Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014


HOA TRINH NỮ HAY HOA MẮC CỠ


Tâm Sự Hoa Mắc Cỡ (sưu tầm)


Ai nói với anh em không biết mắc cỡ
Mổi khi tay người vuốt ve nâng niu
Nhè nhẹ khều làm hồn trầm bay bổng lên cao
Đôi mắt kia rạt rào nhìn chăm vào da thịt
Ôi ! ngất ngây giây phút lâng lâng xao xuyến lạ
Má ững hồng đôi môi e thẹn thùng
Khép nhẹ nhàng từng cánh mõng lim dim
Quân tử lạ kì mình đây đó mới chưa từng quen
Đang đi khi không dừng lại ngắm say mê đắm đuối
Người ta chỉ là một bông hoa tím dại
Một loài hoa không hương kém sắc màu
Sống nơi rừng hoang vắng nắng khô cằn cổi
Quanh năm bốn mùa bậu bạn với trăng sao
Được chàng để ý lòng nao nao như mở hội
Nguyện theo anh vào hồn thơ thi sĩ
Ẽo lã nằm nghiêng trên trang giấy trắng
Nét văn chương diễn tả bút mơ màng
Hoa trinh nữ biết yêu biết mắc cỡ

Quanh năm bốn mùa bậu bạn với trăng sao
Được chàng để ý lòng nao nao như mở hội
Nguyện theo anh vào hồn thơ thi sĩ
Ẽo lã nằm nghiêng trên trang giấy trắng
Nét văn chương diễn tả bút mơ màng
Hoa trinh nữ biết yêu biết mắc cỡ



HOA TRINH NỮ

Hái cây hoa dại lẽ loi bên đường gọi hoa Trinh Nữ
Hoa Trinh Nữ ko mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa

Hoa đâu dám khoe màu cùng nàng cúc vàng tươi
Hoa ko bán hương thơm như nàng dạ lý trong vườn
Nhưng hoa trinh nữ đẹp tựa chuyện tình 2 chúng ta
.......( trích sáng tác của Nhật Trường)


                                 
Có vô số loài hoa, mỗi hoa mỗi vẻ, mỗi hoa mỗi hương, mỗi hoa mỗi sắc. Nhưng có một loài hoa “lạ”, độc đáo nhất, và cũng bình dị nhất: Hoa Mắc Cỡ. Nghe cái tên “chán” thật!

Cây Hoa Mắc Cỡ mọc hoang khắp nơi, tại các khu đất sỏi đá ẩm ướt, đất đỏ pha cát, kể cả vùng đất cằn cỗi. Thân thảo, nhiều chùm rễ thành cành, có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều gai nhỏ vàng mỡ gà, đầy gai nhọn, đâm vào da thịt gây nhức và đôi khi lưu mũi gai dưới da. Nhưng Cây Hoa Mắc Cỡ không “ác ý”, không “dữ tợn”, ai chạm khẽ vào là lá của cây Hoa Mắc Cỡ liền e thẹn xếp lá lại tỏ vẻ mắc cỡ như một trinh nữ.

Cây hoa trinh nữ hay cây hoa xấu hổ, cây hoa mắc cở, cây hoa e thẹn, tiếng hán việt gọi là hàm tu thảo (danh pháp hai phần: Mimosa pudica L.) là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất.

Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Khi gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.

                                   
                      
Hoa Mắc Cỡ màu trắng ngà, chuyển đổi màu tím nhạt và lúc già màu trà khô. Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,

Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.

CÁCH DÙNG:

Liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.

1.Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.

3.Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.

4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày. 
                   


SỰ TÍCH HOA TRINH NỮ

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một bà mẹ tính tình hiền lành như cục đất. Bà luôn chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn nghèo, nhưng sống một thân một mình, bà buồn lắm. Bà vẫn luôn cầu Giàng cho bà một đứa con để tuổi già sớm hôm bớt cô quạnh…

Một hôm, trên đường từ nương rẫy về, bà bị lạc đến một khu rừng lạ. Ðói và khát khô cổ mà bà vẫn chẳng tìm ra thức gì để ăn và uống. Bà lả người đi. Khi tỉnh dậy, bà thấy trước mặt có một lùm cây: lá xanh chi chít, hoa vàng li ti chen lẫn những chùm trái đỏ mọng. Bà cảm thấy thèm, bèn hái trái ăn. Trái ngọt lịm làm bà không còn cảm thấy đói và khát nữa. Ðầu óc bà dường như tỉnh táo hơn. Và rồi bà tìm được lối về nhà. Hôm sau, bà thấy người mình có vẻ khác. Bụng bà cứ ngày một to dần. Ðúng 12 mùa trăng, bà sinh một bé gái. Lũ làng nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ, vì bà không chồng mà có con. Có người độc lưỡi độc miệng nói bà đẻ ra “ma núi”. Bà vẫn cắn răng chịu đựng. Mặc dù nghèo khổ nhưng bà chăm sóc đứa nhỏ rất chu đáo.


Ðứa con gái càng lớn càng đẹp rực rỡ và xinh tươi như đóa Hoa Trang trong rừng. Nhưng tiếc thay, ngày ngày nó cứ mãi vào rừng rong chơi, bắt hoa, đuổi bướm, và lại lười biếng không chịu làm việc giúp mẹ. Bà mẹ ngày càng già yếu, nhưng vì thương con nên bà phải cố sức làm lụng vất vả để có cái ăn cái mặc cho con.

Một hôm, bà mẹ nhiễm bệnh và qua đời. Lũ làng xúm xít lo chôn cất bà mẹ và không tiếc lời quở trách đứa con tệ bạc. Quen thói lười biếng nên khi bà mẹ chết đi, đứa con không còn ai chăm sóc nữa. Hằng ngày nó tha thẩn tấm thân gầy còm đi ăn xin hết nhà này đến nhà khác. Mới đầu, người ta còn thương hại cho ít nhiều để nó sống qua ngày, nhưng nó cứ xin hoài khiến người ta cũng chán. Ðứa con đến đâu xin thì thiên hạ cũng dè bỉu, mỉa mai. Lúc này nó mới biết ăn năn, hối lỗi. Nó cảm thấy thương mẹ vô cùng và xấu hổ với dân làng nhiều quá. Nó chạy ra mộ mẹ, rồi nằm khóc nức nở và luôn gọi: “Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con!”.

Từ đêm đó, không ai còn gặp lại cô bé nữa. Người ta chỉ thấy bên mộ bà mẹ mọc lên một cây lạ, lá nhỏ li ti. Mỗi khi có ai vô tình hay cố ý đụng đến, cây chợt rùng mình, khép nép như cố né tránh mọi người. Người ta gọi đó là cây Hoa Mắc Cỡ.

Câu chuyện thật ý nghĩa, ngụ ý khuyên người ta phải sống đúng bổn phận làm con, luôn hiếu thảo với cha mẹ. Người ta có thể chọn nhiều thứ, nhưng không ai có thể chọn cha mẹ. Vì thế, dù cha mẹ có thế nào thì cũng vẫn là người sinh và dưỡng dục mình, chữ Hiếu vẫn phải giữ sao cho vuông tròn.

                 
 Thuở bé cứ thường chơi trò chạm vào hoa trinh nu để xem nó khép lá thế nào, chơi một mình thấy vui vui lại rủ mấy đứa bạn cùng xóm chơi cùng. Cái tuổi thơ vô tư là thế, cũng như cái loài hoa dại lung linh trong nắng mỗi trưa cùng lũ nhỏ.

Khép nép bên đường một cây trinh nữ
Lá xanh xanh, màu hoa tím rung rinh
Không hương sắc, không dáng vẻ đẹp xinh
Nét giản đơn cô gái quê hiền dịu.

 Thế mà cây hay dỗi hờn, nũng nịu
Cứ  đêm về lại khép lá làm duyên
Rồi sáng mai khi ánh mặt trời lên
Cây bừng tỉnh lá hoa đùa với gió.

 Đừng nghịch nhé cây thẹn thùng lắm đó
Khẽ khàng thôi đã khép nhẹ hàng mi
Một chút rạo rực, một tấm tình si
Nên vội vã nhắm nghiền con mắt lá.

 Một loài cây sức sống tràn trề lạ
Lá vẫn xanh, nở hoa trên sỏi đá
Chẳng đua chen khoe sắc với muôn loài
Thản nhiên vượt qua phong ba bảo tố.

Hồn Trinh nữ của một câu chuyện cổ
Chết vẹn nguyên chưa một chút bụi trần
Ngủ ngàn năm mơ màng trong hồn cỏ
Và thẹn thùng, xấu hổ khép bờ mi…
(Sưu tầm)

Vo thi Linh 25.7.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét