Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

KHI THẰNG NGU TRỊ NƯỚC
Nhìn đâu đâu cũng thấy ngập!!

Dưới tấm bảng chỉ đường của đảng, 41 năm thống nhất, xây dựng và tiên mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế quốc dân đã chạm đáy, đất nước đã phá sản toàn diện về đạo đức, giáo dục, kinh tế, xã hội.....nên nạn hạch sách và làm tiền quần chúng trong nước ngày càng táo tợn và tinh vi.





Khi thằng ngu trị nước
Cả một dải giang san
Hoa gấm như thiên đàng
Bây giờ là địa ngục.

Khi thằng ngu trị nước
Một dân tộc Lạc Hồng
Kiêu hãnh dưới trời đông
Sống trong niềm tủi nhục.
(trích "khi thằng ngu trị nước", thơ Phan Huy)

Hiện nay con số thống kê về nợ công của Việt Nam đã không được tính toán đầy đủ, công khai. Theo tính toán nó phải là 100% chứ không phải mấy chục phần trăm như tính toán. Nhưng lại đặt trong bối cảnh VN cứ đi vay để tiêu và trả nợ. Nợ cũ không trả được, lại mọc thêm nợ mới. Nợ chồng nợ thành nợ rất xấu. Nếu còn tiêu tiền như hiện nay sẽ khó có giải pháp nào có thể thắt lưng buộc bụng.
Tóm lại, nếu chỉ có kêu gọi người dân tiết kiệm, tiết kiệm điện nước… thì chưa đủ, cái quan trọng là tất cả đều phải tiết kiệm, từ công trình nhà nước tới công trình công cộng. Không lý do gì, bắt người dân phải thắt lưng buộc bụng, chăm chỉ tiết kiệm đóng thuế cho ngân sách, còn đâu đó vẫn dung túng thói quen tiêu tiền hoang phí. Như vậy là không công bằng với người dân.

Ngân sách Nhà nước có được từ tiền thuế nhân dân, nhưng các đỉnh cao trí tuệ coi như mâm xôi giữa làng, ai nhanh tay bốc được bao nhiêu thì bốc, bốc vô tại vạ, dân khổ mặc dân, đất nước mang nợ không phải là trách nhiệm của các quan !! Nhìn cách tiêu pha phung phí ngân sách quốc gia để thấy Chúa Chổm (Lê Trang Tông làm vua từ năm 1533 đến 1548)) ngày xưa còn có liêm sĩ hơn đám thái thú Ba Đình. Chúa Chổm còn trã được nợ sau khi đăng ngai làm vua, còn đám thái thú Ba Đình với hơn 30 năm đổi mới và 41 năm xây dựng XHCN càng xây càng sụp, càng đổi mới càng tệ hại. Tính đến nay sau khi bước vào con đường định hướng XHCN, nền kinh tế VN đã đi đến chổ phá sản, khó thể cứu vản và nợ công ngày càng chồng chất ngất ngưởng và không còn hy vọng gì để có cơ hội trã nợ. Đó chính là kỳ công của tập đoàn đỉnh cao trí tệ nhất trong lịch sử dựng nước của Việt tộc.



1.NGẬP VÌ NỢ - MỘT NHÀ NƯỚC PHÁ SẢN

Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh ‘đụng trần’ nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng, tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.

Trước đó, tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2015 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 31.12.2015, số nợ công của Việt Nam đã ở mức 62,2%.

Trong đó, nợ Chính phủ ở mức 50,3% (vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP), nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước.

Thâm hụt ngân sách của VN tăng trong nửa đầu năm 2016


Theo dự báo mới nhất của WB, mức lạm phát trong năm 2016 của Việt Nam sẽ là 3,5%. Nợ công tăng lên ở mức 63,8% GDP.
Nợ thì ngập đầu mà sự lãng phí ngân sách quốc gia không có dấu hiệu giãm sút. Trên khắp 3 miền đất nước, nhìn đâu cũng thấy ngập và ngộp!

TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, từng nhiều lần cảnh báo:
“Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Kinh tế Saigon Thời báo trích báo cáo của chính phủ gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ ứng trước ngân sách cao và số liệu nợ thiếu chính xác. Thất thoát lãng phí trong đầu tư còn rất lớn.
Nợ chính phủ là một thành phần của nợ công tức nợ quốc gia. Những khoản tiền mà chính phủ từ trung ương cho tới địa phương đi vay. Nợ chính phủ có thể là nợ vay trong nước hoặc nợ nước ngoài. Chính phủ thường vay nợ dưới dạng phổ biến là phát hành trái phiếu trong nước hoặc phát hành ra nước ngoài. Nợ chính phủ được quốc hội qui định là không quá 50% GDP, do đã vượt trần nên chính phủ dự định xin nâng trần nợ lên 55% GDP.

Kinh Tế Việt nam Và Nguy Cơ Vỡ Nợ
vì Nợ Công tăng quá Nhanh

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, thực chất ngân sách luôn luôn thâm thủng và bội chi. Trong năm 2015 Quốc hội cho phép bội chi 5%, nhưng đã lên tới 6,1% và có thể hình dung một cách đơn giản. Ông nói:


“Làm không đủ ăn, chi luôn luôn lớn hơn thu, có nghĩa là bản thân không có khả năng tự trang trải chi tiêu của mình thì đừng nói tới vấn đề trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ 418.000 tỷ đồng là con số rất lớn, cho nên đây là sự báo động đối với vấn đề nợ công, đồng thời là cảnh báo đối với kỷ luật tài chính ngân sách, cũng như cách làm ăn của các cấp quản lý chi tiêu ngân sách hiện nay.”
Về mặt chính thức Việt Nam nhìn nhận mức bội chi ngân sách 6,1%. Tuy vậy đánh giá từ nguồn khả tín khác cho thấy con số còn cao hơn nhiều. SaigonTimes Online trích số liệu của IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, IMF tính toán năm 2015 thâm hụt ngân sách của Việt Nam lên tới 6,9%. Còn nợ công đến năm 2020 sẽ ở mức 68% GDP vượt trần nợ qui định là 65%.


Tại sao Việt nam lại Bị Tham Nhũng Tàn Phá -
Đất Nước Tụt Hậu Hàng Thế kỷ ??

Được biết, Chính phủ Việt Nam trải qua giai đoạn tiến thoái lưỡng nan trong những năm từ 2011-2013 vào lúc Tập đoàn Vinashin sụp đổ làm thất thoát 84.000 tỷ đồng tương đương hơn 4 tỷ USD theo thời giá. Trước đó Vinashin từng được chính phủ cho vay 750 triệu USD từ nguồn trái phiếu phát hành quốc tế. Ngoài ra Vinashin còn vay 600 triệu USD khác ở nước ngoài. Khi Vinashin sụp đổ mất khả năng thanh toán, Chính phủ bị kiện và đã phải loay hoay một thời gian để thoát khỏi trách nhiệm này. Trong giai đoạn u tối đó, Chính phủ Việt Nam đã ồ ạt phát hành phiếu ngắn hạn để lấy tiền trả nợ, bù đắp thâm hụt ngân sách với mức chi thường xuyên quá cao.


2.PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT - NGẬP NƯỚC VÌ MƯA
Điều đáng để nói, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất nước với lưu lượng hành khách và hàng hóa rất cao, nhưng biện pháp thủ công đang được Tân Sơn Nhất áp dụng để chống ngập là xây dựng các bể chứa để gom nước khi mưa, sau đó sử dụng máy bơm để bơm hút nước ra từ sân bay ra các kênh mương thoát nước.


Phi trường Tân Sơn Nhất bị ngập nặng

Sân bay Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều tối ngày 11/9 
(ảnh: Người lao động)

Về mặt kinh tế, khi sân bay ngập thì các chuyến bay không thể hạ cánh mà phải bay vòng trên trời chờ sân bay thoát nước, các chuyến bay dưới đất cũng không thể cất cánh vì đường băng không đảm bảo an toàn khai thác. Các chuyến bay bị hoãn hủy làm tăng chi phí của các hãng hàng không. Cùng đó, mưa ngập không đảm bảo an toàn bay, hoạt động điều hành bay rất phức tạp, mệt mỏi và nhiều vấn đề.
“Đây không phải là việc riêng của Bộ GTVT mà là trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành có liên quan phải tham gia giải quyết. Mùa mưa tại TPHCM đang diễn ra, nếu như mọi giải pháp không đẩy nhanh tiến độ thì tình hình ngập lụt tại sân bay Tân Sơn Nhất còn nhiều vấn đề phải lo lắng!” http://dantri.com.vn/xa-hoi/vi-sao-san-bay-tan-son-nhat-he-mua-la-ngap-20160913155143276.htm.
Tuy bị ngập nặng vì lượng nước mưa trút xuống trong ngày 26/8/2016, nhưng với bản chất bịp bợm, láo khoét và né tránh trách nhiệm trong việc xây dựng và tái thiết không có một kế hoạch chiến lược hợp lý trong việc thoát nước cho phi trường lớn nhất nước này, những tên lãnh đạo cương quyết phũ nhận việc phi trường TSN bị ngập. TSN từ xưa tới nay, chỉ có trong thời cộng sản là bị ngập vì nước mưa. Thành "hồ" cũng không khác gì phi trường TSN đã thành biển nước trong cùng ngày mưa lớn 26/8.

Lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất phủ nhận chuyện ngập nặng
Chiều 26/8, mưa to kéo dài khiến nhiều nơi ở TP HCM ngập sâu. Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng vì nước dâng cao gây ngập khu vực sân đỗ cũng như các tuyến phố xung quanh.
Đến đêm, nước trong sân bay vẫn chưa rút hết. Hai nhân viên của Công ty TNHH MTV dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam ướt sũng nước tìm cách di chuyển chiếc xe 16 chỗ bị chết máy.
Nhìn từ xa, khu vực nhà chờ sân bay Tân Sơn Nhất bị bao bọc bởi nước. Mưa nặng hạt đầu giờ tối khiến hệ thống thoát nước hoạt động hết công suất nhưng không cải thiện được tình hình. Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phủ nhận việc ngập đường băng, đường lăn tàu bay và bãi đỗ bên trong sân bay.
Nước trong khu vực sân đỗ máy bay ngập ngang sàn xe ôtô. Riêng hãng hàng không Vietnam Airlines có 9 chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh sang các sân bay lân cận để chờ thời tiết thuận lợi. Theo ông Phạm Vũ Cường, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, các chuyến bay này hạ cánh xuống các sân bay lân cận như Cần Thơ, Cam Ranh, Liên Khương để đợi thời tiết thuận lợi. Do nhiều chuyến bay không hạ cánh được nên nhiều chuyến bay sau của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air... chậm chuyến.
Website theo dõi hành trình máy bay cho thấy chuyến bay VN239 của Vietnam Airlines chiều nay phải bay nhiều vòng trên không trước khi bay qua Phnompenh hạ cánh thay vì đáp ở Tân Sơn Nhất.http://news.zing.vn/lanh-dao-san-bay-tan-son-nhat-phu-nhan-chuyen-ngap-nang-post676978.html

3. Ký túc xá sinh viên hiện đại nhất VN" mới sử dụng 1 tuần đã nức toác,  lý do là tại...lau nhà
Phong cách làm ăn của tập đoàn đỉnh cao trí tệ XHCN trong vấn đề xây dựng từ nhà cửa tới cầu đường, các nhà thầu thi nhau rút ruột để thãm trạng nứt nẻ, sụp lỡ xuất hiện trong các công trình xây dựng.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa thông tin Ban quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia ĐHQG TP.HCM giải thích do sinh viên lau nhà nên làm cho nền gạch bị phồng...Chiều 9.9, ông Trần Thanh An - Giám đốc Ký túc xá ĐHQG TP.HCM - khẳng định với Dân Việt, hiện tượng bong tróc và vỡ gạch ở khu B, Ký túc xá ĐHQG TP.HCM không phải là do sự cố trong xây dựng, không phải là do nứt gãy trong tòa nhà. Đây chỉ là hiện tượng vật lý khi những căn phòng này lâu không có ai ở nên khi có sinh viên mới đến, sử dụng nước để lau chùi làm cho nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến lớp gạch bị bong lên và vỡ ra.

Gạch nền trong phòng của ký túc xá phồng lên 
được lý giải là do sinh viên… lau nhà.

Ngay trong chiều 9.9, Ban Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đã chuyển sinh viên ở những phòng có gạch vỡ sang một phòng khác. 4 căn phòng được ghi nhận có hiện tượng vỡ gạch nền đều ở tòa nhà E1, gồm các phòng 820 (tầng 7), 511, 514 (tầng 4) và 1005 (tầng 9). Cả 4 phòng đều xuất hiện tình trạng gạch rộp, bung tạo độ rộng khoảng 0,5 - 1cm và nhô cao khoảng 3cm.


Sinh viên lau nhà là vở gạch trong ký túc xá (?!)

Không chỉ trong phòng mà gạch ở hành lang tòa nhà D6 cũng có hiện tượng vỡ gạch. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã bày tỏ sự không đồng tình với cách lý giải này. Một sinh viên bình luận: “Gạch gì như ván ép í. Gặp nước là rộp lên”, rồi nhún vai, lắc đầu tỏ vẻ “bó tay luôn” không còn lời nào để nói. Sinh viên tên N thì nói: “Một công trình xây dựng khi gặp sự cố lại giải thích là do nước, lửa, khói, độ ẩm… tác động. Vài bữa mưa to bão thì lại kêu do thiên nhiên làm hỏng”. Từ lý do lau nhà dẫn đến… vỡ gạch, một số sinh viên nói đùa với nhau: “Không nên lau nhà nữa để đảm bảo an toàn cho tòa nhà” (!). Sinh viên Đ.P.T còn chỉ ra không chỉ trong phòng mà hành lang trên lầu 5 của tòa nhà D6 trong KTX khu B cũng có hiện tượng bung gạch. “D6 lầu 5 bung nguyên cái hành lang, kinh dị lắm. Đi lại nghe rộp rộp, cứ tưởng sắp lọt xuống lầu 1”. Sinh viên Q.L thì cho biết cầu thang nhà D5 cũng có hiện tượng bung gạch. “Tầng 4 cách thang máy 2m cũng bị, sáng đi qua cứ tưởng sắp sập”.http://daubao.com/tphcm-sinh-vien-lau-nha-lam-vo-gach-ky-tuc-xa/xa-hoi/375533.html

4.'Hố tử thần' có thể nuốt cả ôtô xuất hiện ở Vinh

Sau cơn mưa kéo dài, khu vực vỉa hè và lòng đường Phùng Chí Kiên nằm cạnh kênh Bắc của TP Vinh (Nghệ An) đã xuất hiện "hố tử thần" rộng khoảng 30 m2, có thể nuốt cả ôtô.
Chiều 13/9, sau cơn mưa kéo dài nhiều giờ, một đoạn đường Phùng Chí Kiên (nối với Đại lộ Lê Nin ở TP Vinh) xuất hiện "hố tử thần" rộng khoảng 30 m2, sâu hơn 3 m. Khu vực sụt lún là vỉa hè và một phần mặt đường.
Khi xảy ra sự việc, đoạn đường này vắng người qua lại nên không có tai nạn. Những người dân ở đây cho biết, họ giật mình khi thấy "hố tử thần" xuất hiện trước nhà. Lực lượng chức năng sau đó đã phong tỏa đường Phùng Chí Kiên.
Ghi nhận của Zing.vn tại hiện trường, từ mép bờ kênh được xây kè vào đến nửa đường Phùng Chí Kiên bị sụp hoàn toàn, tạo một lỗ hổng lớn, có thể nuốt ôtô. Phía dưới hố, nước chảy rất mạnh, cuốn các vật liệu trôi xuống kênh. Bên trong hố sụt lún này có nhiều đường ống nước và cáp.

"Hố tử thần" có thể nuốt cả ôtô ở đường Phùng Chí Kiên, TP Vinh. 
Ảnh: Phạm Hòa.

"Hố tử thần" nằm ngay cạnh kênh Bắc. Lực lượng chức năng phải phong tỏa hiện trường, cấm phương tiện lưu thông đường Phùng Chí Kiên. Ảnh: Phạm Hòa.

Lớp nhựa mặt đường nơi bị sụt lún rất mỏng, phía dưới cũng có nhiều cát. Nơi đây cách nhà dân và một quán giải khát chỉ vài chục mét nên nhiều người sợ "hố tử thần" lan rộng, gây ảnh hưởng đến tài sản của họ.

5.Cầu mới thông xe đã sập: Yêu cầu cung cấp hồ sơ xây dựng cầu

Chiều ngày 9/8, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, ông Lê Thành Huấn- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Cà Mau- vừa ký báo cáo gửi UBND tỉnh Cà Mau, đồng thời đề xuất hướng xử lý công trình cầu Ô Rô bị đổ sập vào ngày 5/8.

Cầu Ô Rô bị sập tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Cà Mau, cây cầu giao thông bị đổ sập nói trên thuộc tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Đất Mũi, do Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển làm chủ đầu tư. Toàn tuyến đường có chiều dài 13.400 m, có 6 cầu giao thông, tuyến đường được đầu tư với quy mô đường cấp VI đồng bằng.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, toàn tuyến đã láng nhựa được 8,6 km, phần đường còn lại đã thi công xong các lớp đá mặt đường (chuẩn bị láng nhựa). Các cây cầu trên tuyến đường cũng đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn thi công hoàn thiện đường đầu cầu, trong đó có cầu Ô Rô được thiết kế với tải trọng H8, gồm 5 nhịp, với chiều dài 84,6 m. Cầu này được triển khai thi công vào tháng 5/2013.

Cầu mới khánh thành 12 ngày đã sập

Ngày 28/5, ông Nguyễn Văn Chỉnh - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An cho biết, đã có buổi làm việc để tìm hiểu nguyên nhân việc cầu Vĩnh Bình bắc qua kênh 28 theo đường tỉnh lộ 831, thuộc địa phận xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, Long An bị sập vào ngày 27/5.http://news.zing.vn/cau-moi-khanh-thanh-12-ngay-da-sap-post544041.html
Hiện trường cầu Vĩnh Bình bị sập

Vụ sập cầu Hái Nạc: Đình chỉ thi công dự án do nhà thầu làm ẩu

Đơn vị thực hiện thi công công trình cầu Hái Nạc tại huyện Bình Liêu là Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hà Khánh chịu trách nhiệm lắp đặt dầm sai, chưa có thư báo chủ đầu tư xét duyệt dẫn đến sự cố sập cầu Hái Nạc khi đang thi công, đã gây ra sự cố sập dầm cầu xảy lúc 16h30 ngày 20/3 vừa qua.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 16h30, ngày 20/3, tại công trường thi công cầu Hái Nạc (km 11+759, thuộc dự án nâng cấp đường Nạ Phạ với Đồng Mô, huyện Bình Liêu) hai thanh dầm cầu đã bị sập và gãy làm nhiều khúc trong quá trình đang thi công.
Khi Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hà Khánh đang thi công công đoạn lao dầm cầu Hái Nạc phiến thứ 2 thì xảy ra sự cố.
Phiến dầm 2 đổ vào dầm số 1 đã được lắp đặt hoàn thiện trước đó, khiến cả hai dầm này văng khỏi xà mũ và rơi xuống dưới, gãy thành nhiều đoạn.
Ngoài ra, khi rơi, dầm số 1 đã đập vào phần xây đá ốp mố làm vỡ một mảng mố rộng khoảng 5m2.
Hai thanh dầm cầu bị rơi, gẫy thành nhiều đoạn.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng huyện Bình Liêu, sự cố xảy ra không gây thiệt hại về người, tuy nhiên 2 phiến dầm gẫy có giá trị ước tính khoảng 580 triệu đồng.

Nguyên nhân ban đầu được xác định, do đẩy nhanh tiến độ thi công trước mùa mưa bão, đơn vị thi công đã triển khai lắp đặt dầm chưa đảm bảo về mặt biện pháp thi công.
Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng chưa có thư báo chủ đầu tư xét duyệt, dẫn đến xảy ra sự cố công trình.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng xác định, trong quá trình lắp đặt, thi công hàn neo, chống, xử lý điểm tiếp xúc giữa gối cao su và mặt tiếp giáp của dầm cầu chưa được tuyệt đối đảm bảo.http://www.phapluatplus.vn/vu-sap-cau-hai-nac-dinh-chi-thi-cong-du-an-do-nha-thau-lam-au-d9027.html
Bối cảnh của CHXHCNVN dưới sự điều hành của một nhóm người thiếu trách nhiệm, để nhà nước gần như bị kiệt huệ về mọi mặt.


Thất mùa đổ tại thiên tai
Được mùa do bởi thiên tài Đảng ta


Nói theo nhà báo Bùi tín, thực trạng phá sản của VN ngày hôm nay: Không có đế quốc thực dân nào gây nên cả. Cũng không có thế lực phản động nào có thể gây nên sự tàn phá kinh khủng như thế. Phải công bằng và nói rõ sự thật minh bạch nhất. Đó là "công lao nổi bật không thể chối cãi của Đảng Cộng Sản Đông Dương, Đảng Lao Động VN rồi đến Đảng Cộng Sản VN" hiện nay, đã độc chiếm quyền lãnh đạo đất nước suốt 71 năm qua, không chia sẻ cho ai khác.
Trong 11 năm chui vào cái bẫy Thành Đô, Hán gian và Việt gian thứ thiệt đã câu kết chặt chẽ với nhau để ra sức vơ vét tài sản quốc gia, tạo bất công xã hội, duy trì một nền y tế bệ rạc, một nền giáo dục lạc hậu, đạo đức xuống cấp, một hệ thống hành chính nhũng nhiễu, bộ máy ngày càng quan liêu, một chế độ mất gốc "hèn với giặc, ác với dân".
Đây là trách nhiệm lịch sử rất nặng nề của 12 khóa Ban Chấp hành Trung ương, 12 khóa Bộ Chính trị, 14 khóa Quốc hội độc đảng (thật ra là Đảng hội, khi đảng viên CS luôn chiếm trên dưới 90% tổng số đại biểu), và của gần một chục Tổng Bí thư, dẫn đến một mảnh dư đồ rách nát cùng cực như ngày nay.


Lý Bích Thuỷ 14/9/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét