Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

 NÚI T BA VÌ
Bài nghiên cứu về vùng trọng địa của Việt Nam


ĐẠI CƯƠNG VỀ NÚI BA VÌ
( nơi tiềm  tàng Long mạch nước Việt)

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Đây là nơi ngự trị muôn đời của thần Tản Viên (tức Sơn Tinh), một trong "tứ bất tử" theo tín ngưỡng của người Việt. Ba Vì là một dãy núi lớn bao gồm nhiều ngọn, chiếm diện tích trên 5.000 ha, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ngọn núi này cách nội thành Hà Nội hơn 60 km về phía tây với đường giao thông thuận lợi, đường ôtô lên tận đỉnh.

 Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản . Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng (tọa độ: 21°3′30″B 105°21′59″Đ) là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản).

Nằm trong dãy Ba Vì còn có các núi Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi... Ba Vì có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở độ cao 400 m và 600 m là hai nơi nghỉ mát có tiếng từ thời Pháp thuộc. Từ núi Ba Vì, leo lên các đỉnh núi như đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa. Rồi từ đây có thể quan sát cả một vùng đồng bằng rộng lớn với đồng ruộng, thành phố, làng mạc, sông hồ. Sông Đà uốn lượn quanh chân núi ở phía Tây, hồ Suối Hai mênh mông trải rộng ở phía Đông, nhờ vậy mà tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.Núi Ba Vì, nằm trong vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò.


Địa chất ở Ba Vì rất bền vững, được hình thành từ những cuộc chuyển động kiến tạo xảy ra vào cuối Triat muộn (khoảng 210 triệu năm về trước) trong khu vực Đông Dương và Trung Quốc, hình thành từ những cuộc vận động tạo sơn Idosinias. Ở cao độ hơn 1000 mét, khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ góp phần tạo nên tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành "Thế tay ngai" trong luật phong thủy do triều đại Vua Hùng tạo lập. Trên thượng nguồn thì ba con sông lớn: Sông Đà, sông Thao, và sông Lô đều đổ về đây. Ngã ba Bạch Hạc là nơi hợp thành của ba dòng sông ấy để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái (sông Hồng) tạo dựng thành vùng châu thổ trù phú của đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Ở chân núi phía Tây của dãy Ba Vì có dòng sông Đà, phía Đông có hồ nhân tạo Suối Hai dài 7km, rộng 4 km với 14 đảo lớn nhỏ thực chất là những ngọn đồi nhô lên mặt nước.

Theo các tài liệu nghiện cứu về khảo cổ học thì vùng đất xứ Đoài, nơi có núi Ba Vì còn rất nhiều các hiện vật bằng đá như rìu, bàn mài, chì lưới, mũi nhọn, bàn dập, hòn kè, giáo, đục, mũi tên, đồ trang sức và nhiều các hiện vật là đồ đồng, đồ gốm có niên đại từ thời văn hóa Sơn Vi, tồn tại qua bốn giai đoạn văn hóa kế tiếp nhau từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, đến Đông Sơn cách ngày nay hang nghìn năm. 


     

NÚI BA VÌ TRONG TÂM THỨC VIỆT

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều sách vở, công trình nghiên cứu đã có một số kết luận về nền văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì.

Ca dao có câu:

Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng cách nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.

Trên núi có ngôi đền cổ thờ vị thần núi với đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn


Có nghĩa là:

Dáng hình sừng sững ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn
.


                   


Cả trong chính sử như sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng dành nhiều chú ý đến Ba Vì và cho rằng "Núi ấy là núi tổ của nước ta đó".

Theo sách Bắc Thành Địa dư chí của Lê Đại Cương chép: "Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp".

Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua truyền đúc Cửu Đỉnh làm biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của triều đình. Hình núi Tản Viên được khắc vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và sông Thạch Hãn. Triều Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) thì núi Tản Viên được liệt vào hàng những núi non hung vĩ của đất nước. Hàng năm triều đình làm lễ cúng tế.

https://www.youtube.com/watch?v=kZnxWSM1piU                              


NÚI BA VÌ TRONG VĂN THƠ

1.TẢN ĐÀ

Bài kinh

Ào ào gió thổi
Liệng liệng cò bay
Hay hỡi là hay!
Lạ ơi là lạ!
Giữa rừng rụng tử rơi hồng
Cám thương con chim nhạn vợ chồng bắc nam
Mịt mờ khói toả động Lam
Triết vương khuất mặt, cổ am lạnh lùng
Tơ lý hồng, tơ lý hồng, hồng tơ, hồng tơ lý hồng
Phương này có sông, sông Nhị Hà, sông Nhị Hà, sóng kêu dồn dã
Phương này có núi, núi Ba Vì, núi Ba Vì, khuất ngả lầu tây

Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ
Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ
Mảnh chung tình phấn trở đôi nơi
Đôi nơi chung dưới một giời
Lúc sầu, lúc oán, lúc giận, cười, ới hỡi lại tươi..


                                                
2.QUANG DŨNG
https://www.youtube.com/watch?v=irshcMmDFZk


Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
(1949)

Nhạc " Đôi mắt người Sơn Tây do Thái Thanh ca
                                                                                                                                                                  3.HOÀNG CẦM


Đi xa



Nắng gấm Ba Vì phủ khắp Lục Đầu giang

Mồ hôi đá Tam Thanh gói lụa sông Hồng

Mắt sư nữ chùa Thầy

thoắt mang màu xanh xứ Lạng


Tay búp măng người yểu điệu Thăng Long
nâng một dãy Cai Kinh chạy tắp đến Cao Bằng

Vạt áo chàm vòng bạc
sương muối đầu năm

Nùng Văn Vân gọi trâu Tây Hồ thức giấc
đi gõ mõ Hưng Yên
rủ Chử Đồng lên Đồng Đăng ngả gỗ

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa"...

Hỡi ơi Tô Thị
bế con về quê xưa
Rồi vào xuân mọi ngả
Núi xuân nghiêng đầu
Sông xuân vừa chợp mắt
đã gọi đò Tú Xương
canh tư canh năm
sang bên này tát nước ruộng Xuân Hương


4.TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

                      ĐIẠ MẠCH cũa Á CHÂU

(và vùng long mạch của Đại Việt)
Rồng địa mạch  Á Châu, đầu  gát lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, 
đuôi hướng về vùng đồng bằng Bắc Bộ 
                            
Theo cách nhìn của Phong Thuỷ ( Phong=gió; Thủy=nước), những nghiên cứu nầy mang thực chất là khảo sát nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người. Nếu trên bình diện quốc gia, thì nó đem mọi sự phát tirển tốt lành về mặt hạnh phúc, phúc lợi về cho đất nước.

Cách đây gần vài  năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).

Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.


Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền (821 - 24 tháng 9 năm 887), đã từng làm Thiên Bình Tiết Độ Sứ ở nước ta,  đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.

                                             
                                          Clip Video nầy do truyền thông trong nước thục hiện
                         
Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả. Cái chính là “thiên hạ” thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?

Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu…

Thế nhưng các dãy núi chỉ “chầu” nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã “tụ” lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã “mọc” lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km.

Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của VN.

Trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288.

HUYỆT ĐẠO NƯỚC VIỆT NẰM TRONG KHU VỰC NÚI BA VÌ

Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3’ 28’’ từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo nước Việt Nam chúng ta.

Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng.

Toàn bộ Khu vực và Vườn Quốc gia Ba Vì hiện nay là khu đất linh thiêng quan trọng nhất của đất nước, nơi còn có tên là TRẤN SƠN – hòn núi đứng gác non sông. Nơi ấy là địa điểm quan trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước, nên quy hoạch và xây dựng Ba Vì phải được nghiên cứu thận trọng và phải được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu.

Khu "Vườn quốc gia Ba Vì" nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, thủ đô Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích 11.372 ha. Các loại thực vật có trên 1.000 loài, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Các loài động vật có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v.
         
             
Khu vườn quốc gia Ba Vì

Chưa hết, từ Ba Vì ra đến cảng Vân Đồn thì đuôi rồng lặn xuống nước, nên nơi đó có tên là vịnh Hạ Long, rồi đường gân đi xa mãi, xa mãi đến vịnh Mindanao ở Philipin sâu gần 11.000m. Ta cũng biết rằng nhiều ngàn năm qua người Hán từ Tây Bắc Trung Hoa tràn xuống xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang, nhưng đến đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc núi chầu sông tụ và có trấn Sơn Ba Vì thì họ chận lại không tiến được nửa. Một ngàn năm Bắc thuộc mà họ không đồng hóa nổi chúng ta cũng vì đặc điểm cấu trúc phong thủy này.


THÁNH VẬT SÔNG TÔ LỊCH
( Vật trấn yễm nước Đại Việt của Cao Biền)

Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.
Vào tháng 9 năm 2001, một đội thi công xây dựng, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội - nơi đây xưa thuộc thôn Đoài Môn (nghĩa là "cửa phía Tây", một số người cho là Cửa Tây thành Đại La).

Trong quá trình thi công, đội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.


   
Miếu thờ tại vị trí xảy ra sự kiện "thánh vật"

Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9. Các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Theo truyền thuyết, mục đích Cao Biền trấn yểm chặn long mạch là để làm cho đất cứng hơn cho thành xây lên không bị đổ, và cũng để ngăn chặn người tài sinh ra tại đất Việt.

KẾT LUẬN:

Nếu ta coi Trái đất là một cơ thể sống hoàn chỉnh, thì “đường gân” từ đỉnh Everest nóc nhà thế giới đến đáy vịnh Mindanao là bộ xương sống giữ cho hình dạng trái đất không bị biến dạng, không bị bóp méo và bởi vậy, con người mới có cuộc sống yên ổn, không phải nơm nớp lo sợ động đất, sóng thần, lở núi…cùng nhiều tai họa khác.

Cũng trên nguyên lý đó, nếu ta coi vùng núi cổ sinh Ba Vì là hòn núi đứng gác non sông có trên 250 triệu năm với lịch sử giữ nước của dân tộc ta cũng như thảm thực vật đa dạng và quý hiếm của nơi đây, thì ta ý thức được đồng bằng Bắc Bộ “non trẻ” có thể tồn tại được, có thể duy trì cuộc sống cho con người mãi mãi cũng nhờ vùng đá cổ sinh này.

Khu vực Rừng Quốc gia Ba Vì là khu vực bảo tồn cấp quốc gia, không chấp nhận cho bất cứ một nhóm tư nhân nào chiếm làm của riêng. Phải ngừng ngay và cấm hẳn việc cho xe ủi đất đào bới trong khu vực Rừng Quốc Gia đồng thời. Rất tiếc nơi thánh địa nầy, bọn cộng sản đã cho đặt tượng thờ tên quốc tặc hồ chí minh, cũng như nơi đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, làm ô uế các chốn linh thiêng nầy. Đất nước VN hậu cộng sản, nên triệt bỏ ngay tàn tích dơ bẩn nầy, cùng với lăng hồ.

Bởi vậy, đào núi Ba Vì lên để tìm vàng, hay các tài nguyên khác, hay làm bất cứ chuyện gì nơi chốn linh thiêng nầy, đều động chạm thô bạo đến “cái lõi” giữ cho đất nước ổn định, là phá hoại đến HỒN THIÊNG SÔNG NÚI, TỤ MẠCH CHÍNH CỦA VIỆT NAM. Đây là trọng điểm của tổ quốc VN, cần phải được bảo vệ cẩn thận, là nơi bất khả xâm phạm một cách tuyệt đối.

Hình ảnh dùng trong bài là từ sự sưu tầm của nhiều nguồn khác nhau, Người viết xin chân thành cám ơn tất cả chủ nhân của các tấm ảnh trong bài viết nầy! Hình ảnh chỉ dùng trong việc làm rỏ vị trí nơi trọng điểm của nước Việt, ngoài ra không dùng trong bất cứ các việc nào khác. ( Tổng hợp trên Internet)

Lê Kim Anh 20.7.2014

                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét