Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

KHÔNG QUÊN NHỮNG CÔNG CHỨC CAO CẤP VNCH
ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG MÙA QUỐC NẠN 1975
Tháng tư đen lại về trong lúc mà niềm uất hận của người miền nam VN vẩn chưa nguôi, hậu duệ VNCH xin ghi lại cái chết lẫm liệt của một chính khách miền nam và tỏ lòng kính trọng khí tiết của một người từng có công xây dựng nền đệ nhất cộng hòa , đó là  Bộ trưởng Trần Chánh Thành , chúng tôi hết lòng ngưỡng mộ và tôn kính một công chức cao cấp của chính phủ VNCH, xin được vinh danh ông cùng với các tướng lãnh đã vị quốc vong thân sau ngày 30.4.1975 trong mùa quốc nạn năm 2019.
Cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do suốt 20 năm là cuộc chiến đấu chống CS của toàn dân, mà trọng trách giao vào tay quân, cán, chánh. Khi nước mất, thành đổ, nếu đã có những vị tướng tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì đồng thời cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền dám tuẫn tiết, không chịu để bị lọt vào tay bọn CS. Trong số các vị ấy, nổi bật lên sáng chói là cái chết bi dũng của cựu Bộ Trưởng Trần Chánh Thành. Ông đã an nhiên chọn lựa một cách chết trước quân thù, để gióng lên một lời tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hiểm họa sẽ giáng xuống dân tộc VN, một khi đất nước bị đảng CS nắm trọn quyền thống trị.

Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học và tốt nghiệp trung học tại đây; sau đó, trở ra Hà Nội học lấy cử nhân Luật.
Đầu thập niên 1940: Cử Nhân Luật khoa, Đại học Luật khoa Hà Nội 1945 : Chánh văn phòng, Bộ Tư Pháp (thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim). Ông học rất giỏi, đã đậu đầu kỳ thi ngạch tri huyện Tư Pháp cho toàn cõi Bắc và Trung Kỳ, rồi được cử làm chưởng lý các tòa án Trung Kỳ. Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm chánh văn phòng Bộ Tư Pháp cho Tổng Trưởng Trịnh Đình Thảo. Không bao lâu sau, nổ ra cuộc ‘Cách Mạng Tháng Tám’ đưa ông HCM lên nắm chính quyền. Dưới bình phong mặt trận Việt Minh (tên tắt của Mặt Trận VN Độc Lập Đồng Minh, ngày 19.5.1941), đảng CS đã thu hút được các thành phần ái quốc với khẩu hiệu đánh Pháp đuổi Nhật. 
Ông Trần Chánh Thành đã được mời ra Hà Nội trong thời kỳ này và được trọng dụng trong chức vu Giám đốc Tư Pháp Liên Khu 3 (trong 3 năm 1946-1949 ), rồi giám đốc Kinh Tế Liên Khu 3 (trong 2 năm sau đó 1949-1951 ). Song, cũng như trường hợp nhiều trí thức trẻ khác vào thời đó, sau khi đi theo Việt Minh tham gia kháng chiến một thời gian, ông Thành đã hiểu ra bộ mặt thật của Việt Minh Cộng Sản cho nên ông khéo léo cáo bệnh từ chức, để trở về Diễn Châu, Nghệ An (Liên Khu 4), trú tại nhà ông Cao Xuân Vỹ. Từ Nghệ An, cùng người em con ông chú là nhà báo Mạc Kinh, hai ông vượt biển ra vùng quốc gia. Sau vài tháng ở Hà Nội, ông vào Sài Gòn làm nghề luật sư trong văn phòng của Luật Sư Trương Đình Dzu.
Vào tháng 10. 1952, ông Ngô Đình Nhu chủ trương tạp chí Xã Hội, anh em ông Trần Chánh Thành và Mạc Kinh đã cộng tác với tờ tạp chí và trở thành chỗ thân tình với ông Ngô Đình Nhu. Mối giao tình này đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông.
1954:ông tham dự phái đoàn của Bộ Quốc Phòng (thời Thủ Tướng Bửu Lộc) sang Paris dự hội nghị.
1954-1955: Bộ Trưởng tại Phủ Thủ Tướng (thời Thủ Tướng Ngô Đình Diệm).
1955-1960: Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, Việt Nam Cộng Hòa.
1955: ông Phát động Phong Trào Tố Cộng.
1955:Chủ Tịch Hội Đồng Tố Cộng (gồm các Bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng, Nội Vụ )
1955: Dân biểu trong Quốc Hội Lập Hiến tham dự vào Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.
1962- 1964: Đại sứ Việt Nam tại Tunisie.
1970: Tổng Trưởng Ngọai Giao, Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 01.11.1963,  Dương Văn Minh cầm đầu cuộc đảo chánh thành công, chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ đã giao công tác cho ông Trần Chánh Thành đi Nam Vang tiếp xúc thiện chí với Quốc Vương Shianouk (18.12.1963).
Trong những năm chính trường miền Nam hết sức rối ren sau đó, ông Trần Chánh Thành rút lui vào bóng tối sống ẩn dật.
Khi nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập, ngày 01.4.1967, một bản hiến pháp mới được ban hành đưa đất nước trở lại trật tự, quy củ. Rồi ngày 03.9.1967, diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Ông Trần Chánh Thành ra ứng cử trong liên danh Đoàn Kết Để Tiến Bộ, dấu hiệu Con Voi Trắng (Bạch Tượng) đứng chung với các ông Trần Văn Lắm (thụ ủy liên danh), Trần Trung Dung, Đào Đăng Vỹ, Bà Phan Nguyệt Minh (Nguyễn Văn Thơ), Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Phượng Yêm, Phạm Như Phiên, Đoàn Văn Cừu, Trần Ngọc Oành. Liên danh ‘Bạch Tượng’ đã đắc cử với 550,157 phiếu (Nguyễn Văn Chức. VN Chính Sử. Tiền Phong, 1989. Trang 163).
Sau trận đánh Tết Mậu Thân 1968, ngày 28.5.1968, Cụ Trần Văn Hương lại được mời thành lập chính phủ mới thay cho chính phủ của Ls. Nguyễn Văn Lộc. Đây là thời điểm cuộc hòa đàm Paris khởi sự, sắp bước sang giai đoạn công khai, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tín nhiệm Nghị Sĩ Trần Chánh Thành vào chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao. Đây là chức vụ cao cấp cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của ông. Sau khi Tướng Trần Thiện Khiêm trình diện nội các mới vào ngày 01.9.1969, chức vụ tổng trưởng ngoại giao được chuyển sang cho Nghị Sĩ Trần Văn Lắm, cũng thuộc Liên Danh Bạch Tượng. Ông Trần Chánh Thành trở về giảng dậy môn báo chí tại Trường Luật cho tới ngày 30.4.1975.


Theo nhà báo Đặng Văn Nhâm, ông và ai bạn thân là cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát và Nghị Sĩ Trần Trung Dung được Tòa Đại Sứ Pháp hứa sẽ bốc đi vào lúc 10 giờ sáng ngày 29. Nhưng vừa khi Dương Văn Minh ra nhận chức tổng thống lúc 5 giờ 30 chiều 28.4 thì giờ phi trường Tân Sơn Nhất bị CS oanh tạc và chiến dịch HCM bắt đầu. Sài Gòn lên hổn loạn manh ai nấy chạy thoát thân. Sáng 29.4, tân Tổng Thống Minh gửi thư cho Đại Sứ Martin yêu cầu quân Mỹ triệt thoái trong vòng 24 giờ. Yêu cầu này cũng được tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố công khai. Trong tình hình ấy, kế hoạch người Pháp hứa giúp ông Trần Chánh Thành và các bạn ông di tản bằng phi cơ không còn có thể thực hiện được. Cả ba ông bị kẹt ở lại. Ngày 30.4, các ông tạm lánh mặt tại nhà thương Grall của Pháp - 24 giờ sau, bệnh viện yêu cầu các ông ra khỏi nơi này. Sau đó Ông quyết định không chịu ra trình diện đầu hàng quân Cộng Sản. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, ông uống thuốc độc tự vận.
Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay Cộng quân. Trên chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách lớn như ông Trần Chánh Thành, thật hiếm hoi trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo bởi đoàn quân xâm lược Bắc Cộng. Thương thay một tấm gương đầy tiết tháo của một chí sĩ trong chính quyền VNCH - Hậu duệ VNCH xin được thắp nén tâm hương dâng lên hương linh của cố LS Trần chánh Thành để ghi nhớ công đức xây dựng nền tự do dân chủ và độc lập của miền nam VN trước năm 1975.
Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành
Bôn ba xa lánh ngọn cờ hồng
Lẫm liệt xem thường chuyện tử vong
Đã chẳng toại lòng lo đất nước
Đành đem bản mệnh tạ non sông
Mấy viên thuốc ngủ đưa vào mộng
Một cuộc thù nhơ thoát khỏi vòng
Khí tiết hoà tan trang tuyết sử
Hương Giang cau mặt xót xa lòng...!!
(Nguyễn Minh Thanh)
Tham khảo:
1.Cái Chết Của Bộ Trường Trần Chánh Thành 
2.Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành ( Tuẫn tiết, sự kiện 30 - 4 - 1975 )
https://hung-viet.org/a24539/ngoai-truong-tran-chanh-thanh-tuan-tiet-su-kien-30-4-1975
3.Sự tuẩn tiết âm thầm đầy sĩ khí hào hùng của một nhân vật chính trị miền nam. http://www.daichung.com/72/08_tran_chanh_thanh.shtm
Biên khảo Hậu Duê VNCH Võ thi Linh 5.4.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét