Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

CHỢ BẾN THÀNH
BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM TỰ DO TRƯỚC 1975
                                                                               
  
Chợ Bến Thành trước năm 1975

Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú 
Cột cờ Thủ Ngữ cao thiệt là cao 
Em thương anh vàng võ má đào 
Tìm anh khắp chốn, vàng thau khó lường.
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi, 
Nước phông tên tiền rưỡi một đôi. 
Sàigon vui lắm em ơi, 
Lấy chồng về đó, một đời sướng thân.
(ca dao)


Một ai đó khi nói đến Paris thì ít ra trong lòng họ đã có sẳn hình ảnh của tháp Effel, một biểu tượng một sự phát triển cao về kỹ nghệ nặng của người Pháp vào thế kỹ 18; Còn là một biểu tượng của thủ đô nói riêng và nước Pháp nói chung. Những nếp nghĩ đó cũng không ngoại lệ với những người tị nạn cộng  sản đang sống xa quê hương khi họ nhớ về Sài Gòn, nơi mà họ đã ra đi cách đây 39 năm, phần lớn khối người nầy đều coi Sài Gòn chính là quê hương luôn còn tồn đọng theo thời gian trong một góc nào đó trong tim của họ. Trong 3 miền đất nước mổi một nơi đều có một biểu tượng riêng, như miền Bắc Hà Nội có Hồ Hoàn Kiếm, miền trung Huế có chùa Thiên Mụ và miền nam với thủ đô Sài Gòn có Chợ Bến Thành.  Với Việt tộc, 3 biểu tượng đó từ lâu đã hằn sâu trong tâm thức của mổi người. Vì mổi một biểu tượng đã cưu mang một cái vốn đồ sộ về văn hoá, chính trị, kinh tế và lịch sử thăng trầm của nó. Do đó dù có đi đâu đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, Sài Gòn vẩn luôn còn trong tâm thức của họ với hình ảnh ngôi chợ Bến Thành; một biểu tượng không thể xoá nhoà được nơi những người đã từng sinh sống nơi đất Sài Gòn, thủ đô của nước VNCH thân yêu của nhân dân miền nam tự do trước năm1975.


Hình ảnh Sài Gòn trước năm 1975

 Măc dù Sài Gòn đã bị đổi tên bởi bọn cướp nước, nhưng người dân miền nam VN  khi  nhắc tới, họ đều nói đến tên Sài Gòn,  gần như không ai nói là thành hồ.  Văn hoá,  thi ca, văn học, ca dao tục ngữ một hàng rào ngăn cản được tham vọng đổi tên Sài Gòn của đám quân xâm lược từ miền Bắc. Tuy có cướp được miền nam, nhưng chưa bao giờ người cộng sản cướp được cái tên Sài Gòn trong lòng nhân dân miền nam. Họ thắng cuộc nhưng thật ra họ không thắng được hàng rào chống đồng hoá Sài Gòn với tên quốc tặc hồ chí minh.

Sài Gòn thiên hạ rộn ràng 
Qua đây nhớ bậu không màng cuộc chơi
Xứ nào vui bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em
Ai đem em đến Sài Thành, 
Phồn hoa ai khéo dỗ dành hở em.
Đất Sài Gòn anh ở
XứCần Thơ em trở lộn về
Bấy lâu sông cận biển kề 
Phân chia mai trúc, dầm dề giọt châu. 
(thơ không biết tác gỉa)

Sài Gòn chỉ chính thức mất tên trong văn tự hành chính nhưng trường tồn trong từng trái tim của người miền nam và theo từng bước chân các thế hệ hậu duệ sau năm 1975; Sài gòn sẽ chờ đón đàn con lưu lạc vào một ngày trùng phùng...không còn bóng dáng bọn cộng sản trên quê hương VN.

Sài gòn chỉ vui khi các anh về .
Tôi sẽ về đòi lại quê hương đã mất
Tôi sẽ về cùng em lau khô hàng nước mắt
Tôi sẽ mời em dạo chơi phố xá tươi vui
Những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới
Tôi sẽ về quỳ bên thánh giá bao dung
Tôi sẽ nguyện cầu cho tình yêu và cuộc sống
Đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê
Cám ơn Sài gòn tôi sẽ trở về
Sài Gòn mến yêu ! Người tình dấu yêu ! Tôi sẽ trở về !.....
https://www.youtube.com/watch?v=XEUdFaSJ0o8



                                       
Khi nói đến Sài Gòn là người hải ngoại và người miền nam không khỏi hảnh diện mình là những người thắng cuộc trong cách gọi tên của một thành phố đã mất tên trên lý thuyết. Văn hoá là một khí giới sắc bén, còn được xem như là một bức tường lửa rắn chắc chặn đứng được những mưu toan  bất chính do bọn người  cướp nước chủ tâm xoá bõ toàn bộ nền văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại cho Việt tộc.
Tóm lại khi nhắc tới Sài Gòn thì phải nói tới biểu tượng quốc hồn quốc tuý của Sài Gòn, đó là chợ Bến Thành hay còn gọi là Chợ Sài Gòn.

LỊCH SỬ 100 NĂM CỦA CHỢ SÀI GÒN ( BẾN THÀNH)
BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN

Chợ Bến Thành đầu thế kỷ 20
                                   
Chợ Bến Thành còn gọi là chợ Sài Gòn trước đây hơn một thế kỷ được lập nên ở phía sông Bến Nghé gần với thành Gia Định.  Theo trong cuốn Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1882, trong đó đã diễn tả khu chợ Bến Thành hồi ấy như sau:

“Phố xá rất ư trù mật, khu chợ nằm dọc theo bến sông.  Hàng năm vào mỗi cuối tháng giêng có ngày Tế Mạ (ngày lễ tế thần của Quân Đội Hoàng Gia) những ngày này đều có tổ chức các cuộc thao diễn hải quân của triều đình tại đây.

Bến sông này buôn bán tấp nập, có nhiều đò thuyền qua lại đưa đón các doanh nhân ngoài sông biển vào bờ. Đầu bến về phía Bắc là rạch Sa Ngư (tên của một con rạch thời ấy, sau được lấp đi và gọi là Kênh Lấp) nơi này có cầu ván bắc ngang, hai bên đầu cầu, nhà ngói xây lên san sát, nơi đây bầy bán đủ thứ hàng hóa thịnh hành thời ấy. Dọc theo hai bờ sông, thuyền bè buôn bán, lớn nhỏ cập bến tấp nập”.

NGUỒN GỐC CHỢ BẾN THÀNH

Chợ Bến Thành
                                                       
Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân lúc bấy giờ là những người lính hải quân của triều Nguyễn vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền". Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.

Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ là thành Phụng) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ vào thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Ngân khố nằm trên đường Nguyễn Huệ.

Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.

XÂY CHỢ BẾN THÀNH MỚI

Thời đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được gọi là Kinh Lớn. Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner, hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly. Do vị trí nằm giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ ở phía bên này hay bên kia. Còn người bên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là Đại lộ Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ và xây nơi khác, tức là vị trí của chợ Bến Thành ngày nay. 
Chợ Bến Thành qua 2 lần di dời địa điểm, được người dân ngày ấy gọi là Chợ Cũ và Chợ Mới để phân biệt:

* Chợ Cũ  tức địa điểm đầu tiên của chợ Bến Thành

Khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và hư hại nhiều nơi. Người Pháp lựa chọn địa điểm mới để xây cất một khu chợ lớn hơn, đáp ứng nhu cầu buôn bán ngày càng phát triển.  Chợ bắt đầu được xây cất từ năm 1912 và Vị trí được chọn gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), chính là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay ( Chợ mới).

Lễ khánh thành chợ 100 năm trước được diễn ra trong 3 ngày 28-29-30 tháng 3/1914 với hơn 100.000 người tham dự nên được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”.

Chợ Bến Thành ngày nay ( chợ mới) trở thành trung tâm thương mại và giao lưu văn hóa của Thủ đô nước VNCH cho tới ngày 30.4.1975. Chợ có diện tích 13.056m² với 4 cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc và 12 cửa phụ xen kẽ xung quanh. 

Cửa Nam:

Nằm trên đường Place Cuniac, tên đặt theo viên Xã Tây (Ủy viên Hội đồng) Cuniac, người đã đề ra công việc lấp ao (vào thời Pháp). Người Việt thì quen gọi đó là Bùng binh Chợ Bến Thành. Đến thời VNCH tên đường được đổi thành “Công trường Cộng Hòa”, “Công trường Diên Hồng”. Đến ngày nay được đổi thành “Công Trường Quách Thị Trang”

Tượng Trần Nguyên Hản, trước chợ Bến Thành
                                                     
Cửa Bắc:
Nằm trên đường Rue d’Espagne (thời pháp). Đến thời VNCH: tên đường đó được đổi thành đường Lê Thánh Tôn và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.
Cửa Đông:
Nằm trên đường rue Viénot (thời Pháp). Đến thời VNCH tên đường được đổi thành đường Phan Bội Châu và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.
Cửa Tây:

Nằm trên đường rue Schroeder (thời Pháp) và đến thời VNCH đường đựơc đổi tên thành đừơng Phan Chu Trinh và được giữ nguyên tên cho đến ngày nay.

Chợ Bến Thành về đêm trong những ngày cận Tết

Một gian hàng trong lồng chợ Bến Thành

Sinh hoạt bên trong chợ Bến Thành

Các sạp trong chợ kinh doanh nhiều mặt hàng, từ quần áo, vải sợi, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống... Đặc biệt, nơi đây tập trung nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đây cũng là ngành hàng có nhiều sạp được truyền nối qua nhiều đời. (xem clip Video do đài RFA thực hiện về chợ tết 2012-2013 https://www.youtube.com/watch?v=XnlZmJcv-44 )
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Sài Gòn năm xưa. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thủ đô nước VNCH và miền nam tự do trưóc 30.4.1975.

Chợ Bến Thành dời đổi, 
Người sao khỏi hợp tan. 
Xa gần giữ nghĩa tào khang, 
Chớ ham nơi quyền quý mà đá vàng xa nhau.
( Ca dao)

ĐỒ ÁN XÂY CẤT CHỢ BẾN THÀNH TRONG THỜI ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ

Đó là dự án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng dự trù sẽ xây cất trên khoảng đất rộng 12.000m2 của nền chợ hiện tại.  Đồ án kiến trúc ngôi Chợ Bến Thành Mới này gồm có những đặc điểm được thể hiện như sau:

 Chợ có một tầng hầm dùng làm nơi đậu xe (parking lot), tầng trệt là nơi bán thực phẩm tươi, lầu 1 và 2 bán các mặt hàng tạp hóa khô, hàng vải, bách hóa, các văn phòng, các chi nhánh ngân hang.  Lầu 3 là nơi giải trí cho trẻ em v.v... Ngôi chợ mới này có đầy đủ tiện nghi với hệ thống điện nước, các phương tiện vệ sinh, thang máy, bưu điện v.v...Theo phần trình bày của tác giả thì ông và các cộng sự viên đã dành ra hai tháng để điều nghiên địa hình và thực hiện đồ án trong 2 tháng với 30 họa viên cộng tác làm việc ngày đêm.

Ông cho hay cái khó khăn là ngôi chợ cũ đã được xây dựng trên một diện tích không được rộng cho lắm, bởi vậy cho nên phần nghiên cứu sao cho ngôi chợ mới phải có một lề lối kiến trúc đặc biệt để tượng trưng cho một ngôi chợ tọa lạc giữa một thủ đô mang danh là hòn ngọc Viễn Đông.  Ông đã tận dụng toàn thể diện tích ngôi chợ cũ gồm phần phía trước, cũng như khu bán trái cây phía sau, và tìm cách gia tăng diện tích rộng hơn nữa bằng một lề lối rất ư táo bạo như sau:

Ngôi chợ sẽ xây cất nhiều tầng. Tầng sâu dưới đất dùng làm bãi đậu xe có sức chứa được gần 200 chiếc xe hơi. Tầng trệt cao khỏi mặt đất hiện hữu là 1 thước. Các gian hàng chung quanh tầng trệt sẽ là nơi bày bán thịt heo, thịt bò... Gian hàng kế là nơi bán trái cây, hoa quả.  Khu bên trong là nơi của các sạp bán cá, khu này se thiết kế thấp xuống để giữ vệ sinh cho khu bên ngoài, phía trên có ánh sáng thiên nhiên trực tiếp rọi vào, thông thoáng và rộng rãi.

Lầu 1 là nơi bán chạp khô, bách hóa các loại.  Lầu 2 bán quần áo, tơ lụa, nơi đặt chi nhánh của các ngân hàng tư.  Lầu 3 sẽ là thế giới riêng biệt cho nhi đồng với nhiều trò giải trí, tiệm bán đồ chơi, sách báo, nhà giữ trẻ... Theo kiến trúc sư Mãng thì đây là một dự trù nhằm giúp đỡ giới bạn hàng có thể gửi con cháu trong khi bận công việc buôn bán cũng như những khách đi chợ có thể đem gửi con để khỏi bận bịu trẻ nhỏ đi theo khi vào chợ sắm sửa.

Nơi sân thượng cũng thiết kế nhiều nhà hàng, quán ăn.  Ngoài ra trên tầng này còn có cả rạp chiếu bóng, rạp cải lương.  Phía trước nóc chợ vẫn có một ngôi tháp cao 50m, bốn phía mặt tháp có gắn đồng hồ chỉ giờ, phần trên của ngôi tháp này sẽ là nhà hàng và phòng trà mở cửa cả ngày đêm.

Chợ có thang máy cho khách, có hệ thống thang riêng để dành cho việc nâng cất hàng lên xuống, hệ thống thâu rác để giữ vệ sinh trong chợ, lối đi để chuyển hàng hóa vào chợ hoặc chuyển lên lầu, tất cả đều riêng biệt, không lẫn lộn với lối đi của khách hàng.

Đặc điểm cần phải chú ý của thiết kế kiến trúc này là diện tích của các tầng lầu càng ở trên cao càng được nới rộng ra.  Đây là một lề lối kiến trúc táo bạo vừa lạ, vừa đáp ứng nhu cầu của người mua kẻ bán càng ngày càng đông tại một thủ đô càng ngày càng phát triển.

Theo dự trù của năm 1972, kinh phí xây cất chợ Bến Thành lên tới trên 2 tỷ đồng.  Rất tiếc rằng hồi đó ngân sách của Đô Thành Sài Gòn chưa có đủ để đáp ứng ngay cho nhu cầu trên, nên công việc xây cất chợ Bến Thành tiện nghi cho dân Sài Gòn đành phải gát lại.

Chỉ chưa tới 20 năm sinh hoạt của chế độ Cộng Hoà mà Sài Gòn đã có dự trù thay ngôi chợ Bến Thành có từ thời Pháp thuộc bằng một ngôi chợ tiện nghi và văn minh hơn; còn bọn cướp nước cho tới nay qua 39 năm vẩn chưa thấy có một kế hoạch chỉnh trang gì đến khu chợ trung tâm của Sài Gòn, đó là chiến lược tiến nhanh và tiến mạnh  trên bệ phóng của Xã Hội Chủ Nghĩa của các đỉnh cao cháy rụi trong Bắc Bộ Phủ. 

Ngày xưa khi cộng sản miền Bắc chưa chiếm được Sài Gòn, chúng phóng loa tuyên truyền những nơi như Sài Gòn chỉ là những chốn phồn vinh gĩa tạo, nay thì xem ra bọn cướp nước mới thật sự là phồn vinh gĩa tạo đúng nghĩa, gần 40 năm qua chúng vẩn ì ạch với những cái cũ của Sài Gòn năm xưa . Ngày nay nhân dân miền nam mới thật sự chứng kiến được sự dối trá, lừa gạt đồng bào cã nước của bọn csVN.
                                                                       
Hình 3D của khu chợ Bến Thành


CHỢ BẾN THÀNH TRONG VĂN HỌC, CA DAO, TỤC NGỮ..

Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ,
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu;
Lấy em anh đâu kể sang giàu,
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em!
Chợ Bến Thành dời đổi 
Người sao khỏi hợp tan 

Xa gần giữ nghĩa tào khang 

Chớ tham quyền quý, phụ phàng nghĩa xưa.

hay...


Chợ Sài Gòn cẩn đá, 

Chợ Rạch Giá cẩn xi mom
Giã em ở lại vuông tròn, 
Anh về xứ sở không còn ra vô

hay...


Anh ngồi quạt quán Bến Thành, 

Nghe em có chốn anh đành quăng om (om trà Huế)
Anh ngồi quạt quán Bà Hom, 
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò . 
(Bà Hom: địa danh gần Sài Gòn)

hay....


Chiều nay chắc áo xa bâu 

Chợ Sài Gòn anh ở, còn huyện Tổng Châu em về!
                                                                                                              

Cộng hồ dứt khoát phải trã lại tên Sài Gòn...

 những con đường mang tên anh hùng của đất nưóc VN.

Hãy trã lại cho ta tên gọi Sài Gòn!!
Hãy trã lại cho ta tên gọi Sài Gòn!
Hãy trã lại cho ta tên gọi thân yêu của người miền nam.



Nguyễn thị Hồng
30.6.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét