Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

VIỆT ĐIỂU ( CHIM VIỆT) CÀNH NAM
Chim Việt (chim cắt) to ngậm quả hay hạt thức ăn này ở Văn Miếu, Hà Nội.

Trong văn hóa cổ chúng ta có hai hình ảnh về loài chim gắn bó với dân tộc là chim Lạc và chim Việt, hai câu thường được nhắc nhở đến nhiều đó là: 

Hồ mã tê bắc phong 
Việt điểu sào nam chi 


dịch nghĩa:

Nghe tiếng ngựa Hồ gió bấc lạnhCó đàn chim Việt đậu cành Nam.

                              

CHIM VIỆT: Theo điển tích, chim Việt sinh ra ở đất Việt (phía Nam nước Tàu), cảm thụ được khí ấm áp nên khi bay đi xứ khác bao giờ cũng đậu cành phía Nam là phía ấm áp hợp với chỗ quê hương. Theo truyền thuyết thì hướng di trú của chim Lạc về tới sông Hồng định cư sinh sống cho nên một loài chim thường hay được nhắc nhở tới là chim Lạc, loài chim nầy có in rõ trên mặt trống Đồng cũng trong các bức phù điêu hoặc như hoa văn trên áo dân tộc.


Chim mỏ cắt hay Chim rìu ( Chim Việt)

NGỰA HỒ:
là ngựa sinh ra ở nước Hồ - một nước khí hậu lạnh ở phía Bắc nước Tàu. Giống ngựa này cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh, thường được dùng làm ngựa chiến. Ngựa Hồ tuy về Tàu, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ. Mỗi khi gió bấc nổi lên, tuyết rơi lả tả nơi đất khách thì ngựa lại cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

Theo đó, người đời sau hay dùng từ "chim Việt, ngựa Hồ" (Việt điểu, Hồ mã trong câu "Hồ mã tê Bắc phong/ Việt điểu sào Nam chi" - Ngựa Hồ ngóng gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam) để chỉ tấm lòng về quê hương cố quốc nơi mình đã được sinh ra. Nghĩa bóng là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người. 




TÌM HIỂU VỀ CHIM VIỆT (Chim Rìu, Chim Việt)
http://www.vietnamvanhien.net/HinhBongChimVietODiaBanBachVietCu.pdf

Chim Việt đậu cành chọn hướng nam.
Ta giống Rồng Tiên dòng Lạc Việt
Phải luôn tỏ mặt với lân bang…
Không nên làm nhục nước Nam ta. 



                                                                                 

Con chim tổ tối cao tối thượng của Đại Tộc Việt phải là con chim Việt, chim Rìu. Người ta đã tìm thấy con chim Việt này và đã viết trong ba bộ sử sách, sử miệng, sử đồng 

Hình bóng chim rìu, chim cắt còn thấy nhiều trong ca dao như qua bài đồng dao Bổ nông là ông bồ cắt nói về sáu con chim tổ của Đại Tộc Việt ứng với Việt Dịch Chim Nông Cắt ....

Bổ nông là ông bồ cắt,
Bồ cắt là bác chim di,
Chim di là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ nông.


CHIM VIỆT TRONG BÀI HÁT CỦA NGƯỜI Ê-Đê

Người Ê-đê có chim mling, mlang thấy qua bài hát

Anh đến từ nơi xa,
Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,
Chim mơ-lang từ buôn.
Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương...
(Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam).


Chim mling, mlang này chính là chim cắt. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với Mã Lai ngữ langling: the Southern pied hornbill (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam). Ta cũng thấy rất rõ Mã ngữ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Như thế chim lang, chim linh chỉ chung loài mãnh cầm, loài chim mang hùng tính biểu tượng cho đực, dương, phái nam, mặt trời. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với hai từ lang và linh trong Việt ngữ. Việt ngữ lang là chàng, con trai. Linh ruột thịt với Ấn ngữ linga (bộ phận sinh dục nam). Linh biến âm với lính (ngày xưa chỉ đàn ông con trai mới phải đi lính), với đinh theo kiểu linh đinh. Đinh là con trai, thanh niên như tráng đinh, lễ thành đinh. Rõ ràng chim mlang, mling là chim langling, chim cắt, chim rìu, loài chim mang biểu tượng cho nam tính, dương, hùng tính, mặt trời tức chim Việt. Địa danh Mê Linh mang tên loài chim Việt này. Dựa vào các nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lịch sử, ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian, Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim... Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất huyện đó, bộ lạc đó, khi xưa mang tên một loài chim Mling với một thị tộc (bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi vua Hùng Vương. Hùng Vương đóng đô ở Phong châu. Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, đã ghi lại rành rành trong Đại Nam quốc sử diễn ca:


Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...


Hai Bà khi lên ngôi đóng đô ở đất Mê Linh. Mê-Linh, Mlang, Mling, Langling là chim lang, chim biểu tượng cho Lang Hùng, là chim chàng (chisel), chim đục, chim rìu, chim Việt, chim đực, chim biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là con chim đực). Hùng Vương thế gian có một khuôn mặt chim biểu là chim cắt (có thể là loài chim cắt đất), chim Việt đội lốt chim cắt chim sừng, chim Khướng, chim Khương Great Hornbill, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế dòng Viêm Việt.
Mặt trống đồng
Những loài chim có trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
                     
Con chim mỏ to như mỏ rìu, có mũ sừng, ngậm hạt trong mỏ này trăm phần trăm là chim cắt, chim rìu, CHIM VIỆT. Ngày nay chúng ta còn có thể tìm thấy con chim Việt (chim cắt) to ngậm quả hay hạt thức ăn này ở Văn Miếu, Hà Nội. 

CHIM VIỆT PHẢI ĐẬU CÀNH NAM

 Là chim Việt chỉ có đậu cành NAM, đừng có bao giờ như bọn man di csVN đi đậu cành Bắc ( bắc phương), làm nhục cả tông chi họ hàng.

Tớ đã bảo rồi, mình là chim Việt chỉ có đậu cành NAM 
                         

Nơi cành Nam,
Sinh chim Việt.
Chẳng bao giờ
Muốn rời xa!
Tổ Hùng Vương 

Ngày ba mươi tháng tư
Năm một chín bảy lăm

Đàn chim Việt
Tung đôi cánh
Rời cành nam
Tìm đất ấm
Để tụ đàn
Tuy đất lành
Nhưng luôn nhớ
Quê lầm than
Vì cộng phỉ
Nước cơ hàn
Dân lầm than
Không Tự Do
Thiếu Hạnh Phúc 

CHIM U HOÀI

Triệu cánh chim Việt khắp bốn phương
Trông về cố quốc ngẫm càng thương
Xa đàn thảng thốt nơi quê mẹ
Vỗ cánh u sầu chốn cố hương
Cố nén buồn đau quặn thắt lòng



Lời kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao!

Việt điểu tha phương ơi, ta cùng giống,
Hãy đoàn kết lại, chung vai chung sức
Vì TỔ QUỐC, vì đất nước tang thương!
Đoàn kết lại để cùng nhau mạnh tiến
Tẩy trừ Cộng sản, cứu lấy non sông!


Vo Thilinh, 25.7.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét