Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

  GIẮC MƠ "CANADEU"  CỦA KANADA CÓ THỰC TẾ KHÔNG?

Tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay thành viên thứ 28 của EU? Những hành động khiêu khích của Trump đang thúc đẩy cuộc tranh luận của Kanada về Âu châu – nhưng các quy định hiện hành đang kìm hãm cuộc tranh luận này.

Ottawa/Brüssel – Ý tưởng Kanada có thể gia nhập Liên minh Âu châu nghe giống như một thí nghiệm tư duy từ một thực tế thay thế. Tuy nhiên, kể từ khi một cuộc khảo sát do Viện Abacus Data của Kanada thực hiện vào tháng 2 năm 2025 cho thấy tỷ lệ ủng hộ gia nhập EU đáng ngạc nhiên là 44%, vấn đề này đã được thảo luận nghiêm chỉnh trên phạm vi quốc tế. Chưa kể đến tình hình chính trị bất ổn dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang đặt mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào thử thách nghiêm trọng. Trong khi Brüssel thấy ý tưởng này rất hay thì những rào cản pháp lý và địa chính trị vẫn không thể vượt qua

Việc Kanada gia nhập EU: 

Ủy ban Âu châu đã phản hồi cuộc khảo sát một cách ngoại giao. "Chúng tôi rất vinh dự khi người dân Kanada coi EU là một thị trường hấp dẫn", người phát ngôn Paula Pinho cho biết, nhưng cũng nhắc đến Điều 49 của Hiệp ước EU, trong đó giới hạn tư cách thành viên chỉ dành cho "các quốc gia Âu châu", theo CTV News và Euronews.

Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác về “ Âu châu”, nhưng các chuyên gia như Peter Van Elsuwege của Đại học Ghent nói với Euronews: “Kanada không đáp ứng được tiêu chí về địa lý hoặc văn hóa”. Quốc gia này không có tư cách thành viên trong Hội đồng Âu châu – một chỉ số quan trọng cho thấy “là một quốc gia Âu châu” – cũng như không có mối liên hệ lịch sử với sự phát triển của lục địa này.

Có một tiền lệ: Đơn xin gia nhập của Maroc đã bị bác bỏ vào năm 1987 với lý do nước này không phải là một quốc gia Âu châu. Mặc dù Síp và Thổ Nhĩ Kỳ – một phần nằm ngoài Âu châu – cũng là ứng cử viên hoặc thành viên, nhưng mối quan hệ địa lý và lịch sử cũng đóng vai trò nhất định ở đây.

Chiến tranh thương mại và lời lẽ hùng biện “tiểu bang thứ 51”

Cuộc tranh luận trở nên sôi động hơn khi Trump, ngay sau khi tái đắc cử vào năm 2025, một lần nữa tuyên bố Kanada là "tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ" và áp đặt thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa của Kanada. Điều này gần đây đã đẩy Ottawa vào vòng tay của Âu châu: Tại hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 2 năm 2025, Thủ tướng Justin Trudeau khi đó đã nhấn mạnh “các giá trị chung” của cả hai bên, bao gồm bảo vệ khí hậu, chủ nghĩa đa phương và nền kinh tế thị trường

Tạp chí The Economist cũng cho biết  sự h tương về kinh tế: EU đang phải chịu tình trạng thiếu hụt năng lượng, trong khi Kanada có dầu mỏ, khí đốt và thủy điện. Ngược lại, Kanada có thể hưởng lợi từ thị trường nội bộ EU, nơi có tính cạnh tranh cao hơn so với rào cản thương mại cấp tỉnh của Kanada.

Nhưng những lời đe dọa của Trump có tác động lâu dài: Ông hiện đã công bố mức thuế quan thậm chí còn khắc nghiệt hơn nếu EU và Kanada cùng hành động chống lại Hoa Kỳ. “Nếu Liên minh Âu châu hợp tác với Kanada để gây thiệt hại kinh tế cho Hoa Kỳ, cả hai bên sẽ phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nhiều so với kế hoạch hiện tại”, ông viết trên nền tảng Truth Social của mình. Một viễn cảnh khiến Ủy ban EU lo ngại. Bà Chủ tịch Ursula von der Leyen cảnh báo rằng thuế quan sẽ gây hại cho tất cả mọi người – người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự ổn địnhcho nền kinh tế thế giới .

Kanada và EU: Sự gần gũi về văn hóa so với thực tế địa chính trị

Kanada và Âu Châu gắn kết với nhau không chỉ bằng cuộc sống song ngữ hàng ngày bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đất nước này duy trì mối quan hệ chặt chẽ với lục địa cũ thông qua lịch sử thuộc địa, nhập cư và các thể chế như chế độ quân chủ. “Người Canada là những người Âu châu tình nguyện”, tờ Economist viết, cho biết những mô hình nhà nước phúc lợi tương tự và thái độ tiêu cực đối với súng hoặc án tử hình. Ngay cả "Cuộc chiến rượu Whisky" với Đan Mạch vì một hòn đảo ở Bắc Cực - được giải quyết một cách hòa bình vào năm 2022 - cũng được tờ báo hàng tuần nổi tiếng này coi là bằng chứng của "văn hóa xung đột Âu châu".

Nhưng thực tế lại phức tạp: việc gia nhập EU sẽ buộc Kanada phải tham gia vào một liên minh thuế quan, điều này có thể gây nguy hiểm cho thương mại tự do với Hoa Kỳ – hiện vẫn là đối tác quan trọng nhất của Kanada. Ngoài ra, tờ Economist cho biết thêm, EU có thể sẽ bị choáng ngợp về mặt tiếp liệu: Với 40 triệu dân trong một khu vực rộng hơn toàn bộ EU, Canada sẽ phá vỡ các cấu trúc chính trị.

Tẩy chay và biểu tình văn hóa ở Canada: Sức mạnh của người tiêu dùng

Cuộc xung đột xuyên Đại Tây Dương đã gây ra những hậu quả cụ thể: ở Kanada và Âu châu, người tiêu dùng ngày càng tẩy chay các sản phẩm của Hoa Kỳ. Các ứng dụng như “Buy Beaver” hoặc “Maple Scan” giúp người Kanada tránh xa hàng hóa Mỹ, trong khi doanh số bán xe Tesla đang giảm mạnh ở Âu châu vì CEO Elon Musk được coi là đồng minh của Trump.

Tương lai của mối quan hệ EU-Kanada: Một quan hệ đối tác sâu sắc hơn

Việc Kanada chính thức gia nhập EU vẫn còn là điều chưa thực tế. Nhưng cuộc khủng hoảng có thể làm sâu sắc thêm sự hợp tác: hiệp định thương mại tự do CETA, có hiệu lực tạm thời kể từ năm 2017, cuối cùng có thể được phê chuẩn – cho đến nay, mười quốc gia EU đang chặn một số phần của hiệp định. Euronews lưu ý rằng các dự án năng lượng chung, chẳng hạn như xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Kanada sang Âu châu  hoặc hợp tác quân sự ở Bắc Cực cũng đang được thảo luận.

“CanadEU là một thí nghiệm tư duy, nhưng nó cho thấy rằng trong thời kỳ bất ổn, các nền dân chủ sẽ tìm kiếm đồng minh”, tờ Economist kết luận. Miễn là Trump còn đặt câu hỏi về các quy tắc ngoại giao, Brüssel và Ottawa có thể sẽ tiếp tục hoạt động như những đối tác chiến lược – mặc dù không cùng chung một mái nhà.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 April 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét