Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Lợi ích của Mủ trôm 

Mủ trôm hay nhựa trôm là một chất tiết ra từ vỏ thân cây trôm, còn có tên là cây cốc (vì trái giống cái mõ), cây gạo (tên gọi ở miền Trung)…, tên khoa học là Sterculia foetida, họ trôm Sterculiaceae.

Trôm là một loài thực vật thuộc Chi Trôm. Mủ Trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ Trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt……




Trái Trôm

Mủ trôm là gì? 

Mủ trôm là mủ nhựa của cây trôm. Là loại cây mọc hoang tại rừng miền Trung Nam  nước ta, hiện nay cây Trôm được trồng ở rất nhiều nơi như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Mủ cây Trôm tự nhiên

Mủ trôm (nhựa trôm) là nhựa trắng vàng tiết ra từ vỏ thân cây trôm – Thành phần chính của Kem mủ trôm – tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

Mủ trôm là gì ? Tác dụng của Mủ Trôm ?
Lấy Mủ cây trôm

Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose, acid D-galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4%-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Mủ trôm khô, màu trắng, có nhiều tác dụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao. Trong 100 g mủ trôm có chứa 101,06 mg Ca, Zn 0,29 mg, Na 5,27 mg, K 291,01 mg, Mg 43,01 mg, Fe 0,91 mg, glucid 64,06 g và một hàm lượng cao chất xơ hòa tan trong nước. Hạt trôm chứa 35,6% nước, 11,4% chất dầu, 35,5 chất vô cơ (trong đó có 2,4 các chất calci, phospho, sắt, kali, sulfur, đồng, vitamin C…). Đặc biệt, acid sterculic trong hạt trôm có tác dụng xổ nhẹ và trục xuất khí khỏi ruột, trị chứng đầy hơi. Vỏ thân cây trôm cũng có đủ các thành phần dinh dưỡng như trong mủ, hạt và còn chứa chất nhầy có tác dụng làm săn da.
Hàm lượng Magie trong mủ trôm cao gấp 20 lần trong sữa_ một hoạt chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng tổ chức các mô xương, hoạt chất trong men tiêu hóa của cơ thể,…
Ngoài ra mủ trôm còn được dùng để chiết suất một số chất như đường L-galactose, D-rhamnose, acid D-galacturonic và một vài chất chuyển hóa acetylat ,trimethylamin để làm thành phần cho một số thuốc chữa bệnh, kem dưỡng da,…

1. Tác dụng của Mủ Trôm trong y học

- Về mặt y học, nhựa Trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa Trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón.


Nhựa Trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương…

Trong ngành dược, nhựa Trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.

Theo đông ymủ Trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ Trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt , làm kem dưỡng da (mỹ phẩm) . Không những thế mủ Trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin.




Mủ Trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) mủ trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa Trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Công dụng :

- Giúp cơ thể sảng khoái, thanh nhiệt, ngủ ngon và giảm stress.
- Giúp mau lành vết thương hở và cho bạn làn da tươi đẹp.
- Uống thường xuyên rất tốt cho hệ bài tiết.
- Hàm lượng magiê trong mủ Trôm cao gấp 20 lần so với sữa. Magiê có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể: xây dựng các tổ chức mô trong đó có xương, tham gia vào thành phần của nhiều loại men điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể. Một chế độ ăn thỏa mãn nhu cầu magiê của cơ thể là một trong các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và loãng xương

- Đặc biệt, vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ Trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ Trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.

2. Tác dụng của Mủ Trôm trong làm đẹp

- Ngoài các công dụng trong y học,mủ trôm còn được chế thành kem mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, tàn nhang, da sạm, da sần, lão hóa da, vết thâm do mụn lâu ngày để lại, se khít lỗ chân lông. Kem mủ trôm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho làn da nhất là mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hoá, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông…Việc sử dụng mủ trôm để làm đẹp da đã trở thành trào lưu của chị em phụ nữ. Nhưng cũng như nhiều loại kem dưỡng da khác, kem mủ trôm tùy theo cơ địa mỗi người cũng để lại một số dị ững mẩn đỏ, ngứa trên vùng da nhạy cảm như ở mặt. Vì vậy, trước khi quyết định dùng loại sản phẩm này, nên tham khảo kỹ càng các thông tin và nhờ tư vấn bạn bè hoặc chuyên gia.

3.Cách dùng Mủ Trôm:
Mủ trôm chế biến được nhiều thức uống 

-  Chống táo bón: Mủ trôm 15 - 20 g, cho vào 1 ly nước lọc, uống; ngày dùng 1 - 2 lần trong 3 - 5 ngày.
Giải khát: Mủ trôm 15 g, ngâm vào nước ấm cho nở ra, thêm chút đường, khuấy tan đều, cho vào tủ lạnh ít phút lấy ra uống hoặc có thể cho nước đá vào khuấy tan rồi uống.
Giải khát chống mệt mỏi: Dùng 15 g mủ trôm (ngâm với nước ấm cho nở) rồi  pha với nước lọc đã hòa đường đủ ngọt, cho thêm chút nước sâm hòa đều, uống ngày 1 - 2 lần vào sáng, chiều.
Vì trôm nó hút nước rất mạnh để trương nở, nên tốt hơn hết, cứ ngâm trôm thật loãng. Sau đây là cách chế biến mủ trôm để dùng:
1. Ngâm trôm: nên ngâm trôm từ 10 -12 tiếng, tối ngâm sáng uống là tốt nhất, tiết kiệm được thời gian, khỏi phải chờ đợi. Chỉ ngâm bằng nước để nguội, ngâm vào nước nóng sẽ làm hư mủ trôm. Cứ tính 1 ly nước 200ml / một cọng mủ trôm là được, nếu khi nở rồi, vẫn thấy đặc thì có thể, cho thêm nước vào.
2. Pha trôm:
Cách đơn giản là bỏ đường vào trôm đã ngâm, hòa tan và uống, có thể uống lạnh.
Để ngon hơn, có thể nấu riêng đường phèn, để nguội rồi hòa vào, nước sẽ thanh hơn.
Đối với người tiểu đường thì không bỏ đường, loại này trị tiểu đường rất tốt.

4. Lưu ý khi sử dụng mủ Trôm

Không sử dụng nhựa Trôm trong các trường hợp:

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Người có khối u trong ruột.

- Đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa Trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống nhựa Trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Để ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống nhựa Trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc..

Sản phẫm chế biến từ mủ trôm




Lê Kim Anh 15/8/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét