HOẢ XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ
( Xây dựng trong sự phá hoại liên tục của vc)
Tàu hoả hay xe lửa (tên cũ hoả xa) là một loại phương tiện giao thông, gồm đầu tàu chạy bằng hơi nước hay than sau là chạy bằng Díesel và có các toa nối lại với nhau. Tàu hỏa chạy trên đường sắt và được dùng để vận chuyển người, hàng hóa, hay các vật tư khác. Một con tàu có thể lắp một hay nhiều hơn số đầu tàu và các toa, trong đó có thể là toa hành khách và toa hàng. Đây là một loại vận tải phổ biến và là một phương tiện di chuyễn tương đối rẻ tiền.
Ngày nay các phương tiện nầy đã đi vào quá khứ, không còn được xữ dụng tại các nước văn minh. Các nước ở Âu Châu như Cộng Hoà Liên Bang Đức, hầu hết hệ thống xe hoả không còn nửa mà các đầu máy xe hoả được thay thế bằng các đầu máy chạy bằng điện, rất phù hợp với môi sinh, xe điện cao tốc với vận tốc trên 300Km/h.
Xe lửa tối tân và đạt được tốc độ cao nhất hiện nay là chạy bằng đệm từ (nam châm) tốc độ trên 500km/ là một phát minh của Đức.
Tàu hoả và đường sắt ở miền nam VN trong thời VNCH, còn là một mục tiêu cho bọn phá hoại csVN, chúng tìm đũ phương thức để triệt hạ hệ thống thiết lộ của VNCH. Đây là bộ mặt thật của một bọn ngưòi chuyên dùng mỹ từ " giải phóng miền nam" để lường gạt đồng bào cả nước. Chúng phá hoại miền nam bằng đũ cách đũ trò, bất chấp là những hành động nhơ nhớp nhất, chúng cũng mặc. Phá hoại đường sắt bằng cách đặt mìn, chận đoàn tàu, cạy đường sắt là một hành vi của bọn người khủng bố "Terrorist" sao được gọi là giải phóng??
Con số phá hoại được ghi nhận trong khoảng thời gian 1949-1954. Theo thống kê thì Việt Minh đã cắt đường 874 lần, một vài lần đường sắt dài nhiều cây số bị tháo gỡ; 556 vụ phá hoại trong đó có 167 lần làm trật đường rày; 249 lần phá hoại các công trình khác; 42 lần tấn công các hợp đoàn La Rafale, 63 lần tấn công các chuyến tàu sửa chữa, bảo trì thiết lộ; 11 lần tấn công Xe Lửa Bọc Sắt và 59 lần tấn công các đồn canh giữ đường sắt hoặc nhà ga. Những con số này không bao gồm đoạn Tourane-Ðông Hà bị tấn công gần như thường xuyên. Có tất cả 254 nhân viên hỏa xa bị tử nạn, trong đó 202 người là hậu quả trực tiếp của chiến tranh. Số còn lại là do các tai nạn khác. Số người bị thương là 2679 với 1981 người chết là hậu quả trực tiếp của sự phá hoại do bọn vem thực hiện. Nhìn vào thống kê nầy cho thấy mức độ phá hoại tại miền nam của bọn cs Bắc Việt đã khốc liệt biết chừng nào..
TÀU HOẢ Ở VIỆT NAM
Lịch sử Đường sắt Việt Nam bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến Đường sắt đầu tiên giữa Sài Gòn và Mỹ tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885.
Trong giai đoạn giữa năm 1882 và 1936 các tuyến đuờng chính đã được xây dựng theo kỷ thuật của Pháp theo loại khổ đuờng 1m và đã hình thành hệ thống chính về Đường sắt.
Đường xe lửa Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 và hoạt động đều đặn. Từ năm 1947 trở đi bọn cộng sản đã gia tăng phá hoại, nên quân đội được phối hợp hoạt động trên các tuyến đường sắt Đông Duơng để bảo đãm an ninh cho những người xử dụng phương tiện nầy.
Đến thập niên 1950 thì những đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì bọn cộng sản đã ngày đêm đặt mìn phá hoại, hoặc tháo gở các đoạn đường sắt, sự phá hoại ngày càng gia tăng, nên không còn sử dụng được. Chỉ còn lại là hai đoạn từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa là còn hoạt động.
Việt Nam Hỏa xa hay Hỏa xa Việt Nam - VNHX là cơ quan phụ trách quản lý khai thác ĐS của Việt Nam Cộng hòa (tức miền Nam VN tính từ vĩ tuyến 17 đổ vào). VNHX tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của CFI ở miền Nam sau khi người Pháp rút khỏi VN năm 1954.
Sau khi tiếp nhận vai trò Thủ Tướng, ông Ngô Đình Diệm đã bắt đầu cho tái thiết các đoạn đường sắt miền trung và nam. Các đoạn đường bi việt cộng phá hoại lần lượt được phục hồi và đưa vào hoạt động.
Cho đến khi trở thành tổng thống VNCH ngày 26.10.1955, chỉ trong vòng 3 năm nắm chính quyền, gần như hầu hết các đường sắt đã hoạt động tốt.
Hình bên cạnh cho thấy 645 cây số đường sắt từ Sài Gòn đi Qui Nhơn đã được hoàn thành ngày 22.8.1958. Công việc mà bọn VC phải mất 14 năm kể từ khi chiến tranh chấm dứt trên toàn cỏi nước VN.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm (Phan Rang) - Đà Lạt (1932-1967)
Việc tái thiết tiếp tục cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau nhiều năm gián đoạn. Năng suất đường sắt lúc đầu có nhiều triển vọng nhưng sang thập niên 1960 thì tình hình an ninh là một cản trở lớn. Tính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được, số còn lại bị bọn cộng sản phá hoại. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt lại tăng dần. Để tăng cường an ninh cho phương tiện giao thông bằng đường sắt một đơn vị gọi là An Ninh Thiết Lộ được thành lập, có nhiệm vụ hộ tống các tàu hỏa di chuyển trên các đường sắt.
Phục hồi hệ thống giao thông quan trọng nầy là một mối quan tâm đặt biệt của chính quyền đệ nhất cộng hoà. Do Đó chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi nắm chính quyền, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra sức phục hồi phương tiện giao thông hữu ích và rẽ tiền nầy để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Ngày 1/8/1959, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm khánh thành tuyến đường Sài Gòn-Ðông Hà vừa mới được trùng tu. Lúc bấy giờ, Công Quản Hỏa Xa Việt Nam (CQHX/VN) có 113 đầu máy chạy bằng hơi nước, 8 đầu máy dầu cặn, 203 toa xe chở hành khách và 1115 toa xe chở hàng hóa (50). Chiều dài đường sắt khai thác được đã gia tăng từ 917 km năm 1954 lên 1348 km trong năm 1959. Kể từ ngày 7/8/1959, ngoài những chuyến xe địa phương, còn có hai chuyến tàu suốt Sài Gòn-Huế và Sài Gòn-Nha Trang. Ðến ngày 10/6/1960, thời gian đi từ Sài Gòn ra Huế đã được rút ngắn từ 36 giờ xuống còn 27 giờ (38). Số lượng vận chuyển cũng tăng theo thời gian. Số hành khành tăng từ 123,438 người trong năm 1954 lên 514,582 người trong năm 1959. Trong khi đó, số lượng hàng hóa được chuyên chở bằng xe lửa đã tăng từ 95803 tấn trong năm 1954 lên 107584 tấn trong năm 1959.
VNCH là một quốc gia tân lập mà chỉ trong vòn có 3 năm là phục hồi và đưa vào xữ dụng. Còn với bọn VC phải mất 14 năm kể từ sau ngày goi là thống nhất và chấm dứt chiến tranh ( 1975-1989), không có sự phá hoại nào của cá thế lực thù địch vậy mà cũng không xong!! Xem ra nói dóc thì giỏi còn làm thì như lục bình trôi, mô thức của cộng sản là như thế!!
Kể từ khi chấm dứt chiến tranh nhà nước CHXHCNVN đã có 39 năm gọi là xây dựng tổ quốc, nhưng hệ thống đường xe lửa ( hoả xa, đường sắt) vẩn còn rất cũ kỷ lạc hậu, nếu không nói là rất thãm hại so với đà tiến của thế giới hiện nay. Về mặt an ninh thì rất tồi tàn, người xữ dụng phương tiện nầy cãm thấy rất gần gủi với các tai nạn sẽ xãy ra bất chợt đến với mình. Chỉ có người nghèo thì không còn cách nào hơn mới xử dụng mà thôi. Trong phần cmts phía dưới các bạn có thể tham khảo thêm một số Clip do các cơ quan truyền vẹm thực hiện, để thấy rõ sự tồi tàn cũa hệ thống đường sắt hiện nay của nước CHXHCNVN.
Xe lửa vào thập niên 1930, cũng là phương tiện tốt cho cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng do đảng trưởng Nguyễn Thái Học cầm đầu. Ngày 9/2/1930, khoảng 60 cán bộ của VNQDÐ đã dùng xe lửa để đi từ Phú Thọ đột nhập Yên Bái chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
AN NINH TIẾT LỘ
Xe Lửa Bọc Sắt ( An ninh Thiết Lộ)
An ninh thiết lộ (ANTL), là một đơn vị chuyên lo việc bảo đãm an ninh trên các tuyến đường mà có sự giao thông của các đoàn tàu hoả. ANTL có từ thời Pháp, vì đường hoả xa vào thời đó thường bị Việt Minh pháhoại trên toàn lảnh thổ VN.
LƯỢC SỬ:
Thiết lộ VN ( đường sắt) được thành lập lúc Pháp còn cai trị VN, là một phương tiện nhanh chóng và an toàn để tiếp tế các tỉnh thành, căn cứ do Pháp kiểm soát.. Trước sự pha hoại ngày càng gia tăng của việt minh nên Quân đội Pháp bắt đầu tổ chức bảo vệ xe lửa, thiết lộ và các nhà ga bằng cách cho tổ chức hai đơn vị .Ngày 1/7/1946, đại đội 1 Công binh Ðường Sắt Viễn Ðông (Première Compagnie des Sapeurs du Chemin de Fer d'Extreme-Orient) được thành lập tại Sài Gòn.
Thành phần của đại đội này được tuyển chọn từ khắp các đơn vị của quân đội Pháp lúc bấy giờ. Sau đó họ được huấn luyện để có thể thay thế các nhân viên hỏa xa khi cần thiết, thiết lập các đồn bót, hệ thống phòng thủ các nhà ga, v.v.
Lực lượng Bảo vệ Thiết lộ (Gardes Voies Ferrées hay GVF) gồm đa số là binh sĩ Việt hay dân tộc thiểu số nhưng do sĩ quan Pháp chỉ huy, để trấn giữ các đồn bót hay tuần đường.
Sau khi được bàn giao qua cho VNCH từ năm 1954, thì công việc bảo vê các đường sắt trên toàn miền VN được giao lại cho đơn vị AN NINH THIẾT LÔ (ANTL)Lúc ban đầu, quân đội Pháp tổ chức hợp đoàn xe lửa La Rafale để duy trì lưu thông thiết lộ. Biện pháp vẫn không giải quyết được khó khăn nên xe lửa bọc sắt (XLBS) được thành lập với kết quả khả quan hơn nhiều. Cùng một lúc, sử dụng biệt kích đổ bộ từ biển vào để phá hủy xe lửa do Việt Minh sử dụng tại các tỉnh phía Nam Trung Việt. Đến khi bàn giao qua cho VNCH thì đơn vị ANTL có tổng cộng là 6 xe bọc sắt.
TIỂU ĐOÀN AN NINH THIẾT LỘ
Trung tá Nguyễn Văn Tự đang là Chỉ huy trưởng căn cứ chuyển vận Sài Gòn được cục quân vận chỉ định sang giữ chức CHT liên đoàn an ninh thiết lộ (ANTL). BCH đặt trên lầu 2 của Sở Hỏa Xa Nam Việt, gần chợ Bến Thành, nhìn qua công trường Quách Thị Trang. Ông giữ chức vụ này cho đến khi ngành HXQÐ giải tán năm 1974 với cấp bậc đại tá.
Trước năm 1964, bảo an và dân vệ không được Mỹ xem là chủ lực quân. Hậu quả là quân đội Mỹ không trực tiếp trang bị cho các lực lượng bán quân sự này. Trong khi đó, chính phủ VNCH cũng muốn trang bị tốt hơn cho bảo an nên Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, qua quan hệ ngoại giao với Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman đã đề nghị Mã Lai giúp đỡ. Chánh phủ Mã Lai đồng ý viện trợ cho VNCH 600 thám thính xa và 60 xe lửa bọc sắt Wickham , đã được sử dụng trong chiến tranh chống CS tại Mã Lai. Cũng nên biết thêm rằng sau chiến tranh, Tổng Bí thư đảng CS Mã Lai đã cho rằng các biện pháp phá hoại kinh tế như phá hoại đồn điền cao su hay tấn công các xe lửa dân sự chỉ làm mất lòng dân và không phải là chỉ thị của trung ương đảng.
QLVNCH trang bị đại liên .30 và trung liên FM cho các xe lửa bọc sắt Wickham khi đưa vào sử dụng. Mỗi xe Wickham có 2 tài xế, 2 phụ tài xế và 2-3 khinh binh. Các xe Wickham được tổ chức thành trung đội gồm 3 xe và luôn luôn di chuyển trọn trung đội. Khoảng cách di chuyển giữa các xe là 200-400 m tùy theo điều kiện của tuyến đường và do sĩ quan TrÐT quyết định. Ba nhiệm vụ chính của xe lửa bọc sắt Wickham là tản thương, cứu viện các xe lửa bị phục kích và tuần tiễu đêm.https://www.youtube.com/watch?v=T5IFV5vgDeU#t=19
Năm 1963, các liên đội (LÐT là một sĩ quan cấp đại úy) ANTL được đặt trực thuộc các tiểu khu. Sau đó, tiểu đoàn ANTL đầu tiên được thành lập với BCH đặt tại một biệt thự nguyên là tư thất của ông Huyện Sỹ tại Gò Vấp để phụ trách tuyến đường Sài Gòn-Nha Trang.
Năm 1964, có tất cả 4 tiểu đoàn ANTL được bố trí như sau:
- Tiểu đoàn 3 ANTL với BCH đặt tại Sài Gòn, phụ trách tuyến đường Sài Gòn-Mương Mán.
- Tiểu đoàn 5 ANTL với BCH đặt tại Nha Trang, phụ trách tuyến đường Mương Mán-Quy Nhơn.
- Tiểu đoàn 2 ANTL với BCH đặt tại Quy Nhơn, phụ trách tuyến đường Quy Nhơn-Quảng Nam.
- Tiểu đoàn 1 ANTL với BCH đặt tại Huế, phụ trách tuyến đường Quảng Nam-Ðông Hà.
Trong một buổi thảo luận ngày 13/5/1965 giữa ông Phạm Minh Ðường, Giám đốc Sở Hỏa Xa thuộc Bộ Công chánh VNCH và Ðại sứ Úc-Ðại-Lợi, tình trạng đường sắt được tóm tắt như sau:
- Bị gián đoạn giữa Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và Quy Nhơn (tỉnh Bình Ðịnh).- Bị gián đoạn giữa Bồng Sơn (tỉnh Bình Ðịnh) và Ðà Nẵng.
Lý do là 2 cầu bị phá hư ở phía bắc Tuy Hòa và 2 cầu khác bị phá hoại tại phía Nam Ðà Nẵng. Tuy nhiên ông cho biết thêm rằng xe lửa vẫn chạy giữa Quy Nhơn và Bồng Sơn. Tình trạng được ông mô tả là tương tự như trong năm 1953 trong chiến tranh Việt Pháp trước đây . Trong cuộc TCK tết Mậu Thân năm 1968, thông tấn xã Giải Phóng của VC cho biết đã phá hủy 33 đầu máy, 121 toa xe và gây cho 19 đoàn tàu trật đường rày. Những con số này dĩ nhiên rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên những con số trên thực tế đã chứng minh cho sự tuyên truyền và phóng đại. Báo cáo trong tháng 2/1969 cho thấy ngành hỏa xa tiếp tục điều hành 608 km đường sắt và phỏng định sẽ gia tăng lên 762 km vào khoảng cuối năm. Xe lửa vẫn tiếp tục lưu thông trên 4 phân đoạn:
Sài Gòn-Long Khánh: 81 km
Long Khánh-Sông Mao: 154 kmSông Mao-Phù Cát: 424 kmÐà Nẵng-Huế: 103 km
Nếu tiến trình sửa chữa, phục hồi theo đúng tiến độ thì khoảng cuối năm 1969 sẽ khai thác thêm hai phân đoạn, hoàn tất TLXV trong lãnh thổ VNCH:
VC phá hoại đường thiết lộ
Phù Cát-Ðà Nẵng: 279 km Huế-Ðông Hà: 68 km
Trên các tuyến đường phụ, xe lửa đang hoạt động trên hai phân đoạn và sẽ khai thác thêm 3 phân đoạn vào cuối năm 1969:
Ga Diêu Trì-Quy Nhơn: 10 kmNgã Ba- Ba Ngòi: 5 km, phục vụ cảng Cam RanhGa Mương Mán-Phan Thiết: 12 km (sẽ được đưa vào hoạt động)Bà Rén-An Hòa : 20 km, phục vụ mỏ than Nông Sơn (sẽ hoạt động)Tháp Chàm-Ðà Lạt: 84 km (sẽ hoạt động trở lại)Theo một ước tính năm 1966 thì để đưa vào hoạt động hoàn toàn hệ thống thiết lộ vào cuối năm 1970, chính phủ VNCH và viện trợ Mỹ sẽ phải chi tiêu tất cả 970 triệu đồng và 17.3 triệu Mỹ kim. Sau khi hoàn tất, hệ thống sẽ có khả năng vận chuyển mỗi năm 1.5 triệu tấn hàng hóa và 5 triệu hành khách.
Tháng 8/1968, một phái đoàn báo chí được chính phủ VNCH mời tham dự chuyến du hành từ ga Phú Bài đến Lăng Cô để giới thiệu tình trạng an ninh thiết lộ đã được cải thiện sau biến cố tết Mậu Thân. .(Trích nguồn từ vnafmamn.com + daumaytoaxe.com)
BÀI LIÊN KẾT:
1. Các đầu máy hơi nước trong thời kỳ Pháp thuộc http://daumaytoaxe.com/
2. Đường sắt Việt Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/Đường_sắt_Việt_Nam
3. An ninh Thiết Lộ http://anloc471.com/Hoi_Ky/LeHuyTru342/LeHuyTru04.htm
Trinh Khánh Tuấn, 11.3.2014
Bổ túc thêm ngày 30.11.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét