Liu - Lô hội. Loại đầu tiên nuôi dưỡng ta, loại thứ hai nâng cao tinh thần cho ta, loại thứ ba mang đến cho ta sự cân đối và loại thứ tư sẽ chữa bệnh cho ta".
Lê Kim Anh sưu tầm
6.9.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét