CẦU HIỀN LƯƠNG TRÊN SÔNG BẾN HẢI
(nơi chia cắt đất nước sau hiệp định Genève 1954)
Cầu Hiền Lương được bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trongChiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia từ năm 1954 đến năm 1975.
Sông Bến Hải hay Rào Thanh là một con sông tại miền Trung Việt Nam. Sông này bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Bến Hải là một địa danh ở thượng lưu sông, nên tên sông Bến Hải lấy từ địa danh này. Sông Bến Hải chảy cách biển khoảng 20 km thì nhận một phụ lưu là sông Sa Lung bên tả ngạn. Hai con sông hợp lưu chảy tiếp ra Biển Đông, qua một làng ở bờ bắc có tên là Minh Lương nên được gọi là sông Minh Lương.Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Về tên sông, có thuyết nói là địa danh nguyên gọi là "Bến Hói". "Hói" là tiếng địa phương nghĩa là dòng sông nhỏ. Vì vậy "Bến Hải" là đọc trại từ "Bến Hói".
Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch. Tháng 51952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm
Năm 1954, sau khi thua trận Điện Biên Phủ, Pháp và Việt Minh (csVN) đã cấu kết ký Hiệp Định Genève. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút về miền Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp rút về miền Nam. Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội Việt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp từ miền Bắc phải di chuyễn vào Nam. Giữa hai quân đội là "Vùng phi quân sự" tính từ 5 ki-lô-mét từ mỗi bên Sông Bến Hải được sử dụng làm "vùng đệm" nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội.
QUỐC HẬN LẦN NHẤT 20.7.1954
Hiệp định Genève là một văn bản được ký kết trong sự nghẹn ngào của tất cả những người quốc gia tham dự. Họ đả phản đối quyết liệt quyết định nầy trong những ngày họp tại hội nghị, kể cả vua Bảo Đại. Toàn văn bản Hiệp Định Genève 1954 bằng tiếng Anh. https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm
Trong hội nghị Phạm văn Đồng đả làm theo chỉ thị của Khrouchtchev (TBT/ĐCS Liến Xô lúc bấy giờ), để có được một mảnh đất dung thân cho HCM và ĐCSVN, dù biết đó là một hành động bất nhân, nghĩa với tổ quốc và Việt tộc nhưng Phạm văn Đồng vẩn làm. Người cộng sản là như vậy, họ không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn nào để đi đến mục đích. Người CS thừa biết rằng chia cắt đất nước tức là chia cắt tình tự dân tộc. Trong hội nghị, người Pháp Ký vì muốn rút quân trong danh dự, người CS ký theo lệnh quan thầy. Chỉ có người Việt Quốc gia là phản đối.
Luật Sư Trần Văn Tuyên, Tổng Trưỡng Ngoại Giao Trần văn Đổ đã nghẹn ngào với sự chia cắt đó tại hội nghị, trước sự chứng kiến của nhà sử học thiên tả người Pháp có mặt trong hội nghị, ông Jean Lacouture. Trong quyển "La fin d´une guerre, Indochine 1954" tr.138. Ông đả viết về ngày lịch sử đó như sau:
" Bổng nhiên, người mà không ai đợi chờ, ông Tổng Trưởng Việt Nam Trần văn Đổ đứng lên và với một giọng nghẹn ngào, một tiếng nói khô khan vì xúc động, đưa ra lời phản kháng việc chia đôi đất nước VN. Nhưng trong tình hình đã được an bài, Tổng Trưỡng Đổ của phái đoàn Quốc gia VN đã không làm lay chuyển được tình hình.
Hiệp định Genève củng là Hiệp Định thú 5 trong suốt khoảng thời gian có họ Hồ cho đến 2004, là 5 lần rước ngoại bang vào VN và chia cắt đất nước cho Pháp cho Tàu cộng.
Người Quốc gia phải nghẹn ngào, khóc vì một đất nước điêu linh chia cắt bởi ngoại bang. Người CS thì hả hê vì làm tròn trách nhiệm với chủ (LX). Những người CS như HCM và Phạm văn Đồng đã cấu kết với Pháp chia sẽ mẹ VN, bất chấp hậu quà.
Đất nước VN lần thứ hai bị chia cắt bởi bàn tay của thế lực Đệ Tam Quốc Tế CS và người Pháp. Thật đau buồn cho mẹ VN vì những đứa con vô lương, bán linh hồn cho Chủ Nghĩa.
Hội nghị chia đôi VN tại Genève (Thuỵ sĩ) 1954
Ảnh Việt cộng Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thiếu tướng quân đội Pháp tại Đông Dương Henri Delteil, ký văn bản chia đôi đất nước VN
Cuộc bỏ phiếu bằng chân lịch sử - 20 Tháng 7, 1954
Để đánh dấu 60 năm, một chặng đường lịch sử đau thương, ngày Quốc Hận 20 tháng 7,1954. Ngày đất nước bị chia đôi hai miền Nam và Bắc do thực dân Pháp và tập đoàn cộng sản Hà nội khởi xướng.Hệ quả là hàng trăm ngàn gia đình ly tán: Con mất cha, vợ phải xa chồng, anh chị em mỗi người một ngả...
Để di chuyển hàng triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam, người Pháp và chính quyền Việt nam quốc gia không thể nào cáng đáng nổi.Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ; Eisenhower hưởng ứng lời kêu gọi đã ra lệnh cho đệ thất hạm đội Mỹ đến Việt Nam giúp đỡ việc chuyên chở người di cư qua (Operation Passage to Freedom)
Hơn một triệu đồng bào miền Bắc đã sử dụng mọi phương tiện để di cư vào Nam để tìm tự do sau khi miền Bắc bị đặt dưới sự kiểm soát của cộng sản Hà nội.(Trong khi đó, chỉ có 4358 người xin di cư hay hồi cư từ Nam ra miền Bắc . Không kể khoảng 60000 cán bộ Việt Minh ở lại miền Nam, rút vào bí mật).
VIỆT CỘNG TUYÊN TRUYỀN NGĂN CẢN VIỆC DI CƯ VÀO NAM
Để ngăn chận sự di cư của đồng miền Bắc trong việc di cư vào nam năm 1954, cộng sản Bắc Việt dã tìm đũ mọi cách ngăn chận, hăm dọa cùng, lừa gạt với nhiều hình thức, nế không bị gạt vì sự tuyên truyền nầy thì con số người di cư có thể hơn gấp nhiều lần.
Những tin đồn mà các thủy thủ Mỹ thu lượm được qua những người di cư kể lại lúc lên tầu như do cộng sản Hà nội tung ra như:
- Người Mỹ cắt tay của trẻ sơ sinh và quẳng đàn bà xuống biển, còn đàn ông thì bắt đi làm cao su cạo mủ tại các đồn điền cao su.
- Tầu há mồm ra đến biển thì há mồm ra, rồi xô đẩy người ta xuống biển.
- Từng toán xe tải nhà binh tiến vào các làng để bốc hốt đi thật nhanh, kể cả dùng bạo lực cưỡng ép tất cả dân chúng.
Bên cạnh những tuyên truyền làm lung lạc người tỵ nạn, cùng những áp lực đủ kiểu, qua lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng công giáo. Bọn cộng sản Hà Nội còn dùng chiêu bài tôn giáo bằng cách nhờ cậy đến phái đoàn tôn giáo Ba Lan nhằm thuyết phục giới lãnh đạo Thiên Chúa giáo miền Bắc theo gương Ba Lan "sống đạo trong lòng thế giới cộng sản".
Cuộc Di cư 1954 mở ra cái dấu mốc lịch sử đánh dấu phân chia lằn ranh Quốc - Cộng. Miền Nam là Quốc Gia Tự Do, miền Bắc là Cộng Sản Độc tài. Cho nên, trước khi bước chân lên tàu vào Nam, người dân miền Bắc di cư nhận được một message rất rõ ràng: Passage to Freedom. Chính vì hai chữ TỰ DO đó, mà bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống phải ra đi. Liều thân mà đi không cần biết tương lai sẽ ra sao? Nhưng chắc chắn ra đi sẽ tốt hơn là sống với cộng sản. Ý nghĩa đó cần được ghi khắc cho thế hệ mai sau để sau này không cho phép bất cứ ai tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng cuộc di cư lịch sử năm 1954 : "CUỘC BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN" lớn nhất của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Cần biết thêm về lần chia cắt đất nước lần nhất và lần thứ hai. Cà hai lần đầu mang nội dung và bản chất khác nhau.
Lần chia cách thứ nhất, là Chúa Trinh và Chúa Nguyễn phân tranh tạo nên NỘI CHIẾN trong bối cảnh tranh dành quyền lợi thống trị đất nước với danh nghĩa là PHÙ LÊ. Trong lần chia cắt đất nước thứ nhất, không xảy ra cuộc di cư của hai miền Nam và Bắc.
Lần chia cắt thứ nhất kéo dài 250 năm, nước Đại Việt bị chia làm hai. Trong chiều dài chia cắt, Nam và Bắc xảy ra 7 lần đại chiến vào các năm 1627, 1633,1643, 1648, 1655-1660, 1661-1662 và lần chót vào năm 1672. Các trận chiến xảy ra phần lớn ở tại sông GIANH.
Đồng bào miền bắc lên tàu há mồm để di cư vào nam
https://www.youtube.com/watch?v=i-3NxiOpNXg&feature=player_embedded
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM HAY CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM?
GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI?
Lý Bich Thủy 18 Juli 2014
Kỷ niệm 60 năm Quốc hận ( 20.7.1954-2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét