Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

NGƯÒI NỮ QUÂN NHÂN VNCH


NHỮNG CÁNH HOA THỜI LOẠN 

Đoàn nữ Quân Nhân trong ngày 19.6.1973
  

 Ngạn ngữ nước Nam ta từ ngàn xưa đã có câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” để nói lên chí khí của nữ lưu đất Việt. 



Nàng đã trao hồn cho núi sông
Thuyền quyên vương mắc chí tang bồng.
Chín lần gươm báu trao tay ngọc,
Một mảnh nhung y điểm màu hồng
.


Hai bà Trưng   
                                 
TRƯNG TRẮC, TRƯNG NH

http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/haibatrung.htm

Hai Bà Trưng ( hình minh hoạ)
                            
Những người phụ nữ nổi danh về cầm binh trong sử Việt đầu tiên phải nói đến Trưng Trắc, Trưng Nhị là những người khởi phát cho truyền thống quật cường của phụ nữ nước ta. 

Hai Trưng vì nghĩa thương dân,
Giận Tô quái gở cất quân trả hờn.
Dấy một cơn rồng vươn hùm thét,
Nổi gió oai thổi hét loài gian.
Lạ thay đôi sức hồng nhan,
Sáu mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.

(Trích Thiên Nam minh giám - Gương sáng trời Nam)

Lớn lên theo dòng đời giữa vận nước rối ren, bị nhà Đông Hán đô hộ, Hai Bà chẳng cam chịu ở trói mình trong chốn khuê môn, món võ siêng tập, tay kiếm siêng luyện, hai bà trở thành bậc quần thoa được người trong vùng ngưỡng mộ theo về. Cuộc hôn nhân liên minh chính trị giữa Thi Sách và Trưng Trắc sau đó được tiến hành. Nhưng rồi, đấng phu quân đất Chu Diên (thuộc Hưng Yên nay) của bà chị cả đã bị đoạt mệnh trong tay tên Thái thú Tô Định, “Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên”, hai chị em nổi dậy khởi nghĩa năm 40.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, hào kiệt quanh vùng theo về, trở thành một cuộc khởi nghĩa đặc biệt khi trong hàng ngũ tướng lĩnh lãnh đạo đa phần là những nữ tướng vang danh, nào Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương…:

TRIỆU THỊ TRINH
http://vinhdanhcovang.wordpress.com/2010/04/09/cuộc-khởi-nghia-của-ba-triệu-thị-trinh-248/


Ảnh minh hoạ bà Triệu Trinh Nương
                                 

Sau cuộc khởi binh của hai Bà Trưng Trắc Trưng Nhị, trong dòng sử Việt người ta còn tìm thấy bà Triệu Trinh Nương hay còn gọi là Triệu thi Trinh.

Năm Mậu Thìn (248), bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa từ vùng núi Nưa lan rộng ra khắp quận Cửu Chân rồi quận Giao Chỉ. Đánh đến đâu nghĩa quân thắng như chẻ tre đến đó. Nhà Ngô lo sợ phải điều 8.000 quân do An Nam hiệu uý, Thứ sử Giao Châu Lục Dận (cháu danh tướng Lục Tốn của nhà Đông Ngô) chỉ huy sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đối mặt với khí thế ngút trời của nghĩa quân cùng bà tướng trẻ “mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu” (theo Giao Chỉ chí) uy nghi lẫm liệt, quân Ngô trở nên khiếp sợ, bạc nhược. 


BÙI THỊ XUÂN
      
Một người phụ nữ ưu tú khác được nói tới ở đây, không ai khác chính là nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân thời anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Bùi Thị Xuân (? – 1802). Bà là nữ tướng danh tiếng thời Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, cháu Thái sư Bùi Đắc Tuyên.
Là phận gái thân bồ liễu nhưng ở bà không chỉ hội tụ đủ yếu tố cần thiết của người phụ nữ thời phong kiến với luân lý “tam tòng, tứ đức” mà những phẩm chất trí, dũng, liệt… của trang nam nhi tuấn kiệt cũng hiện diện nơi bà, đưa bà trở thành một trong những nữ danh tướng huyền thoại thời Tây Sơn, thậm chí là cả sử Việt cổ kim.



Nữ tướng Bùi Thị Xuân bị Gia Long hành hình 

Tài năng xuất chúng về võ nghệ đã đưa Bùi Thị Xuân trở thành một nữ võ tướng tiêu biểu dưới triều vua Quang Trung. Cùng với chồng là tướng quân Trần Quang Diệu và các tướng lĩnh khác, Bùi Thị Xuân tham gia phong trào nông dân Tây Sơn, góp công đánh bại 29 vạn quân xâm lược Thanh năm 1789 (Kỷ Dậu) cùng vua Quang Trung, rồi chiến tranh đối đầu với Nguyễn Ánh. Tài nghệ binh bị, giỏi sử dụng quân, can đảm dũng lược trong chiến đấu, bà góp công lớn cho sự tạo dựng vương triều Tây Sơn, được Quang Trung phong là Đô đốc. Lực lượng tượng binh nhà Tây Sơn sở dĩ hùng mạnh cũng chính bởi tài giỏi luyện voi chiến của vị nữ Đô đốc họ Bùi. Thời ấy Bùi Thị Xuân là một trong “Tây Sơn ngũ phụng thư”, là một thành viên trong hàng “Tứ kiệt” dưới triều Nguyễn Huệ cùng Ngô Văn Sở, Võ Văn Phụng, Trần Quang Diệu. 

NỮ QUÂN NHÂN VNCH:
http://www.youtube.com/watch?v=YwcLiSZmEdk&feature=player_embedded

                                                                                   
Nữ Biệt Đội Thiên Nga
Nữ cảnh sát VNCH đang tuyên thệ
   
                           
Cho đến khi VNCH thành hình thì nghành nữ quân nhân củng được thành lập. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với cao điểm một triệu một trăm ngàn quân, ngành Nữ Quân Nhân cũng đã lớn mạnh chung của quân đội, với một quân số dù khiêm tốn so với nam quân nhân, theo ước đoán của người viết cũng xấp xỉ một sư đoàn, trên dưới mười ngàn người. Đây quả thật, người nữ quân nhân trong các đơn vị là những hoa lạc giữa rừng gươm. Từ vùng hỏa tuyến, miền cao nguyên, duyên hải đến vùng đồng bằng miệt cuối mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có sự hiện diện của các nữ chiến binh trong bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.https://www.youtube.com/watch?v=MI5aEUsaF-Y

Trong buổi ban đầu, người Nữ Quân Nhân QLVNCH được gọi là Nữ Trợ Tá hay Nữ Phụ Tá khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam còn nằm trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Người Nữ Phụ Tá của quân đội Pháp cũng hiện diện trong các đoàn quân viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương từ năm 1954 trở về trước. Được trao trả chủ quyền lớn dần, chính quyền quốc gia lớn mạnh, quân đội quốc gia trưởng thành cũng là lúc ngành Nữ Phụ Tá chính thức được thành lập từ năm 1952 mà nhiều người gọi là P.A.F, chữ viết tắt của tiếng Pháp (Personnel Auxiliaire Féminin).

Mới đầu, Nữ Quân Nhân thường phục vụ trong ngành quân y và xã hội, và sau nầy quân đội hùng mạnh về mọi mặt, người Nữ Quân Nhân cũng có mặt hầu hết trong các ngành, quân binh chủng của QLVNCH.
Trước 30/4/1975, công việc chính của Đoàn Nữ Quân Nhân là phục vụ tại các đơn vị tham mưu không tác chiến như: thư ký, đả tự, chuyên viên. Trong các ngành chuyên môn như quân y, xã hội, truyền tin, thông dịch… người Nữ Quân Nhân đóng một vai trò quan trọng trong guồng máy chung của quân đội. Muốn trở thành Nữ Quân Nhân QLVNCH, những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành có trình độ học vấn tùy theo cấp bậc như binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan, tình nguyện đầu quân. Sau khi được khám nghiệm có đầy đủ sức khỏe, người thiếu nữ ấy được đưa về huấn luyện căn bản quân sự như nam giới.
Trường Nữ Quân Nhân do Trung Tá Hồ Thị Vẽ (hiện nay ở Oklahoma) làm chỉ huy trưởng từ khi mới thành lập giữa thập niên 60 đến ngày quân đội tan tác. Một Nữ Quân Nhân xuất thân từ trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị, nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học tiếp ở trường Quân Y để trở thành một y tá lành nghề.


Trong các trường chuyên môn, người Nữ Quân Nhân phải học chung với các nam quân nhân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một quân trường chuyên đào tạo những Nữ Quân Nhân xã hội từ hạ sĩ quan đến sĩ quan. Đó là trường Xã Hội Quân Đội thuộc Cục Xã Hội (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị), tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô nằm trên đường Lê Văn Duyệt. Ngoài ra, trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo huấn luyện những cô giáo nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại trung tâm, trường học ở khu gia binh do quân đội xây cất.


Ngành xã hội quân đội do phu nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh – Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ (khoảng năm 1952) – đề nghị thành lập. Nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương giải ngũ vì đáo hạn tuổi vào đầu năm 1975 và do lệnh Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm, người kế vị Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân là Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (hiện nay ở Orange County).
Về cấp bậc Trung Tá, thâm niên quân vụ và cấp bậc có: Trung Tá Nguyễn Thị Hằng (đang ở Việt Nam), bà Hằng đang bị bệnh mất trí nhớ, từ Hòa Lan bà ở với con, nay bà về Việt Nam chờ ngày ra đi để trọn tình với quê hương. Trung Tá Hồ Thị Vẽ (Oklahoma), kế đến là Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Nam Cali). ( nguồn tổng hợp Internet)

Nguyen Thi Hong 5.11.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét