Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

NHỮNG VẦN THƠ YÊU NƯỚC CỦA TẢN ĐÀ
và hoàn cảnh Việt Nam hôm nay
Tản đà
Thề non nước

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi nhời thề
(Tản Đà)
                                                               
Vào cuối thể kỷ 19 đầu 20, trên văn đàn VN xuất hiện hai nhà thơ lớn rất thắm tình yêu quê hương và đất nước, đó là Ông Phan Bội Châu và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Cụ Phan Bội Châu thì Bích Thuỷ đã có một bài viết về tinh thần yêu nưóc của cụ. Hôm nay tôi xin sưu tập về những dòng thơ yêu nước của Tản Đà.


Đây là một tác phẩm vào hàng khai sơn phá thạch này của nền thơ Thế Kỷ 20 của nhà thi sĩ mà bút danh đã gồm hết hồn vía của cả một giải non sông gấm vóc Xứ Đoài – Núi Tản với Sông Đà, ông đã từng có câu than thở nổi tiếng, não nuột nhẹ nhàng mà tất cả những người có trái tim Việt nghe mà cay đắng tận tâm can:

Dân hai lăm triệu, ai là người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con 
(Tản Đà)

„Thề non nước“ là lời nguyền. Non là núi và nước là sông, là biển. Một điểm rất thú vị ở bút hiệu của tác giả thi phẩm: Tản Đà là từ được ghép từ hai chữ đầu của hai địa danh rất nổi tiếng ở miền Bắc – Núi Tản Viênhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Dãy_núi_Ba_Vì và sông Đà Giang http://www.youtube.com/watch?v=s1ojonEqEYc. Đây cũng chính là quê hương của thi sĩ. Được sinh ra, được lớn lên, được hun đúc bởi khí thiêng của sông núi nơi đây –Núi Tản, sông Đà, đã hình thành trong ông khí phách của người chí sĩ.

Non non nước nước, chỗ nào có non là chỗ đó có nước, chỗ nào có nước là chỗ đó có non, không thể chia tách ra được. Không có gì có thể chia cách thầy trò, cha con, huynh đệ, anh em mình được, khi mình có tình thương đích thực, khi mình có mặt trong nhau. Lời thề đó rất nặng, sự cam kết đó rất sâu xa. Muốn giữ được sự cam kết đó, mình cần phải có có trí tuệ trong sáng và kiên định.

Bài thơ “Thề non nước” bên cạnh các bài thơ
Chim hoạ mi tronglồng”, “Vịnh bức địa đồ rách” , v.v… ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gởi gắm vào các ngữ “nhớ nươc”, “quên non”. Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai, Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ Quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ “Thề non nước” như một vach nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sâu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu: Bài thơ “Thề non nước” là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng thiết tha gắn bó của nhà thơ với Tổ Quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền. Đầu thế kỷ XX, có một số nhà thơ nói lên lòng yêu nước, một cách thầm kín.

VỊNH BỨC DƯ ĐỒ

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười!
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi

THÂN THẾ VĂN THI SĨ TẢN ĐÀ


Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ. Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư. Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý vẫn hỏng, chán nản bỏ về Hòa Bình uống rượu, làm thơ và thưởng trăng.

Năm 1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển.

Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.

Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo.

Tháng 2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), sau xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn.

Cuối năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo. Sau chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo, không đủ trả tiền nhà phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới.

Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu.

.Ông qua đời vì bệnh vào ngày 7 tháng 6 năm 1939 (20 tháng 4 năm Kỷ Mão) tại nhà 71 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội (nay là nhà số 47 Nguyễn Trãi), thọ 51 tuổi. Năm 1963, di hài Tản Đà đã được cải táng đưa về chôn ở cánh đồng Cửu Quán, thôn Hội Xá (quê vợ của nhà thơ), xã Hương Sơn, tỉnh Hà Tây cũ.

Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. 

                                                                          

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường ra thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường hay nhất.

Tác phẩm gồm nhiều thể loại. Văn: Giấc mộng con I (1917), Giấc mộng con II (1932), Giấc mộng lớn (1932), Thề non nước (1922), Tản Đà văn tập (1932). Thơ: Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1916), Tản Đà xuân sắc (1918), Khối tình con III (1932). Kịch: Tây Thi (1922), Tống biệt (1922). Dịch thuật: Liêu Trai chí dị (1934). Nghiên cứu: Vương Thúy Kiều chú giải (1938), và một số bài báo...
 Tản Đà
 đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu thanh http://sachxua.net/forum/index.php?topic=8798.0 , An Nam tạp chí http://leminhquoc.vn/lmq/hoi-hoa/tu-lieu-le-minh-quoc/1641-tan-da-va-an-nam-tap-chi.html .. Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường ra thơ lục bát. 
                                                                     
Hoàn cảnh Việt nam hôm nay:

Dân chín ba triệu, ai là người lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con 

( nhái thơ Tản Đà)
                                                 
  Thơ Tản Đà đã diển tã tâm ý rất tế nhị, xúc động về tình yêu tha thiết với quê hương và tổ quốc của ông. Bài thơ "Thề non nuớc" của Tản Đà như một thông điệp được gởi gấm tới các thế hệ thanh niên sống cùng thời với ông, bài thơ nầy của ông đã là những ánh sáng le lói trong đêm đen, để dẩn dắt người đọc và thế hệ trẻ vươn lên trong cuộc sống đang bị dày đọa khốn khổ với sự áp bức của ngoại nhân. Hoàn cảnh sống của ông là vào thời đất nước của ta đang nằm trong tay thực dân Pháp, hoàn cảnh đó không khác gì tình hình thực tế của CHXHCNVN ngày hôm nay đang đứng trước nguy cơ Hán hoá bởi Đại Hán. Tập đoàn lãnh đạo csVN đã hiện thân là những tên Thái Thú của thiên triều. Dân oan khắp nơi... bóng dáng của quân xâm lược đầy cã 3 miền đất nước luôn ngoài biển đông.  

 Dưới bóng đêm tăm tối đó, con người như trâu ngựa dưới chế độ bạo tàn khắc nghiệt bởi cộng sản VN, hồn nước đã tản mác...đâu đâu cũng thấy những lớp người rất thờ ơ, vô cãm trước hoàn cảnh đất nước đang từng bước trở thành một phần đất tự trị thuộc Đại Hán. Đất nước hôm nay đang cần thiết có bóng dáng những người như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ...... Tản Đà để vực dậy Hồn nước, những vần thơ yêu nước của các cụ tuy vắng bóng từ lâu, nhưng vẩn luôn còn gía trị, nhứt là cho bối cảnh ngày hôm nay, khi mà toàn dân VN đang bị csVN bóc lột với một phương cách mới tinh vi hơn thực dân trước đây, rất cay nghiệt và tàn độc. 
                                                                 
Một đất nước với trên dưới 90 triệu người, bức dư đồ VN cũng đã rách tả tơi bởi bọn người bán nước buôn dân, nhưng bóng dáng một sĩ phu trước thòi cuộc vẩn như bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm....???

Bức dư đồ ngày nay đã rách nát vì bọn đầu lỉnh Ba Đình đã bức phá từng mảnh đất của cha ông để dâng cho bọn bắc phương.

Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi

Tuy có rách nát, nhưng rồi có ngày sẽ được vá lại, cơ đồ vẩn như xưa...miển sao

Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa

Lời thề một lòng với nước với non không hề lay chuyễn....đó chính là cách giữ vững hồn nước để đất nước không còn những người trẽ người non dạ vô cãm với nước non.


   
                                         

BÀI ĐỌC THÊM:

1.TẢN ĐÀ - THI SĨ CỦA HAI THẾ KỶ

http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147%3D224&id=1145

2. 61 bài bài thơ của Tản Đà

http://poem.tkaraoke.com/tim.tho?q=Tản-Đà&t=6

3. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tản_Đà


Bichthuy Ly, 12.7.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét